Giảng văn Vợ chồng A phủ (tiết 3)

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Tiếp tục khắc sâu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, thấy được tấm lòng của nhà văn đối với con người.

- Giúp học sinh nhận thấy một số nét nghệ thuật đặc sắc của ngòi bút truyện ngắn Tô Hoài: nghệ thuật kể chuyện, miêu tả, đặc biệt là miêu tả tâm lý nhân vật bằng ngôn ngữ nửa trực tiếp, giàu tính biểu cảm và tạo hình.

- Kỹ năng: tiếp tục củng cố và rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật trong một tác phẩm tự sự.

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP.

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:

? Nêu ngắn gọn về những nỗi thống khổ mà hai nhân vật Mỵ và A Phủ phải chịu đựng khi trở thành người trong nhà thống lý Pá Tra? Từ đó em có nhận xét gì về thân phận người nghèo dưới chế độ phong kiến thống trị miền núi?

Hs nhận thấy: Mỵ trong cảnh ngộ con dâu gạt nợ và A Phủ trong cảnh ngộ làm người ở trờ nợ nhà thống lý Pá Tra => cơ cực

Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới:

Như vậy, bằng sức mạnh cường quyền và lợi dụng thần quyền, bọn quan lại thống trị phong kiến miền núi đã trói buộc và bóp nghẹt niềm vui sống, khát vọng hạnh phúc chính đáng của người dân nghèo lương thiện. Nhưng, không chỉ dừng lại phản ánh hiện thực đen tối để kết tội đanh thép những thế lực bất công đồng thời xót thương, chia sẻ với nỗi thống khổ của con người mà tấm lòng giàu yêu thương của nhà văn cách mạng còn giúp Tô Hoài phát hiện ra sức mạnh tiềm tàng trong tâm hồn những con người bất hạnh, sức mạnh đã giúp họ đủ bản lĩnh để giải phóng thân phận trói buộc của mình. Chúng ta cùng đến với phần thứ ba, phần cuối của đoạn trích trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ để hiểu được rõ hơn điều đó.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cảnh Mỵ cởi trói cho A Phủ:

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng văn Vợ chồng A phủ (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng văn Vợ chồng A Phủ (tiết 3) Mục đích yêu cầu: - Tiếp tục khắc sâu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, thấy được tấm lòng của nhà văn đối với con người. - Giúp học sinh nhận thấy một số nét nghệ thuật đặc sắc của ngòi bút truyện ngắn Tô Hoài: nghệ thuật kể chuyện, miêu tả, đặc biệt là miêu tả tâm lý nhân vật bằng ngôn ngữ nửa trực tiếp, giàu tính biểu cảm và tạo hình. - Kỹ năng: tiếp tục củng cố và rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật trong một tác phẩm tự sự. Tiến trình thực hiện các hoạt động lên lớp. