Tiết 21: Học hát bài : Tập tầm vông
Nhạc: Lê Hữu Lộc
Lời: Theo đồng dao
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hát đúng giai điệu lời ca bài Tập tầm vông.
- Được tham gia trò chơi theo nội dung bài hát.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV-HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ: - Gọi HS lên hát lại bài Tập tầm vông ( 1A: Đinh Hoàng Anh; 1B: Nguyễn Thị Cúc; 1C: Lê Duy Quang.). Nhận xét. Cả lớp hát cùng đàn đệm của GV.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc tuần 21 - Trường Tiểu học Khánh Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khối 1: Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2009
Tiết 21: Học hát bài : Tập tầm vông
Nhạc: Lê Hữu Lộc
Lời: Theo đồng dao
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hát đúng giai điệu lời ca bài Tập tầm vông.
- Được tham gia trò chơi theo nội dung bài hát.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV-HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ: - Gọi HS lên hát lại bài Tập tầm vông ( 1A: Đinh Hoàng Anh; 1B: Nguyễn Thị Cúc; 1C: Lê Duy Quang...). Nhận xét. Cả lớp hát cùng đàn đệm của GV.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu – Ghi bảng
- HS nghe, nhắc lại
- GV đệm đàn hát mẫu lần 1. HS nghe hát nhẩm theo.
- Hướng dẫn HS cách sử dụng nhạc cụ gõ, cho HS đọc lời ca theo tiết tấu cùng nhạc cụ gõ.
- GV hát mẫu lần 2. HS nghe, nhẩm theo.
- GV đọc lời ca theo tiết tấu từng câu cho HS đọc theo; đàn giai điệu, dạy HS hát từng câu theo lối móc xích. Lưu ý tiếng luyến 2nốt nhạc “ có; tay ” Câu “ Tập tầm vó…tay nào không?” dài HS thương hát thiếu tiếng “đố” GV lưu ý sửa sai ( 1A: Nguyễn Hoàng Dương; 1B: Đinh Qung Huy; 1C: Nguyễn Văn Trung…).
- GV đệm đàn cho HS luyện hát thuộc theo cá nhân, tổ, nhóm. GV nghe sửa sai (1A: Đinh Trung Ngọc; 1B: Nguyễn Thị Cúc; 1C: Đinh Thị Hiền…)
- GV phổ biến luật chơi: Từng đôi bạn chơi với nhau, một bạn là người đố , bạn kia đoán, bạn đố đưa hai bàn tay ra sau lưng, một tay giấu một vật nhỏ, tay kia để không vừa hát vừa chơi, đến câu “có có không không” thì bạn đoán sẽ trả lời, hướng dẫn HS vừa hát vừa thực hiện trò chơi.
- HS thực hiện chơi theo nhóm. Bạn nào bị bạn đoán trúng thì đổi lại phải là người đoán.
A. Giới thiệu bài:
Tập tầm vông
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Dạy hát
Tập tầm vông tay không tay có
Tập tầm vó tay có tay không
Mời các bạn đoán sao cho trúng
Tập tầm vó tay nào có đố tay nào không?
Có có không không.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp với trò chơi “Tập tầm vông”
4.Củng cố: - Nhắc lại tên bài học.
- GV đệm đàn, lớp vừa hát vừa đệm gõ theo phách bài vừa học.
5.Dặn dò: Học thuộc lời bài hát.
Khối 3 Thứ ba ngày 3 tháng 2 năm 2009
Tiết 21: Học hát bài: Cùng múa hát dưới trăng
Nhạc và lời: Hoàng Lân
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết bài hát được viết ở nhịp 3/8, tính chất vui tươi nhịp nhàng, nhảy múa.
- Hát đúng giai điệu, lời ca, biết thể hiện các tiếng luyến.
- Giáo dục HS tình bạn bè thân ái.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ: - Gọi HS lên nhắc lại cấu tạo của khuông nhạc và khoá son ( 3A: Lê Quang Huy; 3B: Vũ Thị Hải; 3C: Phan Thị Phương Anh…). Nhận xét
- GV đệm đàn cho cả lớp hát bài Em yêu trường em.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu bài – ghi bảng
- HS nghe, nhắc lại
- GV đệm đàn hát mẫu lần 1. HS nghe hát nhẩm theo.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu cùng nhạc cụ gõ.
- GV hát mẫu lần 2. HS nghe.
- Đàn giai điệu dạy hát từng câu ngắn theo lối móc xích.
- GV đệm đàn cho HS luyện hát thuộc theo cá nhân, tổ, nhóm. GV nghe sửa sai ( 3C: Đỗ Văn Long; 3A: Phan Quốc Hân; 3B: Nguyễn Văn Tài…) Cho HS hát nối từng câu theo nhóm.
3
4
- GV hướng dẫn HS vận động phụ hoạ đơn giản: GV cho HS đứng hát đung đưa người theo nhịp
tại chỗ.
