Giáo án Âm nhạc lớp 5

I. MỤC TIÊU :

- Học sinh nhớ lại và hát đúng một số bài hát đã học ở lớp 4.

II. CHUẨN BỊ :

- Đĩa bài hát lớp 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Phần mở đầu

- Giới thiệu nội dung và hoạt động của tiết học : On một số bài hát lớp 4.

2. Phần hoạt động :

 

doc43 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8727 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 : TIẾT 1 : ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC I. MỤC TIÊU : - Học sinh nhớ lại và hát đúng một số bài hát đã học ở lớp 4. II. CHUẨN BỊ : Đĩa bài hát lớp 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Phần mở đầu - Giới thiệu nội dung và hoạt động của tiết học : Oân một số bài hát lớp 4. 2. Phần hoạt động : * Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - Em cho biết ở lớp 4 đã học những bài hát nào ? kể tên một số bài hát đã học. - Ai có thể hát được 1 trong những bài hát đã học ở lớp 4. - Gọi 3 – 5 học sinh hát. * Hoạt động 2 : Oân tập bài hát. - Học sinh ôn lần lượt 4 bài hát : + Quốc ca. + Em yêu hòa bình. + Chúc mừng. + Thiếu nhi thế giới liên hoan. - Giáo viên cho học sinh nghe băng lần lượt từng bài và tổ chức ôn tập hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Học sinh hát và vỗ tay theo nhịp. Hoạt động 3 : Thi biểu diễn. - Giáo viên tổ chức thi đua, mỗi tổ cử 1 nhóm lên hát (nhóm từ 3 – 5 em). Học sinh hát kết hợp phụ họa. - Học sinh và giáo viên nhận xét bình chọn. + Hát đúng từ. + Đúng nhịp điệu bài hát. + Có phụ họa phù hợp. 3. Kết thúc : - Cả lớp hát lại bài : Thiếu nhi thế giới liên hoan. - Chuẩn bị bài sau : Reo vang bình minh. - Đọc thêm bài : Bác hồ với bài hát kết đoàn trong SGK. - Nhận xét tiết học. TUẦN 2 : TIẾT 2 : HỌC HÁT REO VANG BÌNH MINH I. MỤC TIÊU : - Hát đúng giai điệu và lời ca. ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ. - Học sinh cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễn đạt trong bài hát. - Biết qua về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. II. CHUẨN BỊ : Máy nghe, băng nhạc, ảnh minh họa cảnh buổi sáng. Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Phần mở đầu. - Giới thiệu bài và nội dung của bài hát “reo vang bình minh” 2. Phần hoạt động : * Hoạt động 1 : - Giáo viên giới thiệu và hát mẫu (cho học sinh nghe băng) - Học sinh đọc lời ca. - HD học sinh hát từng câu - Lưu ý chỗ lấy hơi cho câu hát. * Hoạt động 2 : - Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. - HD học sinh vận động theo nhạc : tư thế đứng, hai tay chống ngang hông, nghiêng đầu sang trái rồi sang phải, có lúc cầm tay nhau vung nhẹ ra phía trước, sau, nhún chân. 3. Phần kết thúc : - Em biết bài hát nào về phong cảnh buổi sáng hoặc về thiên nhiên ? - Học thuộc lòng bài hát - Nhận xét tiết học TUẦN 3 : Tiết 3 : ÔN TẬP BÀI HÁT : REO VANG BÌNH MINH TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 1 I. MỤC TIÊU : - Học sinh thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Reo vang bình minh. Tập hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca và hát kết hợp vận động phụ họa. - Học sinh thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 1. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách. II. CHUẨN BỊ : Máy hát, đĩa nhạc. Bài TĐN số 1. Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Phần mở đầu : - Giới thiệu bài và nội dung tiết học. 2. Phần hoạt động : * Hoạt động 1 : Oân tập bài hát Reo vang bình minh. - Học sinh nghe đĩa, hát theo. - Giáo viên sửa chữa chỗ sai. Đặc biệt về sắc thái, tình cảm : + Đoạn 1 (câu 1, 2) : Vui tươi, rộn ràng. Hát gọn tiếng, rõ lời, lấy hơi đúng chỗ. + Đoạn 2 ( câu 3, 4) : Thể hiện tính chất linh động linh hoạt. Hát nảy, gọn, âm thanh trong sáng, không ê a. - Đoạn 1 : 1 em - Đoạn 2 : Tất cả hòa giọng. - Học sinh hát lần 2 vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. - Học sinh hát cả bài gõ đệm theo âm hình tiết tấu. - Học sinh hát theo nhóm, và lớp * Hoạt động 2 : Tập đọc nhạc : TĐN số 1 - Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài TĐN số 1 : Cùng vui chơi. Cầm tay nhau ta đi chơi, đàn ai đang ngân nga. Cầm tay nhau ta vui hát, ngàn tia nắng chan hoà. - HD đọc cao độ : Đồ, Rê, Mi, Son. - Luyện tập cao độ. - Giáo viên đọc mẫu. - Luyện tập tiết tấu. Học sinh vừa đọc vừa gõ theo tiết tấu. - Học sinh tập đọc theo thứ tự các âm. - Học sinh đọc không theo thứ tự các âm - Học sinh đọc bài TĐN số 1. - Học sinh đọc theo đúng tên nốt, đúng cao độ - Học sinh đọc cá nhân và nhóm. - Học sinh luyện đọc cả bài - Học sinh đọc theo nhóm và cả lớp. - Ghép lời. - Học sinh luyện từng câu. - Học sinh hát cả bài. - Hát theo nhóm, lớp, cá nhân. 3. Phần kết thúc : - Chép bài TĐN số 1. - Hát lại bài hát. - Chuẩn bị bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh. TUẦN 4 : NS : 17-9-2007 DẠY : Thứ 4, 19-9-2007 Tiết 4 : HỌC HÁT BÀI : HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH I. MỤC TIÊU : - Hát đúng giai điệu và lời ca. lưu ý các chỗ đảo phách thể hiện cho chính xác. - Qua bài hát, giáo dục học sinh yêu cuộc sống hòa bình. II. ĐỒ DÙNG : Nhạc cụ, băng nhạc, máy hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. PHẦN MỞ ĐẦU. a) Kiểm tra bài cũ : - Học sinh hát và gõ theo nhịp bài hát Reo vang bình minh. - Giáo viên nhận xét. b) Giới thiệu bài : 2. PHẦN HOẠT ĐỘNG. * Hoạt động 1 : Học hát - Học sinh nghe băng - Học sinh đọc lời ca - Giáo viên hướng dẫn hát từng câu. Học sinh hát cả lớp, nhóm tổ, cá nhân. * Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm theo phách. Hát Gõ đệm - Hát kết hợp gõ đệm (đoạn 1) Học sinh hát theo tổ và cá nhân. - Hướng dẫn tập trình diễn bài hát. 3. PHẦN KẾT THÚC. - Em hãy kể tên các bài hát về chủ đề hòa bình. Bầu trời xanh, hòa bình cho bé, trái đất này của chúng em, chúng em cần hòa bình. - Về nhà hát lại bài hát. - Chuẩn bị bài sau. TUẦN 5 : NS : 24-9-2007 N.D : Thứ 4, 26-9-2007 Tiết 5 : ÔN BÀI HÁT : HÃY GIỮ CHO EM MÀU XANH TĐN SỐ 2 I. MỤC TIÊU : - Học sinh thuộc lời ca, thể hiện sự mạnh mẽ, thôi thúc của bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh. - Học sinh trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày theo nhóm, cá nhân. - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 2 II. ĐỒ DÙNG : Bài TĐN số 2. Nhạc cụ gõ đệm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Phần mở đầu Giới thiệu nội dung tiết học 2 Phần nội dung Hoạt động 1 : Ơn bài hát : Hãy giữ cho em màu xanh - Học sinh hát đồng thanh, theo nhóm, cá nhân - Giáo