Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

Biết những quy định của Luật Giao thông đường bộ và đường sắt.

 2. Kĩ năng

 Biết đi đúng phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ; biết chấp hành tín hiệu đèn giao thông.

 3. Thái độ

 Học sinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định đảm bảo an toàn giao thông khi đi xe đạp trên đường.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Tranh ảnh, video về nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ.

2. Học sinh

 - Sách văn hoa giao thông lớp 4; thẻ xanh-đỏ.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 06/07/2023 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. Ngày giảng: Thứngàytháng năm 2019 Bài 1: ĐI XE ĐẠP ĐÚNG LÀN ĐƯỜNG, PHẦN ĐƯỜNG QUY ĐỊNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết những quy định của Luật Giao thông đường bộ với người đi xe đạp ở trên đường. 2. Kĩ năng Biết đi đúng phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ; biết chấp hành tín hiệu đèn giao thông. 3. Thái độ Học sinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định đảm bảo an toàn giao thông khi đi xe đạp trên đường. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Tranh ảnh, video về làn đường dành cho ôtô, xe máy, xe đạp. 2. Học sinh - Sách văn hoa giao thông lớp 4; thẻ xanh-đỏ. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới a) Trải nghiệm - GV hỏi: + Ở lớp, những bạn nào đến trường bằng xe đạp? + Khi đi xe đạp trên đường giao thông trong xã, trong huyện các em thường đi như thế nào? Đi vào làn đường nào? - GV chia sẻ. b) Hoạt động cơ bản - GV gọi 1 hs đọc câu truyện “Đi đúng an toàn” (Sách trang 4,5). - Yêu cầu hs tổ chức thảo luận theo nhóm bàn các câu hỏi trong sách: + Dựa vào đâu để em phân biệt được các làn đường? + Tại sao anh Hải không đạp xe vào các làn đường bên trái? + Theo em, nếu đi xe đạp không đúng làn đường quy định thì điều gì sẽ xảy ra? - GV gọi các nhóm chia sẻ kết quả. - GV hỏi: Em hiểu làn đường là như thế nào? Hãy chỉ trên tranh? - Gv nhận xét, chốt nội dung: “Khi đi xe đạp, em phải đi đúng làn đường quy định để ẩm bảo an toàn cho mình và cho mọi người” . - GV gọi 2 hs nhắc lại nội dung ghi nhớ trong sách. - Gv chia sẻ 1 số tranh ảnh, video về làn đường, phần đường quy định. b) Hoạt động thực hành - Gv yêu cầu hs thực hiện hoạt động thực hành. Hãy ghi Đ vào ô trống ở hình thể hiện hành động đúng, ghi S vào ô trống ở hình thể hiện hành vi sai. - GV tổ chức chia sẻ lại kết quả (Hình thức giơ thẻ, thẻ Đỏ- Đúng, thẻ Xanh- Sai) và hỏi: + Vì sao em cho rằng đó là hành vi đúng? + Tại sao hành vi đó lại là sai? Nếu là em em sẽ thực hiện ntn? - Gv chốt nội dung: “Rẽ trái, rẽ phải hay dừng Hãy nên ra hiệu, chứ đừng bỏ qua” c) Hoạt động ứng dụng Hoạt động 1:GV yêu cầu hs đọc yêu cầu và thực hiện cá nhân hđ1. - GV hỏi: + Em sẽ nói gì với các bạn có hành động sai trong các hình ở Hoạt động thực hành. Hoạt động 2. Tình huống. - GV gọi 1 hs đọc tình huống. + Em hãy nhận xét về hành vi của Cường? + Hãy nhận xét về lời nói của Hữa? + Em suy nghĩ như thế nào về cách xử sự của Tâm? * Liên hệ - Em đang là học sinh lớp 4, em có được đi xe đạp đến trường không? - Những loại hình xe đạp nào em được đi? - Khi đi xe đạp em cần đi như thế nào để đảm bảo an toàn? - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết - Chuẩn bị bài sau. HS trả lời. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - HS làm việc theo nhóm. -dựa vào vạch chi làn đường. - vì đó là làn đường dành cho xe máy và ôtô. - .. sẽ có thể gây ra tai nạn.. