Giáo án Âm nhạc lớp 6

I.Mục tiêu:

ã Học sinh có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc

ã Học sinh nắm sơ lược về các phân môn học hát, nhạc lí tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức.

ã Ôn tập bài hát Quốc ca Việt Nam

III.Chuẩn bị:

ã Đàn và hát thuần thục bài hát Quốc ca

ã Nhạc cụ quen dùng

ã Băng nhạc giới thiệu về tám bài hát trong chương trình AN 6

IV.Tiến trình lên lớp:

 

doc58 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/9/2007 Ngày dạy: 14/9 L6AB, 15/9 L6C Tiết 1 Giới thiệu môn học âm nhạc Tập hát : Quốc ca Việt Nam I.Mục tiêu: Học sinh có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc Học sinh nắm sơ lược về các phân môn học hát, nhạc lí tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức. Ôn tập bài hát Quốc ca Việt Nam III.Chuẩn bị: Đàn và hát thuần thục bài hát Quốc ca Nhạc cụ quen dùng Băng nhạc giới thiệu về tám bài hát trong chương trình AN 6 IV.Tiến trình lên lớp: 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài củ 3.Giới thiệu bài mới: Giới thiệu ngắn gọn súc tích Hoạt động của GV - HS Nội dung chính 1.Gv giới thiệu về khái niệm AN - HS ghi nhớ. 2.Giới thiệu về chương trình: Gồm 3 nội dung - HS ghi nhớ. Giáo viên giới thiệu: Đây là bài hát quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Các em đã làm quen với bài hát này từ lớp 1 và chính thức được học ở lớp 3. Tuy nhiên không phải tất cả các em đều hát đúng, hôm nay một lần nữa chúng ta lại ôn tập bài hát này. Giáo viên tập luyện thanh cho học sinh mẩu luyện thanh( Nô Na ) Giáo viên cho học sinh nghe giai điệu bài hát 1 lần Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hát theo đĩa nhạc nhắc các em chú ý chữ thù được hát cao hơn Hướng dẫn học sinh hát lời 2 như lời 1 Hoạt động 1: Giới thiệu môn AN ở trường THCS Khái niệm về âm nhạc: Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh đã được chọn lọc, dùng để diễn tả toàn bộ thế giới tinh thành của con người Gồm 3 nội dung - Học hát: có 8 bài hát chính thức - Nhạc lí và tập đọc nhạc, có 10 bài - Âm nhạc thường thức có 7 bài Hoạt động 2: Học hát Quốc ca Việt Nam 4.Củng cố - dăn dò: - Hệ thống hóa kiến thức đã học. - Kiểm tra bài hát theo từng tổ. - Nhắc học sinh về nhà học bài và soạn bài đầy đủ. Ngày soạn: 17/9/2007 Ngày dạy: 18/9/L6B, 21/9L6AC. Tiết 2 Học bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ Nhạc và lời: Phạm Tuyên Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta I.Mục tiêu: - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ " - Học sinh biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh - Có thêm hiểu biết về thế giới âm nhạc qua bài đọc thêm II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng - Đàn và hát thuần thục bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ " - Tìm hiểu kỹ về nhạc sĩ Phạm Tuyên, hát đúng giai điệu và lời ca, một đoạn trong bài Chiếc đèn ông sao, cánh én tuổi thơ để giới thiệu về nhạc sĩ Phạm Tuyên Chiếc đèn ông sao Nhạc và lời: Phạm Tuyên Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu, cán đây cán dài cán cao quá đầu! Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn Cánh én tuổi thơ Nhạc và lời Phạm Tuyên Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân. Rủ nhau én Về theo làn nắng ấm dần . Từ trời cao bao la cánh én liệng bay. Thấy mênh mông xanh tươi bao sắc cỏ Tiếng chuông và ngọn cờ Nhạc và lời: Phạm Tuyên Trái đất thân yêu lòng chúng em biết bao tự hào. Một quả cầu đẹp tươi lung linh Thế giới quanh em bừng sáng lên mỗi sớm bình minh. Bàn tay em điểm tô cho trái giữa trời sao. Trái đất chính là nhà bao gắn bó thiết tha. đất đẹp xinh. Thế giới muốn hòa bình và chán ghét chiến tranh. Và bạn nhỏ gần xa đấy chính gia đình của ta. Boong bính boong! Hồi chuông Cùng hòa chúng tiếng hát chúng em có chung niềm tin. ngân vang khắp nơi. Trong khúc ca đầy tình yêu thương sáng ngời. Boong bính boong! Cờ bay giữa tiếng chuông ngân. hãy phất cao lên lá .... cờ hòa bình. cờ của ta. III. Tiến trình dạy học: 1.ổn định tổ chức 2.kiểm tra bài củ 3.Giới thiệu bài mới: Ngắn gọn súc tích Hoạt động của GV- HS Nội dung chính 1.Giới thiệu tác giả tác phẩm ( SGK ) trang 8 2.Giáo viên trình bày bài hát như biểu diễn 3.Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện thanh 4.Chia đoạn chia câu bài hát: Cấu trúc bài gồm 2 đoạn đơn 5.Tập hát: Dịch giọng -3 Tập hát câu 1: Giáo viên đánh giai điệu câu 1 ba lần và bắt nhịp cho học sinh hát ( yêu cầu học sinh hát đồng đều hòa giọng đúng tiết tấu ) Giáo viên chú ý sửa sai kịp thời. Tập câu 2, tương tự tập như câu 1 theo lối móc xích, nối các câu thàng đoạn, nối các đoạn thành bài. Một nữa lớp hát đoạn a, một nữa lớp hát đoạn b Hát đầy đủ cả bài: - Giáo viên cho học sinh nghe gia điệu bài hát 1 lần, sau đó cho học sinh ghép lời 1. Giáo viên sửa sai. - Giáo viên cho học sinh tự ghép lời 2 Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh Đoạn a viết ở giọng Dm cần thể hiện tính chất êm dịu tha thiết, đoạn b viết ở giọng D cần thể hiện sắc thái tươi sáng sôi nổi Kiểm tra hát hoàn thiện 1- 2em ( Học sinh đứng tại lớp hát) Tập cho học sinh hát lĩnh xướng( 1em hát đoạn a cả lớp hát đoạn b) Sau khi học sinh đọc xong giáo viên cho học sinh nghe một vài tác phẩm âm nhạc không lời. Nội dung 1: Học bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ " Nội dung 2: đọc bài đọc thêm " Âm nhạc ở quanh ta " 4.Củng cố, dặn dò. - Gáo viên cho học sinh hát lại bài hát 1 lần - Hệ thống hóa kiến thức - Nhắc học sinh soạn bà mới Ngày soạn: 15/09/2008 Ngày dạy: 19/L6B,17/L6A,18/6C, Tiết 3 Ôn bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ Nhạc lí: Những thuộc tính của âm thanh Mục tiêu: Hát thuần thục bài hát" Tiếng chuông và ngọn cờ ". Học sinh làm quen với các thuộc tính của âm thanh, và các kí hiệu trong âm nhạc. Giáo dục các em có tinh thần yêu chuộng hòa bình. II. Chuẩn bị: Nhạc cụ quen dùng. Đàn và hát thuần thục bài hát. Tìm một vài thuộc tính của âm thanh để ví dụ III. Tiến trình dạy học: ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: ( giáo viên kiểm tra trong quá trình ôn bài hát ) Giới thiệu bài mới: Ngắn gọn súc tích. Hoạt động của GV - HS Nội dung chính - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện thanh - GV cho học sinh nghe lại giai điệu bài hát ( Giáo viên tự trình bày bài hát như biểu diễn) - Ôn tập bài hát: cả lớp hát bài hát