A/. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp HS :
1. Cảm nhận được nỗi lòng nhà thơ trước những bất công xã hội gởi gắm qua tiếng đàn và số phận người ca nữ trên bến Tầm Dương.
2. Thấy được tài nghệ miêu tả hình tượng âm nhạc và sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, tự sự và trữ tình trong tác phẩm.
B/. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
SGK, SGV
Thiết kế bài học
C/. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Giới thiệu bài mới :
Nguyễn Du đã mượn tiếng đàn ở thành Thăng Long để bày tỏ nỗi cảm thương trước cuộc đời và số phận bất hạnh của người kĩ nữ. Ta cũng bắt gặp nỗi lòng ấy của Bạch Cư Dị khi ông giữ chức quan nhỏ ở đất Giang Châu qua “Tì bà hành”
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7133 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 10 nâng cao: Tì bà hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :
Tiết
TÌ BÀ HÀNH
Bạch Cư Dị
TT ký duyệt
A/. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp HS :
Cảm nhận được nỗi lòng nhà thơ trước những bất công xã hội gởi gắm qua tiếng đàn và số phận người ca nữ trên bến Tầm Dương.
Thấy được tài nghệ miêu tả hình tượng âm nhạc và sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, tự sự và trữ tình trong tác phẩm.
B/. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
SGK, SGV
Thiết kế bài học
C/. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Kiểm tra bài cũ :
Giới thiệu bài mới :
Nguyễn Du đã mượn tiếng đàn ở thành Thăng Long để bày tỏ nỗi cảm thương trước cuộc đời và số phận bất hạnh của người kĩ nữ. Ta cũng bắt gặp nỗi lòng ấy của Bạch Cư Dị khi ông giữ chức quan nhỏ ở đất Giang Châu qua “Tì bà hành”
Hoạt động cuả GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
Tiểu dẫn
(HS đọc SGK)
Cho biết nội dung của phần tiểu dẫn?
2.Bài thơ
(HS đọc SGK)
Bố cục
Xác định bố cục của bài thơ? Mỗi phần nội dung nói gì ?.
Chủ đề
xác định chủ đề của bài thơ.
II. Đọc – hiểu
Câu hỏi 1 (SGK)
Sự xuất hiện của người ca nữ
Tiếng đàn của người ca nữ
Cuộc đời và tâm sự của người ca nữ – cảnh ngộ hiện tại và tâm trạng nhà thơ – tiếng đàn lần cuối và tác động của nó. Giữa cốt truyện và câu chuyện nhà thơ kể lại (trong lời tựa) có chỗ nào không giống nhau.
- Hãy giải thích sự khác nahu đó.
Câu hỏi 2 :
- Nêu những thành công của tác giả khi tả tiếnf đàn.
+ Sự hợp lí khi phân bổ miêu tả tiếng đàn được thể hiện như thế nào?
+ Phương pháp miêu tả tiếng đàn của người kĩ nữ được thể hiện như thế nào?
- Anh (chị) hãy tìm những âm thanhthể hiện bộ gõ của tiếng đàn
- Nghe tiếng đàn anh (chị) thấy hay nhất ở chổ nào?
- Phương pháp miêu tả tiếng đàn còn thể hiện như thế nào?
- Vị trí của những câu thơ tả cảnh thiên nhiên trong khi tả tiếng đàn được thể hiện như thế nào?
- Nghe tiếng đàn của người lĩ nữ, nhà thơ đã trở thành kẻ tri âm, vì sao?
3. Qua lời tự thuật của nhà thơ và kĩ nữ. Anh Chịï) thấy cảnh ngộ của hai người có gì giống nhau? Nêu tác dụng của những lời tự thuật đótrong việc thể hiện nội dung tư tưởng bài thơ?
III/. Củng cố
Bài tập nâng cao
Bài thơ có nhiều yếu tố miêu tả và tự sự, vì sao vẫn có thể khẳng định “Tì bà hành” chủ yếu là một tác phẩm trữ tình? Hãy nêu vị trí và ý nghĩa của hình tượng người kĩ nữ trong tác phẩm?
Tiểu dẫn trình bày vài nét về Bạch Cư Dị và thơ của ông.
+ Bạch cư dị (772- 846) tự là lạc thêm người tỉnh thiểm tây – trung quốc.