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Hs trả lời. - Hs lắng nghe. - 2 hs - HS quan sát lắng nghe. - HS thực hiện. - Tranh 1: Đ - Tranh 4: S - Tranh 2: Đ - Tranh 5: S - Tranh 3: S - Tranh 6: S - Hs đọc yêu cầu và làm bài vào sách. - 1 số HS trả lời: +H5: Bạn ơi khi đi xe đạp nhớ đi đúng làn đường quy định bạn nhé! +H6: Khi đi xe đạp bạn không nên dắt theo vật nuôi vì như thế có thể gây ra tai nạn.. - 1 Hs đọc tình huống, lớp lắng nghe. - .hành vi của Cường sai, dễ ngã xe, gây tai nạn giao thông - .. không đồng tình với lời nói và suy nghĩ của của Hữa. - Tâm có suy nghĩ và lời khuyên với bạn là đúng - Hs trả lời. -Ghi nhớ, thực hiện. ________________________________________________________________ Ngày soạn:. Ngày giảng: Thứngàytháng năm 2019 Bài 2 BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG I.Mục tiêu 1. kiến thức - HS hiểu ý nghĩa , tác dụng của các biển báo hiệu giao thông. 2.Kĩ năng - HS nhận biết các loại biển báo hiệu giao thông, và xác định đúng nơi có biển báo giao thông. Biết thực hiện đúng quy định. 3. Thái độ - Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT. II. Chuẩn bị 1.GV: - các biển báo, Tranh trong SGK- Bút dạ, giấy A4 2. Học sinh: - sách văn hóa giao thông lớp 4, Các biển báo sưu tầm. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm - GV yêu cầu Hs suy nghĩ và kể tên các biển báo hiệu giao thông mà mình thường gặp khi tham gia giao thông? + Em biết những biển báo hiệu giao thông nào? + Mô tả các đặc điểm biển báo hiệu giao thông mà em biết? + Theo em những biển báo hiệu đấy có tác dụng gì? -GV nhận xét, giới thiệu bài Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản: Biển báo hiệu giao thông và cách thực hiện - Gv gọi Hs đọc truyện “ Phải nhìn biển báo hiệu giao thông”. - Yêu cầu HS dựa vào truyện để trả lời các câu hỏi cuối truyện. + Khi xe đang bon bon trên đường, vì sao đột nhiên mẹ Hoa chạy chậm lại? + Biển báo hiệu “ Công trường” có đặc điểm gì? + Vì sao mẹ Hoa không rẽ phải để đến nhà bạn lan cho nhanh hơn? + Biển báo “ Cấm rẽ phải có đặc điểm gì?” - Yêu cầu Hs trả lời. - GV nhận xét. - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sau: + Tại sao chúng ta cần thực hiện theo chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông? - Yêu cầu các nhóm trả lời. - Nhận xét, kết luận: Khi tham gia giao thông chúng ta nhớ nhìn biển báo hiệu giao thông, để cùng thực hiện tốt an toàn giao thông. Hoạt động 3: Hoạt động thực hành. Tìm hiểu các loại biển báo giao thông - Gv gắn các biển báo giao thông và tên các biển báo lên bảng. - Yêu cầu Hs suy nghĩ để thực hiện nhiệm vụ sau: nối biển báo giao thông cho đúng với nội dung và ý nghĩa của nó. - Nhận xét, kết luận. + Có rất nhiều biển báo hiệu giao thông đường bộ, mỗi một biển báo có nội dung và ý nghĩa riêng. Tất cả chúng ta khi tham gia giao thông đều phải chấp hành tốt các biển báo hiệu giao thông để góp phần giữ an toàn giao thông cho toàn xã hội. Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng Cho Hs chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng” - GV phổ biến cách chơi và luật chơi. + Chia lớp làm 2 đội. + Chọn một bạn làm quản trò có nhiệm vụ giơ các biển báo. + Khi quản trò đưa ra một biển báo giao thông, các bạn ở từng nhóm sẽ thảo luận về nội dung biển báo và trả lời. + Nhóm nào có số bạn trả lời đúng nhiều nhất thì thắng cuộc. - Tổ chức cho HS chơi. - Nhận xét tuyên dương, kết luận: chúng ta hãy cùng nhắc nhau thực hiện hằng ngày, nội dung biển báo ở ngay trên đường. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét các hoạt động học tập của Hs, dặn HS chuẩn bị cho bài học sau. Lần lượt từng HS trả lời nối tiếp. -Các biển báo thường gặp như: cấm xe đạp, cấm người đi bộ, -HS khác nhận xét, bổ sung. - 1 Hs đọc to, cả lớp theo dõi. - Cả lớp đọc thầm truyện suy nghĩ trả lời. + Vì phía trước có biển báo “ Công trường”. + Biển báo hiệu “ Công trường” có đặc điểm: có hình người đào đất, bên trong tam giác có viền đỏ. + Mẹ hoa không rẽ phải vì đằng trước mặt có biển báo “ cấm rẽ phải”. + Biển báo có đặc điểm như sau: có đường chéo gạch ngang mũi tên rẽ phải nằm bên trong hình tròn trắng viền đỏ. - Hs khác nhận xét, bổ sung. - Thảo luận nhóm bàn và trả lời. - Cần thực hiện theo chỉ đẫn của biển báo hiệu giao thông để đảm an toàn giao thông khi lưu thông trên đường. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Quan sát, suy nghĩ. - Lần lượt từng Hs nối tiếp lên bảng nối. 1. Cấm đi ngược chiều 2. Chỉ được rẽ trái 3. Đường dành cho xe thô sơ 4.Cấm xe đạp 5. Cấm người đi bộ 6. cấm xe gắn máy - Hs khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, ghi nhớ. -Lắng nghe, ghi nhớ. - Chia đội. - Tiến hành chơi thử và chơi. -Ghi nhớ, thực hiện. ________________________________________________________________ Ngày soạn:. Ngày giảng: Thứngàytháng năm 2019 Bài 3: AN TOÀN KHI ĐI QUA CHỖ GIAO NHAU GIỮA ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết những quy định của Luật Giao thông đường bộ và đường sắt. 2. Kĩ năng Biết đi đúng phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ; biết chấp hành tín hiệu đèn giao thông. 3. Thái độ Học sinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định đảm bảo an toàn giao thông khi đi xe đạp trên đường. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Tranh ảnh, video về nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ. 2. Học sinh - Sách văn hoa giao thông lớp 4; thẻ xanh-đỏ. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức. 2. Bài mới. a) Trải nghiệm. - GV hỏi: + Ở lớp, những bạn nào đến trường bằng xe đạp? + Khi đi xe đạp trên đường giao thông trong xã, trong huyện các em thường đi như thế nào? Đi vào làn đường nào? - GV chia sẻ. b) Hoạt động cơ bản. - GV gọi 1 hs đọc câu truyện “Chậm một chút nhưng an toàn” - Yêu cầu hs tổ chức thảo luận theo nhóm bàn các câu hỏi trong sách: + Vì sao Hùng dẫn Quốc và Hạnh đi đường khác để về nhà? + Con đường mà Hùng dẫn Quốc và Hạnh đi có gì đặc biệt? + Tại sao Hạnh và Quốc không đồng ý chạy băng nhanh qua đường sắt theo lời đề nghị của Hùng? + Khi đi qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, ta phải đi thế nào cho an toàn? - GV gọi các nhóm chia sẻ kết quả. - GV hỏi: Em hiểu làn đường là như thế nào? Hãy chỉ trên tranh? - Gv nhận xét, chốt nội dung: SGK/13 - GV gọi 2 hs nhắc lại nội dung ghi nhớ trong sách. - Gv chia sẻ 1 số tranh ảnh, video về làn đường giao nhau qua đường sắt. b) Hoạt động thực hành. - Gv yêu cầu hs thực hiện hoạt động thực hành. Hãy đánh dấu X vào ô trống ở hình thể hiện hành động không nên làm và cho biết vì sao. + Vì sao em cho rằng đó là hành vi nên làm? + Tại sao hành vi đó lại là sai? Nếu là em em sẽ thực hiện ntn? - Gv chốt nội dung: “Thấy xe lửa đến từ xa Nhắc nhau cẩn thận tránh ra tức thì.” c) Hoạt động ứng dụng. Hđ 1:GV yêu cầu hs đọc yêu cầu và thực hiện cá nhân hđ1. - GV hỏi: + Em sẽ nói gì với các bạn có hành động sai trong các hình ở Hoạt động thực hành. Hđ2: Tình huống. - GV gọi 1 hs đọc tình huống. + Nếu em là Bích trong mẩu chuyện sau, em sẽ nói với Tâm thế nào? + Em suy nghĩ như thế nào về cách xử sự của Tâm? * Liên hệ: - Em đang là học sinh lớp 4, em có được đi xe đạp đến trường không? Khi đi trên đường bộ, đến nơi giao nhau với đường sắt, em phải đi như thế nào - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau. HS trả lời. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - HS làm việc theo nhóm. - Vì trời sắp mưa.. - Con đường mà Hùng dẫn đi có đường sắt cắt ngang qua - .. sẽ có thể gây ra tai nạn.. - Phải chú ý quan sát để đảm bảo an toàn. