Giáo án 2 buổi lớp 1 tuần 20

Học vần(2 tiết)

BÀI 81 : ACH

I. Mục tiêu:

 - Đọc và viết được: ach , cuốn sách, đọc được câu ứng dụng

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gĩữ gìn sách vở( Phần luyện nói giảm 1đến 3 câu hỏi)

 - Lòng say mê học Tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy-học:

- GV: Bộ đồ dùng dạy học vần.Tranh vẽ SGK

- HS:Bộ đồ dùng học vần , bảng con

 

docx36 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án 2 buổi lớp 1 tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Thứ hai ngày 6 tháng 1 năm 2014 Sáng Hoạt động tập thể CHÀO CỜ Học vần(2 tiết) BÀI 81 : ACH I. Mục tiêu: - Đọc và viết được: ach , cuốn sách, đọc được câu ứng dụng - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gĩữ gìn sách vở( Phần luyện nói giảm 1đến 3 câu hỏi) - Lòng say mê học Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy-học: - GV: Bộ đồ dùng dạy học vần.Tranh vẽ SGK - HS:Bộ đồ dùng học vần , bảng con III. Các hoạt động dạy-học: 1. Ổn định tổ chức: lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ - Cho học sinh đọc và viết các từ ứng dụng - Học sinh viết bảng - Giáo viên nhận xét - Học sinh đọc 3. Bài mới : Giới thiệu bài - Cho học sinh quan sát tranh tìm ra vần mới: ach - Giáo viên đọc a. Dạy vần: ach - Học sinh quan sát tranh thảo luận tìm ra vần mới - Học sinh đọc *Nhận diện vần - Vần ach gồm những âm nào? - Học sinh nhận diện -Gồm âm a và âm ch * Đánh vần và phát âm - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: ach - Giáo viên đánh vần và phát âm từ khoá: Cuốn sách - Giáo viên chỉnh sửa - Học sinh đánh vầncá nhân ,nhóm lớp đọc đồng thanh - Học sinh đánh vần - Cho học sinh ghép vần - Giáo viên cho học sinh ghép vần và tiếng trên bộ chữ - Học sinh ghép vần và ghép tiếng Luyện bảng - Giáo viên viết mẫu tiếng: ach - Giáo viên nhận xét và sửa sai - Học sinh luyện bảng con - Học sinh luyện bảng con Đọc từ ngữ ứng dụng Viên gạch sạch sẽ Kênh rạch cây bạch đàn - Cho 2 - 3 học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng - Giáo viên giải thích nghĩa. - Giáo viên đọc lại - Hướng dẫn học sinh đọc - Học sinh đọc thầm tìm tiếng có vần ach Cá nhân đọc -Học sinh theo dõi -Cá nhân, nhóm lớp đọc đồng thanh Tiết 2: LUYỆN TẬP a) Luyện đọc - Cho học sinh đọc lại toàn bài tiết 1 - Học sinh đọc bài SGK - Học sinh lần lượt đọc: ach , cuốn sách - Cho HS quan sát tranh và 1 em tìm câu ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu - Giáo viên sửa sai - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Học sinh đọc và gạch chân vần mới - Học sinh quan sát tranh và thảo luận - Học sinh đọc - Lớp đọc câu ứng dụng b) Luyện viết - Cho học sinh viết vở tập viết - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết ở vở tập viết ach - cuốn sách - Giáo viên quan sát và uốn nắn những em cầm bút sai hoặc các em ngồi không đúng tư thế - Học sinh luyện viết trong vở tập viết. - Cho học sinh đọc chủ đề luyện nói: c) Luyện nói - HS nêu chủ đề luyện nói GV nêu một số câu hỏi gợi ý Cho học ssinh thảo luận cặp đôi - Có thể cho HS quan sát 1 số sách vở được giữ gìn sạch đẹp của các bạn trong lớp ? -HS quan sát tranh và thảo luận nhóm và lên giới thiệu trước lớp