viên chia nhóm hát đối đáp. Lời 1 (đoạn a) Tổ 1, 2 : Câu 1 : Hãy xua tan …tối. (ngân 2, 3) Tổ 3, 4 : Câu 2 : Để bầu trời … màu xanh. (ngân 2, 3) Tổ 1, 2 : Hãy bay lên … bồ câu trắng. (ngân 2, 3) Tổ 3, 4 : Cho bầy em … trời xanh. (ngân 2, 3) - Học sinh trình bày theo tổ - Hướng dẫn gõ nhịp theo phách. - Học sinh hát kết hợp vận động phụ hoạ theo nhạc. Học sinh vận động phụ hoạ. Đoạn b : Tất cả cùng hát. Lời 2 (đoạn a) : - 1 em lĩnh xướng hát câu đầu : Hãy chặn tay … hiếu chiến. Tổ 1, 2 hát câu 2 - 1 em lĩnh xướng hát câu 3 : Hãy bay lên bố … câu trắng. Tổ 3, 4 : Câu 4 Đoạn b cả lớp cùng hát. * Hoạt động 2 : TĐN số 2 Mặt trời vừa lên chim ca hót khắp nơi. - Giáo viên giới thiệu bài TĐN số 2 (treo bảng) Các em sẽ học bài TĐN mang tên Mặt trời lên. Cất bước tới trường tiếng hát vang yêu đời. - Bài TĐN viết ở nhịp gì ? Nhịp 3 4 Có mấy nhịp ? Gồm 8 nhịp Bài TĐN chia làm 2 câu, mỗi câu 4 nhịp - Học sinh tập nêu tên nốt nhạc. - Giáo viên luyện đọc cao độ. Học Sinh Nói Tên Nốt Từ Thấp Lên Cao : Đồ, Rê, Mi, Son, La - Giáo viên viết lên bảng - Khung nhạc có 5 nốt Đồ, Rê, Mi, Son, La - Giáo viên đọc mẫu * Luyện tập tiết tấu - Học sinh tập từng câu, cả bài - Ghép lời ca. 3. Phần kết thúc. Học sinh đọc nhạc, ghép lời và gõ phách. - Nhận xét chung. TUẦN 6 NS : 1-10-2007 N.D : Thứ 4, 3-10-2007 Tiết 6 : HỌC HÁT : BÀI CON CHIM HAY HÓT I. MỤC TIÊU : - Hát đúng giai điệu và lời ca. - Biết thêm một vài bài đồng dao được phổ nhạc thành bài hát, tính chất vui tuơi dí dỏm, ngộ nghĩnh. II. ĐỒ DÙNG : - Nhạc cụ gõ, đĩa nhạc, máy hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Phần mở đầu. Để biết thêm về một số bài đồng dao được phổ nhạc, hôm nay chúng ta học hát bài con chim hay hót đây là một bài đồng dao được nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc. 2. Phần hoạt động : Giới thiệu bài hát. * Hoạt động 1 : Học hát a) Đọc lời ca. - Học sinh dọc bài đồng dao trang 13 SGK. - Học sinh đọc lời bài hát trang 12 SGK - Giáo viên hướng dẫn chia câu hát : Chia bài thành 7 câu : Con chim … cành đa. Nó ra …cành tre. Nó hót … la ta. Nó hót … vô nhà. Aáy nó … nó chơi. Ơi chim ơi, chim ơi là ới chim ơi. Chim ơi là ới chim ơi, ơi chim ơi. - Học sinh đọc ời ca theo tiết tấu. b) Nghe hát mẫu : Học sinh nghe hát mẫu (nghe máy) - Qua lời bài hát em có cảm nhận gì ? c) Khởi động giọng - Học sinh khởi động giọng theo nguyên âm La. d) Tập hát từng câu : Giáo viên bắt nhịp 1-2 cho học sinh hát theo từng câu. - Hát đồng thnh và teo tổ, cá nhân. - Học sinh hát nối các câu. e) Hát cả bài - Học sinh hát cả bài theo tổ nhóm , cá nhân. * Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm - Học sinh trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. 3. Phần kết thúc. - Hãy kể tên các bài hát nói về loài vật Gà gáy, chú ếch con,… - Nhận xét tiết học TUẦN 7 NS : 7-10-2007 N.D : Thứ 4, 10-10-2007 Tiết 7 : ÔN TẬP BÀI HÁT : CON CHIM HAY HÓT ÔN TĐN SỐ 1, SỐ 2 I. MỤC TIÊU : - Học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài hát con chim hay hót. Tập biểu diễn kết hợp động tác phụ họa. - Nắm vững 2 bài TĐN số 1 và số 2. II. ĐỒ DÙNG : Nhạc cụ, đĩa, máy hát, bảng phụ kẻ bài TĐN số 1, 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Phần mở đầu : - Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta ôn bài hát Con chim hay hót và ôn lại bài TĐN số 1, 2 2. Phần nội dung. * Nội dung 1 : Oân tập bài hát Con chim hay hót - Học sinh hát bài hát kết hợp gõ đệm. - Giáo viên theo đõi sửa sai Tổ chức Học sinh hát lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm : + Đồng ca : từ Con chim dến cành tre. + Lĩnh xướng : từ Nó hót le te đến vô nhà + Đồng ca : từ Aáy nó ra đến ơi chim ơi - Học sinh hát lĩnh xướng, đồng ca theo tổ - 1 em hát lĩnh xướng cả tổ đồng ca. - Học sinh hát lĩnh xướng, đồng ca cả lớp. - 1 tổ hát lĩnh xướng, cả lớp đồng ca. - Học sinh hát kết hợp gõ đệm. * Nội dung 2 : Oân TĐN số 1 - Luyện cao độ + Giáo viên kẻ khuông nhạc luyện cao độ như SGK. (Đồ, Rê, Mi. Son) - Học sinh đọc nhạc kết hợp gõ phách. - Học sinh đọc nhạc kết hợp hát lời và đánh nhịp. - Học sinh đọc nhạc, đánh nhịp - Giáo viên làm mẫu - Học sinh thực hiện theo nhóm, cả lớp. * Nội dung 3 : Oân TĐN số 2 - Luyện cao độ. - Giáo viên kẻ khuông nhạc như SGK luỵện cao độ. Giáo viên đọc mẫu các nốt : Đồ, Rê, Mi, Rê, Đồ. - Học sinh nghe và đọc theo - Giáo viên đọc mẫu : Mi, Son, La, Son, Mi - Học sinh đọc lại Học sinh đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ phách Học sinh đọc nhạc, gõ phách - Giáo viên hướng dẫn đánh nhịp 3 4 - Học sinh thực hiện theo nhóm , cả lớp. 3. Phần kết thúc. Học sinh hát lại bài hát Con chim hay hót - Chuẩn bị bài sau : ôn 2 bài hát đã học. - Nhận xét chung TUẦN 8 NS : 15-10-2007 N.D : Thứ 4, 17-10-2007 Tiết 8 : - ÔN TẬP 2 BÀI HÁT : REO VANG BÌNH MINH, HÃY GIỮ CHO EM MÀU XANH - NGHE NHẠC. I. MỤC TIÊU : - Học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Tập biểu diễn kết hợp động tác phụ họa. - Học sinh có những cảm nhận về bản nạc được nghe. II. ĐỒ DÙNG : - Nhạc cụ gõ. - Máy, đĩa hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Phần mở đầu : - Giáo viên giới thiệu nội dung bài học : + Oân tập 2 bài hát : Reo vang bình minh và Hãy giữ cho em màu xanh và nghe bài hát Cho con. Phần hoạt động. - Nội dung 1 : Oân tập bài hát : Reo vang bình minh. - Học sinh hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm : hát đoạn 1 gõ đệm theo nhịp - Nói cảm nhận về bài hát Reo vang bình minh - Học sinh nêu. - Kể tên một số bài hát của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước ? Múa vui, Thiếu nhi thế giới liên hoan, Lên đàng,… - Học sinh hát có lĩnh xướng kết hợp gõ đệm. + Lĩnh xướng : Reo vang reo … ngập hồn ta. + Đồng ca : Líu líu lo lo … muôn năm. - Học sinh trình bày theo nhóm. - Nhóm trình bày kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. * Nội dung 2 : Oân tập bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh. - Học sinh hát bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh bằng cách hát đối đáp. Đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm theo phách. - Giáo viên tổ chức hát theo nhóm. Nhóm 1 : Hãy sua tan …đen tối. Nhóm 2 : Để bầu trời … màu xanh. Nhóm 1 : Hãy bay lên …bồ câu trắng. Nhóm 2 : Cho bầy em …trời xanh. Đồng ca : la la … la la la - Trong bài hát hình ảnh nào tượng trưng cho hòa bình ? Chim bồ câu. - Kể tên một vài bài hát về chủ đề hòa bình ? - Hòa bình cho bé, Bầu trời xanh, Tiếng hát bạn bè mình, Em yêu hòa bình ,… - Em