+ Thủa nhỏ nếm mùi loạn li. Từ đó nẩy sinh tư tưởng tiến bộ.
Năm 802 (30 tuổi) đỗ tiến sĩ. Năm 808 được bổ chức Tả thập di có nhiệm vụ can gián nhà vua. Đây là thời kỳ ông thu được nhiều thành tựu về thơ. Nhiều bài thơ đã làm cho bọn quý tộc “chau mày”, “nghiến răng” và làm cho nhà vua “thất sắc”. Năm 815 do thẳng thắn can ngăn nhà vua, ông bị gián chức về làm tư mã ở Giang Châu. Đây là sự kiện làm thất vọng của một con người vì ông muốn đem tài năng của mình đóng góp cho đời. Chức Tư mã, một chức quan thấp nhất thuộc ngành quân sự, lại ở nơi hẻo lánh, Bạch Cư Dị nhàn rỗi tới mức “trừ việc chải đầu và ăn ngủ ra thì chẳng có việc gì khác”.
+ Ông để lại cho đời trên ba ngàn bài thơ. Ông tự chia thơ mình ra 4 loại trong đó có giá trị nhất là thơ phúng dụ và thơ cảm thương. Thơ phúng dụ thường nặng nề về phê phán xã hội và tính chất phi lí của triều đình. Thơ cảm thương thường thiên về bộc lộ cảm xúc trước cảnh đời thương tâm. “Tì bà hành” là bài thơ nằm trong phần cảm thương.
Rèn luyện cách đọc thơ sonh thất lục bát.
Bài thơ chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1 từ đầu đến: “Aó xiêm khép nép hầu mong giải lời” cảm nhận của nhà thơ qua tiếng đàn của người kĩ nữ .
+ Đoạn 2 tiếp đó đến: “Lại rầu nghe nỗi nỉ non mấy lời” Người kĩ nữ kể về cuộc đời số phận của mình.
+ Đoạn 3 còn lại, nỗi lòng tri âm của nhà thơ bất hạnh, đa tài, đa cảm.
Nỗi cảm thương của nhà thơ trước những bất công của xã hội gởi qua tiếng đàn và số phận người kĩ nữ trên bến Tầm Dương.
Sự khác nhau:
+ Nhà thơ đã biết trước cuộc đời nàng trước khi yêu cầu nàng gẩy đàn.
+ lời tựa không có lời tâm sự giữa nhà thơ và kĩ nữ
+ Troang lời kể của người kĩ nữ cụ thể hơn về cuộc đời bất hạnh và đau khổ của mình (những ngày tháng vui cười, mãi với trăng hoa mà quên mất tuổi xuân. Lấy người khách thương mãi buôn bán chẳng chú ý gì tới nàng).
+ Lời tựa không có chuyện nhà thơ yêu cầu gẩy thêm khúc nữa.
+ Tâm trạng nhà thơ tự liên tưởng đến cuộc đời mình, tự làm bài trường ca để tặng.
Thơ nghiêng về tâm trạng, thể hiện cảm xúc còn tựa là lời kể của chímh tác giả phải thể hiện cốt truyện. Đấy là nguyên nhân chủ yếu để dẫn đến sự khác nhau.
Tiếng đàn được miêu tả 3 lần.
Sự phân bố của mỗi lần rất hợp. Lần 1 chỉ là nghe thoáng qua
Đàn ai nghe vẳng bên sông
Chủ khuây khoả lại, khách dùng dằng xuôi
Tiếng đàn nghe thoảng qua mà khiến khách và ơ4 chia tay.
+ Lần gẩy thứ hai : Đây là lần gẩy biểu hiện tâm trạng của người nghe. Gẩy đàn hay đã đành, người nghe cảm nhận đuợc mớilà điều muốn nói. Vì vậy phần này miêu tả nhiều hơn.
+ Lần thứ ba : Tiếng đàn chỉ được miêu tả bằng một câu : “Nghe não ruột khác tay đàn trước” . Vì chủ yếu biểu hiện suy nghĩ và trạng thái cảm xúc của nhà thơ bất hạnh, đa tài, và rất giàu niềm nổi chia sẻ với người cùng cảnh.
+ Tiếng đàn mới dạo qua đã thể hiện cái tình của người kĩ nữ :
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua
Dẫu chưa nên khúc tình đã thoáng bay
Đủ thấy người gẩy đàn đã tạo ra đuợc những âm thanh để tìm bạn tri âm.