quyển sách , quyển vở đẹp đó . - Em đã làm gì để giữ gìn sách vở - Giữ gìn sách vở - Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm - Đại diện nhóm lên luyện nói theo chủ đề - Các bạn khác nhận xét và bổ sung - Giáo viên nhận xét 4. Củng cố: - Cho học sinh nhắc lại nội dung bài - Tìm từ chứa vần mới. - Học sinh đọc lại bài 5. Dặn dò: - Về ôn lại bài Đạo đức LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY CÔ GIÁO I. Mục tiêu: - HS hiểu thầy giáo cô giáo là những người không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ em .Vì vậy các em cần lễ phép , vâng lời thầy giáo cô giáo - HS biết lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo - Lòng say mê môn học. II.Đồ dùng dạy học: - GV: Bút chì màu - HS:Tranh bài tập 2 phóng to III. Các hoạt động dạy-học: 1.Ổn định tổ chức: lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Giới thiệu bài HĐ1 Hướng dẫn học sinh ôn bài Học sinh làm bài tập 3 - GV kể 1 , 2 tấm gương của các ban trong lớp , trong trường - Cho HS nhận xét : Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo HĐ 2: thảo luận nhóm theo bài tập 4 - GV chia nhóm và nêu yêu cầu - Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép , chưa vầng lời thầy giáo cô giáo GV nhận xét chỉnh sửa - GV kết luận : Khi bạn em chưa lễ phép , chưa vâng lời thầy giáo cô giáo,em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy GV nhận xét HĐ3 : HS vui múa hát về chủ đề : “Lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo” 4.Củng cố: - GV nhận xét giờ liên hệ giáo dục HS. 5.Dặn dò: - Về nhà thực hành tốt bài học. - Một số HS kể trước lớp - Cả lớp trao đổi và nhận xét , bổ xung - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Các nhóm thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày - Cả lớp trao đổi nhận xét - HS vui múa hát về chủ đề : “Lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo” - HS đọc 2 câu thơ cuối bài -Cả lớp đọc đồng thanh Chiều Thể dục BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu: - Ôn hai động tác thể dục đã học . Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức đã có sự chủ động. - Điểm số hàng dọc theo tổ Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng. - Lòng say mê môn học. II. Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường . Dọn vệ sinh nơi tập. - GV chuẩn bị 1 còi và ô chuẩn bị cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1.Ổn định tổ chức:Lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: a.Phần mở đầu - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học từ học kì 2 - GV nên để cán sự tập hợp lớp trước đó giáo viên chỉ đạo giúp đỡ - GV cho HS khởi động b.Phần cơ bản * Ôn hai động tác thể dục đã học : -GV nhận xét sửa chữa những động tác sai Lần 1, GV hô nhịp kết hợp làm mẫu Lần 2 chỉ hô không làm mẫu -Lần 3 đến lần 5 GV tổ chức thi dưới dạng cho tong tổ trình diễn - GV nhận xét uốn nắn động tác sai cho HS tập lần 2 * Động tác chân 4, 5 lần - GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích và cho HS tập bắt chước - GV nhận xét uốn nắn động tác sai cho HS tập lần 2 - Ôn 2 động tác vươn thở và tay - GV quan sát sửa sai c. Phần kết thúc - Trò chơi nhảy ô tiếp sức - GV hướng dẫn trò chơi và tóm tắt lại cách chơi - Cho HS chơi thử 1 lần 4.Củng cố: - GV cho HS tập các động tác hồi sức - Đi theo nhịp và hát .Trò chơi hồi tĩnh - GV cùng HS cùng hệ thống bài học . 