nào có tể hát 1 câu hoặc 1 đoạn trong các bài hát trên. * Nội dung 3 : Nghe nhạc : Cho con - Giáo viên mở nhạc cho Học sinh nghe. - Em nào biết tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát là gì ? Bài hát Cho con của nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu , lời thơ Tuấn Dũng. 3. Phần kết thúc. - Học sinh hát lại 2 bài hát vừa ôn . TUẦN 9 NS : 21-10-2007 N.D : Thứ 4, 24-10-2007 Tiết 9 : HỌC HÁT BÀI : NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA I. MỤC TIÊU : - Học sinh hát đúng bài hát. - Thông qua bài hát, giáo dục các em thêm kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. II. ĐỒ DÙNG : Máy hát, đĩa nhạc. Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Phần mở đầu : *) Giới thiệu bài : Các em đã học một số bài hát về chủ đề mái trường và thầy cô. Em nào có thể kể tên một số bài ca đó. Đi tới trường, bài ca đi học, trên con đường đến trường, em yêu trường em,… - Hôm nay các em học bài hát Những bông hoa những bài ca, bài hát nói về ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. bài hát có giai điệu vui tươi, náo nức, thể hiện tình cảm biết ơn của các em học sinh trong ngày hội tưng bừng của các thầy các cô. Tác giả của bài hát là nhạc sĩ Hoàng long, ông cũng là chủ biên cuốn SGK âm nhạc 5 mà chúng ta đang học. 2. Phần hoạt động. * Hoạt động 1 : Dạy hát. a) Đọc lời ca. - Đọc lời 1. Lời 1 chia làm 6 câu hát : Cùng nhau … các thầy các cô. Lời hát … đường phố Ngàn hoa … mặt trời. Náo nức … yêu đời. Những đóa hoa … đẹp nhất. Chúng em .. các cô. Học sinh đọc lời ca heo tiết tấu. Câu 1, 2, 3 có tiết tấu giống nhau. - Học sinh đọc lời 2 (tương tự) b) Hát mẫu : - Học sinh nghe hát mẫu (nghe băng) - Qua nghe bai hát em cảm nhận được điều gì ? c) Khởi động giọng. - Học sinh khởi động giọng ở nguyên âm La Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La à La, Son, Pha, Mi, Rê, Đồ d) Tập hát từng câu : - Tập hát lới 1. - Giáo viên hướng dẫn hát nối tiếp từng câu. - Học sinh hát theo nhóm, tổ và cả lớp. - Tập hát lời 2 tương tự lời 1 e) Hát cả bài : - Học sinh hát cả bài. - Giáo viên lưu ý ở những chỗ ngân dài 3. Phần kết thúc. - Học sinh nghe lị bài hát qua băng, đĩa. - Về nhà học thuộc lời ca và tìm một số động tác múa phụ họa cho bài ca. - Nhận xét chung. TUẦN 10 NS : 28-10-2007 N.D : Thứ 4, 31-10-2007 Tiết 10 : - ÔN TẬP BÀI HÁT : NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA - GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI I. MỤC TIÊU : - Học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và thể hiện tình cảm vui tươi, náo nức của bài Những bông hoa những bài ca. tập trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. - Nhận biết được hình dáng, của một số nhạc cụ nước ngoài : Flute, kèn Clarinette, kèn Trompette, kèn Saxophone. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. PHẦN MỞ ĐẦU. - Giáo viên giới thiệu nội dung bài học. + Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài hát Những bông hoa những bài ca. và nhận biết một số nhạc cụ nước ngoài. PHẦN HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1 : Oân tập bài hát : Những bông hoa những bài ca. - Học sinh hát bài hát Những bộng hoa những bài ca bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách. - Chia lớp thành 2 nhóm : + Nhóm 1 : Cùng nhau ….các cô. + Nhóm 2 : Lời hát …đường phố. + Nhóm 1 : Ngàn hoa … mặt trời. + Nhóm 2 : Náo nức … yêu đời. + Đồng ca : Những đóa hoa … các cô. - Học sinh hát kết hợp vận động theo nhạc. - Cả lớp hát kết hợp vận động theo nhạc (giáo viên hướng dẫn) - Học sinh trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. - Thi đua giữa các nhóm. * Hoạt động 2 : Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài. - Giáo viên dùng trang SGK giới tiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng loại nhạc cụ : - Học sinh tập đọc tên nhạc cụ. Flute, kèn Clarinette, kèn Trompette, kèn Saxophone. - Giới thiệu về tư thế biểu diễn nhạc cụ. 3. PHẦN KẾT THÚC : - Học sinh giới thiệu lại từng nhạc cụ theo từng hình. - Học sinh biểu diễn lại bài hát Những bông hoa những bài ca. - Nhận xét chung. - Chuẩn bị bài sau, TUẦN 11 NS : 18-11-2007 N.D : Thứ 4, 21-11-2007 Tiết 11 : - TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 3 - NGHE NHẠC I. MỤC TIÊU : - Học sinh tể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 3. tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách. - Nghe và cảm thụ một bài dân ca. II. ĐỒ DÙNG : Bài TĐN số 3. Máy hát nhạc, đĩa nhạc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. PHẦN MỞ ĐẦU : - Giáo viên giới tiệu nội dung tiết học : Học bài TĐN số 3 và nghe nhạc bài dân ca bài Đi học. 2. PHẦN HOẠT ĐỘNG : Nội dung 1 : Tập đọc nhạc : TđN số 3 – Tôi hát Son La Son * Giáo viên giới tiệu bài TĐN số 3. Son son son. Tôi hát Son La Son. Các em sẽ học bài TĐN số 3 mang tên Tôi hát Son La Son, sáng tác của Vũ Thanh. Bè trầm tôi hát Đô Rê Mi Đô. Múa hát nào. - Bài TĐN viết ở loại nhịp gì ? có mấy nhịp ? - … nhịp 24 gồm có 10 nhịp - Giáo viên nêu : Bài TĐN có 2 câu, câu 1 có 4 nhịp, câu 2 có 6 nhịp. * Tập nói tên nốt nhạc - Học sinh luyện nói tên nốt ở khuông thứ nhất. - Giáo viên chỉ từng nốt ở khuông 2 học sinh đọc. * Luyện tập cao độ : - Hướng dẫn đọc tên nốt từ thấp lên cao Đồ-Rê-Mi-Son-La - Học sinh luyện cao độ. * Luyện tập tiết tấu : - Giáo viên đọc và gõ tiết tấu làm mẫu - Học sinh đọc và gõ tiết tấu lại. - Giáo viên đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. * Học sinh tập đọc từng câu : - Học sinh luyện đọc theo từng câu - Luyện đọc cả bài. * Ghép lời ca. Nội dung 2 : Nghe nhạc : Đi học - Giáo viên giới thiệu : Đi học là bài hát miêu tả chân thực cảm xúc của em bé lần đầu tiên tới trường, bài hát có âm hưởng của dân ca vùng núi phía Bắc. Tác giả phần âm nhạc là nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, lời thơ Minh Chính-Bùi Đình Thảo. - Giáo viên mở máy hát cho học sinh nghe nhạc. - Học sinh nói về những hình ảnh đẹp, xúc động trong bài hát. - Nghe lần thứ 2, 3 diễn tả theo bài hát. 3. PHẦN KẾT THÚC. - Đọc lại bài TĐN số 3 và ghép lời ca. - Chuẩn bị bài sau. TUẦN 12 NS : 26-11-2007 N.D : Thứ 4, 28-11-2007 Tiết 12 : HỌC HÁT BÀI : ƯỚC MƠ I. MỤC TIÊU : - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca. - Cảm nhận nhựng hình tượng đẹp trong bài hát. II. ĐỒ DÙNG : Máy hát, đĩa nhạc Nhạc cụ (thanh phách) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. PHẦN MỞ ĐẦU : Giới thiệu bài hát. Đây là bài hát nước ngoài duy nhất trong chương trình lớp 5 là bài Ước mơ, nhạc Trung Quốc, lới Việt của tác giả An Hòa. Bài hát có giai điệu du dương, tha thiết, diễn tả ước mơ của các bạn nhỏ, đó là mong muốn điều tốt đẹp đến với mọi người. 