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Hs trả lời. - Hs lắng nghe. - 2 hs - HS quan sát lắng nghe. - HS thực hiện. - Tranh 1, 3,4: Không nên. Vì không an toàn. - Tranh 2: Nên. Vì đảm bảo an toàn. - Hs đọc yêu cầu và làm bài vào sách - 1 số hs trả lời: +H4: Bạn ơi khi xe lửa đang đến, các bạn không đi cắt ngang các bạn nhé! - 1 Hs đọc tình huống, lớp lắng nghe. - Hs trả lời. - Không được đi xe đạp. HS nêu. ________________________________________________________________ Ngày soạn:. Ngày giảng: Thứngàytháng năm 2017. Bài 4. VĂN MINH, LỊCH SỰ KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết được như thế nào là văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. 2. Kĩ năng: Biết ứng xử văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. Biết chấp hành đúng quy định để đảm bảo an toàn. 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện tốt nếp sống văn minh, biết giữ lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện để đảm bảo an toàn. II.Đồ dùng dạy-học 1. Giáo viên - Tranh ảnh, đọc clip lên xuống xe, đi tàu thuyền an toàn/không an toàn. - Đoạn clip về hành vi ứng xử lịch sự/ không lịch sự trên phương tiện công cộng (nếu dạy giáo án điện tử) - Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 2. Học sinh: - Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 - Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV. III.Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Trải nghiệm: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết ? - Em nào đã được đi trên các phương tiện giao thông công cộng ? - Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu có người già, người tàn tật, em nhỏ thì các em làm ? - Nếu muốn đi đò sang bên kia sông hoặc đi du lịch trên sông nước các em nên làm gì ? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi sau đó mời đại diện vài nhóm trình bày trước lớp. (Nếu sưu tầm được tranh ảnh hoặc đoạn clip thì trình chiếu cho HS xem) 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài:Văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng b/ Các hoạt động Hoạt động 1: Truyện kể Vì sao con phải nhường chỗ ? - Giáo viên kể câu chuyện Vì sao con phải nhường chỗ ? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm 4 trả lời các câu hỏi cuối truyện - Mời đại diện vài nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét , chốt ý đúng: (có thể trình chiếu một đoạn phim hoặc tranh ảnh) Lên xe nhường chỗ người già Trẻ con, người ốmlà điều đương nhiên Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến - GV cho HS thảo luận nhóm 4 nêu ý kiến của mình cho câu hỏi sau: + Nếu em là một hành khách trên chuyến xe trong câu chuyện “Tại sao con phải nhường chỗ”, em sẽ nói gì với Mai ? - GV mời 1 số HS nêu ý kiến của mình trước lớp - GV theo dõi nhận xét - GV cho HS quan sát hình ảnh (trang 17, 18) - Yêu cầu các em thảo luận nhóm đôi nêu những ý kiến của mình sau khi xem các hình ảnh đó. - GV mời một số HS nêu ý kiến của mình - GV theo dõi, nhận xét, liên hệ giáo dục - Giáo viên chốt ý: Lên xe, xuống đò Không chen, không lấn Trật tự xếp hàng Lịch sự, đàng hoàng An toàn, vui vẻ. - Gọi HS nhắc lại Hoạt động 3: Xử lí tình huống - GV gọi HS đọc tình huống 1 trong sách Văn hóa giao thông 3(trang 18) - GV cho HS làm việc theo nhóm 4 viết lại lời thoại của hai bạn ấy với lời lẽ hòa nhã, lịch sự hơn. (có thể đóng vai) - GV mời đại diện vài nhóm lên xử lí tình huống (HS có thể đóng vai) - Các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, chốt ý đúng và tuyên dương những nhóm có lời thoại tốt - GV gọi 1 HS đọc tình huống 2 trong sách Văn hóa giao thông 3(trang 18) -Yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo nhóm lớn: Theo em, các bạn