5.Dặn dò: -Về các em luyện tập thường xuyên. -Học sinh lắng nghe Lớp trưởng tập hợp báo cáo sĩ số * Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp -Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên -Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu + Chơi trò chơi: múa hát tập thể -Học sinh tập lại 3 đến 5 lần - HS thực hành tập theo sự hướng dẫn của GV - HS thực hành tập theo sự hướng dẫn của GV - HS thực hành tập 2, 3 lần - HS thực hành chơi trò chơi dưới sự chỉ đạo của GV Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố cách đọc và viết vần, chữ “ach”. - Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “ach”. - Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy-học: - Hệ thống bài tập. Bộ đồ dùng dạy học TV. - Vở bài tập toán + bảng con III. Các hoạt động dạy- học: 1.Ổn địnhtổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài Ôn và làm bài tập Đọc: - Gọi HS yếu đọc lại bài: ach. - Gọi HS đọc thêm: sạch sẽ, bạch đàn, lạch bạch,… Viết: - Đọc cho HS viết: ach, sạch sẽ, bạch đàn, viên gạch, gạch xoá. *Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá giỏi): - Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần ach. Cho HS làm vở bài tập trang 82: Hướng dẫn HS yếu đánh vần để đọc được tiếng, từ cần nối. - GV giải thích một số từ mới: lạch bạch, mời khách và câu: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.. * Học sinh viết vở - GV chữa bài - Thu và chấm một số bài. 4. Củng cố: - Cho học sinh thi đọc - Nhận xét giờ học . 5.Dặn dò: - Về nhà xem lại bài. - Đọc bài: ach. -Viết : ach, cuốn sách, viên gạch. - HS đọc bài - HS viết bảng con - HS tìm từ mới - HS khác nhận xét, bổ sung - HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền âm. Học sinh lắng nghe - HS đọc từ cần viết sau đó viết vở 1 dòng sạch sẽ 1 dòng bạch đàn Nối Mẹ tôi mời khách uống nước Những cây bạch đàn lớn rất nhanh Điền: ach Con vịt lạch bạch nhà sạch thì mát Bát sạch ngon cơm l Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn. Hoạt động tập thể TRÒ CHƠI NHẢY Ô I.Mục tiêu: - Nhằm rèn luyện sức mạnh chân, sức bật của cổ chân, bàn chân và sự khéo léo, linh hoạt. II.Chuẩn bị: - Kẻ 1 – 4 tập hợp các ô vuông hoặc chữ nhật có mỗi cạnh 0,5 m – 0,6 m hoặc một cạnh 0,4 m và cạnh kia 0,6 m. - Mỗi tập hợp ô gồm 7 – 15 ô và được bố trí xen kẽ nhau cứ một ô đứng lẻ thì tiếp theo là một cặp 2 ô đứng liền nhau theo chiều ngang, Cách ô thứ nhất 0,4 m – 0,6 m kẻ một vạch xuất phát, cách ô cuối cùng về phía trước kẻ một vạch đích. Có thể lợi dụng các viên gạch vuông để kẻ các ô trên. - Tùy theo số lượng HS và số lượng tập hợp các ô để tập hợp các HS thành một hành dọc ở sau vạch xuất phát. III.Các hoạt động dạy-học: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: * GV hướng dẫn cách chơi: - Lần lượt từng em nhảy bật bằng 2 chân từ vạch xuất phát vào ô thứ nhất, sau đó bật 2 chân rồi đặt chân phải vào ô số 3, chân trái vào ô số 2. - Tiếp theo lại bật 2 chân sau đó chụm chân tiếp đất ở ô số 4 và cứ tiếp tục lần lượt như