2. PHẦN HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1 : Đọc lời ca và nghe hát mẫu. - Học sinh đọc lời ca - Từ Gió vờn cánh hoa đến bao lời mong chờ. - Từ Em khao khát đến tô đẹp muôn nhà. - HS nghe hát mẫu (GV mở máy hát) - Khi nghe xong bài hát này em có cảm nhận gì ? * Hoạt động 2 : Khởi động giọng và tập hát. - GV cho học sinh khởi động giọng bằng nguyên âm La. - Tập hát từng câu. - Chia bài hát thành 8 câu, mỗi câu 2 nhịp. - GV hướng dẫn hát từng câu - Cả lớp hát, GV nghe và sửa sai. HS hát từng câu nối tiếp cả bài. - HS hát theo dãy bàn. - HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - HS hát kết hợp vận động tại chỗ 3. PHẦN KẾT THÚC. - Bài hát này em thấy có hnìh ảnh nào em thấy quen thuộc ? - Em thích câu hát nào, hnìh ảnh nào nhất ? - HS trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm theo nhịp - Học thuộc bài hát. - Chuẩn bị tiết sau. - Nhận xét chung. TUẦN 13 NS : 2-12-2007 N.D : Thứ 4, 5-12-2007 Tiết 13 : - ÔN BÀI HÁT : ƯỚC MƠ - TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 4 I. MỤC TIÊU : - Học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến của bài ước mơ. Tập trình bày bài kết hợp vận động theo nhạc. - Học sinh thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 4. tập đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách. II. ĐỒ DÙNG : Băng đĩa hát, máy hát Bài TĐN số 4 Dụng cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. PHẦN MỞ ĐẦU Hôm nay chúng ta ôn lại bài hát Ước mơ và học bài tập đọc nhạc số 4. 2. PHẦN HOẠT ĐỘNG * Nội dung 1 : Oân tập bài hát Ước mơ - Học sinh hát bài hát ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp - Giáo viên sửa lại những chỗ sai, thể hiện tính chất tha thiết, trìu mến của bài hát. - Học sinh trình bày đơn ca kết hợp gõ đệm. - Học sinh hát song ca kết hợp gõ đệm. Giáo viên hướng dẫn hát lĩnh xướng Lĩnh xướng 1 : Gió vờn … dạo chơi Lĩnh xướng 2 : Trên cành … mong chờ Dồng ca : Em khao khát … muôn nhà - Học sinh hát kết hợp vận động theo nhạc - Học sinh trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. - Học sinh trình bày theo nhóm. * Nội dung 2 : Tạp đọc nhạc : TĐN số 4 : Nhớ ơn Bác - Giáo viên giới thiệu bài tập đọc nhạc số 4. - Các em sẽ học bài tập đọc nhạc số 4 mang tên Nhớ ơn Bác, sáng tác của nhạc sỹ Phan Hunỳ Điểu. - Bài TĐN viết ở nhịp gì ? có máy nhịp - Nhịp 2/4 gồm có 8 nhịp - Giáo viên hướng dẫn bài TĐN chia làm 2 câu, mỗi câu 4 nhịp. + Luyện tập cao độ - Học sinh nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao Đồ – Rê – Mi – Son – La – Đô - Giáo viên viết bảng khuông nhạc có các nốt Đồ – Rê – Mi – Son – La – Đô - Giáo viên hướng dẫn đọc - Đồ – Rê – Mi – Rê – Đồ - Mi – Son – La – Son – Mi - Son – La – Đố – la – Son + Luyện tập tiết tấu. - Giáo viên gõ tiết tấu làm mẫu - Học sinh thực hành gõ. - Giáo viên hướng dẫn các đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. + Tập đọc từng câu nối tiếp cả bài. - Giáo viên đọc mẫu,

File đính kèm:

  • docGiao an Am nhac 5.doc
Giáo án liên quan