Giáo án Âm nhạc tuần 22 - Trường Tiểu học Khánh Phú

Tiết 22: Ôn bài hát: Tập tầm vông

Phân biệt chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca

- Qua những ví dụ cụ thể, HS biết thế nào là chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.

II.Chuẩn bị:

- Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV – HS, động tác phụ hoạ.

- Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc

III.Lên lớp:

1.ổn định:

2.Bài cũ: - Gọi 2 HS lên nhắc lại tên bài học hôm trước( Tập tầm vông ) .

 - Gọi HS khá lên hát đơn ca ( 1A: Đỗ Quốc Trung, 1B: Ng T Lan Anh, 1C; Nguyễn Thị Hoài ), cả lớp hát. GV đệm đàn

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc tuần 22 - Trường Tiểu học Khánh Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khối 1: Thứ hai ngày 9 tháng 2 năm 2009 Tiết 22: Ôn bài hát: Tập tầm vông Phân biệt chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang Mục tiêu: Giúp học sinh - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca - Qua những ví dụ cụ thể, HS biết thế nào là chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV – HS, động tác phụ hoạ. - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.ổn định: 2.Bài cũ: - Gọi 2 HS lên nhắc lại tên bài học hôm trước( Tập tầm vông ) . - Gọi HS khá lên hát đơn ca ( 1A: Đỗ Quốc Trung, 1B: Ng T Lan Anh, 1C; Nguyễn Thị Hoài ), cả lớp hát. GV đệm đàn 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV giới thiệu bài – ghi bảng - HS nghe, nhắc lại - GV đệm đàn cho HS hát ôn tập thể, sau đó luyện theo tổ, nhóm.. - Cho HS hát kết hợp trò chơi như đã học ở tiết trước: Tay không tay có - Hát kết hợp gõ phách đệm( hoặc vỗ tay) - Lần lượt tập vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách sau đó đệm theo nhịp 2. - GV đưa ra ví dụ bằng lời hát ( hoặc đánh đàn ) và gợi ý cho HS nhận xét. - Sự cảm nhận của các em khi thấy âm thanh vang lên theo hướng đi lên, đi xuống, đi ngang phải được GV thể hiện qua một câu hát cụ thể, có lúc GV hát lời có lúc chỉ hát nguyên âm hoặc đánh đàn. - Lưu ý: GV không cần ghi nốt nhạc, chỉ cho HS nghe và còn có thể cho các em nghe rồi yêu cầu nhắc lại A. Giới thiệu bài: Ôn bài: Tập tầm vông B. Nội dung: * Hoạt động 1: Hát ôn Tập tầm vông tay không tay có… x x xx x x xx… x x x x… * Hoạt động 2: Nhận biết chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang - Âm thanh đi lên: Mẹ mua cho áo mới nhé Mùa xuân nay em đã lớn - Âm thanh đi xuống Biết đi thăm ông bà - Âm thanh đi ngang Nào ai ngoan ai xinh ai tươi 4.Củng cố: - Nhắc lại tên bài học hôm nay. - Lớp hát đệm gõ theo phách với các nhạc cụ gõ bài vừa ôn. 5. Dặn dò: Học thuộc bài Khối 3 Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2009 Tiết 22: Ôn bài hát: Cùng múa hát dưới trăng Giới thiệu khuông nhạc và khoá son I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca. Hát đồng đều, hoà giọng. - Tập biểu diễn kết hợp với động tác phụ hoạ. Nhận biết khuông nhạc và khoá son. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.ổn định: 2.Bài cũ: - Gọi HS lên hát (3A: Bùi Thanh Tâm; 3B: Hoàng Thị Vân; 3C: Nguyễn Thị Thu Loan …). Nhận xét. 3.Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV giới thiệu bài – ghi bảng -HS nghe, nhắc lại - GV đàn giai điệu cho HS nghe lại bài Cùng múa hát dưới trăng, cả lớp hát ôn lại 2 – 3 lần. – GV giúp HS hát đúng những tiếng có luyến trong bài. GV sửa sai ( 3A: Phan Quốc Hân; 3B: Nguyễn Văn Tài; 3C:Đỗ Văn Long …) - Chia lớp theo 3 nhóm hát nối. Nhóm 1: Mặt trăng…khu rừng; nhóm 2: Thỏ mẹ…vui múa; nhóm 3: Hươu nai…nhảy cùng; cả lớp: La la…dưới trăng. - GV yêu cầu một vài cặp HS lên trình bày bài hát theo cách này trước lớp. - GV hướng dẫn HS hát và bước chân theo nhịp 3. - GV giới thiệu cho HS biết khuông nhạc gồm 5dòng kẻ song song cách đều nhau và 4 khe. Các dòng kẻ và các khe giữa hai dòng được tính từ dưới lên. GV kẻ mẫu sau đó cho HS thực hành kẻ vào vở. - Khó là kí hiệu để chúng ta biết vị trí nốt nhạc trên khuông. Trong âm nhạc có khó pha và khoá son, nhưng khóa son dùng nhiều nhất. GV viết khoá son và hướng dẫn HS tập viết trên khuông nhạc vừa kẻ. GV sửa sai (3A: Phan Quốc Hân; 3B: Nguyễn Văn Tài; 3C:Đỗ Văn Long;…) A. Giới thiệu bài: Ôn bài: Cùng múa hát dưới trăng B. Nội dung: * Hoạt động 1: Hát ôn. - Tập hát nối - Hát vận động theo nhạc * Hoạt động 2: Giới thiệu khuông nhạc và khoá son - Khóa son - Khuông nhạc: 5 Khe 4 4 3 3 2 2 1 Dòng 1 4.Củng cố: - Nhắc lại tên nội dung bài học. - Gọi nhóm diễn tốt lên biểu diễn lại bài vừa ôn. 5.Dặn dò: Học thuộc bài. Khối 4 Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2009 Tiết 22: Ôn bài hát: Bàn tay mẹ Tập đọc nhạc số 6 I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Hát chuẩn xác bài hát và biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ. - Đọc đúng thang âm Đô - Rê – Mi – Son với âm hình tiết tấu có nốt trắng, nốt đen và nốt móc đơn II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.ổn định: 2.Bài cũ: Thực hiện trong giờ . 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV giới thiệu bài - ghi bảng -HS nghe, nhắc lại - GV đàn giai điệu cho HS đứng hát và thể hiện một vài động tác phụ hoạ ( động tác ru con ngủ, bế con, tay vòng trước ngực...) - GV đệm đàn cho HS tập thể hiện bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân. - GV cho HS nghe trích đoạn một số bài hát viết về mẹ. * GV treo bảng phụ ghi sẵn bài TĐN và hỏi HS: + Bài viết ở nhịp mấy? + Bài có những nốt nào? nốt nào cao nhất? ( Đô - Rê – Mi – Son ) + Bài gồm hình nốt nào? ( trắng, đen, móc đơn ) + Âm hình tiết tấu chung của bài: * GV cho HS đọc cao độ theo thang âm các nốt có trong bài. chú ý sự khác nhau giữa nhịp thứ 4 và nhịp thứ 8. * Hướng dẫn HS tập gõ tiết tấu của bài. - GV đàn giai điệu cho HS đọc với tốc độ chậm từng câu nhạc.HS đọc cả bài và ghép lời ca. - Luyện đọc đúng, đọc thuộc theo nhóm, dãy bàn. GV nghe sửa sai ( 4A: Đinh Văn San; 4B: Đinh Ngọc Tân; 4C: Đinh Văn Chiến…). A. Giới thiệu bài: Ôn bài: Bàn tay mẹ. TĐN số 6. B. Nội dung: * Hoạt động 1: Ôn bài Bàn tay mẹ * Hoạt động 2: Tập đọc nhạc - Đọc cao độ: 2 4 - Luyện tập tiết tấu: - TĐN số 6: Múa vui Nắm tay nhau bắt tay nhau vui cùng vui múa ca Nắm tay nhau bắt tay nhau vui cùng vui múa đều 4.Củng cố: - Lớp hát đệm gõ theo phách bài TĐN số 6. - Nhắc lại nội dung vừa học. 5.Dặn dò: Học thuộc bài, thực hiện bài tập ở nhà. Khối 2: Thứ tư ngày 11 tháng 2 năm 2009 Tiết 22: Ôn bài hát: Hoa lá mùa xuân Mục tiêu: Giúp học sinh - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Tập hát gọn tiếng, rõ lời, thể hiện tính chất vui tươi trong sáng của bài. - Hát kết hợp vận động ( hoặc múa đơn giản ) II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV- HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.ổn định: 2.Bài cũ: - Gọi HS khá lên hát đơn ca bài học hôm trước ( 2A: Phan Hồng Ngọc; 2B: Trịnh Minh Phương; 2C: Đỗ Thị Huệ…), cả lớp hát. GV đệm đàn. 