vậy cho đến khi nhảy qua vạch đích, thì đi vòng về phía vạch xuất phát và tập hợp vào cuối hàng chờ đến lượt nhảy sau. - Khi em số 1 nhảy vào ô số 4, thì em số 2 bắt đầu nhảy vào ô số 1, cứ như vậy có thể 2 -3 em cùng nhảy bật ở các ô khác nhau. - Có thể tổ chức cho các em chơi dưới dạng tiếp sức giữa 2 số trở lên bằng cách khi số 1 nhảy đến ô số 7 thì nhảy quay 3600 lại phía sau rồi lại nhảy lần lượt về đến vạch xuất phát và đưa tay chạm tay bạn số 2. - Bạn số 2 lại nhảy như bạn số 1 và trò chơi cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào nhảy xong trước, ít phạm quy hàng đó thắng cuộc. * GV nói rõ các trường hợp phạm quy: - Chưa có lệnh đã nhảy. - Bạn nhảy trước chưa về đến vạch xuất phát, bạn sau đã nhảy. - Không nhảy đúng theo các ô quy định. * GV làm mẫu: * Cho HS thực hành: * GV nhận xét, chỉnh sửa. 4.Củng cố: - Cho HS thi nhảy nhanh, không phạm quy. - GV nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: - Về nhà thực hành trò chơi. - HS chú ý lắng nghe. Học sinh theo dõi - HS theo dõi. - HS tập chơi 1 – 2 lần. - HS tiếp tục chơi. - HS thi theo nhóm. Thứ ba ngày 7 tháng 1 năm 2014 Sáng Toán PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3 I. Mục tiêu: - Giúp HS biết làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 20 - Tập cộng nhẩm dạng 14 +3,ôn tập củng cố lại phép cộng trong phạm vi10 - Lòng say mê học Toán. II. Đồ dùng dạy- học: -GV: Bộ đồ dùng dạy toán giáo viên và học sinh , phiếu làm nhóm - HS:Các bó chục que tính và các que tính rời . III. Các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định tổ chức: lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Giới thiệu cách làm tính cộng dạng : 14 + 3 - GV hướng dẫn HS thao tác trên que tính. - GV hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? - GV thể hiện ở trên bảng có 1 bó 1 chục viết 1 chục ở cột chục 4 que rời viết 4 ở cột đơn vị thêm 3 que rời viết 3 dưới 4 ở cột đơn vị - GV hướng dẫn cách đặt tính theo cột dọc : Viết 14 rồi viết 3 sao cho 3 thẳng cột với 4 . viết dấu + chấm kẻ gạch ngang dưới 2 số đó . Tính từ phải sang trái Chục Đơn vị 1 4 14 - 4 cộng 3 bằng 7 viết 7 + + 3 3 - Hạ 1 , viết 1 1 7 17 14 + 3 bằng 17 2.Thực hành Bài 1 : HS thực hành cách cộng Bài 2 : Tính - GV cho HS thảo luận nhóm trên phiếu học tập - GV nhận xét và đánh giá Bài 3 : Điền số thích hợp vào ô trống theo mẫu : GV cho HS chơi trò chơi theo đội 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ . 5.Dặn dò: - Về nhà ôn bài. - HS lấy 14 que tính rồi lấy thêm 3 que tính rời nữa - HS có thể đếm số que tính - HS đặt bó 1 chục que tính ở bên trái và 4 que tính rời ở bên phải lấy thêm 3 que tính nữa rồi dặt ở dưới 4 que rời - HS gộp 4 que tính rời với 3 que tính rời ta được 7 que tính rời có 1 chục và 7 que tính là 17 que tính - HS luyện bảng con. 14 15 13 11 16 12 + + + + + + 2 3 5 6 1 7 16 18 18 17 17 19 - HS làm nhóm . N 1 : 12 + 3 = 15 N2: 12+ 6= 18 14 + 4= 18 12+ 2= 14 N3: 13+ 0= 13 10+ 0 =10 - Đại diện nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét và bổ xung - HS chơi trò chơi theo 2 đội các bạn khác cổ động viên Học vần( 2 tiết ) BÀI 82: ICH - ÊCH (Có tích hợp nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường - mức độ tích hợp: khai thác gián tiếp) I.Mục tiêu: - Đọc và viết được:ich , êch , tờ lịch , con ếch. Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chúng em đi du lịch( phần luyện nói giảm 1 đến 3 câu hỏi) - HS yêu thích chú chim sâu có ích cho môi trường thiên nhiên và cuộc sống. * Học sinh yêu thích chú chim sâu có ích cho môi trường thiên nhiên và cuộc sống II. Đồ dùng dạy-học: - Bộ đồ dùng học vần giáo viên và học sinh - Tranh SGK, Bảng con. Vở bài tập tiếng việt III. Các hoạt động dạy-học: 1.Ổn định tổ chức: Lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ - Cho học sinh đọc và viết các từ ứng dụng - Học sinh viết bảng - Giáo viên nhận xét - Học sinh đọc 3. Bài mới: Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh tìm ra vần mới ich - êch - Giáo viên đọc - Học sinh quan sát tranh thảo luận tìm ra vần mới - Học sinh đọc a. Dạy vần:ich * Nhận diện - Vần ich gồm những âm nào? -Học sinh nhận diện -Gồm âm i và âm ch Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: ich - Giáo viên đánh vần và phát âm từ khoá: i- chờ- ich lờ - ich - lich - nặng- lịch tờ lịch - Giáo viên chỉnh sửa Giáo viên cho học sinh ghép vần và tiếng trên bộ chữ. - Học sinh đánh vần -Học sinh đánh vần đọc trơn -Cá nhân ,nhóm , lớp đọc đồng thanh -Học sinh ghép vần và ghép tiếng b.Dạy vần : êch Vần ếch gồm những âm nào? Gồm âm ê và âm ch Cho học sinh so sánh vần êch với ich? Giống: Đều kết thúc bằng ch Khác: vần êch có âm êch có âm ê,ich có âm i Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần :êch -Học sinh đánh vần Giáo viên đánh vần và phát âm từ khoá êch – con ếch - Giáo viên chỉnh sửa - Học sinh đánh vần và đọc trơn êch , con ếch Giáo viên cho học sinh ghép vần và tiếng trên bộ chữ Giáo viên viết từ ứng dụng lên bảng Vở kịch mũi hếch Vui thích chênh chếch Giáo viên đọc mẫu một lượt rồi giải thích cho học sinh hiểu Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài -GV quan sát chỉnh sửa - Học sinh ghép vần và ghép tiếng trên bộ chữ Học sinh đọc thầm -lên bảng gạch chân tiếng có vần ich, êch Cá nhân, nhóm, lớp đọc đồng thanh . *Luyện viết bảng: -GV viết mẫu : ich, êch, tờ lịch, con ếch -Hướng dẫn viết GV quan sát chỉnh sửa -Củng cố : Nhận xét giờ học Học sinh viết bảng con theo sự hướng dẫn của giáo viên Tiết 2: LUYỆN TẬP a) Luyện đọc - Cho học sinh đọc lại toàn bài tiết 1 - Học sinh đọc bài SGK - Học sinh lần lượt đọc thầm đoạn thơ ứng dụng tìm tiếng có từ mới học : Chích , rích , ich , - Cho học sinh quan sát tranh và 1 em tìm câu ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu - Giáo viên sửa sai - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Học sinh đọc và gạch chân vần mới - Học sinh quan sát tranh và thảo luận - Học sinh đọc - Lớp đọc câu ứng dụng - HS kuyện đọc toàn bài SGK b) Luyện viết Cho học sinh viết vở tập viết -Học sinh luyện viết trong vở tập viết ; ich, êch, tờ lịch, con ếch. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết ở vở tập viết ich , êch , tờ lịch , con ếch - Giáo viên quan sát và uốn nắn những em cầm bút sai hoặc các em ngồi không đúng tư thế c) Luyện nói - Cho học sinh đọc chủ đề luyện nói: Gợi ý: tranh vẽ gì ? Ai đã được đi du lịch với gia đình hoặc với nhà trường - Khi đi du lịch các em thường mang những gì -Kể tên những chuyến đi du lịch mà em đã được đi Giáo viên nhận xét 4.Củng cố: *Giáo dục học sinh yêu thích chú chim sâu vì nó cóích cho môi trường thiên nhiên và cuộc sống - Cho học sinh nhắc lại nội dung bài. 5.Dặn dò: - Nhắc HS về nhà ôn bài. - Chúng em đi du lịch - Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm - Đại diện nhóm lên luyện nói theo chủ đề - Các bạn khác nhận xét và bổ sung Chiều Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố cách đọc và viết vần, chữ “ich, êch” - Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “ich, êch” - Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy-học: - Hệ thống bài tập, bộ đồ dùng dạy học TV. - Vở bài tập tiếng việt + bảng con III. Các hoạt động dạy- học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ - Đọc bài: ich, êch. - Viết : ich, êch, tờ lịch, con ếch. GV nhận xét cho điểm 3.Bài mới: Ôn và làm vở bài tập Đọc: - Gọi HS yếu đọc lại bài: ich, êch. - Gọi HS đọc thêm: tích tắc, có ích, cái tích, cái phích, nhảy xếch, cười hềnh hệch, trằng bệch… Viết bảng con - Đọc cho HS viết: ich, it, êch, êt, vở kịch, mũi hếch, vui thích, chênh chếch, trắng bệch, cái phích. *Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá giỏi): - Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần ich, êch. Cho HS làm vở bài tập trang 83: Hướng dẫn HS yếu đánh vần để đọc được tiếng, từ cần nối. - Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích một số từ mới: ngôi lệch, chênh chếch. * Viết vở: Viết 1 dòng vở kịch 1 dòng mũi hếch -GV hướng dẫn HS cách cầm bút , đặt vở , tư thế ngồi …. - Thu và chấm một số bài. -Nhận xét tuyên dương những em viết dúng, đẹp 4. Củng cố: - Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn. - GV phân chia nhóm thắng cuộc - Nhận xét giờ học . 5.Dặn dò: - Về ôn lại bài. - HS đọc - 2 HS viết bảng lớp, HS khác viết bảng con - HS đọc bài - HS viết bảng con - HS tìm từ HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền âm. Nối các từ sau Các anh chị diễn kịch rất hay Mũi cu tí hơi hếch ánh nắng chiếu chênh chếch - HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách. -Học sinh lắng nghe -HS thi đua giữa các nhóm Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - HS tiếp tục làm quen với tính cộng không nhớ trong phạm vi 20 - Biết cách cộng nhẩm dạng 14 +3 - Lòng say mê học Toán. II. Đồ dùng dạy-học: -GV: Que tính, phiếu học tập -HS: Vở bài tập toán +bảng con III. Các hoạt động dạy- học: 1.Ổn định tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra VBT của HS 3. Bài mới - GV hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: GV yêu cầu HS nêu Yêu cầu của bài - Gọi HS lên bảng GV đọc phép tính HS viết rồi làm bài (chú ý viết thẳng hàng) - GV nhận xét cho điểm Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài rồi cho HS làm bài theo nhóm 2 nhóm) - GV phát phiếu đã vẽ sẵn bài - GV nhận xét, chấm điểm theo nhóm Bài 3: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài rồi làm bài vào VBT - GV thu VBT chấm điểm - Gọi một số em nêu kết quả Kết quả là: H1: 12, 5, 17 H2: 13, 4, 17 H3: 14, 3, 17 - GV nhận xét bài làm và yêu cầu em nào sai chữa