ÂM NHẠC 1
Tiết 12: Ôn bài hát: Đàn gà con
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hát đúng giai điệu và thuộc 2 lời bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát
- Thực hiện một vài động tác vận động phụ hoạ cho bài hát.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV – HS, động tác phụ hoạ.
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ: - Gọi HS khá lên hát đơn ca. GV đệm đàn cả lớp hát.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc tuần 12 - Trường Tiểu học Khánh Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:……/………/ 2013.
Ngày dạy: Lớp 1A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
Lớp 1B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
ÂM NHẠC 1
Tiết 12: Ôn bài hát: Đàn gà con
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hát đúng giai điệu và thuộc 2 lời bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát
- Thực hiện một vài động tác vận động phụ hoạ cho bài hát.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV – HS, động tác phụ hoạ.
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ: - Gọi HS khá lên hát đơn ca. GV đệm đàn cả lớp hát.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
-GV giới thiệu bài – ghi bảng
-HS nghe, nhắc lại
- GV đệm đàn cho HS hát ôn. HS nghe hát theo.
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa đệm vỗ tay theo tiết tấu. HS quan sát.
- HS thực hiện luân phiên theo tổ, dãy bàn, cả lớp. GV sửa sai.
-Tương tự vừa hát vừa gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca.
- GV cho dãy vỗ tay, dãy gõ thanh phách kết hợp khi hát. GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ: + Miệng hát, vỗ tay dịch chuyển kết hợp đung đưa người, nhún chân theo nhịp, bắt đầu từ bên phải
+ Mô phỏng chú gà: hai tay, từ vai đến khuỷu tay áp sát vào sườn, từ khuỷu tay đến bàn tay nâng chếch lên giả làm đôi cánh gà. Khi hát hơi cúi người về phía trước, đầu lắc lư cùng thân chân nhún theo phách.
- Hướng dẫn HS biểu diễn trước lớp: đơn ca, tốp ca. HS khá biểu diễn đơn ca, HS trung bình và yếu biểu diễn tốp ca.
- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét.
A. Giới thiệu bài:
Ôn bài: Đàn gà con
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Hát ôn
* Hoạt động 2: Vận động phụ hoạ
* Hoạt động 2: Biểu diễn
4.Củng cố:
- Nhắc lại tên bài học, xuất xứ. GV mở giai điệu cho HS nghe lại
- GV đệm đàn cho lớp hát lại.
5.Dặn dò: Học thuộc bài, tập biểu diễn phụ họa.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày dạy: Lớp 3A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
Lớp 3B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
ÂM NHẠC 3
Tiết 12: Học hát bài: Con chim non
Dân ca Pháp
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
3
4
- Hát đúng giai điệu bài dân ca Pháp.
- Cảm nhận về tính chất nhịp nhàng của nhịp với phách 1 là phách mạnh, phách 2 nhẹ
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ Cho GV - HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ: GV đệm đàn cho lớp hát lại bài Lớp chúng ta đoàn kết.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu bài – ghi bảng
- HS nghe, nhắc lại
- GV treo bảng phụ ghi lời ca bài Con chim non. Mở nhạc cho HS nghe giai điệu. GV hát mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- GV đàn giai điệu hát mẫu, HS nghe nhẩm theo. GV dạy hát từng câu ( chú ý nhấn vào phách mạnh của nhịp , những tiếng có gạch chân ).
- Luyện hát theo cá nhân, tổ, nhóm. GV nghe sửa sai .
- Cho HS hát lời 1 nối tiếp sang lời 2.
- GV cho HS đọc 1 – 2 – 3, 1 – 2 – 3; số 1 đọc mạnh hơn số 2, 3.
3
4
- Chia lớp thành 2 nhóm. Một nhóm hát, nhóm kia gõ đệm vào phách mạnh của nhịp
Nhóm hát:Bình minh lên có con chim non hoà tiếng hót…
Nhóm gõ: x x x
3
4
- Để tránh nhầm lẫn khi gõ đệm theo nhịp 3, tay gõ phách vào phách mạnh, miệng có thể đếm nhẩm theo: 1 – 2 – 3, 1 – 2 – 3.