- Cho HS hát kết hợp vận động theo dãy bàn, luyện tập theo nhóm. GV sửa sai (3A: Đinh Thị Thìn; 3B: Lê Văn Khoa; 3C: Đỗ Thị Lanh …)
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách, GV hát làm mẫu sau đó đàn đệm cho HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
- GV theo dõi sửa sai ( 3A: Phan Quốc Hân; 3B: Lê Văn Khoa; 3C: Đỗ Thị Lanh…)
A. Giới thiệu bài:
Học hát bài: Cùng múa hát dưới trăng
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Dạy hát.
Mặt trăng tròn nhô lên
Toả sáng xanh khu rừng
Thỏ mẹ và Thỏ con
Nắm tay cùng vui múa
Hươu Nai Sóc đến xem
Xin mời vào nhảy cùng
La la lá la lá la
Cùng múa hát dưới trăng
La la lá la lá la
Cùng mua hát dưới trăng
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
4.Củng cố:- Nhắc lại tên bài, tên tác giả.
- Lớp nghe đàn đệm, hát lại bài vừa học.
5.Dặn dò: Học thuộc lời.
Khối 4 Thứ ba ngày 3 tháng 2 năm 2009
Tiết 21: Học hát bài: Bàn tay mẹ
Nhạc: Bùi Đình Thảo
Thơ: Tạ Hữu Yên
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hát đúng giai điệu và lời ca, tập thể hiện tình cảm của bài hát.
- Cho HS tập cách hát có luyến xuống, mỗi tiếng là hai móc đơn ( một phách ) .
- Qua bài hát nhắn nhủ các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ: - Gọi 5HS hát lại bài Chúc mừng, GV đệm đàn.
- Gọi 2HS đọc lại bài TĐN số 5. Nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu bài - ghi bảng
- HS nghe, nhắc lại
- GV cho HS xem tranh ảnh nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, đệm đàn hát mẫu lần 1. HS nghe hát nhẩm theo.
- Chia bài hát thành các câu hát như bên. Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu cùng nhạc cụ gõ.
- GV hát mẫu lần 2. HS nghe.
- Đàn giai điệu dạy hát từng câu như thông thường. Lưu ý hát rõ tiếng, hát đúng tiếng luyến xuống hai nốt nhạc: con, ăn, uống, con , chỗ cuối câu ngân dài 3phách: khôn.
- Luyện hát thuộc lời theo tổ, nhóm. GV sửa sai cá nhân. ( 4A: Đinh Văn San; 4B: Đinh Ngọc Tân; 4C: Đinh Văn Chiến…).
- GV hướng dẫn và cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.
- GV nghe sửa sai( 4C: Phan văn Luân, 4A: Phan Tiến Thành, 4B: Nguyễn Ngọc Sinh …)
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa đứng hát nhún chân theo nhịp 2.
- GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi 2 trong sách giáo khoa: Kể tên bài hát viết về mẹ?
- GV có thể hát hoặc mở băng nhạc cho HS nghe
A. Giới thiệu bài: Bàn tay mẹ
Nhạc:Bùi Đình Thảo; Thơ: Tạ Hữu Yên
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Dạy hát
Bàn tay mẹ bế chúng con, bàn tay mẹ chăm chúng con.
Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun.
Trời nóng bức gió từ tay mẹ con ngủ ngon.
Trời giá rét cũng vòng tay mẹ ủ ấm con.
Bàn tay mẹ vì chúng con từ tay mẹ con lơn khôn.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp hoạt động
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp:
Bàn tay mẹ bế chúng con, bàn tay me…
x x x x x x…
x x x…
* Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi
- Lời ru của mẹ ( Vũ Trọng Tường )
- Chỉ có một trên đời ( Nhạc: Trương Quang Lục. Lời: Theo ý thơ của Nga )
4.Củng cố: - Lớp hát với phần đệm nhạc của GV.
- Nhắc lại tên bài hát vừa học, xuất xứ.
5.Dặn dò: Học thuộc bài.
Khối 2: Thứ tư ngày 4 tháng 2 năm 2009
Tiết 21: Học hát bài: Hoa lá mùa xuân
Nhạc và lời: Hoàng Hà
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Qua bài hát các em cảm nhận được cảnh sắc mua fxuân tươi đẹp với giai điệu vui, rộn ràng.
- Biết lấy hơi ở cuối mỗi câu hát.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ: - Gọi nhóm 5HS lên hát múa bài Trên con đường đến trường. Nhận xét.
- GV đệm đàn cho cả lớp hát.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV giới thiệu bài – ghi bảng
- HS nghe, nhắc lại
- GV đệm đàn hát mẫu lần 1. HS nghe hát nhẩm theo.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu cùng nhạc cụ gõ ( tốc độ chậm, vừa phải, chú ý chỗ ngắt).