+ Tiếng đàn nghe buồn bực, tấm tức :
Nghe não ruột mấy dây buồn bực
Dường than niềm tấm tức, bấy lâu
Hai tiếng “buồn bực”, “tấm tức”, kết thúc bằng âm C (âm tắc vỏ thanh) diễn ra dây nào cũng ấm ức, âm thanh nào cũng chứa chất suy tư, dường như muốn thổ lộ hết những nỗi bất đắc chí trong cuộc đời của người kĩ nữ.
+ Miêu tả tiếng đàn trực tiếp phát ra bằng những âm thanh. đó là quá trình diễn tấu.
Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt
Trước Nghê thường sau thoắt Lục yêu
Dây to dường đổ mưa rào
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng.
Có âm thanh “khoan khoan”, “dìu dặt”, của khác nhạc cổ Nghê thường, Lục yêu, có trường độ, cường độ cao, thấp to, nhỏ, có sự phối thanh của các dây đàn để tạo thành một sự cộng hưởng của âm thanh. người nghe như thấy ào ào của mưa rào đổ suối, “nỉ non” như nổi riêng lòng người, nghe có cả tiếng chim “ríu rít” nước suối “róc rách” bên ghềnh. Tài nghệ của người gẩy không chỉ biểu hiện torng tiếng đàn có bộ hơn mà còn có bộ gõ nữa.
Đó là những âm thanh : ríu rít của tiếng chim, róc rách của nước chảy, xô xát của tiếng dao, tiếng như xé lụa. Những âm thanh này diễn tả nhiều thời điểm của quá trình diễn tấu. Có lúc là tiếng chim, nước chảy, có lúc xô xát binh khí của hai đội quân giáp lá cà và mạnh như tiếng xé lụa.
Đấy là lúc đàn dừng ở nốt lặng
Nước suốu lạnh dây mành ngừng đứt
Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ
Oâm sầu mang giận ngẩn ngơ
Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay
“Tiếng tơ lạnh ngắt bây giờ càng hay” dịch từ câu “Thử thời vô thanh thắng hữu thanh” (bây giờ không có tiếng đàn lại hay hơn có tiếng đàn). Cái kh aỏng khắc im lặng để người nghe cảm nhận hết cái hay của tiếng đàn. Đây là lúc ngẫm nghĩ để tận hưởng. Đây là chân lí của nghệ thuật. Vì nghe, đọc, xem trực tiếp đã hay, để thời gian suy nghĩ, đối chiếu, tưởng tượng ta sẽ thấy nhiều điều thú vị.
+ Miêu tả dung nhan, động tác, thái độ người kĩ nữ : đó là cử chỉ bỡ ngỡ (ôm đàn che nửa mặt hoa, làm thinh, mày chau tay gẩy). Dung nhan và cử chỉ ấy chỉ thấy ấy chỉ thấy ở con người có tâm sự, con người từng trải trong cuộc đời
Qua những chi tiết :
+ tả âm thanht iếng đàn (đổ mưa rào, trong hoa oanh ríu rít nhau, nước tuôn róc rách, nước suối lạnh).
+ Đặc biệt với hai câu
Thuyền mấy lá đông tây lạnh ngắt
Một vầng trăng trong vắt lòng sông
Một dòng sông, con thuyền, ánh trăng, bức tranh sinh động gợi cảm. Đó là khung cảnh của hiện tại kéo người nghe trở về cuộc đời con người cũng như con thuyền trôi nổi trên dòng sông kia, dưới ánh sáng của trăng như muốn chia sẻ cho nhau nổi lòng cô đơn, giữa trời thu khuya trong vắt.
Vì cuộc đời, số phận của Tư Mã Giám Châu, một con người ôm ấp bao nỗi niềm bỗng nhiên trở thành kể “bất đắc chí”. Con người bất hạnh lại đa tài, đa cảm tất nhiên phải trở thành kẻ tri âm. Một lòng đau tìm đến một lòng đau mới thấu hết, hiểu hết “nỗi đau nhân tình”. Điều này xin đừng quên thi sĩ tìm tiếng đàn để phơi bày gan ruột của chính mình
Nếu người kĩ nữ từng bị xã h ội bỏ quên và biến họ thành phương tiện để mua vui hoặc vì tiền bạc mà lạnh lùng bỏ rơi tình nghĩa thì nhà thơ họ Bạch cũng có khác gì đâu. Oâng bị triều đình đầy xuống nơi “cùng tịch” (hẻo lánh)
Sông Bồn gần chốn cát ròng
Lao vàng trúc võ âm thầm quanh hiên
Đó là nơi “cuốc kêu sầu, vượn hót véo von”. Có tiếng hát đấy nhưng là “giọng líu lo” của những người miền sơn cước xa lạ. Cho nên kĩ nữ và nhà thơ đều gặp nhau ở hoàn cảnh :
+ Cùng là người tài năng đã từng được trọng dụng và ca ngợi.
