Giáo án Âm nhạc tuần 16 - Trường Tiểu học Khánh Phú

Tiết 16: Nghe Quốc ca

 Kể chuyện âm nhạc

I. Mục tiêu:

- HS được nghe Quốc ca và biết rằng khi chào cờ có hát Quốc ca. Trong lúc chò cớ và hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.

- Qua một câu chuyện nhỏ để các em thấy được mối liên quan giữa âm nhạc với đời sống. (Câu chuyện Nai Ngọc )

II.Chuẩn bị:

- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV và HS.

- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc tuần 16 - Trường Tiểu học Khánh Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khối 1: Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008 Tiết 16: Nghe Quốc ca Kể chuyện âm nhạc Mục tiêu: - HS được nghe Quốc ca và biết rằng khi chào cờ có hát Quốc ca. Trong lúc chò cớ và hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang. - Qua một câu chuyện nhỏ để các em thấy được mối liên quan giữa âm nhạc với đời sống. (Câu chuyện Nai Ngọc ) II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV và HS. - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.ổn định: 2.Bài cũ: - Gọi HS lên hát lại bài học hôm trước ( 1A: Đinh Hoàng Anh; 1B: Nguyễn Thị Cúc; 1C: Lê Duy Quang...). Nhận xét. 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV giới thiệu bài – ghi bảng -HS nghe, nhắc lại - GV giới thiệu đôi nét ngắn gọn về Quốc ca: Quốc ca là bài hát chung của cả nước. Bài Quốc ca Việt Nam nguyên là bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Khi chào cờ có hát hoặc cử nhạcbài Quốc ca, tất cả mọi người phải đứng thẳng nghiêm trang hướng về Quốc kì. - GV hát hoặc cho HS nghe Quốc ca qua băng. - GV tập cho HS đứng chào cờ nghe Quốc ca. Lưu ý HS đứng thẳng, nghiêm trang mắt nhìn lên ảnh Bác. GV quan sát sửa sai ( 1A: Nguyễn Hoàng Dương; 1B: Đinh Qung Huy; 1C: Nguyễn Văn Trung…). - GV nêu tên câu chuyện, kể ( hoặc đọc chậm diễn cảm) Câu chuyện Nai Ngọc cho HS nghe. - Sau khi kể xong GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Tại sao các loài vật lại quên cả việc phá hoại nương rẫy, mùa màng? + Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về? - GV tóm tắt lại nội dung để HS ghi nhớ A. Giới thiệu bài: Nghe Quốc ca, Kể chuyện âm nhạc. B. Nội dung: * Hoạt động 1: Nghe Quốc ca * Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc: Câu chuyện Nai Ngọc - Do mải nghe tiếng hát tuyệt vời cảu em bé. - Vì tiếng hát của em bé Nai Ngọc vô cùng hấp dẫn - Tiếng hát Nai Ngọc đã có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi các loài muông thú đến phá hoại mùa màng. Mọi người đều yêu quí tiếng hát của em. 4.Củng cố: - Nhắc lại tên bài học hôm nay. - Lớp hát đệm gõ theo phách với các nhạc cụ gõ bài vừa học. 5. Dặn dò: Học thuộc bài Khối 3 Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2008 Tiết 16: Kể chuyện: Cá heo với Âm nhạc Giới thiệu nốt nhạc qua trò chơi I.Mục tiêu: - Qua câu chuyện các em biết âm nhạc còn có tác động tới loài vật. - Biết tên gọi các nốt nhạc và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.ổn định: 2.Bài cũ: - Gọi HS lên hát bài Ngày mùa vui ( 3C: Nguyễn Thị Thu Loan; 3A: Bùi Thanh Tâm; 3B: Hoàng Thị Vân…). Nhận xét. 