Giáo án 11- Chương trình nâng cao

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

B. Phương tiện thực hiện:

Sgk, Sgv, thiết kế bài giảng.

C. Phương pháp:

Phát vấn, thảo luận, thuyết trình.

D. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3 Bài mới

 

doc134 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án 11- Chương trình nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01 Ngày soạn: 21/8/2008 Tiết: 1, 2 P/m: Đọc- hiểu VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự) Lê Hữu Trác A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh. B. Phương tiện thực hiện: Sgk, Sgv, thiết kế bài giảng. C. Phương pháp: Phát vấn, thảo luận, thuyết trình. D. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3 Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Đọc hiểu phần tiểu dẫn. ? Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Lê Hữu Trác. Ông không chỉ là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. ? Thế nào là thể loại kí sự ? Nội dung của tác phẩm “thượng kinh kí sự” ? Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu đoạn trích HS chia bố cục. Tác giả dã dùng những từ thánh thượng, thánh chỉ, thánh thể để chỉ điều gì? Có dụng ý gì? ? Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả rất cụ thể, từ vật dụng trước sân phủ chúa đến bữa cơm trong điếm Hậu Mã, từ các cung nhân đến Chúa Cán… tất cả đều được hiện lên rất tỉ mỉ qua sự miêu tả của nhà văn. ? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa hiện lên như thế nào Thế tử chỉ là một đứa bé năm, sáu tuổi nhưng khi vào xem bệnh, tác giả – một cụ già - phải quy lạy bốn lại, xem xong lại lạy bốn lạy trước khi lui ra. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan đại thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử. ? Nhận xét về thái độ của tác giả trước cs nơi phủ Chúa Không bình luận nhiều, nhưng những thư ù sơn son thếp vàng, võng điều áo đỏ, hương hoa ngào ngạt… đặt bên cạnh cốt cách thanh đạm của một ông già áo vải tự nó đã phơi bày ra sự tương phản giữa trong và đục. ? Những nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích I/Tiểu dẫn 1. Tác giả: - Lê Hữu Trác (1724-1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, là một danh y tài năng, đức độ. - Bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” (66 quyển) - là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam. - Là một nhà văn, nhà thơ lớn, có nhiều đóng góp cho nền văn học của dân tộc. 2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” - Tập kí sự bằng chữ Hán - Nội dung: + Tả quang cảnh, cs xa hoa, quyền uy thế lực nhà chúa. + Thái độ coi thường danh lợi của tác giả. II. Tìm hiểu đoạn trích. 1. Bức tranh hiện thực về cs trong phủ chúa Trịnh a/ Cách dùng từ chỉ chúa Trịnh - Dùng bốn lần từ thánh chỉ - Dùng ba lần từ thánh thượng - Dùng một lần từ thánh thể Thánh: chỉ những người tài trí siêu phàm, thường dùng để chỉ vua. Thông qua cách dùng từ của tác giả đã phản ánh sự lộng quyền, tiếm ngôi của chúa Trịnh Sâm. Lời văn gợi sự mỉa mai, châm biếm. b/ Quang cảnh trong phủ: - Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa” những hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác… - Bên trong phủ là những nhà “Đại Đường”, “Quyển bồng”, “gác tía” với kiệu son, võng điều, đồ nghị trượng sơn son thiếp vàng… - Đến nội cung của thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm. Trong phòng thấp nến, có sập thếp vàng… => Cs xa hoa, quyền quý không đâu sánh bằng c/ Cung cách sinh hoạt trong phủ: - Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử phải rất cung kính, lễ độ. - Nội cung trang nghiêm đến nỗi tác giả phải “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch” - Hệ thống quan lại, quân lính, cung tần, người hầu rất đông. - Không khí khám bệnh cho thế tử vô cùng khẩn trương, nhộn nhịp. => Quyền uy tối thượng nằm trong tay nhà Chúa và nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa. 2. Thái độ, cách nhìn của tác giả: - Mặc dù khen cái đẹp,cái sang nơi phủ Chúa song tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây và không đồng tình trước cs quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu sinh khí. - Tác giả là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm. - Thầy thuốc có lương tâm và đức độ. => Khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống giản dị thanh đạm. 3.Vài nét về nghệ thuật - Quan sát tinh tế, ghi chép trung thực, để sự việc tự nói. - Tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc. - Kết hợp giữa văn xuôi với thơ ca làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm. - Tiếng cười thâm trầm kín đáo của tác giả, giọng điệu châm biếm hài hước được toát ra. III. Tổng kết: 4. Củng cố: Anh (chị) hãy dựng lại hình tượng nhân vật Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa trịnh. Cho h/s dựng màn kịch ngắn tái hiện không khí khám bệnh cho thế tử trong phủ chúa Trịnh. 5. Dặn dò: - Học bài - Chuẩn bị bài tiếp theo. ------------------------------------ –—–—˜------------------------------------ Đọc thêm CHA TÔI (Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục) Đặng Huy Trứ A/ Yêu cầu - Giúp h/s nắm vài nét về tác giả, tác phẩm, thể loại tự thuật. - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thương gia đình, bài học về nhân cách, ý chí vươn lên trong cuộc sống. B/ Phương tiệ thực hiện Sgk, Sgv, thiết kế bài giảng. C. Phương pháp: Phát vấn, thảo luận,thuyết trình. D. Tiến trình lên lớp 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ 3/ Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Đọc hiểu phần tiểu dẫn ? Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Đặng Huy Trứ ? Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu đoạn trích HS chia bố cục. ? Tìm các sự kiện chính trong tác phẩm. Tóm tắt nội dung từng sự kiện. ? Chỉ ra tính triết lí trong lời nói của Đặng Dịch Trai về việc đỗ và trượt trong thi cử. ? Qua lời nói của người cha gợi cho anh chị suy nghĩ gì về việc thi cử của bản thân. Liệu câu nói “Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh” có phù hợp với xã hội ngày nay. I/Tiểu dẫn 1. Tác giả: - Đặng Huy Trứ (1825-1874) hiệu là Tỉnh Trai và Vọng Tân. - Hoạt động và thành công trên nhiều lĩnh vực: giáo dục, văn hoá, kinh tế, quân sự, văn học… - Đặt nền móng cho tư tưởng canh tân. - Để lại khoảng 1200 bài thơ và nhiều tác phẩm. 2. Tác phẩm “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” - Tập kí tự thuật viết bằng chữ Hán - Hoàn cảnh sáng tác: 1867 ở Quảng Đông (TQ). II. Tìm hiểu đoạn trích. 