một cách hoàn thiện - Giáo viên chú ý sửa sai - Học sinh thực hiện hát lĩnh xướng ( giáo viên chỉ định một em hát lĩnh xướng đoạn a cả lớp hát hòa giọng ở đoạn b ) - Giáo viên kiểm tra: Học sinh thực hiện theo nhóm ( học sinh thực hiện 1 nhóm 5 em , các em tự chọn một bạn hát lĩnh xướng ở đoạn a, cả nhóm hát đoạn b ) - Giáo viên nhận xét cho điểm a.Giới thiệu các loại âm thanh: Gv chỉ định học sinh đọc ở sách giáo khoa. - gv? Có bao nhiêu loại âm thanh? Cho ví dụ ( có 2 loại âm thanh, đó là âm thanh thuộc về tiếng động như: bom nổ, tiếng sấm sét, tiếng xe chạy... làm cho chúng ta khó chịu. Và âm thanh thuộc về âm nhạc như tiếng hát, tiếng đàn... làm cho chúng ta thích thú) Âm thanh thuộc về âm nhạc phải có đầy đủ 4 thuộc tính sau: + Cao độ: độ cao thấp của âm thanh +Trường độ: độ dài ngắn của âm thanh + Cường độ: độ mạnh nhẹ của âm tanh +Sắc thái, âm sắc của âm thanh - Trong Âm nhạc gồm có 7 nốt nhạc được kí hiệu như sau: Đô Rê Mi Fa Son La Si C D E F G A B - Khuông nhạc, khóa son Gv kẻ bảng khuông nhạc và phát vấn: Khuông nhạc có bao nhiêu đường kẻ và bao nhiêu dòng khe? ( Có 5 đường kẻ và 4 dòng khe ) Nội dung 1: Ôn bài hát " Tiếng chuông và ngọn cờ " Nội dung 2: Nhạclí " Những thuộc tính của âm thanh " " Các kí hiệu âm nhạc " + Cao độ: độ cao thấp của âm thanh +Trường độ: độ dài ngắn của âm thanh + Cường độ: độ mạnh nhẹ của âm tanh +Sắc thái, âm sắc của âm thanh b. Các kí hiệu âm nhạc. Đô Rê Mi Fa Son La Si C D E F G A B - Khuông nhạc, khóa son ( Có 5 đường kẻ và 4 dòng khe) Khóa son bắt đầu từ đường kẻ số 2 - Giáo viên ghi vị trí cá nốt nhạc lên khuông nhạc khóa son - Giáo viên đánh đàn cao độ các nốt nhạc từ thấp lên cao và từ cao xuống thấp, HS đọc đúng cao độ. - Khóa son bắt đầu từ đường kẻ số 2 4.Củng cố, dặn dò: Hệ thống hóa kiến thức đã học. Nhắc học sinh về nhà học bài và soạn bài đầy đủ. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4 Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh Tập đọc nhạc: TĐN số 1 I. Mục tiêu: Học sinh hiểu biết về trường độ trong âm nhạc Ghi nhớ những lưu ý khi viết nốt nhạc, biết cách viết và tác dụng của dấu lặng. Đọc đúng cao độ, tiết tấu của bài đọc nhạc II. Chuẩn bị: Nhạc cụ quen dùng Tìm một vài ví dụ nói lên tác dụng của trường độ trong âm nhạc đánh đàn và đọc nhạc chính xác bài đọc nhạc số1 II. Tiến trình dạy học: 1.ổn định tổ chức:2p 2.Kiểm tra bài củ: 3p 3.Giới thiệu bài mới: 1p Hoạt động của GV - HS Nội dung chính 1.GV giới thiệu: Về trường độ trong âm nhạc: Nốt tròn: = 4phách Nốt trắng: = 2phách Nốt đen: = 1phách Nốt đơn: = 1/2phách Nốt kép: = 1/4phách 2.Giáo viên giới thiệu: Cách viết nốt nhạc theo SGK (trang 13). = ;= 3. Dấu lặng: Dấu lặng đen: = 1phách Dấu lặng đơn: = 1/2phách Đây là bài "Biết nói gì đây" của nhạc sĩ Mô-da người ta đã dựa vào bài hát này để đặt lời cho nhiều bài hát, riêng tiếng anh đã có nhiều lời khác nhau: ABC, bài Twinkle... Bài đọc nhạc có 2 câu. GVchỉ định HS đọc tên nốt nhạc. Gv hướng dẫn HS đọc gam Cdur tự nhiên. ( Gv đánh đàn ) Đọc nhạc: Câu1:Gv hướng dẫn đọc từng câu, mổi câu gv đánh đàn 3 lần và bắt nhịp cho học sinh đọc theo tương tự tập với các câu còn lại Ghép cả 2 câu: Gv ghép bằng đánh đàn Nội dung 1: Nhạc lí Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh Nốt tròn: = 4phách Nốt trắng: = 2phách Nốt đen: = 1phách Nốt đơn: =1/2phách Nốt kép: =1/4phách Dấu lặng đen: = 1phách Dấu lặng đơn: =1/2phách Nội dung 2: Tập đọc nhạc TĐN số 2: Biết nói gì đây. 4. Củng cố, dặn dò : Gv yêu cầu hs đọc lại bài đọc nhạc 2 lần, gv nhận xét cho điểm. Hệ thống hóa kiến thức, nhắc HS về nhà học bài và soạn bài mới. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 5 Học bài hát: Vui bước trên đường xa Dân ca: Nam bộ I. Mục tiêu: - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài " Vui bước trên đường xa " - Có thêm hiểu biết về dân ca Nam Bộ. HS biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh - Giáo dục các em biết yêu dân ca Việt Nam. II. Chuẩn bị: Nhạc cụ quen dùng, Đàn và hát thuần thục bài hát. Hát đúng giai điệu và lời ca bài "Lí cây bông" giới thiệu thêm về các điệu lí N.Bộ III. Tiến trình dạy học: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới: Trang 16 SGK. Bài hát :Lí cây bông Dân ca Nam Bộ Bài hát: Vui Bước trên đường xa Dựa theo điệu lí Con sáo Gò Công dân ca Nam Bộ Đường dài đường dài không ngại bước chân. Ta hát vang tưng bừng rộn ràng đi trong mùa xuân. Vui hát vang đường xa thấy gần. Muôn người chung một Vai kề vai nhịp lời quyết tâm . nhàng bước ...... chân. Hoạt động của GV - HS Nội dung chính a, Giới thiệu bài hát: Học sinh đọc phần giới thiệu bài hát SGK trang 16 Giáo viên tóm tắt và mỡ rộng một số điệu lí ở Nam bộ" Lí con sáo, Lí cây bông..." b, Gv treo bảng phụ: Chia câu, chia đoạn và phân tích một số cấu trúc cơ bản của bài hát.( bài hát được chia thành 5 câu, câu 4 và 5 gióng nhau) c, Giáo viên hát mẩu: Giáo viên hát như biểu diễn d, Luyện thanh:Mẫu "Nô na" e, Tập hát từng câu: Câu 1: " Đường dài...chân" giáo viên đánh đàn 3 lần rồi bắt nhịp cho học sinh hát. giáo viên chú ý sửa sai và nhắc cho học sinh ngân đủ phách ở cuối câu. Câu 2: " ta...xuân" tập tương tự câu 1 Ghép câu 1và 2: Giáo viên đánh giai điệu ghép 1- 2 lần và bắt nhịp cho học sinh hát hòa giọng. Tương tự tập các câu còn lại theo lối móc xích cho đến hết bài. F, Hát hoàn thiện bài hát: giáo viên đánh giai đIệu bài hát, học sinh hát hoàn thiện bài hát từ 3-4 lần( vì bài ngắn nên cho học sinh hát 2 lần cả bài và kết thúc Câu cuối cùng hát 2 lần) Nội dung 1: Học bài hát: Vui bước trên đường xa Dân ca: Nam Bộ 4. Củng cố, dặn dò: Gv cho học sinh hát hoàn thiện và kết hợp vài động tác minh họa Qua bài hát giáo dục các em yêu lao động, yêu quê hương đất nước. - Nhắc học sinh về nhà học bài và soạn bài tiết 6. Ngày soạn: 15/10/2007 Ngày dạy: 16/10 L6B ; 26/10 L6A,C Tiết 6 ôn bài hát : Vui bước trên đường xa nhạc lí: Nhịp và phách - nhịp 2/4 Tập đọc nhạc: TĐN số 2 I.Mục tiêu: Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca bài hát " Vui bước trên đường xa ". Biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. Học sinh ban đầu biết được nhịp phách, biết về số chỉ nhịp 2/4. Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài đọc nhạc. II.Chuẩn bị: Nhạc cụ quen dùng Đàn và hát tốt bài đọc nhạc số 2 Tìm ví dụ nhịp và phách, nhịp 2/4 III. Tiến trình dạy học: 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bàu cũ. 3.Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung chính - Gv cho học sinh luyện thanh Gv hát mẫu: Gv hát như biểu diễn Gv hướng dẫn học sinh hát ôn( giáo viên đánh đàn chú ý hướng dẫn học sinh cách vào bài khi hát với đàn) giáo viên chú ý sửa sai. Gv hướng dẫn học sinh hát hoàn thiện: yêu cầu học sinh hát với sắc thái nhịp nhàng, sôi nổi Kiểm tra: Gv cho học sinh xung phong hoặc chỉ định học sinh trình bày theo nhóm( 1nhóm 5em), yêu cầu hát thuộc lời đồng đều hòa giọng, hát có minh họa. Gv nhận xét và cho điểm *Gv kẻ khuông nhạc khóa son Nhịp được bắt đầu bằng phách mạnh và kết thúc bằng phần nhẹ của phách nhẹ cuối cùng, hay nói cách khác là ( Nhịp từ phách mạnh của ô nhịp đầu tiên cho đến phách mạnh của ô nhịp tiếp theo là được một nhịp) Phách:Là các phần nhỏ tạo nên nhịp(là các nốt nhạc) *GV cho học sinh quan sát VD và nhận xét: Gv phát vấn: Trong mỗi ô nhịp có bao nhiêu phách?( có 2 phách) Mỗi phách tương ứng với hình nốt nào? ( Hình nốt đen) Gv gõ phách hs nhận xét phách mạnh, phách nhẹ ( phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ) Gv giải thích thêm: nhịp 2/4 chỉ có 1 phách mạnh trong một ô nhịp nên còn gọi là nhịp đơn. Gv cho học sinh rút ra khái niệm: Nhịp 2/4 là loại nhịp đơn có 2 phách trong mỗi ô nhịp, phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, giá trị trường độ mỗi phách tương ứng với hình nốt đen. Gv cho học sinh nhận xét về bài đọc nhạc, gv chia câu chia đoạn Gv cho học sinh đọc gam đô trưởng( Gv đánh đàn) Gv cho học sinh đọc bạch thanh bài đọc nhạc Tập đọc nhạc từng câu cho Hs: Giáo viên đánh giai điệu câu 1: 2lần cho học sinh nghe sau đó bắt nhịp học sinh cùng đọc đồng thanh, gv chú ý sửa sai. Tương tự tập các câu còn lại theo lối móc xích Gv tập hoàn chỉnh bài đọc nhạc, gọi 2 em đại diện cho hai nhóm đứng dậy đọc bài, giáo viên nhận xét Ghép lời ca: Gv đánh giai đIệu học sinh nhẩm theo 1-2 lần Giáo viên bắt nhịp học sinh ghép lời gv đệm đàn Gv chia nhóm( nhóm 1 hát nhóm 2 ghép lời và đổi lại) Giáo viên nhận xét việc thực hiện của từng nhóm Nội dung 1: ôn bài hát Vui bước trên đường xa Nội dung 2: Nhạc lí Nhịp và phách - nhịp 2/4 a, Nhịp, phách: ( vạch nhịp) nhịp 1 2 1 2 1 2 (phách) b.Nhịp 2/4 KN: Nhịp 2/4 là nhịp đơn, có 2 phách trong mỗi ô nhịp, phách 1 mạnh, pachs 2 nhẹ, giá trị trường độ bằng hình nốt đen. Nội dung 3: Tập đọc nhạc TĐN số 2 Mùa xuân trong rừng Tiếng gió reo vi vu trong rừng. Ríu rít nghe chim ca vang lừng. Khúc hát mê say nghe tưng bừng. Mừng mùa xuân sang bao tươi vui. 4. Củng cố dặn dò: GV kiểm tra 1-2 nhóm trình bày bài hát Vui bước trên đường xa. Hệ thống hóa kiến thức đã học: Nhạc lí nhịp, phách, nhịp 2/4 Nhắc học sinh về nhà học bài và soạn bài đầy đủ Ngày soạn: 22/10/2007 Ngày dạy: 23/10 L6B; 2/11L6A,C Tiết 7 Tập đọc nhạc:TĐN số 3 Nhạc lí: Cách đánh nhịp 2/4 Âm nhạc thường thức và bài hát " Làng tôi " I. Mục tiêu: Học sinh đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài thật là hay đọc bài đọc nhạc số 3 kết hợp với đánh nhịp 2/4 Học sinh có thêm phần hiểu biết về nhạc sĩ Văn Cao II. Chuẩn bị: Nhạc cụ quen dùng đánh đàn và đọc nhạc tốt bài đọc nhạc " thật là