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV giới thiệu bài – ghi bảng - HS nghe, nhắc lại - GV hỏi HS: Có bạn nào biết về loài ca heo? - GV treo tranh về cá heo và nói: Cá heo là loài cá sống ở biển. Chúng có trọng lượng lớn nhưng rất hiền và là loài cá thông minh nhất. Chúng cứu giúp con người gặp nạn trên biển, chúng có nhiều khả năng đặc biệt. - GV đọc câu chuyện cho HS nghe. Gọi HS đọc lại câu chuyện. GV hỏi: + Điều gì khiến đàn cá heo bơi theo tàu ra biển? + Em nào có thể kể lại câu chuyện vừa nghe? - GV kết luận: Âm nhạc không chỉ cá ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động đến cả một số loài vật. - GV giới thiệu cho HS biết bảy nốt nhạc có tên gọi là: Đô - Rê – Mi – Pha – Son – La - Xi - GV cho HS tập đọc kĩ tên 7nốt nhạc. GV cho HS viết tên 7nốt nhạc vào vở. - Cho HS chơi trò chơi “ Bảy anh em”. Gọi 7HS lên chơi, em nào nói sai em khác thay thế. - GV cho HS chơi tiếp trò chơi “Khuông nhạc bàn tay”. GV giới thiệu các nốt nhạc trên bàn tay một lượt. Cho HS tập nhận biết các nốt nhạc. Luyện tập ghi nhớ tên nốt nhạc trên “Khuông nhạc bàn tay”. GV chỉ dạy các nốt: Đô-Rê-Mi-Pha-Son. A. Giới thiệu bài: Kể chuyện âm nhạc. Giới thiệu nốt nhạc qua trò chơi B. Nội dung: * Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc * Hoạt động 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc - Mỗi em mang tên một nốt nhạc theo đúng thứ tự. GV gọi tên nốt nào thì em mang tên nốt đó có và lên nói“Tôi tên là…” và giơ tay lên cao. Ai nói sai bị thua và em khác lên thay. 4.Củng cố: - Nhắc lại tên nội dung bài học. - Gọi nhắc lại tên bảy nốt nhạc. Chỉ các nốt nhạc đã học trên khuông bàn tay. 5.Dặn dò: Học thuộc bài. Khối 4 Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2008 Tiết 16: Ôn tập 3 bài hát đã học I.Mục tiêu: - Giúp HS hát thuộc lời 3 bài hát đã học, hát đúng giai điệu. - Biết trình bầy 3 bài hát đã hcọ trong kì I. - Giáo dục HS tình yêu đối với âm nhạc, ham mê ca hát. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.ổn định: 2.Bài cũ: Nhắc lại tên các bài hát đã học trong học kì I? 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV giới thiệu bài - ghi bảng -HS nghe, nhắc lại * GV cho HS tiết tấu đoán tên bài hát. - GV chọn 3tiết tấu của 3bài hát, GV gõ từng tiết tấu, HS tôe nào biết đó là tiết tấu trong bài hát nào, vừa hát vừa gõ đúng sẽ được 10 điểm. Nếu thực hiện chưa đầy đủ, số điểm sẽ giảm dần. - GV đàn đệm cho HS hát ôn lần lượt từng bài:. + Bài Em yêu hoà bình cho hát ôn kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. + Bài Bạn ơi lắng nghe cho HS hát kết hợp với vận động phụ hoạ như đã học. + Bài Khăn quàng thắm mãi vai em cho HS hát ôn kết hợp với vận động theo nhạc ( theo nhịp). - GV nghe sửa sai ( 4A: Đinh Văn San; 4B: Đinh Ngọc Tân; 4C: Đinh Văn Chiến…). * Hướng dẫn HS trình bầy bài hát theo các hình thức: song ca, đơn ca, tốp ca. - GV lưu ý HS với bài hát Em yêu hoà bình nên hát đơn ca có các bạn phụ hoạ đệm nhạc cụ gõ. + Bài Bạn ơi lắng nghe hát song ca hoặc tốp ca đều được. Khi hát nhún chân nhịp nhàng theo nhịp của bài. + Bài Khăn quàng thắm mãi vai em các em hát tốp ca có bạn lên hát lĩnh xướng. - GV cho các tổ thảo luận chọ cách hát phù hợp, tập trong 5phút sau đó lên trình bầy trước lớp. A. Giới thiệu bài: Ôn tập 3 bài hát đã học. B. Nội dung: * Hoạt động 1: Hát ôn - Ôn bài: Em yêu hoà bình - Ôn bài: Bạn ơi lắng nghe - Ôn bài: Khăn quàng thắm mãi vai em * Hoạt động 2: Trình bầy bài hát 4.Củng cố: - GV nhận xét đánh giá kết quả của các tổ. - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. 5.Dặn dò: Học thuộc bài, tập trình diễn thêm ở nhà. Khối 2: Thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2008 Tiết 16: Kể chuyện âm nhạc Nghe nhạc I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết một danh nhân âm nhạc thế giới: Nhạc sĩ Mô-da. - Nghe nhạc để bôì dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.ổn định: 2.Bài cũ: - Gọi nhóm HS lên hát múa bài Cộc cách tùng cheng. 