Giáo án Âm nhạc tuần 15 - Trường Tiểu học Khánh Tiên

ÂM NHẠC 1

Tiết 15: Ôn 2bài hát: Đàn gà con

Sắp đến tết rồi

I.Mục tiêu: Giúp học sinh

- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.

- Hát kết hợp vừa hát vừa vỗ tay ( hoặc gõ ) đệm theo phách, hoặc đệm theo tiết tấu lời ca.

- Hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ.

- Tập đọc những câu thơ 4 chữ theo tiết tấu bài Sắp đến tết rồi

II.Chuẩn bị:

- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS

- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc tuần 15 - Trường Tiểu học Khánh Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp 1A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013 Lớp 1B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013 ÂM NHẠC 1 Tiết 15: Ôn 2bài hát: Đàn gà con Sắp đến tết rồi I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca. - Hát kết hợp vừa hát vừa vỗ tay ( hoặc gõ ) đệm theo phách, hoặc đệm theo tiết tấu lời ca. - Hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ. - Tập đọc những câu thơ 4 chữ theo tiết tấu bài Sắp đến tết rồi II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.Ổn định: 2.Bài cũ: - Gọi HS nhắc lại tên 2bài hát đã học. 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV giới thiệu bài – ghi bảng -HS nghe, nhắc lại - GV đệm đàn cho HS hát ôn thuộc lời. Tập hát kết hợp gõ đệm (vỗ tay) theo phách, hoặc theo tiết tấu lời ca. GV chú ý giúp các em thể hiện đúng từng kiểu vỗ tay ( hoặc gõ ) đệm. - GV hướng dẫn HS biểu diễn trước lớp kết hợp vận động phụ hoạ như đã học ở tiết 12 . - Gọi từng nhóm HS lên biểu diễn trước lớp. Biểu diễn đơn ca - Tập hát đối đáp: chia lớp thành 3nhóm, mỗi nhóm hát 1câu, câu cuối cả lớp hát. Cả 2lời cách hát tương tự. - Tập hát có lĩnh xướng: 1HS hát câu1, cả lớp hát câu2; 1HS hát câu 3, cả lớp hát câu 4.Lời 1 và lời 2 tương tự. - GV đệm đàn cho HS hát ôn thuộc lời. - Tập hát kết hợp gõ đệm (vỗ tay) theo phách, hoặc theo tiết tấu lời ca. GV chú ý giúp các em thể hiện đúng từng kiểu vỗ tay. - GV cho HS đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu như đã học ở tiết 14. - GV cho HS tập biểu diễn cá nhân hoặc nhóm. A.Giới thiệu bài: Ôn bài: Đàn gà con Sắp đến tết rồi B. Nội dung: * Hoạt động 1: Hát ôn Đàn gà con Trông kia đàn gà con lông vàng… x x x x x x x x x x x - Biểu diễn - Hát đối đáp - Hát có lĩnh xướng * Hoạt động 2: Hát ôn Sắp đến tết rồi Sắp đến tết rồi đến trường rất vui 4.Củng cố: - Nhắc lại tên bài hát ôn hôm nay. - Lớp hát đệm gõ theo phách bài vừa ôn. 5. Dặn dò: Học thuộc bài * Rút kinh nghiệm: ………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày dạy: Lớp 2A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013 Lớp 2B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013 ÂM NHẠC 2 Tiết 15: Ôn tập 3 hát bài: Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Thuộc lời, hát đúng giai điệu lời ca. - Biết hát kết hợp với trò chơi hoặc vận động phụ hoạ. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.Ổn định: 2.Bài cũ: - Gọi HS nhắc lại tên 3 bài hát đã học gần đây.( Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng, chiến sĩ tí hon ) 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV giới thiệu bài – ghi bảng - HS nghe, nhắc lại - GV đệm đàn cho HS hát thuộc lời ca. - Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp. GV nghe sửa sai. - Chia lớp thành 3nhóm. Cho HS hát nối tiếp từng câu ngắn. - Tập biểu diễn đơn ca, tốp ca. Khi biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ như đã học. - GV đệm đàn cho HS hát thuộc lời ca. - Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp 2. - Cho HS hát kết hợp trò chơi gõ nhạc cụ đã học theo nhóm và theo lớp. - Cho HS hát thuộc lời ca - Cho HS hát và tập đệm theo phách, theo nhịp 2. GV sửa sai. - Chia lớp thành 3nhóm. Tập hát đối đáp từng câu ngắn. - GV cho HS hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca. - Cho HS đứng hát vận động theo nhịp của bài, tay vung như duyệt đội hình đội ngũ. A. Giới thiệu bài: Ôn 3 bài hát đã học B. Nội dung: * Hoạt động 1: Hát ôn + Ôn bài Chúc mừng sinh nhật + Ôn bài Cộc cách tùng cheng + Ôn bài Chiến sĩ tí hon 4.Củng cố: - Nhắc lại tên bài học, xuất xứ. - GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách bài vừa học. 5.Dặn dò: Học thuộc bài. * Rút kinh nghiệm: ………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày dạy: Lớp 3A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013 Lớp 3B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013 ÂM NHẠC 3 Tiết 15: Học hát bài: Ngày mùa vui ( lời 2 ) Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Hát đúng giai điệu, thuộc lời 2 cảu bài Ngày mùa vui. - Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh. - Giáo dục các em yêu thách dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.ổn định: 2.Bài cũ: - Gọi 3HS lên hát, sau đó cả lớp hát lời 1 bài Ngày mùa vui. 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV giới thiệu bài - ghi bảng -HS nghe, nhắc lại - GV đàn giai điệu cả bài HS nghe nhẩm theo. Cho HS hát ôn lời hát đúng giai điệu. - Hướng dẫn HS đọc lời 2 theo tiết tấu cùng nhạc cụ gõ. Cho HS nghe lại cả bài lần 2. - Đàn giai điệu dạy hát từng câu ngắn theo lối móc xích. Luyện hát thuộc cả bài theo cá nhân, tổ, nhóm. GV nghe sửa sai. - Cho HS hát cả hai lời, GV nghe sửa sai. Cho HS hát nối từng câu theo nhóm kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp (lưu ý nhịp lấy đà) - GV làm mẫu, hướng dẫn HS vận động phụ hoạ đơn giản. Cho HS hát kết hợp động tác vừa học. - Gọi một số nhóm lên biểu diễn trước lớp với đàn đệm của GV - GV treo tranh giới thiệu từng nhạc cụ cho HS quan sát. + Đàn bầu thân dài có cần đàn và có một dây người ta còn gọi là Độc huyền cầm. + Đàn nguyệt ( còn gọi là đàn kìm) có hai dây, bầu đàn tròn như mặt trăng nên có tên gọi như vạy. Đàn này thường được dùng trong các đoàn tuồng, chèo, cải lương. + Đàn tranh ( còn gọi là tam thập lục) có 36dây cũng được dùng trong các đoàn nghệ thuật truyền thống tuồng, chèo, cải lương. A. Giới thiệu bài: Ngày mùa vui (lời 2) B. Nội dung: * Hoạt động 1: Dạy lời 2, hát cả bài. Nhịp nhàng những bước chân Vang ngân tiếng reo cười Ai ghánh lúa về sân phơi Nắng tươi cho màu thóc vàng Hội mùa rộn ràng quê hương ấm no chan hoà yêu thương Ngày mùa rộn ràng nơi nơi Có đâu vui nào vui hơn - Hát kết hợp vận động phụ hoạ. * Hoạt động 2: Giới thiệu các nhạc cụ dân tộc - Đàn bầu - Đàn nguyệt - Đàn tranh 4.Củng cố: - Nhắc lại tên bài học, xuất xứ. - Gọi nhóm diễn tốt lên biểu diễn trước lớp. 5.Dặn dò: Học thuộc bài. * Rút kinh nghiệm: ………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày dạy: Lớp 4A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013 Lớp 4B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013 ÂM NHẠC 4 Tiết 15: Học hát bài tự chọn: Khăn quàng thắp sáng bình minh Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát. - Biết nội dung bài hát, cảm nhận tính chất vui tươi và những hình ảnh đẹp sinh động được thể hiện trong lời ca. - Qua bài hát giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.