hay" Tìm và hát tốt một số trích đoạn các bài hát của Văn Cao ( Suối mơ, ngày mùa, sông lô...) Suối mơ Nhạc và lời: Văn Cao Suối mơ! Bên rừng thu vắng, giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng. Ngày chưa đi sao gió vương? Bờ xanh ngắt bống đôi cây thùy dương. Suối ơi Ôi nguồn yêu mến, còn ghi khi bóng ai tìm... Ngày mùa Nhạc và lời: Văn Cao Ngày mùa vui thôn trang, lúa reo như hát mừng. Lúa không lo giặc về, khi mùa vàng thôn quê. Ngày mùa vui thôn trang, lúa reo như hát.... Sông Lô Nhạc và lời: Văn Cao Sông Lô sóng ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u. Thu ru bến sóng vàng từng nhà thờ biếc chìm một màu khói thu..... III. Tiến trình lên lớp: 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài củ 3.Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Gv cho học sinh nhận xét bài đọc nhạc, giáo viên phân thích một vài nét cơ bản về nhạc lí của bài hát Giáo viên chia câu, chia đoạn: bài đọc nhạc có 4 câu, mổi câu có 4 ô nhịp Gv cho học sinh đọc bạch thanh toàn bộ bài đọc nhạc Gv cho học sinh đọc gam đô trưởng Tập gõ âm hình tiết tấu cơ bản Tập đọc nhạc: giáo viên đánh giai điệu câu thứ nhất 2-3 lần học sinh nhẩm theo, su đó giáo viên bắt nhịp cho cả lớp đọc đồng thanh theo tiếng đàn.( yêu cầu học sinh đọc dồng đều hòa giọng) Gv tập tương tự với các câu còn lại Ghép lời ca: Sau khi tập đọc nhạc cho học sinh đọc tốt Gv hướng dẫn học sinh ghép lời ca ( Gv đánh giai điệu bài đọc nhạc qua một lần cho học sinh nhẩm theo, sau đó Gv cho các em tự ghép lời ca) Gv chỉ định một nhóm đọc nhạc, một nhóm hát lời và đổi lại Kiểm tra việc thực hiện bài đọc nhạc của học sinh theo nhóm, Gv nhận xét và cho điểm động viên theo tổ. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện( phách 1 mạnh đánh xuống, phách 2 nhẹ đánh lên Kết hợp vừa đánh nhịp vừa đọc bài đọc nhạc Gv gọi một em đánh nhạc tốt lên đánh nhịp chỉ huy cho cả lớp hát và đọc nhạc Gv hướng dẫn học sinh đọc phần giới thiệu Hướng dẫn học sinh tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Giáo viên giới thiệu một vài bài hát của nhạc sĩ Văn Cao ( Suối mơi, ngày mùa, sông lô...) Gv cho học sinh nghe bài hát làng tôi ( Gv hát biểu diễn) Nội dung 1: Tập đọc nhạc TĐN số 1" Thật là hay" Nội dung 2: Nhạc lí: Cách đánh nhịp 2/4 2 1 Nội dung 3: Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Cao và bàihát "Làng tôi" 4. Củng cố, dặn dò: Hệ thống hóa kiến thức. Đọc lại bài đọc nhạc. Nhắc học sinh về nhà ôn tập hai bài hát đã học, ôn tập nhạc lí và tập đọc nhạc 2 bài đã học tiết sau kiểm tra. Ngày soạn: 29/10/2007 Ngày dạy: 30/10 L6B; 6/11L6C; 9/11 L6A Tiết 8 Ôn tập - Kiểm tra I. Mục tiêu: Ôn lại hai bài hát đã học, các em hát thuộc lời, hát hoàn thiện bài hát Ôn ba bài đọc nhạc, và các kiến thức nhạc lí đã học. Kiểm tra lấy điểm định kì II. Chuẩn bị: Nhạc cụ quen dùng Gv nghiên cứu lại các kiến thức đã dạy III. Tiến trình lên lớp: 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài củ 3.Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung chính *Giáo viên đệm đàn hướng dẫn học sinh ôn hai bài hát một cách hoàn thiện, giáo viên chú ý sửa sai ( học sinh hát mỗi bài 2 lần, lần 1 hát trơn lần 2 hát vổ tay *Giáo viên gõ tiết tấu của 1 trong hai bài đọc nhạc yêu cầu học sinh nhận biết đó là bài đọc nhạc nào và cho học sinh ôn đọc nhạc bài đó. Giáo viên đệm đàn học sinh đọc bài và ghép lời, mổi bài đọc 1-2 lần Gv hướng dẫn học sinh vừa đọc vừa gõ tiết tấu, gõ phách. *Giáo viên đọc học sinh ghi một đoạn nhạc ngắn đơn giản để củng cố lại cao độ và hình nốt. Em hảy cho biết đoạn nhạc trên viết ở nhịp mấy? Có bao nhiêu nhịp? HS trả lời viết ở nhịp 2/4, có 5 nhịp. Giáo viên kiểm tra thực hiện 1 trong hai bài hát đã học theo nhóm( mỗi nhóm 5 em, tự chọn bài hát để trình bày) Gv nhận xét và cho điểm Nội dung 1:Ôn hai bài hát đã học - Tiếng chuông và ngọn cờ - Vui bước trên đường xa Nội dung2: Ôn tập đọc nhạc Ôn bài đọc nhạc số 1,2,3 Nội dung 3: Ôn nhạc lí Nội dung 4: Kiểm tra 4. Củng cố, dặn dò: Hệ thống hóa kiến thức đã ôn tập: Ôn hai bài hát, Ôn nhạc lí, Ôn TĐN Gv nhắc học sinh về nhà soạn bài mới. Ngày soạn:5/11/2007 Ngày dạy: 8/11 L6B; 13/11 L6C; 23/11 L6A Tiết 9 Học bài hát: Hành khúc tới trường I. Mục tiêu: - Học sinh hát đúng giai điệuvà lời ca bài hát, biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh - Học sinh luyện tập hình thức hát đuổi. - Giáo dục các em yêu thích môn học, trường lớp, thầy cô và bạn bè. II. Phương pháp: Trực quan, truyền khẩu, hướng dẩn. III. Chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng - Đàn và hát thuần thục bài hát IV. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài củ 3. Giới thiệu bài mới: Giới thiệu ngắn gọn súc tích Hành khúc tới trường Nhạc: Pháp Lời Việt: Phan Trần Bảng Lê Minh Châu Mặt trời lấp ló đằng chân trời xa. Rộn ràng chân bước đều theo tiếng ca. Non sông ta bao la mến yêu sao đất quê hương. Vui như chim reo ca tiếng hát em dưới mái trường La la la la la la la la la. Hoạt động của GV - HS Nội dung chính A, Giới thiệu bài hát: Đây là bài hát dân ca pháp có tên gọi là " Người kéo chuông", riêng lời việt có 2 bài đó là " đàn gà con" và " Hành khúc tới trường" Gv gọi học sinh đọc phần giới thiệu SGK trang 24 Gv hát mẩu bài hát(hát như biểu diễn) Bài hát chia làm bao nhiêu câu?những câu nào giống nhau?( có 6 câu, hai câu cuối giống nhau) B, Luyện thanh: mẫu "nô na" C, Tập hát: Gv dịch giọng = -3, chọn điệu potka Gv tập từng câu: Câu một gv đánh đàn 3 lần rồi bắt nhịp cho học sinh hát, Gv sửa sai. Tương tự tập các câu còn lại theo lối móc xích. Gv ghép lời ca: Gv đánh đàn giai điệu toàn bài 2 lần, học sinh nhẩm theo sau đó Gv bắt nhịp cho học sinh hát đồng đều hòa giọng. Giáo viên chú ý sửa sai. Gv hướng dẫn HS vừa hát vừ vổ tay theo phách nhịp 2/4 C, Hát hoàn thiện bài hát: bài hát có tính chất vui tươi nên các em hát phải nhí nhãnh, hồn nhiên... Gv hướng dẫn học sinh hát hoàn thiện theo cấu trúc bài hát câu cuối cùng hát 2 lần để kết thúc D, Tập hát theo hình thức hát đuổi: Gv chia nhóm: nhóm một hát câu 1-3, nhóm hai hát câu 2-4.Cả hai nhóm cùng hát câu 5-6. E, Kiểm tra: Giáo viên chỉ định hát theo nhóm( mỗi nhóm 5 em) đứng tại chổ hát, giáo viên cho các nhóm khác nhận xét cuối cùng Gv nhận xét và cho điểm động viên. Nội dung 1: Học bài hát Hành khúc tới trường 4. Củng cố, dặn dò: - Em hảy nhắc lại tính chất của bài hát?