ÂM NHẠC 1
Tiết 1: Học hát: Quê hương tươi đẹp
Dân ca Nùng
Đặt lời: Anh Hoàng
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết hát theo giai điệu và lời ca bài Quê hương tươi đẹp.
- Hát đồng đều rõ lời. Biết vỗ tay ( hoặc gõ đệm ) theo bài hát
- Biết bài hát Quê hương tươi đẹp là dân ca của dân tộc Nùng, nhạc sĩ Anh Hoàng đặt lời mới.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV-HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Bài đầu tiên không kiểm tra
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc tuần 1 - Trường Tiểu học Khánh Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: Lớp 1A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
Lớp 1B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
ÂM NHẠC 1
Tiết 1: Học hát: Quê hương tươi đẹp
Dân ca Nùng
Đặt lời: Anh Hoàng
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết hát theo giai điệu và lời ca bài Quê hương tươi đẹp.
- Hát đồng đều rõ lời. Biết vỗ tay ( hoặc gõ đệm ) theo bài hát
- Biết bài hát Quê hương tươi đẹp là dân ca của dân tộc Nùng, nhạc sĩ Anh Hoàng đặt lời mới.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV-HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Bài đầu tiên không kiểm tra
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu tên bài, xuất xứ – Ghi bảng
- HS nghe, nhắc lại
- GV đệm đàn hát mẫu lần 1. HS nghe hát nhẩm theo.
- Hướng dẫn HS cách sử dụng nhạc cụ gõ, cho HS đọc lời ca theo tiết tấu cùng nhạc cụ gõ.
- GV hát mẫu lần 2. HS nghe, nhẩm theo.
- GV đọc lời ca theo tiết tấu từng câu cho HS đọc theo; đàn giai điệu, dạy HS hát từng câu theo lối móc xích.( Lưu ý trường độ tiếng “về” cuối câu 3 và dấu lặng đơn ngân dài 1,5 phách; cuối ngân 5 có tiếng “hương” ngân dài 2 phách)
- GV đệm đàn cho HS luyện hát thuộc theo cá nhân, tổ, nhóm. GV nghe sửa sai.
- GV hát, làm mẫu, hướng dẫn HS vừa hát vừa đệm vỗ tay theo phách. HS thực hiện luân phiên theo tổ, dãy bàn, cả lớp. GV sửa sai cho HS .
- GV cho HS vừa hát vừa nhún chân vận động nhịp nhàng theo bài hát (bắt đầu từ bên phải).
- Thực hiện luân phiên theo dãy bàn, cả lớp. GV theo dõi sửa sai.
A. Giới thiệu bài:
Quê hương tươi đẹp
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Dạy hát
Quê hương em biết bao tươi đẹp
Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây
Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về
Ngàn lời ca vui mừng chào đốn
Thiết tha tình quê hương.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ hoạ
Quê hương em biết bao tươi đẹp
x x x x
Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây..
x x x x
4.Củng cố:
- Nhắc lại tên bài học.
- GV đệm đàn, lớp vừa hát vừa đệm gõ theo phách bài vừa học.
5.Dặn dò: Học thuộc lời bài hát.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày dạy: Lớp 2A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
Lớp 2B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
ÂM NHẠC 2
Tiết 1: Ôn tập các bài hát lớp 1
Nghe Quốc ca
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một vài bài hát đã học ở lớp 1.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 1.
- Hát đúng, hát đều, hoà giọng
Biết khi chào cờ có hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Thực hiện trong giờ học
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS nghe, nhắc lại
- GV chọn và cho HS hát ôn lại một số bài hát đã học ở lớp 1, tuỳ theo từng bài kết hợp gõ đệm (vỗ tay) theo phách, theo nhịp, tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS chọn bài hát biểu diễn đơn ca, tốp ca. Khi hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc hát đối đáp, chơi trò chơi.( VD bài: Tập tầm vông, Quả… )
- Với HS có khả năng yêu cầu hát đơn ca đúng sắc thái và biết biểu diễn; HS cảm thụ âm nhạc yếu (yêu cầu hát thuộc và tương đối đúng giai điệu. Có thể kết hợp 2 đối tượng này để HS yếu hát hoà giọng, tự tin hơn.
- GV nhận xét đánh giá, khích lệ động viên.
- GV mở giai điệu bài Quốc ca cho HS nghe. Hỏi:
+ Quốc ca được hát vào dịp nào?