- GV nêu trò chơi: Vỗ tay đệm theo nhịp : Cho HS chơi theo cặp đôi mẫu. Tổ chức cho cả lớp cùng chơi. Sửa sai .
A. Giới thiệu bài:
Con chim non (Dân ca Pháp)
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Học hát
Bình minh lên có con chim non
Hoà tiếng hót véo von.
Hoà tiếng hót véo von
Giọng hót vui say sưa
Này chim ơi hót lên cho vang
Lời thân ái thiết tha
Rộn vang tới chốn xa
Lòng mến yêu quê nhà.
3
4
* Hoạt động 2: Tập gõ đệm theo nhịp
3
4
- Trò chơi: Vỗ tay đệm theo nhịp
Phách 1 đập nhẹ tay xuống bàn; phách 2, 3 hai tay đập vào tay bạn.
4.Củng cố:
- Nhắc lại tên bài hoc .
- Lớp nghe lại bài hát Con chim non
5.Dặn dò: Học thuộc bài.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày dạy: Lớp 4A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
Lớp 4B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
ÂM NHẠC 4
Tiết 12: Học bài hát: Cò lả
Dân ca đồng bằng Bắc bộ
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- HS cảm nhận được tính chất âm nhạc vui tươi, trong sáng, mượt mà của bài và tinh thần lao động lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca.
- Hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện những chỗ có luyến trong bài hát.
- Qua bài hát giáo dục các em yêu quí dân ca và ttrân trọng người lao động.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV – HS.
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Gọi 3 HS lên hát biểu diễn bài Khăn quàng thắm mãi vai em.
Nhận xét, biểu dương.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
-GV giới thiệu bài – ghi bảng
-HS nghe, nhắc lại
- GV đệm đàn hát mẫu lần 1. HS nghe hát nhẩm theo.
- Gọi 2 HS đọc diễn cảm lời bài hát. Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu cùng nhạc cụ gõ.
- GV hát mẫu lần 2. HS nghe.
- Đàn giai điệu dạy hát từng câu ngắn theo lối móc xích.( Lưu ý tiếng luyến 2nốt đã gạch chân)
- Luyện hát theo cá nhân, tổ, nhóm. GV nghe sửa sai
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp đệm vỗ tay theo phách. HS thực hiện theo dãy bàn, cả lớp.
- GV hát hoặc cho HS nghe giai điệu bài Trống cơm. GV nói sơ qua về loại trống này: Được ra đời từ thời nhà Lý, trước khi đánh trống nhạc công ngày xưa thường lấy cơm nóng nghiền nát, miết một dúm vào mặt giữa mặt trống để định âm cho tiếng trống, vì vậy mà có tên là trống cơm. Nhạc cụ này được dùng trong dàn nhạc chèo, tuông và các ban nhạc tang lễ.
A. Giới thiệu bài:
Cò lả ( Dân ca đồng bằng Bắc Bộ)
B. Nội dung:
* Hoạt động 1:Dạy hát
Con cò cò bay lả lả bay la.
Bay từ từ cửa phủ, bay ra ra cánh đồng.
Tình tính tang, tang tính tình.
Ơi bạn rằng, ơi bạn ơi. Rằng có biết biết hay chăng.
Rằng có nhớ nhớ hay chăng.
* Hoạt động 2: Nghe nhạc bài Trống cơm- dân ca đồng bằng Bắc Bộ
4.Củng cố: - Nhắc lại tên bài học, xuất xứ.
- Lớp hát nối kết hợp đệm gõ theo phách bài vừa học
5.Dặn dò: Học bài.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày soạn:……/………/ 2013.
Ngày dạy: Lớp 2A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
Lớp 2B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
ÂM NHẠC 2
Tiết 12: Ôn hát bài: Cộc cách tùng cheng
Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Thuộc lời ca, tập hát biểu diễn.
- Biết tên gọi và hình dáng của một số nhạc cụ gõ dân tộc.
