Học vần
BÀI 39: AU- ÂU
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được cấu tạo vần au,âu ,cây cau, cái cầu.
- Đọc và viết được : au , âu, cây cau cái cầu
- Đọc được từ ứng dụng rau cải, lau sậy, châu chấu, sáo sậu và các câu ứng dụng (Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề ) Bà cháu
- Học sinh yêu thích môn học .
II.Đồ dùng dạy- học:
- GV : Bộ đồ dùng dạy học vần ,tranh minh họa sách giáo khoa .
- HS : Bộ đồ dùng học vần , bảng con .
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án 2 buổi tuần 10 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013
Sáng Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
………………………………………………
Học vần
BÀI 39: AU- ÂU
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được cấu tạo vần au,âu ,cây cau, cái cầu.
- Đọc và viết được : au , âu, cây cau cái cầu
- Đọc được từ ứng dụng rau cải, lau sậy, châu chấu, sáo sậu và các câu ứng dụng (Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề ) Bà cháu
- Học sinh yêu thích môn học .
II.Đồ dùng dạy- học:
- GV : Bộ đồ dùng dạy học vần ,tranh minh họa sách giáo khoa .
- HS : Bộ đồ dùng học vần , bảng con .
III.Các hoạt động dạy- học :
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc bài 38 : eo , ao
- GV đọc yêu cầu học sinh viết .ngôi sao.
- Nhận xét , ghi điểm .
3. Bài mới:Giới thiệu bài . ( trực tiếp )
a. Vần au .
* Nhận diện vần .
ghi vần au , cho học sinh nhận diện vần .
H : vần au có mấy âm ghép lại ? nêu vị trí các âm ?
- Cho học sinh đánh vần đọc .
- Chỉnh sửa phát âm cho học sinh .
Ghép tiếng, đọc tiếng, từ có vần au .
- Có vần au các em ghép thêm âm c đứng trước vần au xem được tiếng gì ?
- Cho học sinh đánh vần , đọc tiếng rau .
Đọc mẫu : cờ – au – cau .
- Giới thiêu từ : cây cau ( cho học sinh quan sát trực quan nêu từ cây cau
- Cho học sinh đọc kết hợp
au – cau – cây cau .
b. Vần âu . ( qui trình tương tự )
- Cho học sinh nhận diện ,ghép vần , tiếng , đọc : âu – cầu – cái cầu .
* So sánh vần au với âu .
H : Hôm nay các em học vần gì ? Em hãy so sánh 2 vần đó ?
c. Đọc từ ứng dụng .
- GV ghi các từ ứng dụng lên bảng .
Rau cải châu chấu
Lau sậy sáo sậu
- Khuyến khích học sinh tìm nhanh vần mới trong các từ ứng dụng .
- Cho học sinh đọc các từ ứng dụng .
- Giải thích các từ ngữ .
- GV nhận xét chỉnh sửa
d.Tập viết :
- Hướng dẫn qui trình viết kết hợp viết mẫu lên bảng :
au , âu , cây cau , cái cầu .
- Cho học sinh viết vào bảng con .
- Nhận xét, hướng dẫn học sinh chỉnh sửa chữ viết .
* Nhận xét tiết học – nêu yêu cầu tiết 2 .
- 2-3 hs đọc bài
- Cả lớp viết vào bảng con .
- Chú ý lắng nghe .
- Vần au có 2 âm ghép lại , âm a đứng trước , âm u đứng sau .
- Đọc cá nhân , nhóm
- Ghép tiếng : cau .
- Đánh vần , đọc trơn .
- Quan sát tranh nêu từ cây cau .
- Đọc cá nhân , nhóm .
- HS thực hiện tương tự qui trình vần au .
+ Giống nhau : đều kết thúc bằng âm : u .
+ Khác nhau : vần au bắt đầu bằng a, vần âu bắt đầu bằng â .
- Lớp đọc thầm
- 2 học sinh thi đua tìm và gạch chân vần mới trên bảng .
- Đọc cá nhân , nhóm
- Lớp đọc đồng thanh.
- Nắm vững qui trình viết .
- Tập viết vào bảng con , chỉnh sửa chữ viết .
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
* Luyện tập
a. Luyện đọc bài tiết 1 .
- Cho học sinh luyện đọc cá nhân , nhóm.
- Chỉnh sửa phát âm cho học sinh b.Luyện đọc câu ứng dụng .