1. Sự kiện chính trong tác phẩm. - Được tin con đỗ cao, người cha lại khóc, lo lắng cho con. - Khi con bị đánh trượt, nhà lại có tang, người cha tỏ ra xem nhẹ việc con thi hỏng, xem trọng việc mất người thân. Cho rằng sự việc như thế là may, khuyên con không thối chí, mà phải biết sửa chữa sai lầm, đứng lên. 2. Tính triết lí trong lời nói của Đặng Dịch Trai a/ Khi con thi đỗ. - Đỗ đạt cao là để dành cho người có phúc đức. - Nếu chưa có đức nghiệp mà đỗ đạt sẽ sinh ra kiêu căng, tự mãn, coi trời bằng vung, hậu quả khó lường. b/ Khi thi trược không được thoái chí mà phải nỗ lực tu tỉnh, là dịp bản thân rèn luyện, điều quan trọng là phải có nghị lực và biết sửa sai. => Có thể mượn câu “Thắng không kiêu, bại không nản” để khái quát quan điểm của Đặng Dịch Trai. 4/ Củng cố Vài nét về tác giả, tác phẩm. 5/ Dặn dò Xem phần Tri thức đọc- hiểu Trả lời câu hỏi 5 sgk T.15 ------------–—˜™------------- Tuần: 01 Ngày soạn: 22/8/2008 Tiết: 3 Tiếng Việt: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân. - Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và quy tắc chung. - Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc. B. Phương tiện thực hiện Sgk, Sgv, thiết kế bài giảng. C. Phương pháp Thảo luận, phát vấn, thực hành. D.Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Quang cảnh, cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa và thái độ của tác giả 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngôn ngữ chung. ? Những hiểu biết về ngôn ngữ Ngôn ngữ chung là tài sản chung, phương tiện giao tiếp chung của cả cộng động xã hội. Muốn giao tiếp với nhau, xã hội phải có phương tiện chung, trong đó phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ. Mỗi cá nhân đều phải tích luỹ và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội. Hoạt động 2: ? Những hiểu biết về lời nói ? Lời nói được thể hiện ở những phương dịên nào Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện: lứa tuổi, giới tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết. * Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là: Phong cách ngôn ngữ cá nhân. ? Lấy ví dụ thể hiện rõ nhất của ngôn ngữ cá nhân - Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi (Quang Dũng) - Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm) - Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa (Huy Cận) Hướng dẫn h/s làm bài tập SGK tr.17,18 GV chia nhóm h/s thành 3 nhóm, yêu cầu phát biểu ý kiến của nhóm về các câu ca dao, tục ngữ đã cho. I. Ngôn ngữ chung - Ngôn ngữ chung là tài sản chung, là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp. - Ngôn ngữ chung bao gồm hệ thống các đơn vị, các qui tắc, các chuẩn mực xác định về: ngữ âm- chữ viết, từ vựng, ngữ pháp. - Người trong cộng đồng phải có vốn hiểu biết tương tự nhau về ngôn ngữ chung. Có hai cách để trau dồi học hỏi: học qua giao tiếp tự nhiên và học qua nhà trường, sách vở, báo chí. II. Lời nói cá nhân - Lời nói là sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp trong tình huống cụ thể. - Văn bản nói và viết thường mang dấu ấn cá nhân của người tạo lập. + Giọng nói cá nhân. + Vốn từ ngữ cá nhân. + Diễn đạt. III/ Luyện tập 1/ Bài tập 1 Học nói, học viết, mọi điều phải học. Đó là học ngôn ngữ chung, có học và sử dụng tốt ngôn ngữ chung thì mới đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Học nói bao gồm cả cách trau dồi lời nói cá nhân. 2/ Bài tập 2 Mối tương quan giữa mỗi người và lời nói cá nhân: - Người có nhân cách cao đẹp (người khôn, người thanh) thì lời của họ cũng mang tính cách đó (dịu dàng, cũng thanh). - Người có nhân cách thấp kém (thô tục) thì lời nói tầm thường, hèn hạ (điều phàm phu). 