( Vui tươi nhí nhãnh) - Nhắc học sinh về nhà học thuộc bài hát và soạn bài mới Ngày soạn: 14/11/2007 Ngày dạy: 15/11 L6B,C; Tiết 10 Tập đọc nhạc:TĐN số 4 Âm nhạc thường thức nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát " Lên đàng " I. Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 4 - Học sinh có thêm phần hiểu biết về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên đàng. - Thông qua bài Âm nhạc thường thức giáo dục các em biết yêu quí các nhạc sĩ có đóng góp to lớn cho nền âm nhạc Việt Nam. II. Phương pháp: Trực quan, truyền khẩu, hướng dẫn. III. Chuẩn bị: Nhạc cụ quen dùng. đánh đàn và đọc nhạc tốt bài đọc nhạc số 4 . Tìm và hát tốt một số trích đoạn các bài hát của Lưu Hữu Phước. III. Tiến trình lên lớp: 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV-HS Nội dung chính - GV treo bảng phụ bài TĐN HS quan sát và nhận xét. - GV cho học sinh nhận xét bài TĐN số 4. - GV cho học sinh đọc tên nốt nhạc. - GV hướng dẫn học sinh đọc Gam Đô trưởng. - GV chia câu chia đoạn: Bài đọc nhạc được chia thành 2 câu. Câu 1: từ đầu cho đến dấu lặng đơn. Câu 2: câu còn lại. * GV hướng dẫn học sinh tập đọc nhạc: GV đánh đàn giai điệu từng câu và bắt nhịp cho học sinh đọc theo tiếng đàn, GV chú ý sửa sai. * Sau khi học sinh đọc tốt bài đọc nhạc GV tiến hành kiểm tra theo từng bàn. GV đánh đàn học sinh đọc nhạc. GV hướng dẫn các em về nhà tự đặt lời cho bài TĐN. - GV chỉ định học sinh đọc phần giới thiệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. - GV chỉ định học sinh tóm tắt những hiểu biết của mình về nhạc sĩ. GV ghi những ý chính ở SGK. - GV chỉ định 2 HS đọc phần giới thiệu. - GV tóm tắt và cho học sinh nghe giai điệu bài hát qua đĩa nhạc. - GV? Thông qua phần Âm nhạc thường thức tác giả muốn giáo dục chúng ta điều gì? Giáo dục chúng ta phải biết quý trọng những nhạc sĩ có đóng góp hết sức to lớn cho nền âm nhạc Việt Nam. Nội dung 1: Tập đọc nhạc TĐN số 4 Nội dung 2: Âm nhạc thường thức Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên đàng. a. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: b. Bài hát Lên đàng: 4. Củng cố - Dặn dò: - GV hệ thống hóa lại bài học: Chúng ta đã học nội dung TĐN số 4, Âm nhạc thường thức giới thiệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. - Nhận xét giờ học và nhắc HS về nhà soạn bài mới Sơ lược về dân ca Việt Nam. Ngày soạn: 16/11/2007 Ngày dạy: 17/11 L6B Tiết 11 ôn bài hát : Hành khúc tới trường Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 4 Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam I.Mục tiêu: Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca bài hát " Hành khúc tới trường " Biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. Đọc đúng nhạc, tiết tấu bài TĐN số 4 nhuần nhuyễn hơn. Học sinh hiểu biết thêm về dân ca Việt Nam và giáo dục các em phải biết trân trọng giữ gìn và phát huy được vốn quý ấy. II. Phương pháp: Trực quan, truyền khẩu, hướng dẫn, vấn đáp... III.Chuẩn bị: Nhạc cụ quen dùng Đàn và hát tốt bài đọc nhạc số 2 Tìm ví dụ nhịp và phách, nhịp 2/4 IV. Tiến trình dạy học: 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Giớ

File đính kèm:

  • docGiao an AN lop 6.doc