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: ? Nêu ngắn gọn về những nỗi thống khổ mà hai nhân vật Mỵ và A Phủ phải chịu đựng khi trở thành người trong nhà thống lý Pá Tra? Từ đó em có nhận xét gì về thân phận người nghèo dưới chế độ phong kiến thống trị miền núi? Hs nhận thấy: Mỵ trong cảnh ngộ con dâu gạt nợ và A Phủ trong cảnh ngộ làm người ở trờ nợ nhà thống lý Pá Tra => cơ cực… Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới: Như vậy, bằng sức mạnh cường quyền và lợi dụng thần quyền, bọn quan lại thống trị phong kiến miền núi đã trói buộc và bóp nghẹt niềm vui sống, khát vọng hạnh phúc chính đáng của người dân nghèo lương thiện. Nhưng, không chỉ dừng lại phản ánh hiện thực đen tối để kết tội đanh thép những thế lực bất công đồng thời xót thương, chia sẻ với nỗi thống khổ của con người mà tấm lòng giàu yêu thương của nhà văn cách mạng còn giúp Tô Hoài phát hiện ra sức mạnh tiềm tàng trong tâm hồn những con người bất hạnh, sức mạnh đã giúp họ đủ bản lĩnh để giải phóng thân phận trói buộc của mình. Chúng ta cùng đến với phần thứ ba, phần cuối của đoạn trích trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ để hiểu được rõ hơn điều đó. Hoạt động 3: Tìm hiểu cảnh Mỵ cởi trói cho A Phủ: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Gv yêu cầu Hs đọc đoạn văn cuối: từ “những đêm mùa đông…” đến hết. HS đọc: 2 em. Nhận xét về cách đọc. Đọc văn bản. a. Mỵ trong những đêm đông dài và buồn. ? Trong những đêm đông vùng núi cao dài và buồn, Mỵ hiện ra trong trạng thái như thế nào? Có bao nhiêu lần trạng thái ấy được nhắc đến trong đoạn văn ngắn…? Dụng ý của nhà văn khi tạo ra điệp khúc “trở dậy, thổi lửa, hơ tay..” ? Mỗi đêm: thổi lửa hơ tay không biết bao nhiêu lần + sưởi lửa suốt đêm + chỉ biết, chỉ còn với ngọn lửa… + bị đạp dúi xuống bên bếp, hôm sau lại dậy thổi lửa tiếp… 7 lần trong đoạn văn => gợi nỗi buồn đằngđẵng, dai dẳng…gợi nhịp thời gian và tạo không gian ngột ngạt, đơn điệu, buồn chán bao bọc… gợi cả niềm xót thương day dứt… Thổi lửa hơ tay: lạnh giá và cô độc. Điều gì đã khiến Mỵ kiên trì đến dai dẳng bám lấy ngọn lửa đến như vậy? ? Trong những đêm dài chỉ biết, chỉ còn với ngọn lửa như vậy, hoàn cảnh bị trói đứng vào cột nhà chờ chết của A Phủ có tác động đến Mỵ không? Tại sao? + đêm trên rẻo cao lạnh và buồn. + Nỗi lạnh giá trong tâm hồn khiến Mỵ muốn sưởi ấm, tìm đến ngọn lửa. Thản nhiên thổi lửa hơ tay Nếu A Phủ là cái xác chết đưng đấy thì cũng vậy thôi… => Mỵ không còn quan tâm đến người xung quanh… ? Hình ảnh người đàn bà âm thầm bên ngọn lửa trong đêm đông gợi cho em suy nghĩ gì? Hs nêu ý kiến . Chốt. Bình: Ngôn ngữ giàu tính tạo hình đã giúp nhà văn khắc hoạ nổi bật hình ảnh người đàn bà âm thầm, buồn thảm, câm lặng đến héo hắt bên ngọn lửa, khiến người đọc không khỏi chạnh lòng xót thương. Sống giữa dinh cơ giàu có, tấp nập kẻ ra người vào, đầy ứ trâu bò, của cải, vậy mà cô Mỵ xuân tình xuân sắc ngày nào nay không thể tìm được nguồn vui và người chia sẻ ngoài ngọn lửa làm bầu bạn, chỉ biết, chỉ còn với ngọn lửa. Bám riết lấy ngọn lửa như một chỗ dựa duy nhất, phải chăng người đàn bà ấy muốn chạy trốn nỗi cô độcvà sự giá lạnh giày vò tâm hồn, vây bủa mình mà bất lực. Thái độ dửng dưng đến như vô cảm trước A Phủ của Mỵ cũng là điều dễ hiểu như chính nhà văn Nam Cao đã từng buồn bã triết lý “Khi người ta đau chân thì người ta