4. Củng cố: Tìm thêm những ví dụ thể hiện được những quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân. 5. Dặn dò: - Học bài - Chuẩn bị bài mới. Tuần: 01 Ngày 22/ 8/ 2008 Tiết: 4 Làm văn LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Xà HỘI I/ Yêu cầu Giúp h/s: - Có kĩ năng phân tích một đề văn nghị luận xã hội. - Biết tìm ý và lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội. II/ Phương tiện thực hiện Sgk, Sgv, thiết kế bài giảng. III/ Phương pháp Thảo luận, phát vấn, thực hành. IV/ Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân tích đề. - H/s đọc đề và tìm hiểu đề trong sgk. - Gv chia nhóm h/s, mỗi nhóm phân tích, tìm hiểu một đề, phát biểu ý kiến. Hoạt động 2: - Gv định hướng cho h/s so sánh sự giống nhau và khác nhau của mỗi đề. Các đề văn trên đều là nghị luận xã hội nhưng thuộc các dạng nghị luận khác nhau. - Hướng dẫn h/s tìm ý cho mỗi đề văn. Một trong những cách quan trọng để lập dàn ý là đặt ra những câu hỏi và trả lời. - Nhìn chung khi tìm ý cho bài văn nghị luận, người viết thường đặt ra câu hỏi: Là gì? Được thể hiện như thế nào? Tại sao? Có ý nghĩa gì? Có thể rút ra bài học gì? Phải làm gì? GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý. Thi đỗ cao dành cho những người có đức nghiệp lớn. Khi thi trượt thì phải gắng sức tu dưỡng và rèn luyện để có kết quả cao, không được thối chí. 1/Phân tích đề a/ Nội dung trọng tâm - Đề 1: Vai trò của rừng trong cuộc sống. - Đề 2: Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian. - Đề 3: Quan niệm của bản thân về việc đỗ – trượt trong thi cử b/ Các thao tác lập luận chính - Đề 1: Gigải thích, chứng minh, phân tích. - Đề 2: Giải thích, chứng minh. - Đề 3: Phân tích, chứng minh (có thể kết hợp phương thức biểu cảm, tự sự). c/ Phạm vi tư liệu - Đề 1,2: Những dẫn chứng từ thực tế. - Đề 3: Văn bản Cha tôi và những dẫn chứng từ thực tế. 2/ Tìm ý a/ Đề 1 (Theo hướng dẫn sgk). b/ Đề 2 - Tại sao nói mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian? - Điều đó đã được chứng minh trong cuộc sống như thế nào? - Câu nói của Các Mác có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay? - Mỗi người cần làm gì để tiết kiệm thời gian? c/ Đề 3 - Văn bản Cha tôi có nội dung gì? - Quan niệm về vấn đề đỗ - trược trong thi cử của người cha có gì đáng lưu ý? - Quan niện của người cha gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề đỗ - trược trong thi cử ngày nay? - Có thể rút ra bài học gì về con đường thi cử, phấn đấu của bản thân? 3/ Lập dàn ý a. Các yêu cầu khi lập dàn ý: Yêu cầu 1: - Mở bài: Nêu được vấn đề trọng tâm cần triển khai. - Thân bài: Triển khai vần đề trọng tâm theo các luận điểm, luận cứ được xấp xếp một cách hợp lý. - Kết bài: Chốt lại các vấn đề, nêu suy nghĩ, bài học cho bản thân. Yêu cầu 2: Các ý trong phần thân bài phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ vấn đề trọng tâm; ý nhỏ nằm trong ý lớn, làm sáng tỏ ý lớn; các ý lớn nhỏ phải trình bài và triển khai theo trình tự hợp lý, mạch lạc. b. Lập dàn ý đề 3 - Mở bài: giới thiệu nội dung chính của văn bản Cha tôi và quan niệm về vấn đề đỗ - trượt được đặt ra trong văn bản. - Thân bài: + Những suy nghĩ và quan niệm của người cha đối với việc đỗ - trượt của con. + Suy nghĩ của bản thân về vấn đề đỗ - trượt trong thi cử ngày nay và vai trò của nó đối với sự thành đạt của mỗi người. - Kết bài: những suy nghĩ, bài học về con đường thi cử phấn đấu của bản thân. 4. Củng cố: - Vai trò phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý trong việc tạo lập văn bản nghị luận. - Yêu cầu cần thiết khi thực hành các kỹ năng phân tích đề lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội. 5. Dặn dò: Học sinh lập dàn ý cho đề 2. Kí duyệt của tổ Tuần 2 Ngày soạn: Ngày 25 tháng 8 năm 2008 Tiết 5 P/m: Đọc văn LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích truyện “Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu) Mục tiêu bài dạy: Giúp HS: - Hiểu được tư tưởng ghét thương của tác giả qua lời ông Quán: vì dân, vì đời, ghét hôn quân bạo chúa. - Thấy được nghệ thuật dùng điệp từ, thành ngữ, tiểu đối, giàu sắc thái biểu cảm của tác giả trong đoạn trich Phương tiện dạy học: Sgk, tài kiệu tham khảo, giáo án, bảng phụ Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, trao đổi nhóm, thuyết giảng Các bước tiến hành: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Qua đoạn trích “Cha tôi” của Đặng Huy Trứ, em rút ra được bài học gì cho bản thân về việc thi cử? - Tính triết lí trong lời nói của Đặng Dịch Trai thể hiện như thế nào trong văn bản? 3. Giới thiệu bài mới. Từ quan niệm văn chương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu:“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” -> Giới thiệu bài thơ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1: Yêu cầu HS đọc tiểu dẫn trong SGK - Dựa vào tiểu dẫn trong SGK, hãy giới thiệu về văn bản ? + Về tác giả + Tác phẩm Hoạt động 2: - Hướng dẫn HS đọc văn bản - Yêu cầu thảo luận các câu hỏi để tìm hiểu văn bản: Nguyên nhân của lẽ ghét thương? Tình cảm ghét trong văn bản này tập trung vào những đối tượng nào? Đặc điểm chung của các đối tượng bị ghét ở đây là gì? Dựa theo các điển tích được tác giả sử dụng trong lời văn để chứng minh rằng những đối tượng này thật đáng ghét? Tình cảm ghét ở đây xuất phát từ lập trường nào? - Nhận xét đặc điểm lời thơ trong đoạn này và tác dụng của nó? - Thực chất tư tưởng của ông Quán biểu hiện trong những lời ghét này là gì? Từ đó anh chị có liên hệ gì với hiện tượng xã hội nước ta thời Nguyễn Đình Chiểu sống? Những ai là đối tượng Thương của ông Quán? Đặc điểm chung của các đối tượng thương ở đây là gì? Dựa trên các điển tích được tác giả sử dụng, hãy chứng minh những đối tượng này đáng để thương? Tình cảm thương ở đây xuất phát từ lập trường nào - Nhận xét đặc điểm lời thơ trong đoạn này và tác dụng của nó? - Thực chất tư tưởng của ông Quán biểu hiện trong những lời thương này là gì? Từ đó anh chị có liên hệ gì với hiện tượng xã hội nước ta thời Nguyễn Đình Chiểu sống? Qua tìm hiểu văn bản, em nhận xét gì về giá trị của văn bản? Nhận xét khái quát về đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích Lẽ Ghét thương? Đọc tiểu dẫn Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên Đọc văn bản Thảo luận nhóm Ghi bảng phụ Đại diện nhóm trình bày Nhận xét bổ sung. Thảo luận nhóm Ghi bảng phụ Đại diện nhóm trình bày Nhận xét bổ sung. 2,3 HS Trả lời cá nhân Nhận xét, bổ sung. Trả lời Nhận xét, bổ sung TÌM HIỂU CHUNG: Tác giả: Tác phẩm Lục Vân Tiên: Xuất xứ Tiểu dẫn Nội dung Đoạn trích: Lẽ Ghét thương: * Vị trí đoạn trích SGK * Đại ý: thÓ hiÖn t­ t­ëng ghÐt h«n qu©n b¹o chóa, th­¬ng nh©n d©n vµ ng­êi hiÒn tµi cña t¸c gi¶ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc và giải thích từ khó Tìm hiểu văn bản: 1. nguyên nhân của lẽ ghét thương - Đäc nhiÒu s¸ch vë th¸nh hiÒn: nhËn thÊy nhiÒu ®iÒu bÊt c«ng trong cuéc sèng nªn “lßng h»ng xãt xa” - Mèi quan hÖ gi÷a ghÐt vµ th­¬ng: hay ghÐt lµ hay th­¬ng” à tuyªn ng«n lÏ th­¬ng lÏ ghÐt cña «ng qu¸n. Th­¬ng c¸i tèt ®Ñp th× ghÐt c¸i xÊu xa, ng­îc víi c¸c ®iÒu tèt ®Ñp. C©u nãi cña «ng qu¸n thÓ hiÖn lÏ ghÐt th­¬ng cña «ng g¾n víi t×nh c¶m yªu th­¬ng, t×nh c¶m g¾n bã víi nh©n d©n. 2. Lẽ ghét thương của ông Quán: Lẽ ghét - Tình cảm ghét trong đoạn trích chủ yếu tập trung vào bọn phong kiến suy loạn: - Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm -> Để dân đến nỗi sa hầm sảy hang - Ghét đời U Lệ đa đoan -> Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần - Ghét đời Ngũ Bá phân vân -> lầm dân nhọc nhằn. - Ghét đời thúc quý -> rối dân. * Tình cảm ghét của ông quán không là cảm tính, mà thành nhận thức theo quan điểm của nhân dân, lập trường thương dân, vì dân về bản chất độc ác, vô nhân đạo của bọn nắm trong tay quyền lực thống trị thối nát. * Nghệ thuật: - Cấu trúc trùng điệp về câu, về cụm từ - Dẫn chứng sự kịên theo lối liệt kê điển tích, - Sử dụng cách diễn đạt dân gian với lối kể lễ giải bày bằng lời dân dã => Làm nổi bật thái độ phê phán dứt khoát đối với những điều đáng ghét và đáng căm giận ở đời. Biểu hiện trong lẽ ghét là quan điểm tích cực, nhân đạo của nhà nho: luôn quan tâm, lo lắng đến thời cuộc, hướng tới cuộc sống an lành cho dân cho nước.=> Đó cũng là tư tưởng của tác giả đối với nhân dân và chế độ phong kiến Việt nam giai đoạn đó Lẽ Thương: Đối tượng thương trong tình cảm của ông Quán: Thầy trò Khổng Tử thời Xuân Thu Gia Cát Lượng và Đổng Tử thời Hán. Nguyên Lượng thời Tấn. Hàn Dũ thời Đường. Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di thời Tống. Những con người nổi tiếng tài giỏi, nhưng có số phận, công danh lận đận, thăng trầm trong lịch sử Trung Hoa. Tình cảm thương của ông Quán xuất phát từ niềm trân trọng lí tưởng giúp nước, cứu dân của các bậc hiền tài và vô cùng thương xót những kẻ có bi kịch như họ: Có tài, có tâm đức cao quý nhưng không thể thực hiện được tài năng, hoài bão trong khuôn khổ chật hẹp của xã hội phong kiến. Nghệ thuật: - Dùng điển tích theo lối liệt kê, Trùng điệp từ ngữ. Tiểu đối Ngôn từ dân dã, gần khẩu ngữ Tác dụng: khiêu gợi liên tưởng và đồng cảm thương quý tình cảm của người đọc về những gương sáng tâm đức của các nhà nho chân chính Tư tưởng của ông Quán biểu hiện trong lẽ thương là tinh thần coi trọng hiền tài. Qua đó thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà nho - của tác giả: luôn mong muốn đem tài năng và chí hướng của mình ra giúp đời, giúp nước, đồng thời phản ánh bi kịch của những nhà nho chân chính trong xã hội phong kiến khi lí tưởng hoài bão của họ không thể thực hiện được. Các giá trị của văn bản: Giá trị hiện thưc: + Không trực tiếp miêu tả hiện thực, nhưng qua sự ghét thương của ông Quán giúp ta hiểu được bối cảnh xã hội lúc bấy giờ: + Sự thối nát của giai cấp phong kiến. + Nỗi khổ cùng cực của nhân dân. Giá trị nhân đạo: + Dù yêu hay ghét thì ông Quán – tác giả - cũng đứng về phía nhân dân. + Nguyễn Đình Chiểu đã xuất phát từ nỗi thống khổ của nhân dân để phê phán tầng lớp vua quan. + Biểu lộ sự cảm thông với người hiền tài, giàu khát vọng nhưng không giúp được gì cho dân, cho đời. Đặc sắc về nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp tu từ; liệt kê, điệp từ, ngữ, tăng tiến, miêu tả cảm xúc cụ thể =>Cảm xúc của ông Quán cụ thể, mãnh liệt hơn. Sử dụng các điển cố nhưng được diễn giải cụ thể, dễ hiểu Triết lí đạo đức nhưng không khô khan mà đầy cảm xúc, ngôn ngữ mộc mạc, thô sơ gần gũi với người bình dân Nam Bộ. TỔNG KẾT: Nội dung: Nghệ thuật: BÀI TẬP NÂNG CAO Hs làm ở nhà.( Yêu cầu viết khoảng 15 đến 20 dòng) 4. Củng cố: Anh chị có khái quát gì về tư tưởng yêu ghét của tác giả Nguyễn Đình Chiểu trong đoạn Lẽ ghét thương? 