nhỏ trong câu chuyện trên đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em đi cùng với nhóm bạn ấy em sẽ cư xử thế nào ? - Mời một vài nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét - GV nhận xét, chốt những cách giải quyết tốt - GV cho HS xem 1 đoạn clip (nếu dạy giáo án điện tử) cho tình huống trên - GV chốt: Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy, tuyệt đối không được đùa giỡn và chấp hành đúng quy định để đảm bảo an toàn. 5. Củng cố, dặn dò : - GV cho HS hơi trò chơi Ô cửa bí mật - GV nêu cách chơi, luật chơi: Học sinh sẽ lựa chọn các ô cửa (6 ô cửa, mỗi ô cửa HS mở ra là1 hình vẽ hoặc 1 đoạn clip, hoặc 1 câu hỏi. Em nào trả lời đúng sẽ được một phần quà, trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về bạn khác. (GV có thể chọn hình thức khác) - Nhận xét, tổng kết trò chơi - GV liên hệ giáo dục: Để thể hiện mình là người văn minh lịch sự, khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, các em phải làm gì ? - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thực hiện tốt nội dung đã học và vận động mọi người cùng tham gia. - Chuẩn bị bài sau: Bài 5 – HS nêu ý kiến cá nhân – HS trả lời cá nhân- có thể đưa tay -Nhường chỗ an toàn -Mặc áo phao -Thảo luận nhóm đôi, trình bày kết quả và bổ sung - HS nghe -Thảo luận nhóm đôi -Trình bày kết quả và bổ sung -Thảo luận nhóm 4. -Trình bày kết quả, bổ sung. -3-4HS nhắc lại -Đọc tình huống -Thảo luận nhóm 4. -Đại diện trình bày kết quả, bổ sung. -Đọc tình huống -Làm việc nhóm -Lắng nghe. -Chơi trò chơi -Lắng nghe và thực hiện ________________________________________________________________ Ngày soạn:. Ngày giảng: Thứngàytháng năm 2017. Bài 5. GIỮ GÌN VỆ SINH KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG. I.Mục tiêu. 1. Kiến thức: Học sinh biết giữ gìn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. 2. Kĩ năng: Học sinh biết đánh giá hành vi đúng-sai. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông. II.Đồ dùng dạy-học -Sách văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3. III.Các hoạt động dạy-học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động trải nghiệm. - Em có thường đi trên các phương tiện giao thông công cộng không? - Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng chúng ta có cần phải giữ gìn vệ sinh không? - GV nhận xét, giới thiệu bài. 2. Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “Giữ gìn vệ sinh chung”. - Yêu cầu học sinh đọc truyện. - Quan sát hình ảnh trong sách và thảo luận nhóm đôi các câu hỏi 1, 2,3 trong sách. ? Khi xuống xe Ngọc gặp phải chuyện gì? ? Vì sao váy của Ngọc lại dính kẹo cao su? ? Tại sao chúng ta phải giữ gìn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng? - GV nhận xét, đánh giá: Kết luận: Đi trên phương tiện giao thông. Vệ sinh giữ sạch, để không gây phiền. 3. Hoạt động thực hành. Bài 1 - HS nêu yêu cầu của bài. - Hình nào thể hiện hành động không nên làm? Vì sao? - GV nhận xét và đánh giá. Bài 2. - HS nêu yêu cầu của bài. - Chia nhóm 4 thảo luận. ? Theo em, nếu ai cũng xả rác bừa bãi trên xe thì điều gì sẽ xảy ra? - GV nhận xét, đánh giá. Kết luận: Nhắc nhau giữ vệ sinh chung. Tàu xe sạch sẽ, ta cùng an tâm. 4. Hoạt động ứng dụng. - Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu nhìn thấy những hành động không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, em sẽ làm gì? - Cho HS đọc mẩu chuyện trang 22 trong SGK. - Em hãy giúp 2 bạn trong mẩu chuyện vừa đọc. - GV nhận xét, đánh giá . - GV kết luận: Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng các em cần nhớ: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để không gây phiền hà cho những người xung quanh. Vệ sinh là ý thức hàng đầu không nên để rác vung vãi trên tàu trên xe. 5.Củng cố, dặn dò: -Nhận xét giờ học. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - 2 HS đọc truyện cả lớp theo dõi. - HS quan sát, thảo luận và thống nhất. Chia sẻ trước lớp các câu hỏi. - ...chiếc váy đã dính kẹo cao su. - Vì có ai đó đã bỏ kẹo cao su trên ghế. - ....để không gây phiền hà, khó chịu và mất vệ sinh . - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài cá nhân. - HS chia sẻ bài trước lớp. - ....hình 1, 2, 4. Hình 1: Bạn trai vứt vỏ chuối xuống sàn xe buýt. Gây trượt gã, mất vệ sinh. Hình 2: Bạn gái ngồi trên thuyền ăn quà bỏ rác xuống sông gây ô nhiễm môi trường. Hình 4: Các bạn ngồi trong xe ăn quà xả rác ra xe gây mất vệ sinh trên phương tiện giao thông. - HS nêu yêu cầu. - HS thảo luận nhóm 4. - HS chia sẻ bài trước lớp. -.....gây mùi hôi ,ô nhiễm khó chịu cho mọi người xung quanh và có thể gây tai nạn..... -.....nhắc nhở, góp ý và giải thích cho mọi người cùng hiểu. - HS đọc chuyện. - HS suy nghĩ trả lời. - HS chú ý lắng nghe. ________________________________________________________________ Ngày soạn:. Ngày giảng: Thứngàytháng năm 2017. Bài 6: KHI EM LÀ NGƯỜI CHỨNG KIẾN VỤ VA CHẠM GIAO THÔNG I.Mục tiêu. 1. Kiến thức: Hs biết tham gia giao thông an toàn, đúng luật. - Chấp hành tốt luật giao thông là thể hiện nếp sống văn minh. 2.Kỹ năng: -Hs biết cách kêu gọi sự giúp đỡ của người khác, hỗ trợ, chăm sóc người bị nạn theo khả năng của mình. -Hs biết sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sai. 3.Thái độ: -Hs biết thuật lại vụ việc chính xác, trung thực. -Hs thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông. -Học sinh biết giữ gìn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. II.Đồ dùng dạy-học 1.Giáo viên: -Tranh ảnh về các hành động có ý thức/ không có ý thức khi tham gia giao thông. Các tranh ảnh trong bài ở sách Văn hóa giao thông. 2.Học sinh: -Sách văn hóa giao thông dành cho lớp 3. Đồ dung dạy học sử dụng trong tiết học theo sự phân công của giáo viên. III.Các hoạt động dạy-học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Trải nghiệm: -Cho Hs xem 1 số tranh ảnh về các hành động tham gia giao thông an toàn và không an toàn. -Hỏi: Từ các hành động tham gia giao thông không an toàn, em hãy nêu 1 số nguyên nhân gây va chạm giao thông? -Gv mời một số Hs nêu, mời Hs khác nhận xét, Gv nhận xét chuyển ý vào bài mới. 2.Hoạt động cơ bản: Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông cần sẵn sang hỗ trợ người bị nạn theo khả năng của mình và thuật lại sự việc một cách trung thực. -Gv kể câu chuyện“ Phản hồi đúng sự thật” -Gv nêu câu hỏi: + Vì sao xe Bình va phải bé Bo? + Khi bé Bo ngã, Mai đã làm gì? + Tại sao Mai không bênh vực Bình dù Mai và Bình là bạn thân? -Hs trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi sau: Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông, chúng ta nên làm gì? -Gv mời đại diện nhóm trình bày câu trả lời, nhóm khác bổ sung ý kiến. -Gv nhận xét chốt ý: ->Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông, em cần sẵn sàng hỗ trợ, chăm sóc người bị nạn theo khả năng của mình và thuật lại vụ việc một cách trung thực. 3.Hoạt động thực hành: -Gv yêu cầu Hs đọc thầm nội dung của các tình huống kết hợp xem tranh. -Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm đôi. + Tình huống 1: Theo em, em sẽ làm gì nếu chứng kiến vụ va chạm giao thông trên? + Tình huống 2: -Theo em, em sẽ làm gì nếu chứng kiến vụ va chạm giao thông trên? -Theo em, bạn nàotham gia giao thông chưa an toàn? -Gv mời đại diện 1 số nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến. -Gv nhận xét, chốt ý: Chứng kiến tai nạn diễn ra Sẵn lòng giúp đỡ dẫu là không quen Nếu cần thuật