+ Khi dưới cờ các em phải đứng như thế nào?
- GV cho HS tập đứng chào cờ nghe hát Quốc ca(GV hô “nghiêm” và tất cả HS đứng nghiêm trang lắng nghe Quốc ca).GV sửa tư thế đứng cho HS.
A. Giới thiệu bài:
Ôn các bài hát lớp 1.Nghe Quốc ca
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát lớp 1
- Quê hương tươi đẹp (Dân ca Nùng)
- Mời bạn vui múa ca (Phạm Tuyên)
- Tìm bạn thân ( Việt Anh )
- Lí cây xanh ( Dân ca Nam Bộ)
- Đàn gà con (Phi-líp-pen-cô)
- Sắp đến tết rồi (Hoàng Vân)
- Bầu trời xanh ( Nguyễn Văn Quỳ)
- Tập tầm vông ( Lê Hữu Lộc)
- Quả ( Xanh Xanh )
- Hoà bình cho bé ( Huy Trân)
- Đi tới trường( Đức Bằng)
* Hoạt động 2: Nghe Quốc ca.
- Khi chào cờ
-Tư thế đứng nghiêm trang mắt nhìn cờ tổ quốc, không cười đùa.
4.Củng cố:
- Nhắc lại tên bài học. Gọi nhóm HS biểu diễn một trong các bài hát vừa ôn.
- Lớp nghe lại bài hát Quốc ca.
5.Dặn dò: Học bài, xem bài sau.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày dạy: Lớp 3A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
Lớp 3B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
ÂM NHẠC 3
Tiết 1: Học hát: Quốc ca Việt Nam
Nhạc và lời: Văn Cao
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết hát theo giai điệu và lời 1 bài Quốc ca.
- Biết Quốc ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, được hát hoặc được cử nhạc khi chào cờ
- Giáo dục HS có ý thức nghiêm trang khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Thực hiện trong giờ.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu tên bài học – Ghi bảng
- HS nghe, nhắc lại
Mở nhạc cho HS nghe giai điệu. GV hát mẫu. HS theo dõi, nghe hát nhẩm theo. GV đặt câu hỏi:
+ Bài Quốc ca được hát khi nào?
+Tác giả bài Quốc ca là ai?
+ Khi chào cờ và hát Quốc ca tư thế thái độ phải như thế nào?
- Yêu cầu HS mở SGK ghi lời bài Quốc ca.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu, giải nghĩa một số từ trong bài.( Đường vinh quang xây xác quân thù: nói đến sự quyết tâm chiến đấu đập tan mọi ý chí xâm lược của quân thù; Sa trường: từ cổ có nghĩa là chiến trường)
- GV mở giai điệu bài Quốc ca cho HS nghe, hát nhẩm theo.
- GV đàn giai điệu, dạy hát từng câu, chú ý cao độ, trường độ; tiếng ngân, nghỉ 3 phách( xa, nước, ca…) tiếng có chấm dôi. Chú ý cao độ 2 tiếng “thù – ngừng” HS dễ lẫn.
- Luyện hát theo cá nhân, tổ, nhóm. GV nghe sửa sai.
- GV cho HS đứng nghiêm trang chào cờ và hát Quốc ca.
A. Giới thiệu bài:
Học hát: Quốc ca Việt Nam
Nhạc và lời Văn Cao
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Mạn đàm trao đổi
- Các buổi chào cờ
- Nhạc và lời nhạc sĩ Văn Cao
- Tư thế đứng nghiêm trang mắt nhìn cờ tổ quốc.
*Hoạt động 2: Học hát Quốc ca (lời 1)
Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc.
Bước chân dồn vang trên đường ghập ghềnh xa
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca
Đường vinh quang xây xác quân thù
Thắng gian lao bền gan lập chiến khu
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
4.Củng cố:
- Nhắc lại tên bài, tên tác giả bài Quốc ca.
- Lớp nghe, hát lại lời 1 bài hát Quốc ca.
5.Dặn dò: Học thuộc lời 1 bài Quốc ca.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày dạy: Lớp 4A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
Lớp 4B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
ÂM NHẠC 4
Tiết 1: Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3
- Nhớ lại một số kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
- Biết hát kết hợp vỗ tay ( gõ đệm ) hoặc vận động theo bài hát.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ: Thực hiện trong giờ học.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu bài – Ghi bảng
- HS nghe, nhắc lại
- GV chọn 3 bài hát, đệm đàn cho HS hát ôn.