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV giới thiệu bài – ghi bảng - HS nghe, nhắc lại - GV đọc chậm, diễn cảm câu chuyện Mô-da thần đồng âm nhạc cho HS nghe. - Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Mô-da và chỉ vị trí nước áo trên bản đồ thế giới. - GV kể lại câu chuyện lần 2. HS nghe trả lời câu hỏi: + Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào? + Mô-da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông? + Khi biết rõ sự thật, bố của Mô-da nói gì? - GV đọc lại câu chuyện và giúp HS ghi nhớ nhạc sĩ Mô-da một danh nhân âm nhạc thế giới. - GV cho HS nghe một ca khúc thiếu nhi chon lọc ( hoặc một trích đoạn nhạc không lời). Có thể dùng băng nhạc hoặc GV tự trình diễn. - Sau khi HS nghe xong, GV đặt câu hỏi: Bài nhạc vui hay không vui? Bài hát nói về điều gì? Em có thể hát lại một câu trong bài không? - Cho HS trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” Cho một em ra ngoài. Giao đồ vật nhỏ cho một HS trong lớp giữ. Cả lớp hát một bài hát quen thuộc. Tiếng hát to là đồ vật rất gần, hát nhỏ là đồ ở xa. Khi tìm ra được đồ vật thì thay HS khác tiếp tục chơi. A. Giới thiệu bài: Kể chuyện âm nhạc. Nghe nhạc B. Nội dung: * Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc * Hoạt động 2: Nghe nhạc * Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát tìm đồ vật 4.Củng cố: - Nhắc lại tên tên nhạc sĩ vừa nghe. Ông ở nước nào?. - GV đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách bài Chúc mừng sinh nhật. 5.Dặn dò: Học thuộc bài, tìm hiểu thêm về nhạc sĩ Mô-da. Khối 5 Thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2008 Tiết 16: Học hát bài tự chọn: Đất nước tươi đẹp sao Nhạc: Ma-lai-xi-a Lời: Vũ Trọng Tường I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát. - Biết nội dung bài hát, cảm nhận tính chất vui tươi và những hình ảnh đẹp sinh động được thể hiện trong lời ca. - Qua bài hát giáo dục các em tình đoàn kết với các nước trên thế giới. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.ổn định: 2.Bài cũ: - Gọi 2HS hát lại bài Ước mơ. GV đệm đàn. 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV giới thiệu bài - ghi bảng - HS nghe, nhắc lại - GV đệm đàn hát mẫu lần 1. HS nghe hát nhẩm theo. - Gọi một vài HS đọc lời ca thật diễn cảm. - Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu cùng nhạc cụ gõ. - GV hát mẫu lần 2. HS nghe. - GV đàn giai điệu dạy hát từng câu như thông thường. Lưu ý cao độ tiếng nửa cung “ dừa xanh” “ biển xanh”, “ Vượt khơi”, “ càng yêu”, “tiếng ru hời” “hát ru hời”, trường độ giữa hai đoạn không ngắt nghỉ. - Luyện hát thuộc lời theo tổ, nhóm. GV sửa sai cá nhân. ( 5A: Đinh Văn San; 5B: Đinh Ngọc Tân; 5C: Đinh Văn Chiến…). - GV hướng dẫn và cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. - Cho HS luyện tập theo tổ, nhóm. - GV nghe sửa sai( 5C: Phan văn Luân, 5A: Phan Tiến Thành, 5B: Nguyễn Ngọc Sinh …) - GV hướng dẫn HS hát vận động theo nhịp của bài hát. Hướng dẫn hát biểu diễn trướcc lớp có hát lĩnh xướng 2 câu đầu của mỗi đoạn. A. Giới thiệu bài: Đất nước tươi đẹp sao B. Nội dung: * Hoạt động 1: Dạy hát Đẹp sao đất nước như bài thơ. Biển xanh thấp thoáng bao cánh buồm. Dừa xanh ôm ấp bao nếp nhà. Êm ấm tiếng ru hời trên cánh nôi tuổi thơ. Ngày mai như cánh chim hải âu. Vượt khơi bay khắp muôn phương trời. Càng yêu tha thiết quê hương này Cùng tiếng hát ru hời ngày ấu thơ êm đềm. * Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm Đẹp sao đất nước như bài thơ… x x x … x x x x x x … * Hoạt động 3: Tập trình diễn bài hát 4.Củng cố: - Lớp hát với phần đệm nhạc của GV. - Nhắc lại tên bài hát vừa học, xuất xứ. 5.Dặn dò: Học thuộc bài. Phần kí duyệt của Ban giám hiệu: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA -TUAN 16.doc