lại rõ thêm Đúng, sai, phải, trái, đôi bên rõ ràng. 4.Hoạt động ứng dụng: -Gv cho Hs thảo luận nhóm 3, diễn lại tình huống ở hoạt động thực hành. + Gv mời 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét -Gv cho Hs thảo luận nhóm 4 tình huống: Trên đường đi học về nếu em nhìn thấy hai bạn học sinh đi xe đạp va phải nhau. Cả hai bạn đều ngã bất tỉnh. Em sẽ làm gì trước tình huống đó? + Gv mời 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến, Gv nhận xét. -Gv chốt ý: Khi gặp tai nạn hiểm nguy Kịp thời kêu gọi người đi giúp liền. 5.Củng cố - dặn dò: -Gv cho Hs trải nghiệm tình huống: Nêu lại sự việc hai bạn va chạm nhau mà các em từng chứng kiến. -Gv liên hệ giáo dục: Để tránh va chạm giao thông, các em cần phải làm gì? -Gv nhận xét tiết học, dặn dò Hs chuẩn bị bài sau. - Học sinh quan sát tranh. -HS trả lời – Hs lắng nghe. -Do không chú ý quan sát.. -Mai nhanh chóng chạy lại đỡ Bo dậy. -Cần nói đúng sự thật - Sẵn sàng hỗ trợ, chăm sóc người bị nạn theo khả năng bản thân và thuật lại việc một cách trung thực. -Trình bày kết quả và bổ sung. -Lắng nghe - Đọc bài. - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện trả lời, bổ sung. - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm 3. - Trình bày kết quả và bổ sung -Thảo luận nhóm 4 -Trình bày kết quả và bổ sung -Lắng nghe -HS trình bày quan điểm -Lắng nghe và trả lời -Ghi nhớ để thực hiện ________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày giảng: Thứ..ngày.tháng..năm 2107 Bài 7: NHÌN THẤY VẬT CẢN KHÔNG AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG I.Mục tiêu. 1. Kiến thức: Hs biết thế nào là giao thông an toàn, đúng luật. -Chấp hành tốt an toàn giao thông là thể hiện nếp sống văn minh. 2.Kỹ năng: Hs biết cách xử lý khi nhìn thấy vật cản trên đường giao thông để đảm bảo an toàn cho mọi người 3.Thái độ: Hs hình thành thói quen dọn dẹp, xử lý vật cản không an toàn khi nhìn thấy trên đường giao thông -Hs thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện an toàn khi tham gia giao thông. II.Đồ dùng dạy-học 1.Giáo viên: - Tranh ảnh về các loại đường giao thông và 1 số vật cản trên các đường giao thông đó. Các tranh ảnh trong bài ở sách Văn hóa giao thông. 2.Học sinh: -Sách văn hóa giao thông dành cho lớp 3. Đồ dùng dạy học sử dụng trong tiết học theo sự phân công của giáo viên. III.Các hoạt động dạy-học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Trải nghiệm: -Yêu cầu HS nêu các loại đường giao thông đã được học ở lớp 2 -Cho HS xem 1 số hình ảnh về đường giao thông có vật cản nằm trên đó, hỏi: ?Em hãy cho biết đường giao thông trong hình là loại đường giao thông gì? Em có nhìn thấy gì trên đường giao thông đó không? -GV hỏi: Em đã bao giờ thấy vật cản nằm trên đường đi của mình chưa? Khi đó em đã làm gì? ->Chuyển ý để giới thiệu cho Hs vào bài mới 2.Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “ Có phải tại viên gạch” -Y/c 2 HS đọc câu chyện “Có phải tại viên gạch”. -Y/c HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi trong sách/ 28 -Nêu câu hỏi, mời các nhóm trình bày + Khi đang đứng đợi ba mẹ đi làm về, Việt và Nam đã nhìn thấy điều gì? + Nhìn thấy những viên gạch rơi xuống đường, Nam đã bảo Việt làm gì? Việt có đồng ý làm theo lời Nam không? + Tại sao ba mẹ Việt bị ngã? -Câu hỏi phụ: Nếu em là Việt trong câu chuyện, em sẽ làm gì? ->Chốt: Vậy khi nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông, chúng ta nên làm gì? -Sau khi HS trả lời, GV chốt ý, y/c hs đọc câu thơ của hoạt động cơ bản: Nếu thấy vật cản trên đường Hãy mau dọn dẹp, tai ương đâu còn. ( GV có thể giải thích cho HS hiểu từ “tai ương”)

File đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.doc
Giáo án liên quan