không còn quan tâm đến điều gì khác ngoài cái chân đau của mình” (Lão Hạc). Nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần đã làm Mỵ tê dại đến hoá đá. Điệp khúc “thổi lửa hơ tay” cất lên dằn vặt giữa các dòng văn vừa gợi nhịp sống đơn điệu, quẩn quanh mòn mỏi của cuộc đời người thiếu phụ vừa gợi niềm day dứt không nguôi của nhà văn đối với cảnh ngộ bi thảm của nhân vật được ông yêu mến. Nhưng, dõi theo điệp khúc triền miên lặng lẽ “trở dậy, thổi lửa, hơ tay” của Mỵ, Tô Hoài đã phát hiện thấy có một thanh âm xao động muốn vút lên, cái xao động mơ hồ song vẫn đủ để làm thức dậy biết bao điều quý giá. b. Diễn biến tâm trạng Mỵ trước dòng nước mắt của A Phủ ? Theo em, cái gì đã tạo ra sự xôn xao ấy? Trong khi thổi lửa, ngọn lửa bừng lên khiến Mỵ nhìn thấy dòng nước mắt lấp lánh bò trên hõm má đã xám đen lại của A Phủ. + Dòng nước mắt trên hõm má xám đen của A Phủ. ? Những giọt nước mắt của A Phủ đã tác động ra sao đến Mỵ? + Nhớ lại chính mình… + Nghĩ: chúng nó thật là độc ác. người kia việc gì phải chết thế… Tác động: +Nhớ lại… +Nghĩ… => đồng cảm… Vì sao dòng nước mắt của A Phủ lại có khả năng làm chấn động tâm hồn Mỵ nhiều đến thế? + Vì giọt nước mắt đã khiến Mỵ nhận thấy tình cảnh của A Phủ khi này giống hệt mình của mấy năm về trước. + Vì giọt nước mắt đau đớn như cầu khẩn bất lực của A Phủ đã đánh thức tình người, lòng thương cảm với người cùng cảnh ngộ... Bình: Dòng nước mắt lấp lánh của nỗi đau đớn và bất lực đến tuyệt vọng ở A Phủ đã làm tan chảy lớp băng giá trong tâm hồn Mỵ, đưa cô từ cõi quên trở về với cõi nhớ, đánh thức dậy những xúc cảm, những nỗi niềm rất bản năng, rất sâu xa. Nước mắt làm Mỵ nhớ lạivà xót thương cho chính mình của những ngày tủi nhục cay đắng “ bị trói đứng, nước mắt chảy xuống không lau đi được”, nước mắt cũng làm Mỵ bừng tỉnh để nhận diện kẻ thù, thấy “chúng nó thật là độc ác”, thấy dấy lên nỗi bất bình trước một hiện thực bất công đến trắng trợn diễn ra mỗi ngày: “nó bắt trói người kia đến chết…bắt mình chết… trói đến chết người đàn bà ngày trước…” để rồi phẫn nộ: “người kia việc gì phải chết thế”. Sức lay động và hơi ấm của ngọn lửa tâm hồn đã đủ sức thay thế cho đám than lửa đang vạc dần đi, làm thức dậy trong tâm hồn Mỵ biết bao cảm xúc, nghĩ suy mà bấy nay bị vùi lấp, đè nén. ? Nó tiếp tục soi tỏ những ý nghĩ nào trong tâm trí Mỵ? ? Vậy, tình cảm gì đã át đi cả nỗi sợ cố hữu và niềm xót thương bản thân trong Mỵ? + Nhớ lại đời mình, nghĩ đến việc bị trói đứng vào cột thay cho A Phủ cũng không thấy sợ… Nhớ đến mình, thương mình rồi lại thương người, thậm chí nỗi thương cảm sâu xa với người cùng cảnh ngộ mỗi ngày càng lớn thêm, lấn át cả nỗi sợ hãi và xót thương bản thân. + thương mình, thương người, lòng vị tha nảy nở. c. Hành động cởi trói cho A Phủ của Mỵ ? Trong trạng thái “không thấy sợ” ấy, Mỵ đã có hành động nào? Em nhận xét ra sao về việc làm của Mỵ đối với A Phủ? Rón rén bước lại…rút dao…cắt nút dây mây…gỡ hết dây trói…”đi ngay”… => HS