- Giáo dục HS lòng ham mê ca hát và bảo vệ các loại nhạc cụ dân tộc.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: - Gọi HS lên hát bài Cộc cách tùng cheng
- GV đệm đàn cho cả lớp hát.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu bài – ghi bảng
- HS nghe, nhắc lại
- GV đệm đàn cho cả lớp hát ôn.
- GV chia lớp thành từng nhóm, từng dãy bàn đệm đàn cho HS hát ôn đối đáp từng câu.
- Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp. GV sửa sai
- GV hướng dẫn HS cách biểu diễn đơn ca, tốp ca. GV đệm đàn gọi HS hát đơn ca, tốp ca biểu diễn trước lớp
- Chia nhóm hát kết hợp trò chơi Cộc cách tùng cheng ở tiết trước.
- GV cho HS xem nhạc cụ hoặc qua tranh ảnh phóng to.
- Khi xem GV lưu ý HS hình dáng, tiếng ( âm sắc) từng nhac cụ để dễ nhận biết.
- GV cho HS hát biểu diễn bài Cộc cách tùng cheng với các nhạc cụ gõ đệm theo.
A. Giới thiệu bài:
Ôn bài hát: Cộc cách tùng cheng
Giói thiệu một số nhạc cụ dân tộc
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Hát ôn
Sênh kêu nghe tiếng vui nhất…
x x x x…
x x…
- Tập biểu diễn bài hát.
* Hoạt động 3: Giói thiệu một số nhạc cụ dân tộc.
- Sênh tiền, song loan
- Thanh phách, Mõ
- Trống con, Trống cái
- Thanh la
4.Củng cố: - Nhắc lại nội dung bài học
- GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách bài vừa học.
5.Dặn dò: Học thuộc bài.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày dạy: Lớp 5A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
Lớp 5B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013
ÂM NHẠC 5
Tiết 12: Học hát bài: Ước mơ
Nhạc Trung Quốc
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hát đúng giai điệu, lời ca ( chú ý những chỗ có luyến âm và nốt nhạc ngân dài 4phách.).
- Cảm nhận được hình tượng đẹp trong bài.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
-GV giới thiệu bài – ghi bảng
-HS nghe, nhắc lại
- GV đệm đàn hát mẫu lần 1. HS nghe hát nhẩm theo.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca diễn cảm theo tiết tấu cùng nhạc cụ gõ.
- GV hát mẫu lần 2. HS nghe.
- Đàn giai điệu dạy hát từng câu ngắn theo lối móc xích.( Lưu ý phân chia câu hát tập lấy hơi đúng chỗ, những từ luyến: dưới, xinh, cành, mong, tươi, đàn, múa, muôn, ngân dài 4phách: chơi, chờ, thêm, nhà )
- Luyện hát thuộc theo cá nhân, tổ, nhóm. GV nghe sửa sai
- GV hướng dẫn HS hát đệm vỗ tay theo phách. HS thực hiện luân phiên theo tổ, dãy bàn, cả lớp. GV sửa sai
- Cho cả lớp vận động theo nhạc: đứng hát tay chống hông nghiêng đầu sang trái rồi sang phải, nhún chân vận động theo nhịp. GV sửa sai.
A. Giới thiệu bài:
Ước mơ ( Nhạc Trung Quốc)
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Dạy hát
Gió vờn cánh hoa bay dưới trời
Đàn bướm xinh dạo chơi
Trên cành cây chim ca líu lo
Như hát lên bao lời mong chờ.
Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên.
Cuộc sống tươi đẹp thêm.
Cho đàn em tung tăng múa ca.
Trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà.
* Hoạt động 2: Đệm vỗ tay, gõ nhạc cụ, vận động theo nhạc
4.Củng cố: - Phát biểu cảm nhận khi hát bài Ước mơ ( Bài hát thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến. Giai điệu nhẹ nhàng, mềm mại )
- Lớp hát đệm gõ theo phách bài vừa học
5.Dặn dò: Học thuộc bài. Xem trước bài TĐN số 4
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Phần kí duyệt của Ban giám hiệu:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA -TUAN 12 CHUẨN.doc