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ sách giáo khoa , nhận xét .
- Cho học sinh đọc câu ứng dụng .
- GV đọc mẫu .
- Đọc toàn bài .
- Cho học sinh đọc cá nhân , nhóm , cả lớp .
c. Luyện viết .
- HD viết bài vào vở tập viết :
au ,âu , cây cau , cái cầu .
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi , cách trình bày bài viết
- Cho học sinh viết bài vào vở .
- Quan sát , hướng dẫn thêm cho hs yếu , động viên các em hoàn thành bài viết .
d.Luyện nói .
- Cho học sinh đọc tên bài luyện nói .
* Gợi ý :
H : Trong tranh em thấy có những ai ?
H : Bà và cháu đang làm gì ?
H : ở nhà bà thường dạy bảo cho em những gì ?
GV : Để bà được vui lòng em phải học tập thật giỏi và vâng lời mọi người .
- HD học sinh luyện tập cách nói , diễn đạt trôi chảy trước lớp các ý kiến của mình .
4. Củng cố:
- Cho học sinh đọc toàn bài .
- nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh ôn bài .
- Đọc cá nhân , nhóm
- Nhận xét bạn đọc , giúp bạn chỉnh sửa cách đọc .
- Quan sát nhận xét tranh : Trong tranh có chú chim đang đậu trên cây,cành cây có rất nhiều quả chín .
- Đọc câu ứng dụng : Đọc cá nhân , nhóm
- 2-5 học sinh đọc toàn bài .
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần .
- HS sử dụng vở tập viết .
- Viết bài vào vở tập viết .
- HS đọc tên bài luyện nói : Bà cháu .
Có bà và hai cháu
- Bà đang kể chuyện cho cháu nghe
- Bà dạy em phải ngoan , lễ phép với người trên
- Học sinh lắng nghe
- Thi đọc cá nhân
………………………………………..
Đạo đức
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ
I.Mục tiêu:
- Với anh chị phải lễ phép, với em nhỏ phải nhường nhịn. Biết lễ phép và nhường nhịn
- Tự giác thực hiện lễ phép và nhường nhịn
- Rèn học sinh có ý thức kính trọng người trên và nhường nhịn em nhỏ.
II.Đồ dùng dạy- học:
- GV:Tranh bài tập 3,tranh sách giáo khoa
- HS : Vở bài tập đạo đức
III.Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gia đình em có anh hay chị?
- Đối với anh chị em cần cư xử như nào?
- Với em nhỏ cần làm gì?
-GV nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu ghi đầu bài
a) Làm bài tập 3
- Nhận biết việc làm đúng sai.
Cách tiến hành:
- Treo tranh bài 3, giải thích cách làm. Gọi HS làm mẫu.
- Vì sao em lại nối tranh đó với chữ Không nên hay nên?
Chốt: Nêu lại các cách nối đúng.
b) HS đóng vai
- Chia nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo các tình huống của bài tập 2.
- Gọi các nhóm lên đóng vai trước lớp
Chốt: là anh chị phải nhường nhịn em nhỏ, là em thì cần lễ phép vâng lời anh chị
c) Liên hệ
- Kể các tấm gương về lễ phép với anh
chị, nhường nhịn em nhỏ?
- Em đã biết nhường nhịn em nhỏ hay lễ phép với anh chị như thế nào?
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà thực hiện theo điều đã học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh trả lời
- Học sinh lắng nghe
- HS đọc đầu bài
- Hoạt động cá nhân
- Theo dõi nắm cách làm sau đó làm bài và chữa bài.
- Vì bạn nhỏ trong tranh không cho em chơi chung
- Hoạt động nhóm
- Thảo luận và đưa ra cách giải quyết của nhóm.
- Theo dõi và nhận xét cách cư xử của nhóm bạn.
- Tự nêu tấm gương mà mình biết
- Tự nêu bản thân.
……………………………………………
Chiều Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Học sinh tiếp tục ôn lại cách đọc và viết vần, chữ “au, âu”
- Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “au, âu”
- Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt
II.Đồ dùng dạy- học:
- GV : Hệ thống bài tập. Trnh vẽ các bài tập
- HS : Vở bài tập tiếng việt, bảng con.
III.Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: au, âu
- Viết: au, âu, rau cải, lau sậy
- GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới: Ôn và làm VBT
Đọc:
- Gọi HS yếu đọc lại bài: au, âu
- Gọi HS đọc thêm: mưa mau, bãi sau, ba phơi cau, cháu bé, bồ câu, sâu rau, dưa hấu.