nêu được nhận xét. ? Nhưng, tại sao, khi vòng dây cuối cùng quanh người A Phủ được gỡ hết thì Mỵ lại thấy hốt hoảng? Hs nêu ý kiến cá nhân. GV: Những biểu hiện tâm lý của Mỵ tưởng chừng mâu thuẫn mà thực ra rất tự nhiên, hợp lý. Khi không còn vật vờ trong trạng thái vô thức, tình thương người, mối đồng cảm sâu xa trỗi dậy và choán lấy tâm trí Mỵ, át đi cả nỗi sợ hãi cố hữu trong tiềm thức và xót thương bản thân, trở thành lòng vị tha cao cả, thúc đẩy Mỵ đi đến hành động dứt khoát: cởi trói để giải thoát cho A Phủ. Người đàn bà đang trong cảnh ngộ sống dở chết dở lại hối hả giục người khác đi tìm sự sống. Khát vọng giải thoát cho mình, Mỵ chưa dám nghĩ đến, nhưng lòng ham sống và yêu sống đã khiến cô hành động thật thận trọng mà quyết liệt giải thoát cho A Phủ, giục chàng trai đến với tự do. Cũng có thể xem đó là hành động giải thoát tinh thần mãnh liệt của Mỵ, chuẩn bị cho những việc làm quyết liệt hơn mà cô chưa lường trước được. Nhưng, khi dây trói được gỡ hết, cái trống không trên chiếc cột trừng phạt nhắc Mỵ đối mặt với thực tại. Mỵ hốt hoảng bởi lo sợ, sâu xa hơn là nỗi bàng hoàng trước sự biến đổi chóng vánh đến dữ dội trong chính bản thân mình. Có thể thấy, ngòi bút tinh tế của nhà văn đã theo sát từng biến thái nhỏ nhất trong tâm tư Mỵ, nâng niu ghi nhận từng chút một để phản ánh diễn biến tâm lý nhân vật đúng như tình lý tất yếu của quy luật sự sống. ? Trong trạng thái bàng hoàng ấy, nhìn A Phủ, trước cái chết gần kề đã quật sức vùng lên chạy, Mỵ có phản ứng ra sao? Nguyên nhân nào đã dẫn đến hành động ấy của Mỵ? ? Hình ảnh cả Mỵ và A Phủ lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống chân núi trong bóng đêm dày đặc và gió rét theo em có ý nghĩa sâu xa như thế nào? ? So sánh cái chạy của Mỵ và A Phủ ở đây với cái chạy lao vào đêm tối đen như mực của Chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em thấy thế nào? + đứng lặng…vụt chạy ra…băng đi…đuổi kịp + ở đây thì chết mất… => cũng muốn được tự do. Hành động mạnh mẽ của A Phủ đã tác động và thôi thúc Mỵ cũng đi tìm sự sống… HS thấy được: + Sức sống mãnh liệt: Bóng đêm và gió lạnh chính là sự ám ảnh của những thế lực đen tối nhưng hai người vẫn vượt lên… Hs nhận thấy: có điẻm chung là phản kháng quyết liệt… + Khác biệt: Chị Dậu chạy song không thoát khỏi bóng tối, còn hai nhân vật này đã vượt ra khỏi địa ngục bóng đêm để đến Phiềng Sa, gặp cách mạng và mở ra một trang đời mới… ? Từ đây, em rút ra suy nghĩ gì về diễn biến tâm trạng của Mỵ trong cảnh cởi trói cho A Phủ? ? Thành công của Tô Hoài theo em là do những yếu tố nào tạo nên? Diễn biến tâm trạng được miêu tả rất hợp lý, chặt chẽ… thể hiện đúng quy luật của cuộc sống. + Sự thấu hiểu và tinh tế của nhà văn trong việc nắm bắt tâm lý con người. + Tấm lòng yêu thương con người, chia sẻ đồng cảm…. GV: Phản ứng cuối cùng của Mỵ : chạy theo A Phủ mặc dù đột ngột song không bất ngờ với người đọc. Dõi theo mạch tâm trạng của người con gái Hmông bất hạnh, chúng