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập, soạn bài Chạy giặc TIẾT 6 Đọc thêm CHẠY GIẶC ( Nguyễn Đình Chiểu) I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS: - Thấy được cảnh tang thương của đất nước khi có giặc ngoại xâm. Từ đó là tình cảm xót thương ai oán của nhà thơ, tâm lòng yêu nước thương dân của tác giả. - Bút pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả II. Phương tiện dạy học: Sgk, tài kiệu tham khảo, giáo án, bảng phụ Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, trao đổi nhóm, thuyết giảng IV. Các bước tiến hành: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Anh chị có khái quát gì về tư tưởng yêu ghét của tác giả Nguyễn Đình Chiểu trong đoạn Lẽ ghét thương? Đọc đoạn trích từ câu 1 -> câu 16 Giới thiệu bài mới. Từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể ra đời bài thơ để giới thiệu bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1: Yêu cầu HS đọc tiểu dẫn trong SGK - Dựa vào tiểu dẫn trong SGK, hãy giới thiệu về văn bản ? + Về tác giả + Tác phẩm Hoạt động 2: HD HS đọc văn bản Yêu cầu thảo luận các câu hỏi để tìm hiểu văn bản: - Không gian đất nước trước nạn ngoại xâm được nói tới trong những lời thơ nào? Cách thể hiện trong những lời thơ này có gì đặc biệt? Từ đó, hiện thực nào được gợi lên trong hình dung của người đọc? - Cảnh tượng người dân chạy giặc đã được diễn tả trong những lời thơ nào?Nhận xét về nghệ thuật thể hiện trong những lời thơ này? Từ đó, có hình dung gì vè hiệ thực? - Qua hai câu đề, từ việc gợi lên hiện thực, ta hình dung gì về tâm trạng của tác giả? - Qua cảnh tượng chạy giặc em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả? - Câu kết của bài thơ thể hiện thái độ gì của tác giả?Phân tích cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu… để cảm nhận thái độ của tác giả? Đọc tiểu dẫn Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên Đọc văn bản Thảo luận nhóm Ghi bảng phụ Đại diện nhóm trình bày Nhận xét bổ sung. Nhóm 1,2,5 Nhóm 3,4,6 Nhóm 2,4 Nhóm 1,5 Nhóm 3,6 Thảo luận nhóm Ghi bảng phụ Đại diện nhóm trình bày Nhận xét bổ sung. 2,3 HS Trả lời cá nhân Nhận xét, bổ sung. Trả lời Nhận xét, bổ sung I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Hoàn cảnh sáng tác: 2. Nội dung Tiểu dẫn SGK 3. Chủ đề: II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN A. Đọc và giải thích từ khó B. Tìm hiểu văn bản: 1. Cảnh chạy giặc: * Không gian, thực trạng được tái hiện trong văn bản: Tan chợ: Cuộc sống yên ả, hạnh phúc đang diễn ra Tiếng súng Tây: Âm thanh tượng trưng cho chiến tranh xâm lược tàn ác của thực dân Pháp đang diễn ra trên đất Nam Bộ. Hình ảnh ẩn dụ: Một bàn cờ thế phút sa tay ->thông báo về cục diện bi đát của đất nước ( Quân ta chơi cờ thế đã bị sa sảy một nước quyết định và đứng trước nguy cơ thất bại). Hai câu thơ đầu gợi lên cả một không gian đất nước cụ thể trước nạn ngoại xâm. * Cảnh tượng người dân Nam Bộ chạy giặc: Đảo ngữ-> nhấn mạnh hành động:bỏ nhà, mất ổ Các địa danh: Bến Nghé, Đồng Nai -> cụ thể hoá hính ảnh, cảnh vật Các từ láy gợi hình: lơ xơ, dáo dát + từ chỉ hành động: Chạy, bay, tan, nhuốm Phép đối thanh và đối ý chỉnh tề trong mỗi cặp câu.. Một thảm cảnh, cảnh tượng chiến tranh với biết bao tan tác, hoảng loạn, tiêu điều, u ám. 2 Tình cảm của tác giả: - Thái độ vừa ngỡ ngàng, lo lắng vừa cay đắng chấp nhận hiện thực. - Tình cảm của tác giả thấm đượm trong các lời miêu tả hình ảnh bơ vơ, run rẩy của trẻ tyhơ chạy giăc, tan tác, hoảng loạn của cảnh vật, chim thú. Tình cảm ấy ba trùm cả quê hương, đất nước. Đó là sự xáo trộn của xót thương, tiếc nuối với lo âu, căm hờn. Tác giả không trực tiếp bộc lộ nhưng người đọc cảm thấy được nỗi niềm thương đau đó. - Các từ tr

File đính kèm:

  • docNV 11 NANG CAO CA NAM 3COT.doc