bài. - HS nêu yêu cầu - Từng nhóm 5 HS lên bảng làm bài 14 12 11 15 12 + + + + + 5 3 6 4 5 19 15 17 19 17 16 13 17 18 11 + + + + + 3 6 2 1 3 19 19 19 19 14 - HS khác nhận xét - HS làm bài theo nhóm - Từng nhóm trình bày kết quả - Nhóm bạn nhận xét - HS đọc yêu cầu - Làm bài vào VBT - HS nêu kết quả 4. Củng cố: - Nhận xét học. 5.Dặn dò: - Về nhà xem lại bài. Đạo đức LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Học sinh tiếp tục ôn lại bài học buổi sáng, để thấy rõ được Thầy, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. - HS biết lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo. - Giáo dục học sinh ham thích môn học II. chuẩn bị: - Tranh trong sách giáo khoa. - BT3, BT4 III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Cần làm gì khi gặp thầy, cô giáo ? - GV nhận xét bổ sung 3. Bài mới: Hoạt động 1: HS làm BT3 GV kể 1, 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo BT4 GV chia nhóm và nêu yêu cầu Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy, cô giáo ? GV KL: Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy cô giáo em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy. Hoạt động 3: 4. Củng cố: -Một số HS đọc 2 câu thơ cuối bài, - Cả lớp đọc bài. - Nhận xét giờ 5.Dặn dò: - Về ôn lại bài. -Học sinh lắng nghe -Học sinh lắng nghe -Một số HS kể trước lớp -Cả lớp trao đổi -Cả lớp nhận xét. Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép và vâng lời thầy, cô giáo ? -Các nhóm thảo luận -Đại diện từng nhóm trình bày -Cả lớp trao đổi, nhận xét. HS vui múa hát về chủ đề: Lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo. -HS đọc 2 câu thơ cuối bài Thứ tư ngày 8 tháng 1 năm 2014 Sáng Học vần (2 tiết) BÀI 83: ÔN TẬP I.Mục tiêu: - HS nắm được cấu tạo của các vần có kết thúc bằng âm “ c, ch”. - HS đọc, viết thành thạo các âm, tiếng, từ có các vần cần ôn,đọc đúng các từ, câu ứng dụng. Tập kể chuyện : “Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng ”theo tranh -Phần kể chuyện chưa yêu cầu học sinh kể toàn bộ câu chuyện - Biết yêu quý những ngưòi tốt bụng, sống tốt bụng. II. Đồ dùng dạy-học: -GV: Tranh minh hoạ câu chuyện: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng. -HS : SGK ,Bảng con VBTTV III. Các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định tổ chức :Lớp hát 2 Kiểm tra bài cũ - Đọc bài: ich, êch. - Đọc SGK. - Viết: ich, êch, vở kịch, chênh chếch. -GV nhận xét cho điểm -Viết bảng con. 3.Bài mới :Giới thiệu bài - Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài. -Nắm yêu cầu của bài. a) Hướng dẫn học sinh ôn tập - Trong tuần các con đã học những vần nào? -Vần: ăc, âc, oc, ôc, uc, ưc, ac, ach.… - Ghi bảng. -Học sinh theo dõi. - So sánh các vần đó. -Đều có âm c, ch ở cuối, khác nhau ở âm đầu vần. - Ghi bảng ôn tập gọi HS ghép tiếng. -Ghép tiếng và đọc. b) Đọc từ ứng dụng - Ghi các từ ứng dụng, Thác nước chúc mừng ích lợi Gọi HS xác định tiếng có vần đang ôn, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới . -Cá nhân theo dõi rồi tìm từ mới -Cá nhân đọc ,nhóm, lớp đọc đồng thanh - Giải thích từ: thác nước, ích lợi. * Nghỉ giải lao giữa tiết. -Học sinh theo dõi c) Viết bảng - GV viết mẫu: thác nước, chúc mừng, ích lợi -GV hướng dẫn học sinh về độ cao, khoảng cách giữa các con chữ Gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút. -Quan sát để nhận xét về các nét, độ cao… -Hướng dẫn quy trình viết. -Gv quan sát xem em nào viết chưa đúng giáo viên sửa chữa ngay để giờ viết vở được tốt -Luyện viết bảng. Tiết 2 * Luyện tập a)Luyện đọc bảng lớp - Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự. -Cá nhân, nhóm ,lớp đọc đồng thanh * Luyện đọc câu: - Treo tranh,vẽ gì? -GV ghi câu ứng dụng Đi đến nơi nào….Con đường bớt xa Gọi HS khá giỏi đọc câu. -Hai bạn nhỏ đang chào bà cụ -Cá nhân đọc Gọi HS xác định tiếng có chứa vần đang ôn, đọc tiếng, từ khó. -Tiếng: trước, bước, lạc. - Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ. -Cá nhân nhóm, lớp đọc đồng thanh * Luyện đọc SGK - Cho HS luyện đọc SGK. GV quan sát chỉnh sửa - Cá nhân,nhóm ,lớp đọc đồng thanh * Nghỉ giải lao giữa tiết. Kể chuyện -Cho HS quan sát tranh GV đọc cho HS nghe toàn bộ nội dung câu chuyện một lượt , - GV tóm tắt nội dung chuyện -GV gợi ý đưa ra một số câu hỏi để HS trả lời theo nội dung từng bức tranh -Theo dõi kết hợp quan sát tranh. -HS trả lời theo gợi ý của giáo viên -GV nhận xét chỉnh sửa -Nêu ý nghĩa câu chuyện -Người tốt bụng bao giờ cũng gặp điều may * Luyện viết vở - Hướng dẫn HS viết vở Lưu ý :cách ngồi cầm bút, đặt vở của học sinh - Nhận xét bài viết tuyên dương một số bài viết đúng, đẹp. 4. Củng cố: - Nêu lại các vần vừa ôn. - Nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: - Về nhà đọc lại bài. - Luyện viết vở - Rút kinh nghiệm bài viết sau Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng và tính nhẩm - HS biết cách làm toán nhanh, chính xác - Lòng say mê học Toán. II. Đồ dùng dạy- học: -GV:-Bộ đồ dùng dạy toán giáo viên và học sinh , phiếu học tập -HS: SGK , vở bài tập toán III. Các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định tổ chức:Lớp hát 2.Bài cũ 12 + 1= 13 16+ 2=18 13 + 3=16 15 +0=15 - Giáo viên nhận xét cho điểm 3. Bài mới a) Giới thiệu bài b) Luyện tập Bài 1 : Đặt tính rồi tính 12 + 3 , 11 + 5 , 12 + 7 , 16 + 3 13 + 4 , 16 + 2 , 7 +2 , 13 + 6 -GV nhận xét chỉnh sửa Bài 2 : Tính nhẩm : -GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp 15 + 1=16 , 10 + 2=10 14 + 3=17 13 + 5=18 , 18 + 1=19 , 12 + 0 =12 13+ 4 =17 , 15 + 3 =18 GV nhận xét cho điểm Bài 3 : Tính: GV cho HS thảo luận theo nhóm 10 + 1 + 3 =14 , 14 + 2 +1=17 11 +2 +3 =16 , 16 + 1 +2 =19 - GV nhận xét và đánh giá Bài tập 4 : Nối theo mẫu : GV cho HS chơi trò chơi thi theo 2 tổ - GV nhận xét đánh giá 4. Củng cố - GV nhận xét giờ học 5.Dặn dò - Về nhà ôn lại bài . - Hai HS lên chữa bài tập HS Luyện bảng con - HS thảo luận theo cặp - Một số cặp lên trình bày trước lớp 1 bạn hỏi 1 bạn nêu kết quả - HS thảo luận theo nhóm viết vào phiếu học tập - Đại diện nhóm lên trình bày - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung - HS chơi trò chơi theo 2 tổ các bạn khác cổ động viên Chiều Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố cách cộng (không nhớ) trong phạm vi 20, cộng nhẩm dạng 14 + 3. - Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng không n

File đính kèm:

  • docxGiao an lop 12 buoiTuan 20.docx
Giáo án liên quan