- Tập hát kết hợp gõ đệm nhạc cụ theo phách – nhịp hoặc vận động phụ hoạ ( tuỳ theo bài ôn). Với HS khá cho các em biểu diễn cá nhân hoặc hát lĩnh xướng, HS yếu yêu cầu các em hát hoà giọng, biểu diễn chung với các bạn.
- GV đặt câu hỏi gơi ý để HS nhớ lại:
+ Em đã được học những kí hiệu ghi nhạc gì?
+ Em biết những hình nốt nhạc nào?
+ Em hãy kể tên các nốt nhạc đã học?
- GV cho HS nói tên nốt nhạc, hình nốt, các kí hiệu ghi nhạc trên bảng phụ.
- Dùng bàn tay hoặc khuông nhạc trên bảng cho HS tập nói tên nốt nhạc. HS khá nhớ và đọc đúng các kí hiệu nhạc đã học, HS yếu nhớ được 3-5 nốt nhạc và một số kí hiệu, hoặc cho các em nhận biết trong bộ đồ dùng âm nhạc tự làm của GV.
- Cho HS tập viết, gắn nốt nhạc trên khuông nhạc trên bảng phụ, bảng viết và trong vở viết. Với HS yếu, GV cho các em gắn nốt nhạc trên bảng phụ có khuông nhạc để các em thích thú nhớ bài lâu hơn. Thu chấm, nhận xét một số bài.
A. Giới thiệu bài:
Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát lớp 3
- Quốc ca Việt Nam
- Bài ca đi học
- Cùng múa hát dưới trăng
* Hoạt động 2: Ôn kí hiệu ghi nhạc.
- Khuông nhạc, khoá son.
- Hình nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng. Dấu lặng đen, lặng đơn.
- Nốt Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Xi.
4.Củng cố:
- Cả lớp hát lại một bài vừa ôn. Một số HS nhắc lại các kí hiệu ghi nhạc.
5.Dặn dò:
- Học thuộc bài. Xem bài sau.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày dạy: Lớp 5A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
Lớp 5B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
ÂM NHẠC 5
Tiết 1: Ôn tập một số bài hát đã học.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 4.
- Hát đúng giai điệu, lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm , vận động theo bài hát.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Thực hiện trong giờ học.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu bài – Ghi bảng
- HS nghe, nhắc lại
- GV đàn giai điệu một đoạn một trong các bài hát đã học cho HS nghe nhớ lại tên bài, tên tác giả. GV hỏi HS :
+ Lớp 4 các em đã học những bài hát nào? Kể tên các bài hát đó.
- GV đàn đệm cho 2, 3 HS hát các bài hát khác nhau. Lưu ý HS hát giọng khoẻ, sáng.
- GV chọn cho HS hát ôn lại 4 bài hát
- Tập hát nối, hát lĩnh sướng, kết hợp gõ đệm nhạc cụ theo phách - nhịp, vận động phụ hoạ (Thiếu nhi thế giới liên hoan, Em yêu hoà bình)
- Với HS yếu GV gợi ý để các em nhớ lại, cho các em hát những bài ngắn và yêu cầu hát tương đối đúng giai điệu của bài. HS khá yêu cầu hát đúng giai điệu có sắc thái biểu cảm.
- GV gợi ý cho HS nhớ lại các động tác phụ hoạ, cách biểu diễn từng bài.
- Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 5 em, tự chọn bài hát tập biểu diễn ( xen kẽ 2 đối tượng để các em yếu hát hoà giọng cùng các bạn). Gọi từng nhóm lên biểu diễn trước lớp kết hợp các động tác phụ hoạ.
- Nhận xét, đánh giá, động viên.
A. Giới thiệu bài:
Ôn tập một số bài hát đã học ở lớp 4
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi và hát.
* Hoạt động 2: Ôn tập các bài hát.
- Quốc ca
- Em yêu hoà bình.
- Chúc mừng.
- Thiếu nhi thế giới liên hoan.
* Hoạt động 3: Biểu diễn.
4.Củng cố:
- Nhắc lại nội dung bài học hôm nay.
- GV gọi nhóm hát tốt lên hát biểu diễn một trong số các bài vừa ôn.
5.Dặn dò:
- Học bài. Xem bài tiết 2: Reo vang bình minh
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Phần kí duyệt của Ban giám hiệu:
…..…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA -TUAN 1.doc