Viết:
- Đọc cho HS viết : au , ua, âu, ây, uôi, ươi, ui, ưi, cây cau, cái cầu, lá rau, củ ấu, quả bầu
* Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá giỏi)
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần au, âu.
- Cho HS làm VBT
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền âm.
- Hướng dẫn HS yếu đánh vần để đọc được tiếng, từ cần nối
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và GV giải thích một số từ mới: rau má, trái sấu, lá trầu
- HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách.
- Thu và chấm một số bài
4. Củng cố:
- Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về tìm thêm tiếng có vần au, âu qua sách báo, xem trước bài giờ sau.
- 5 em đọc
- Lớp viết bảng con
- Cá nhân , nhóm đọc
- Học sinh viết bảng con
- Nối các tiếng tạo thành từ
Củ ấu, quả bầu, bó rau, lá trầu
- Học sinh đọc các từ vừa nối
- Học sinh viết vở : 1 dòng lau sậy
dòng châu chấu
- Học sinh lắng nghe
………………………………………………………..
Thể dục
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I.Mục tiêu:
- Ôn một số động tác thể dục RLTTCB đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác chính xác hơn giờ trước
- Học đứng kiễng gót, hai tay chống hông.
-Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
- Rèn cơ thể khỏe mạnh
II.Đồ dùng dạy-học :
- Trên sân trường , dọn vệ sinh nơi tập, còi
III.Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a) Phần khởi đầu
- GV tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- Cho HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 30 – 40m
- GV theo dõi nhận xét
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
- Ôn trò chơi “ Diệt các con vật có hại”
GV hướng dẫn cách chơi, sau đợt chơi GV nhận xét tuyên dương
b) Phần cơ bản
- Ôn phối hợp : Đứng đưa 2 tay ra trước , 2 tay dang ngang.
- Đứng đưa 2 tay ra trước , 2 tay lên cao
- Đứng đưa 2 tay dang ngang, đưa 2 tay lên cao chếch chữ V.
- Đứng kiễng gót chân 2 tay chống hông.
- Trò chơi “ Qua đường lội”
GV quan sát nhận xét
c) Phần kết thúc
- Cho HS đứng vỗ tay hát
- Cho HS chơi trò chơi hồi tĩnh .
4. Củng cố:
- GV hệ thống lại bài học, nhận xét giờ.
5. Dặn dò:
- Giao việc về nhà.
- HS tập hợp 2 hàng dọc và báo cáo sĩ số, nghe GV phổ biến yêu cầu
- HS thực hành theo hướng dẫn của cô giáo.
- HS thực hành
- HS chơi trò chơi.
- Học sinh thực hành
- Lớp đứng vỗ tay hát
Hoạt động tập thể
TRÒ CHƠI: ĐỨNG, NGỒI THEO LỆNH
I. Mục tiêu:
- Thông qua trò chơi nhằm rèn luyện khả năng tập trung chú ý và phản ứng nhanh.
- HS tham ra vào trò chơi nhiệt tình.
- Lòng say mê môn học.
II.Đồ dùng dạy-học:
- Sân chơi, còi.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Ổn định tổ chức: Lớp hát
2. Kiểm trabài cũ:
- GV kiểm tra sân bãi
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
- GV phổ nội dung giờ học
- Cho HS tập hợp 2 hàng dọc, em nọ cách em kia 0,8 – 1m
- GV gọi tên trò chơi:
- Đứng ngồi theo lệnh.
- GV giải thích, hướng dẫn cho HS chơi theo nhịp độ chậm, vừa dùng một tay làm kí hiệu ngồi xuống hoặc đứng lên.
- GV hô nhịp độ chậm sau đó hô nhịp tăng dần rồi hô lặp lại “ngồi !”, “ngồi !” hoặc “đứng !”, “đứng!” để tạo sự hấp dẫn, và sự tập trung chú ý của HS.
- GV có thể dùng còi 1 tiếng thì “ngồi” 2 tiếng thì “đứng”.
- GV đến từng nhóm quan sát uốn nắn thêm.
4.Củng cố:
- GV cho HS tập các động tác hồi tĩnh
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà chơi.
- Học sinh lắng nghe
- HS tập hợp
- HS nghe
- 5 HS lên làm thử.