- GV hát mẫu lần 2. HS nghe.
- Đàn giai điệu dạy hát từng câu ngắn theo lối móc xích. Lưu ý HS các em phát âm gọn gàng, thể hiện tính chất vui tươi, hát rõ tiếng rõ lời.
- GV hỏi HS có nhận xét gì về giai điệu câu 1 và câu 3; câu 2 và câu 4.( Giống nhau, riêng câu 4 cuối câu có khác một chút.)
- Luyện hát thuộc theo cá nhân, tổ, nhóm. GV nghe sửa sai ( 2A: Nguyễn Khánh Toàn; 2B: Trần Như Thành; 2C: Đinh Thị Thuý…).
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp đệm vỗ tay( hoặc gõ thanh phách) theo phách, theo nhịp 2 ( GV làm mẫu HS làm theo, lưu ý bài hát viết có nhịp lấy đà). GV sửa sai ( 2B: Đinh Quốc Mạnh; 2A: Nguyễn Mạnh Quang; 2C: Nguyễn Tiến Huy…).
- Cho HS nhóm hát nhóm gõ hoặc vỗ tay theo phách luân phiên.
- Hướng dẫn HS hát và đệm theo tiết tấu lời ca
- Cho HS đứng hát vận động nhịp nhàng theo nhịp
A. Giới thiệu bài:
Học hát bài: Hoa lá mùa xuân
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Học hát
Tôi là lá tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
Tôi cùng múa tôi cùng ca. Tôi cùng ca múa ca mừng xuân.
Xuân vừa đến trên cành cao. Cho ngàn muôn lá hoa đẹp tươi.
Cho nhựa mới cho đời vui.
Cho người muôn tiếng ca rôn vang nơi nơi.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu
Tôi là lá tôi là hoa. Tôi là hoa lá…
x x x x x x…
x x x…
x x x x x x x x x x…
4.Củng cố: - Nhắc lại tên bài học, xuất xứ.
- GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách bài vừa học.
5.Dặn dò: Học bài, xem bài sau.
Khối 5 Thứ tư ngày 4 tháng 2 năm 2009
Tiết 21: Học hát bài: Tre ngà bên Lăng Bác
Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hát đúng giai điệu, và thể hiện tình cảm tha thiết của bài.
- Hát đúng nhịp 3/8.
- Qua bài hát giáo dục các em lòng kính yêu Bác Hồ.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS
- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc
III.Lên lớp:
1.ổn định:
2.Bài cũ: Nhóm HS lên hát bài Hát mừng. GV đệm đàn.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
-GV giới thiệu bài – ghi bảng
-HS nghe, nhắc lại
- GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, đệm đàn hát mẫu lần 1. HS nghe hát nhẩm theo.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu cùng nhạc cụ gõ.
- GV hát mẫu lần 2. HS nghe.
- Đàn giai điệu dạy hát từng câu ngắn theo lối móc xích.( lưu ý cao độ tiếng: đu đưa, thêu hoa, rất trong, ca hát; tiếng luyến: Bác, tóc; trường độ các tiếng: thêu hoa, ngân nga, ca hát)
- GV đệm đàn, cho HS luyện hát thuộc theo cá nhân, tổ, nhóm. GV nghe sửa sai( 5C: Đinh Thị Kiều Diễm; 5A: Lê Xuân Hiệu; 5B: Đinh Văn Hải…)
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp. GV làm mẫu. HS thực hiện.
- GV chia lớp thành 2dãy. Dãy hát, dãy gõ đệm theo phách, nhịp; thực hiện luân phiên.
- GV lưu ý HS bài hát được viết ở nhịp 3/8, khi hát cần nhấn giọng vào phách mạnh. GV gạch chân các từ ở phách mạnh.
- Cho HS thực hiện, GV đệm đàn. GV sửa sai. ( 5C: Đinh Ngọc Trưởng; 5A: Lê Thị Trinh ; 5B: Đinh Văn Quyết…)
A. Giới thiệu bài:
Tre ngà bên Lăng Bác.
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Học hát
Bên Lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà. Đón gió đâu về mà đu đưa đu đưa.
Đón nắng đâu về mà thêu hoa thêu hoa.
Rất trong là tiếng chim, tiếng chim truyền ngây thơ.
Rất xanh tiếng sáo diều. Tiếng sáo trời ngân nga.
Một khoảng trời quê hương, thân yêu về bên Bác.
Cho em về ca hát, dưới mái tóc tre ngà.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp các hoạt động:
- Kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.
Bên Lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà… x x x xx x x xx x…
x x x x…
4.Củng cố: - GV cho HS nghe lại bài hát 1lần.
- Lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách bài vừa học.
5.Dặn dò: Học thuộc bài, tìm một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
Phần kí duyệt của Ban giám hiệu:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA -TUAN 21.doc