+ Cùng bị đố kị, ghen ghét xô đẩy về nơi xa xôi hẻo lánh.
Tất cả được thể hiện torng lời thơ da diết
Cùng một lứa bên trời lận đận
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau
Cả hai đã tự bộc lộ, thuật cho nhau nghe về cảnh ngộ của mình. Lời tự thuật ấy đã thể hiện tư tưởng của bài thơ.
+ Tiếng đàn gẩy lần cuối có sự cảm hoá sâu sắc cả ở người gẩy cùng người nghe “khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi”.
+ Đặc biệt người khóc nhiều nhất, cảm xúc nhất vẫn là Tư Mã Giang Châu :
Lệ ai chan chứa hơn người
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh
Viên quan ở hàm bát phẩm mặc áo màu xanh ấy đầm đìa giọt lệ. Nhưng vì đã cùng hiểu cảnh ngộ tương đồng qua những lời tâm sự. Ta khó nói người kĩ nữ gẩy đàn và cũng khó nói Tư mã Giang Châu nhỏ lệ vì ai?
+ Vì ai? Đâu chỉ vì riêng họ, vì những người tài tử giai nhân, hồng nhan bạc phận, tự nhiên lời tự thuật của họ lại vụt lên thành tiếng nói tố cáo, tiếng nói kết tội xã hội phong kiến vạn ác thời trung Đường bất công; thù ghét tài năng, vùi dập cái đẹp, vùi dập con người.
+ “Tì bà hành” là một tuyệt tác. Thông qua việc miêu tả tiếng đàn người kị nữ, gắn liền với mối quan hệ giữa hai con người, gắn số phận bất hạnh (nhà thơ vàn gười kĩ nữ) trên bến Tầm Dương.
+ bài thơ thể hiện giá trị nhân đạo, ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần sâu sắc , thấm thía với xã hội thời trung Đường vùi dập những con người có tài, có sắc :
+ Tì bà hành đã được đánh giá là thành tựu xuất sắc kết hợp giữa tả cảnh và tả tình, giữa tự sự và biểu cảm với thành công miêu tả âm thanh tiếng đàn. Tac 1phẩm có âm vang mãi.
“Tì bà hành” giàu yếu tố miêu tả và tự sự. Song đây là tác phẩm trữ tình
+ Nhân vật trữ tình xuyên suốt torng bài t hơ là Tư Mã Giang Châu Bạch Cư Dị
* Thể hiện nổi buồn của nhà thơ ở cảnh đầu.
“Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quanh hơi thu lau lách đìu hiu”
* Cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nghe tiếng đàn của người kĩ nữ
Nghe não nuột mấy dây buồn bực
Cảm nhận được cường độ, trường độ của tiếng đàn (nỉ non, cao, thấp) đến âm thanh (ríu rít, róc rách) và cả tiếng đàn lúc bặt dây tơ.
* Nhân vật trữ tình đồng cảm với cuộc đời người kĩ nữ “Cùng một lứa bên trời lận đận” và cũng là người khóc nhiều nhất “Lệ ai chan chứa hơn người, Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh”
Vị trí và ý nghĩa hình tượng người kĩ nữa trong tác phẩm
+ Tiếng đàn của người kĩ nữ đã gợi ra sự tấm tức buôn bực của số phận bị xô đuổi, vùi dập.
+ Lời tự thuật về cuộc đời nàng là bằng chứng lên án xã hội thời trung Đường đã huỷ diệt tài, tình, nhan sắc. Tất cả những yếu tố đó làm cho bài thơ có vị trí nổi bật trong thơ Đường – đăc biệt là thơ Đường viết về đề tài phụ nữ
File đính kèm:
- ti ba hanh.doc