- HS chơi thật
- HS làm sai phải nhảy cò dò hoặc hát một bài.
- HS chơi theo nhóm do nhóm trưởng điều khiển.
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
Sáng Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố về phép trừ, thực hiện phép trừ trong phạm vi 3
- Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Nhìn tranh tập nêu ra bài toán và biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính trừ.
- Rèn học sinh ham thích học toán .
II. Đồ dùng dạy -học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán . Phấn màu, tranh bài 4;bảng phụ .
- HS: hộp đồ dùng toán 1, bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
3 – 1 …. 1 + 2 0 + 3 … 3 - 1
1 + 1 … 3 – 2 3 - 1 … 3 + 1
Nhận xét cho điểm
3. Bài mới: GV giới thiệu
* Hướng dẫn thực hành .
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài
HS nhẩm kết quả sgk, HS lên bảng làm tiếp sức
HS sửa bài, GV nhận xét tuyên dương
Bài 2 : HS nêu yêu cầu của bài.Phát thẻ cho từng nhóm,yêu cầu thảo luận gắn số vào ô trống
- Chữa bài,gọi nhóm có kết quả đúng lên trước lớp
Bài 3 :.1 HS nêu yêu cầu bài 3
1 HS nêu cách làm.Phiếu như sau :
1…1 = 2 2…1 = 3 1…2 = 3
2…1 = 1 3…2 = 1 3…2 = 1
- Hd làm bài và sửa bài. Treo đáp án đúng
GV nhắc về mối quan hệ của phép cộng và phép trừ
Bài 4 : 1 HS nêu yêu cầu bài 4
- Trước khi viết phép tính ta phải làm gì?
- Gọi HS lên bảng làm
- GV chữa bài:
a) 2- 1=1 b) 3- 2 =1
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
5. Dặn dò:
- Hướng dẫn về nhà ôn bài.
2bạn lên làm bài
3 – 1 3 – 1
1 + 1 > 3 – 2 3 – 1 < 3 + 1
* Tính
HS làm BT 1 tiếp sức theo hai dãy trên bảng
1 + 2 = 3 1 + 2 = 3 1 + 1 + 1 = 3
1 + 3 = 4 3 – 2 = 1 3 – 1 – 1 = 1
- Nhận xét chéo nhóm
* HS thảo luận hỏi đáp tìm số điền vào ô trống
- HS dưới lớp theo dõi sửa bài
* HS khác theo dõi
- Tìm dấu +,-,= điền vào ô trống
- Làm cá nhân
1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3
2 – 1 = 1 3 – 2 = 1 3 – 2 = 1
- Đổi chéo bài dùng bút chì chấm điểm,sửa bài
* HS làm bài 4
- Q/S tranh nêu đề toán,rồi ghi phép tính
- Thảo luận nhóm 4 nêu yêu cầu bài toán ,ghi phép tính
- Các nhóm treo kết quả lên bảng.Nhận xét chéo nhóm
Học vần( 2 tiết)
BÀI 40: IU – ÊU
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo của vần “ iu, êu”,
- Đọc và viết được iu,êu,lưỡi rìu, cái phễu.
- Đọc được từ ứng dụng líu lo, chịu khó,,cây nêu, kêu gọi và câu ứng dụng.
Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.
- Phát triển lời nói theo chủ đề : Ai chịu khó(, phần luyện nói: Giảm 1 đến 2 câu hỏi)
- Học sinh yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV:Bộ đồ dùng dạy học vần . Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói,
- HS:Bộ đồ dùng học vần , bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: au, âu.
- Viết: au, âu, cây cau, cái cầu
- GV nhận xét cho điểm
Bài mới: Giới thiệu bài
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài
a) Dạy vần mới
- Ghi vần: iu và nêu tên vần.
- Nhận diện vần mới học.
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- Muốn có tiếng “ rìu” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “ rìu” trong bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới .
- Đọc từ mới.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ
b. Vần “êu” dạy tương tự
* Nghỉ giải lao giữa tiết
Đọc từ ứng dụng
- Ghi các từ ứng dụng
Líu lo Cây nêu
Chịu khó Kêu gọi
- Gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- Giải thích từ: chịu khó, cây nêu.
* Viết bảng
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- GV nhận xét chỉnh sửa
- Củng cố: Học sinh đọc lại toàn bài
- Đọc SGK
- Lớp viết bảng con
- Nắm yêu cầu của bài
- Theo dõi
- Cài bảng cài, phân tích vần mới.