ta đã từng hồi hộp và thổn thức với hạnh phúc và đớn đau của cô trong đêm tình mùa xuân kỳ diệu ngày nào, đến đây hiểu được rằng, tình yêu cuộc sống và khát vọng hạnh phúc của Mỵ chưa bao giờ nguội tắt. Như lửa nóng ủ dưới tro hồng, như mạch nước ngầm dưới mặt băng, dòng nhựa sống bền bỉ mà mãnh liệt trong tâm hồn Mỵ bấy nay không hề mất đi mà chỉ bị đè nén, buộc phải náu mình, nay chỉ cần một tác động nhẹ là bừng lên mạnh mẽ. Cái chạy quật sức vùng lên của A Phủ giống như một ngọn gió, một cú huých quyết định thổi bùng lên ngọn lửa sự sống đang nhen nhóm nảy nở trong tâm hồn Mỵ, lôi cuốn và thúc giục cô vụt chạy băng đi, kịp theo với A Phủ, dẫu bên ngoài trời vẫn còn tối lắm. Bóng đêm dày đặc, gió thốc lạnh buốt, nhưng không thể ngăn được bàn chân tìm đến với tự do, không thể dập được mầm sống khoẻ khoắn đang bừng nở trong hai con người trẻ trung, mạnh mẽ. Cắt đứt sợi dây trói cho A Phủ, giục giã đi ngay cũng đồng thời là Mỵ đã can đảm dứt bỏ sợi dây trói vô hình mà oan nghiệt trói buộc cuộc đời cô bấy nay để bứt ra khỏi địa ngục tăm tối, đến với tự do, đi tìm hạnh phúc, tìm lại quyền sống của mình. Đấy mới thực là cô Mỵ của Tô Hoài, cô Mỵ đã từng da diết nhận thấy: “Mỵ còn trẻ. Mỵ còn trẻ lắm.”, Cô Mỵ đã dám ước có nắm lá ngón trong tay để chết ngay, không muốn tồn tại trong cuộc sống không ra sống. Nhãn quan cách mạng khoẻ khoắn đã giúp nhà văn Tô Hoài xây dựng được một hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ về người phụ nữ miền núi không chỉ khiến người đọc xót thương, đồng cảm mà còn trân trọng và cảm phục nữa. Hoạt động 4: Tổng kết bài học: ? Là một truyện ngắn, Vợ chồng A Phủ đã bộc lộ những thành công nghệ thuật nào của ngòi bút Tô Hoài? + Nghệ thuật dẫn chuyện rất tự nhiên, chủ yếu là dùng ngôn ngữ nửa trực tiếp, tạo sự gần gũi, đồng cảm giữa người kể – nhân vật – và người tiếp nhận. + Nghệ thuật miêu tả bằng ngôn ngữ rất giàu tính tạo hình, giàu chất thơ: miêu tả tâm lý nhân vật, tả cảnh sinh hoạt, cảnh thiên nhiên, vận dụng sáng tạo lối nói, nếp nghĩ của người vùng cao nên truyện rất có không khí… ? Chiều sâu tư tưởng nhân đạo của thiên truyện được thể hiện như thế nào qua số phận của hai nhân vật Mỵ và A Phủ? + Phản ánh hiện thực bi thảm trong cuộc sống của người dân miền núi qua hai số phận của Mỵ và A Phủ. + Tố cáo tội ác dã man, phi nhân tính của giai cấp thống trị miền núi. + Trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của người dân lao động, đặc biệt là biểu dương sức sống tiềm tàng mà mãnh liệt, yếu tố quan trọng đưa họ đến với cách mạng và tìm ra con đường giải phóng và hạnh phúc cho cuộc đời mình. ? Nhìn lại cuộc đời và tính cách hai nhân vật Mỵ và A Phủ, nhất là Mỵ, em có liên tưởng gì đến những nhân vật văn học quen thuộc về người lao động trong xã hội cũ? (Chị Dậu, lão Hạc, Chí Phèo…) ? Điều gì đã đem đén cái nhìn tích cực như vậy đối với nhân dân ở nhà văn Tô Hoài sau cách mạng tháng Tám? Điểm giống nhau: + đều có số phận bi