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV giới thiệu bài – ghi bảng. - HS nghe, nhắc lại - GV mở giai điệu trên đàn cho HS nghe lại. Sau đó đệm đàn cho HS hát ôn. - HS nghe đàn thực hiện hát ôn. GV nghe sửa sai ( 2A: Nguyễn Khánh Toàn; 2B: Trần Như Thành; 2C: Đinh Thị Thuý…).. Hướng dẫn các em phát âm gọn tiếng, rõ lời và lấy hơi đúng chỗ. - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 ( GV làm mẫu HS thực hiện sau ). - Cho HS tập hát đỗi đáp theo các câu hát. Chia lớp thành 2nhóm. Mỗi nhóm hát 1câu. Câu cuối cả lớp cùng hát. - Chia lớp thnàh nhiều nhóm, luân phiên để các em tập hát theo hình thức đối đáp. - GV hướng dẫn HS một vài động tác phụ hoạ đơn giản: câu 1 đưa tay để trước ngực, câu 2: là động tác múa cuộn tay sang hai bên, câu 3, 4: chân nhún nhịp nhàng theo nhịp bài hát, câu 5: đưa hai tay giơ cao mắt nhìn theo tay. GV quan sát sửa sai ( 2B: Đinh Quốc Mạnh; 2A: Nguyễn Mạnh Quang; 2C: Nguyễn Tiến Huy…). - Chia lớp thành từng nhóm cho các em thực hiện động tác, sau đó thi đua biểu diễn trước lớp. Khi HS thực hiện, GV đệm đàn hoặc giao cho một nhóm HS khác dùng nhạc cụ gõ đệm theo. A. Giới thiệu bài: Ôn bài hát: Hoa lá mùa xuân B. Nội dung: * Hoạt động 1: Hát ôn Tôi là lá tôi là hoa. Tôi là hoa lá … x x x … * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ 4.Củng cố: - Nhắc lại tên bài vừa ôn. - Gọi 1HS khá lên biểu diễn cùng nhạc cụ gõ. 5.Dặn dò: Học thuộc bài. Xem bài Chú chim nhỏ dễ thương Khối 5 Thứ tư ngày 11 tháng 2 năm 2009 Tiết 22: Ôn bài hát: Tre ngà bên lăng Bác Tập đọc nhạc: TĐN số 6 I.Mục tiêu: Giúp học sinh - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, thể hiện sắc thái của bài. Trìng bầy bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và vận động phụ hoạ. - Thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 6. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Đàn, bảng phụ, nhạc cụ gõ cho GV - HS - Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc III.Lên lớp: 1.ổn định: 2.Bài cũ: - Nhóm HS lên hát bài Tre ngà bên lăng Bác. Nhận xét. 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV giới thiệu bài – ghi bảng - HS nghe, nhắc lại - GV đệm đàn hát và biểu diễn mẫu cho HS xem - GV đệm đàn cho HS hát ôn lại bài hát 1lần. Yêu cầu HS hát với sắc thái mềm mại tha thiết. Chú ý ngân đủ số phách ở cuối mỗi câu hát: thêu hoa thêu hoa; ngân nga; ca hát. - GV hướng dẫn HS động tác phụ hoạ: - Cho HS thực hành sau đó gọi một số HS khá lên biểu diễn đơn ca ( 5B: Lê Thu Hà; 5A: Nguyễn Mạnh Tuấn; 5C: Phan Minh Thức…) cả lớp gõ thanh phách đệm theo. * GV treo bảng phụ bài TĐN và hỏi HS: + Bài TĐN được trích từ bài hát nào?. + Có những hình nốt gì? Bao nhiêu nhịp? * GV cho HS đọc cao độ bài TĐN. * Hướng dẫn HS luyện đọc tiết tấu. - GV hướng dẫn HS đọc với tốc độ chậm từng câu nhạc.Vừa đọc vừa gõ đệm theo phách tốc độ TB, sau gõ đệm tốc độ nhanh hơn. Ghép lời ca ( nhóm đọc nhạc, nhóm đọc lời). - Luyện đọc đúng, thuộc theo nhóm, dãy bàn. GV nghe sửa sai ( 5C: Đinh Ngọc Trưởng; 5A: Lê Thị Trinh ; 5B: Đinh Văn Quyết…) A. Giới thiệu bài: Ôn bài: Tre ngà bên lăng Bác B. Nội dung: * Hoạt động 1: Hát ôn Hát và đung đưa theo nhịp 3 từ Bên Lăng…thêu hoa; Rất trong…ngây thơ tay phải đưa từ dưới lên trên hơi chếch về bên phải, bàn tay ngửa mắt nhìn theo tay đến tiếng chim thứ 2 bàn tay úp dần hạ tay xuống; Rất xanh…ngân nga như động tác 2; Một…tre ngà hai tay đưa vòng từ dưới lên trước mặt vòng lên cao, mắt nhìn theo, sau đó thu lại đan chéo trước ngực. * Hoạt động 2: Tập đọc nhạc số 6. - Đọc cao độ: 2 4 - Luyện tập tiết tấu: - TĐN số 6: Múa vui Chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm Súng chắc trong tay chú canh giữ cho hoà bình 4.Củng cố: - Lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách bài vừa ôn. - Đọc nhạc ghép lời bài TĐN số 6. 5.Dặn dò: Học thuộc bài, chép bài TĐN số 6 vào vở Phần kí duyệt của Ban giám hiệu: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA -TUAN 22.doc