- Cá nhân, tập thể
- Thêm âm r đứng trước vần iu.
- Ghép bảng cài.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc đồng thanh
- Lưỡi rìu
- Cá nhân, dãy hàng ngang, dọc , đọc
- Lớp đọc thầm
- Tìm tiếng có vần mới
- Cá nhân, nhóm đọc, lớp đọc đồng thanh
- Học sinh theo dõi
- Luyện viết bảng con
- Quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
TIẾT 2
a)Luyện tập
- Luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1
- Đọc từ ứng dụng
- GV nhận xét sửa lỗi phát âm cho học sinh
b) Đọc bảng
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự
- GV nhận xét chỉnh sửa
c) Đọc câu ứng dụng
- Treo tranh.Học sinh quan sát
- Trong tranh vẽ những ai và cây gì?
Ghi câu ứng dụng
HS khá, giỏi đọc câu
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- GV nhận xét chỉnh sửa
d) Đọc SGK
- Cho HS luyện đọc SGK
đ) Luyện nói
- Treo tranh, vẽ gì?
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Nêu câu hỏi về chủ đề
* Trong tranh vẽ những con vật nào?
- Trong số những con vật đó con nào chịu khó?
- Để trở thành con ngoan trò giỏi , chúng ta phải làm gì?
e) Viết vở
- Hướng dẫn HS viết vở
* Lưu ý: Khoảng cách giữa các con chữ cách cầm bút, đặt vở
- GV quan sát kèm những em viết chậm
Cuối giờ chấm một số bài , nhận xét
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài,xem trước bài: iêu,yêu
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc đồng thanh
- Cá nhân, tập thể đọc
- Học sinh quan sát
Tranh vẽ hai bà cháu và vườn có cây bưởi , cây táo.
Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.
- Luyện đọc các từ : đều, trĩu
- Cá nhân, tập thể đọc
- Cá nhân, tập thể đọc
- Chim hót, gà gáy, trâu cày
- Ai chịu khó?
- Luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV
- Con Trâu, Chó, chim, Mèo, Gà
- Con trâu, con Mèo, con Chim..
- Ngoan, học giỏi..
- Học sinh viết vở
- Học sinh lắng nghe
Chiều
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố cách đọc và viết vần, chữ “ iu, êu”
- Củng cố kĩ năng và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “ iu, êu”
- Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Hệ thống bài tập, tranh vẽ bài tập
- HS :Vở BT Tiếng việt, bảng con .
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài : iu, êu
- Viết : iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu
GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới: Ôn và làm bài tập
Đọc:
- Gọi HS yếu đọc lại bài: iu, êu.
- Gọi HS đọc thêm: ui, tiu nghỉu, con miu, bé xíu, líu lo, rêu, cao kều, chia đều, con sếu
Viết:
- Đọc cho HS viết: ui, iu, êu, líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi, cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.
* Tìm từ mới có vần cần ôn ( dành cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần iu , êu.
- Cho HS làm vở BT trang 41
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền âm.
- Hướng dẫn HS yếu đánh vần để đọc được tiếng , từ cần nối.
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối
- GV giải thích một số từ mới: lều vải, mẹ địu bé
- HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách.
- Thu và chấm một số bài.
4. Củng cố :
- Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn. Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài giờ sau.
5 học sinh đọc bài
- Lớp viết bảng con
- Gọi những học sinh yếu đọc
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh tìm từ nhanh
- Nối từ với tranh
-Mẹ nhỏ xíu
- Đồ chơi rêu
- Bể đầy địu bé
- Học sinh đọc các từ vừa nối
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh viết vở : 1 dòng chịu khó
1 dòng cây nêu
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS củng cố về bảng trừ và làm phép tính trừ . So sánh các số trong phạm vi đã học
- Luyện cho học sinh nhìn tranh đặt được nhanh bài toán trong tranh bằng phép tính thích hợp.
- Rèn học sinh ham thích môn học .
II. Đồ dùng dạy -học:
- GV:Tranh vẽ bài tập , bảng phụ
- HS : Vở bài tập toán , bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
* GV cho HS làm các bài sau
3 + 1 = 3 – 2 =
4 – 3 = 4 + 1 =
- Nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bài luyện tập
- Hướng dẫn học sinh luyện tập .