Ổn định: 2.Bài cũ: - Gọi 2HS hát lại bài Khăn quàng thắm mãi vai em. GV đệm đàn. 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV giới thiệu bài - ghi bảng - HS nghe, nhắc lại - GV đệm đàn hát mẫu lần 1. HS nghe hát nhẩm theo. - Gọi một vài HS đọc lời ca thật diễn cảm. - Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu cùng nhạc cụ gõ. - GV hát mẫu lần 2. HS nghe. - GV đàn giai điệu dạy hát từng câu như thông thường. Lưu ý cao độ tiếng “ bình minh” “ cánh tay”, trường độ đoạn “ Học cho ngoan… lao động là vinh quang”. - Luyện hát thuộc lời theo tổ, nhóm. GV sửa sai cá nhân. - GV hướng dẫn và cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. - Cho HS luyện tập theo tổ, nhóm. - GV nghe sửa sai. A. Giới thiệu bài: Khăn quàng thắp sáng bình minh B. Nội dung: * Hoạt động 1: Dạy hát Kìa có con chim non, chim chơi ở sân trường. ồ chú chim xinh đẹp hót chào mùa xuân. Kìa các em thơ ngây, em luôn cùng kết đoàn. Vì các em đã thuộc năm điều Bác dạy. Học cho ngoan lớn cho nhanh. Bay vào đời xây dựng. Rèn đôi tay chắc đôi chân. Lao động là vinh quang. Kìa các em xinh xinh. Chân bước vội đến trường. Từng chiếc khăn em quàng thắp đỏ bình minh. Từng cánh tay măng non. Đang xây ngày mai hồng. Đoàn thiếu nhi em là hi vọng Việt Nam * Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm Kìa có con chim non, chim chơi ở … x x x … x x x x x x … 4.Củng cố: - Lớp hát với phần đệm nhạc của GV. - Nhắc lại tên bài hát vừa học, xuất xứ. 5.Dặn dò: Học thuộc bài. * Rút kinh nghiệm: ………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày dạy: Lớp 5A: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013 Lớp 5B: Thứ ………ngày……….tháng ………năm 2013 ÂM NHẠC 5 Tiết 15: Ôn tập TĐN số 3, số 4 Kể chuyện âm nhạc I.Mục tiêu: Giúp học sinh - HS ôn tập đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 3, số 4 và kết hợp với gõ nhịp, đánh nhịp. - HS đọc và nghe kể chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, qua đó các em biết một tài năng âm nhạc dân tộc. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.Ổn định: 2.Bài cũ: - Nhóm HS lên hát bài Ước mơ. Nhận xét. 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV giới thiệu bài – ghi bảng -HS nghe, nhắc lại * Ôn tập TĐN số 3: - GV đàn lại giai điệu bài TĐN cho HS nghe, cho HS đọc lại bài TĐN đến khi thuần thục. - Cho HS ghép lời ca và gõ đệm theo phách. GV theo dõi sửa sai 2 4 - Sau khi HS đọc được bài TĐN số 3, GV cho HS vừa đọc nhạc vừa đánh nhịp . GVtheo dõi sửa sai. * Ôn tập TĐN số 4: - Tương tự như bài TĐN số 4 - GV đọc cho HS nghe câu chuyện lần 1. Gọi HS kể câu chuyện làn 2. - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Nghệ sĩ Cao Văn Lầu quê ở đâu? ( Gia Định) + Ông học đàn nhạc của ai? ( Thầy Nhạc Kị) + Ông học những loại đàn nào? ( đàn tranh, đàn kìm, đánh trống và ca) + Ông sáng tác bản Dạ cổ hoài lang vào năm nào? Ông lấy cảm hứng từ đâu? ( năm 1919-1920, ông nhớ đến hình ảnh thiếu phụ đêm khuya tựa gối trông chồng) - GVhát cho HS nghe bản Dạ cổ hoài lang A. Giới thiệu bài: Ôn tập TĐN số 3, số 4 B. Nội dung: * Hoạt động 1: Ôn tập TĐN số 3, số 4 - Ôn tập TĐN số 3 - Ôn tập TĐN số 4 * Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc Nghệ sĩ Cao Văn Lầu 4.Củng cố: - Lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách bài vừa ôn. - Đọc nhạc ghép lời bài TĐN số 4. 5.Dặn dò: Học thuộc bài, chép bài TĐN số 4 vào vở * Rút kinh nghiệm: ………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Phần kí duyệt của Ban giám hiệu: …..…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA -TUAN 15.doc
Giáo án liên quan