thảm, bị đè nén, bị chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc chính đáng. + đều là nạn nhân của các thế lực bất công đen tối trong xã hội cũ. + Đều có những phẩm chất đáng quý… Điểm khác biệt: + Nếu các nhân vật trong văn học trước cách mạng thường chịu kết cục rất bi thảm, không có lối thoát thì hai nhân vật của Tô Hoài lại có sức mạnh rất tiềm tàng: khả năng tự đổi đời rất to lớn… HS nhận thấy: + Do nhà văn có dịp sống gần gũi hơn với người lao động… + Do nhà văn sớm được xác định quan điểm và lập trường nhân dân, nhận thấy nhân dân không chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh mà còn là lực lượng có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh: cụ thể ở đây là tự giải phong cho bản thân mình, đến với cách mạng để có thể giải thoát cho cuộc đời của biết bao người… GV kết: Đó chính là điểm tích cực, đáng quý của cảm hứng nhân đạo cách mạng, mà những nhà văn sớm gắn bó với nhân dân, với cách mạng như Tô Hoài hay Nam Cao, Nguyên Hồng… nhanh chóng vươn tới và đạt được. Bởi thế, chiều sâu tư tưởng trong các tác phẩm văn học thời kỳ này không chỉ dừng lại ở tấm lòng yêu thương và đồng cảm của nhà văn dành cho con người mà còn là ở thái độ, ở cách nhìn đúng đắn, trân trọng khả năng cách mạng tiềm tàng mà lớn lao của quần chúng, đúng như Nam Cao đã từng thấm thía phát hiện “ Người nhà quê dù sao cũng còn là một cái bí mật đối với chúng ta… còn khiến ta ngã ngửa người” vì ngạc nhiên và cảm phục. Cùng cái nhìn ấy, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã góp vào văn học dân tộc một hương sắc quen mà lạ, một hình tượng nghệ thuật đặc sắc vừa mang nét truyền thống vừa mang vẻ khoẻ khoắn mới mẻ của chủ nghĩa lãng mạn cách mạng. Câu hỏi chuẩn bị bài 1. Trạng thái của Mỵ trong những đêm đông dài và buồn? Mấy lần trạng thái, hành động ấy của Mỵ được nhắc đến trong đoạn văn? Nó có ý nghĩa gì? 2. Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, tâm trạng Mỵ có sự chuyển biến ra sao? Nêu cảm nhận của em về sự thay đổi ấy? 3. Nhận xét về sự hợp lý trong diễn biến tâm trạng Mỵ khi cởi trói cho A Phủ? Tại sao khi cởi trói rồi Mỵ lại thấy hốt hoảng? 4. Điều gì khiến Mỵ khi nhìn thấy A Phủ vùng chạy cũng chạy theo? ý nghĩa của hành động cuối cùng ấy? Nhờ đâu nhà văn miêu tả được tâm lý nhân vật một cách thành công như vậy? 5. Khái quát về giá trị tư tưởng của truyện: hiện thực và nhân đạo? 6. Chỉ ra một số nét đặc sắc về nghệ thuật: kể chuyện, miêu tả… 7. So sánh điểm chung và điểm riêng của hai nhân vật A Phủ và Mỵ với các nhân vật văn học khác trước cách mạng tháng Tám (Lão Hạc, Chí Phèo, Chị Dậu…) em chỉ ra nguyên nhân khiến văn học cách mạng có sự phát hiện tích cực như thế về người lao động? (ngoài phẩm chất và nhân cách tốt, còn có khả năng gì nữa…?) Câu hỏi chuẩn bị bài 1. Trạng thái của Mỵ trong những đêm đông dài và buồn? Mấy lần trạng thái, hành động ấy của Mỵ được nhắc đến trong đoạn văn? Nó có ý nghĩa gì? 2. Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, tâm trạng Mỵ có sự chuyển biến ra sao? Nêu cảm nhận của em về sự thay đổi ấy? 3. Nhận xét về sự hợp lý trong diễn biến tâm trạng Mỵ khi cởi trói cho A Phủ? Tại sao khi cởi trói rồi Mỵ lại thấy hốt hoảng? 4. Điều gì khiến Mỵ khi nhìn thấy A Phủ vùng chạy cũng chạy theo? ý nghĩa của hành động cuối cùng ấy? Nhờ đâu nhà văn miêu tả được tâm lý nhân vật một cách thành công như vậy? 5. Khái quát về giá trị tư tưởng của truyện: hiện thực và nhân đạo? 6. Chỉ ra một số nét đặc sắc về nghệ thuật: kể chuyện, miêu tả… 7. So sánh điểm chung và điểm riêng của hai nhân vật A Phủ và Mỵ với các nhân vật văn học khác trước cách mạng tháng Tám (Lão Hạc, Chí Phèo, Chị Dậu…) em chỉ ra nguyên nhân khiến văn học cách mạng có sự phát hiện tích cực như thế về người lao động? (ngoài phẩm chất và nhân cách tốt, còn có khả năng gì nữa…?) Bài tập củng cố Kiểm tra bài cũ: 1. Câu nào chứa ý đúng nhất nói lên những nguyên nhân chủ yếu để nhà văn Tô Hoài được phong tặng giải thưởng cao quý về văn học nghệ thuật đợt I: Giải thưởng Hồ Chí Minh: A. Là nhà văn sớm đi theo cách mạng. B. Là nhà văn giàu tài năng, thành công trên lĩnh vực văn học. C. Là nhà văn giàu tài năng, sớm đi theo cách mạng, có nhiều cống hiến cho sự phát triển của nền nghệ thuật nước nhà. D. Là nhà văn cao tuổi, được mọi người kính trọng. 2. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn được in chung trong tập truyện nào của Tô Hoài? A. Dế Mèn phiêu lưu ký. C. Cát bụi chân ai B. Miền Tây D. Truyện Tây Bắc. 3. Nỗi thống khổ lớn mà hai nhân vật Mỵ và A Phủ phải gánh chịu khi sống trong nhà thống lý Pá Tra: A. Mỵ là con dâu gạt nợ và A Phủ là người ở trừ nợ nhà thống lý Pá Tra. B. Bị hành hạ và bóc lột về thân xác, sống kiếp sống trâu ngựa, C. Bị tước đoạt quyền tự do, quyền hạnh phúc chính đáng, cam chịu nhẫn nhục, tê liệt khả năng phản kháng. D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng. Củng cố bài học 1. Điền Đ hoặc S vào đầu mỗi nội dung thể hiện đúng giá trị tư tưởng của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ: * Tố cáo chế độ bất công, phi nhân tính của thống trị phong kiến miền núi. * Phê phán bọn cường hào địa chủ dùng mọi thủ đoạn đê tiện để bóc lột và chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. * Đồng cảm, xót thương cho số phận bi thảm của người lao động lương thiện nghèo khổ, nạn nhân của cường quyền và thần quyền. * Phát hiện những phẩm chất tốt đẹp và trân trọng ý thức nhân phẩm, khát vọng lương thiện của con người. * Phát hiện và trân trọng những đức tính tốt đẹp, đáng quý, đặc biệt là sức sống tiềm tàng mà mãnh liệt của những người cùng khổ, yếu tố quan trọng đưa họ đến với cách mạng để giải phóng cho số phận của mình. * Châm biếm, mỉa mai những thóí hư tật xấu của con người, đặc biệt là bọn quan lại thống trị. 2. Chi tiết nghệ thuật nào trong đoạn văn vừa học em thấy ấn tượng hơn cả? Vì sao? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docvo chong a phu.doc