Bài 1 :Cho HS nêu yêu cầu của bài 1
- Khi làm bài này ta chú ý điều gì?
- Chữa bài :gọi HS có kết quả đúng lên trước lớp
Bài 2:HS nêu yêu cầu của bài 2
- 1 HS nêu cách làm
Gắn các thẻ lên bảng
- Thi gắn kết quả tiếp sức
- HD học sinh nhận xét chéo
Bài 3: cho HS nêu yêu cầu bài 3
- Vậy mỗi phép tính ta phải trừ mấy lần?
HS làm bài và sửa bài
- Làm bảng con
Bài 4 : Dành cho HS khá, giỏi
- 1 HS nêu yêu cầu bài 4
- Làm bài vào vở
GV chữa bài
4. Củng cố:
- Hoạt động nối tiếp: cho hs chơi trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- HD HS làm bài và tập ở nhà
* 2-3 HS làm bài
3 + 1 = 4 3 – 2 = 1
4 – 3 = 1 4 + 1 = 5
- HS dưới lớp nhận xét bạn
*HS chú ý lắng nghe
* Tính
- Đặt các phép tính cho thằng hàng
HS làm BT 1 cá nhân
- HS dưới lớp theo dõi sửa bài
*Điền số vào chấm tròn
- Tính kết quả của phép tính kết quả được bao nhiêu ghi vào ô tròn.
- HS nhẩm kết quả
- Nhận xét chéo nhóm
*Tính
- Thực hiện các phép tính .
- Làm cá nhân, 3 học sinh lên bảng làm
4 – 1 – 1 = 2 3 – 1 > 3 - 2
– 2 – 1 = 1
- Dưới ao có 3 con vịt
Thêm 1 con nữa.Hỏi có tất cả mấy con vịt?
3+ 1 = 4
*HS thực hành chơi trò chơi
HS lắng nghe
Đạo đức
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức và kỹ năng bài học để các em thấy được .Đối với anh chị phải lễ phép, với em nhỏ phải nhường nhịn.
- Qua bài học các em phải liên hệ được vào cuộc sống hàng ngày .
- Giáo dục các em phải hòa thuận , đoàn kết, để cha mẹ vui lòng
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Tranh bài tập 3.một quả cam to và một qủa cam bé
- HS: Vở bài tập đạo đức
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi một số em có anh hoặc chị trình bày trước lớp việc mình vâng lời anh chị hay nhường nhịn anh chị :
- Giáo viên nhận xét
3. Bài mới: a) Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu ghi đầu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập 3
- Treo tranh bài 3lên bảng
- Trong tranh có những ai ?
-Họ đang làm gì?
* GV kết luận theo từng bức tranh
HS đóng vai
- Chia nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo các tình huống của bài tập 2.
- Trong tranh có những ai? Họ đang làm gì?
- Gọi các nhóm lên đóng vai trước lớp
* Là anh chị phải nhường nhịn em nhỏ, là em thì cần lễ phép vâng lời anh chị
- GV nhận xét chung và kết luận
- Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về nhà thực hiện theo điều đã học.
-5 em lên trình bày
- HS đọc đầu bài
- Hoạt động theo cặp
- Đại diện từng cặp lên trình bày trước lớp
- Học sinh lắng nghe
- Hoạt động nhóm( mỗi nhóm 4 em )
- Thảo luận và đưa ra cách giải quyết của nhóm.
- Theo dõi và nhận xét cách cư xử của nhóm bạn.
- Lớp đọc đồng thanh
Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2013
Sáng Học vần
ÔN TẬP GIỮA KÌ
I. Mục tiêu:
- Đọc được các âm , vần các từ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40 .
- Viết được các âm , vần các từ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.
- Rèn học sinh ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV : Bảng ôn viết sẵn.Bộ đồ dùng dạy học vần
- HS : Sách giáo khoa , bảng con .
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs đọc bài 39 : au , âu .
- Đọc từ:Quả bầu, củ ấu, tưới cây, cái chổi bầy cá..
- Nhận xét , ghi điểm .
3. Bài mới: Giới thiệu bài .
- Trong chương trình học vần các em đã học được những vần nào ?
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập lại các vần đã học .
* Ôn tập
a- Sử dụng bảng ôn cho học sinh đọc các vần dã học .
- Cho học sinh đọc cá nhân , nối tiếp .
b- Ghép vần thành các tiếng mới và đọc tiếng .
- Cho học sinh làm việc cá nhân ,viết các tiếng vào sgk ( ghép các âm ở cột dọc với các vần ở cột ngang thành tiếng )
- Cho học sinh xung phong nêu các tiếng vừa ghép được .
- Cho học sinh đọc bảng ôn : đọc nhóm , cá nhân
* Đọc từ ngữ ứng dụng .
GV ghi các từ ứng dụng lên bảng .
- Cho học sinh đọc cá nhân , nhóm .
- Giải thích các từ ngữ ứng dụng .
*Tập viết :
HD qui trình viết và viết mẫu 2 từ :
Thi chạy , thổi sáo .
- Cho học sinh viết bài vào bảng con .
- Quan sát , nhận xét bài viết của học sinh , HD các em chỉnh sửa chữ viết .
* Nhận xét tiết học, nêu yêu cầu tiết 2
- 2-3 hs đọc bài .
- Lớp viết bảng con
- Nhắc lại các vần đã học : ia, ua, ưa, oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi , uoi , ươi , ay, ây, eo , ao .
Chú ý lắng nghe.
- Đọc các vần đã học : đọc cá nhân.
- Sử dụng bảng ôn tập trong sách giáo khoa , ghép tiếng .
- Xung phong nêu kết quả : đọc các tiếng mới ghép được .
- Đọc cá nhân , nhóm
- Đọc các từ ngữ ứng dụng .
- Nắm vững qui trình viết .
- Tập viết vào bảng con .
- Chỉnh sửa chữ viết .
TIẾT 2 : LUYỆN TẬP
* Luỵên tập
a. Luỵên đọc bài tiết 1 .
- Cho học sinh đọc cá nhân .
- Chỉnh sửa cách đọc cho hs .
- Luyện đọc câu ứng dụng .
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ , một số bài đã học nhận xét .
- Trong tranh vẽ có gì ?
* Để biết tranh minh hoạ nói lên điều gì, các em đọc thầm câu ứng dụng
- Cho học sinh đọc thầm,gọi một số học sinh đọc thành tiếng trước lớp .
- GV đọc mẫu câu ứng dụng .
* Luyện viết .
- yêu cầu hs viết bài đã tập viết ở tiết 1 vào vở tập viết
- HD cách trình bày bài viết,khoảng cách giữa các con chữ, độ cao..
- Cho học sinh viết bài vào vở .
- Quan sát , hướng dẫn thêm cho học sinh yếu , động viên các em viết đúng tốc độ để hoàn thành bài viết .
-GV chấm một số vở ,nhận xét tuyên dương
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học .
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh ôn bài.
- HS luyện đọc cá nhân , nhóm .
- HS sử dụng SGK , quan sát tranh minh hoạ , nhận xét .
- HS luyện đọc các câu ứng dụng đã học .
- Học sinh viết 2từ: thi chạy, thổi sáo .
- Viết bài vào vở luyện chữ .
Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ, mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng, thành lập bảng trừ trong phạm vi 4
- Ghi nhớ bảng trừ 4, biết làm tính trừ trong phạm vi 4.
- Giải được các bài toán có trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 4
- Yêu thích làm toán
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bộ đồ dùng toán 1.Tranh vẽ sách giáo khoa
- HS:Bộ đồ dùng học toán , bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc lại bảng trừ 3?
- Tính : 3 + 1 = …, 2 + 2 = …,
1 + 3 =…
- GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới: a. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu tiết học
- Giới thiệu phép trừ: 4-1, 4-2, 4-3
- Đưa tranh quả táo, nêu đề toán?
- Còn lại mấy quả táo trên cành?
- Vậy 4 bớt 1 còn mấy?
- Ta có phép tính: 4-1=3
- Tương tự với phép trừ: 4-2, 4-3
b. Học thuộc bảng trừ
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng trừ
- Nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ
- Yêu cầu HS thao tác trên bảng cài với các chấm tròn để nêu kết quả các phép tính : 3+1, 1+2, 4-1, 4-3, 2+2, 4 -2 . c.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gọi HS nêu cách làm, rồi làm bài
Bài 2: Gọi HS nêu cách làm và chữa bài?
Chốt: Viết kết quả cho thẳng cột số
Bài 3: Treo tranh, nêu đề toán?
- Ta có những số nào?
- Từ các số đó ta viết p
File đính kèm:
- Giao an lop 12 buoiTuan 10.docx