A. MỤC TIU :
Gip học sinh :
- Cảm nhận được tm trạng hồi hộp, cảm gic bỡ ngỡ của nhn vật "tơi" ở buổi tựu trường đầu tin trong đời.
- Thấy được ngịi bt văn xuơi giu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mc.
RLKN : - Đọc diễn cảm, phn tích, cảm thụ truyện ngắn giu chất thơ.
- Lin tưởng đến kỷ niệm của bản thn.
Bồi dưỡng tình cảm yu trường lớp, thầy cơ, bạn b.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Chn dung Thanh Tịnh, tuyển tập truyện ngắn “Qu mẹ”-1941 của Thanh Tịnh.
HS: Trả lời cu hỏi: “Đọc-hiểu văn bản” & luyện tập (SGK/ tr. 9)
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY V HỌC :
I./ ỔN ĐỊNH:
II./ KIỂM TRA: Việc chuẩn bị bi ở nh của HS
III./ BI MỚI :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIO VIN V HỌC SINH BỔ SUNG
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6100 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài 1: tiết: 1- 2 văn bản : tôi đi học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:
Tiết: 1;2 Văn bản : TÔI ĐI HỌC
(“Quê mẹ”-Thanh Tịnh).
A. MỤC TIÊU :
Ø Giúp học sinh :
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác.
ØRLKN : - Đọc diễn cảm, phân tích, cảm thụ truyện ngắn giàu chất thơ.
- Liên tưởng đến kỷ niệm của bản thân.
ØBồi dưỡng tình cảm yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè.
B. CHUẨN BỊ:
ØGV: Chân dung Thanh Tịnh, tuyển tập truyện ngắn “Quê mẹ”-1941 của Thanh Tịnh.
ØHS: Trả lời câu hỏi: “Đọc-hiểu văn bản” & luyện tập (SGK/ tr. 9)
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
I./ ỔN ĐỊNH:
II./ KIỂM TRA: Việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
III./ BÀI MỚI :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
BỔ SUNG
I. Giới thiệu tác giả- tác phẩm : (SGK /tr 8)
II. Đọc VB và tìm hiểu chú thích : ( SGK / tr 8,9)
III. Tìm hiểu văn bản :
1. Trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn trong tác phẩm.
- Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng của buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua hình ảnh chuyển biến trời đất cuối thu và những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên cắp sách đến trường.
- Tâm trạng và cảm giác của nhân vật "tôi" ở từng lúc, từng nơi, trên đường cùng mẹ đến trường, nhìn ngôi trường ... ngồi vào chỗ mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
2. Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi".
- Con đường và cảnh vật chung quanh vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ và cảm thấy có sự thay đổi trong lòng.
- Cảm thấy trang trọng đúng đắn với bộ quần áo và mấy quyển vở mới trong tay.
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa muốn thử sức, vừa muốn khẳng định mình khi xin mẹ cặp, thước, bút như các bạn.
- Sân trường hôm nay dày đặt cả người, áo quần sạch sẽ, gương mặt tươi vui sáng sủa.
- Hồi hợp chờ nghe tên và giật mình khi nghe gọi đến tên.
- Cảm thấy mình bước vào thế giới xa lạ và xa mẹ hơn bao giờ hết khi sắp rời bàn tay mẹ và những tiếng khóc thút thít xung quanh.
- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật và người bạn ngồi bên.
- Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin bước vào giờ học đầu tiên.
3. Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học.
- Các phụ huynh chuẩn bị chu đáo cho con em
ở buổi tựu trường đầu tiên, cùng tham dự buổi lễ và có lẽ cũng lo lắng hồi hộp cùng con em mình.
- Ông đốc từ tốn, bao dung, thầy gíao trẻ vui tính, giàu tình thương.
=> Trách nhiệm của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai.
4. Các hình ảnh so sánh :
- "Tôi quên thế nào được
... bầu trời quang đãng"
- "Ý nghĩ ấy ... trên ngọn núi "
- "Họ như con chim ... rụt rè trong cảnh lạ"
=> Giàu hình ảnh, giàu sức gởi cảm được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng trữ tình.
5. Đặc sắc nghệ thuật và cuốn hút của tác phẩm.
a) Đặc sắc của nghệ thuật.
- Bố cục được xây dựng theo dòng hồi tưởng
- cảm nghĩ của nhân vật "tôi", theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
- Sự kết hợp hài hòa giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc.
=> Tạo chất trữ tình cho tác phẩm .
b) Sức cuốn hút của tác phẩm
- Bản thân tình huống truyện (buổi tựu trường đầu tiên trong đời chứa đựng cảm xúc thiết tha, kỷ niệm mới lạ của nhân vật tôi).
- Tình cảm ấm áp của người lớn đối với trẻ lần đầu tiên đến với trường.
- Hình ảnh thiên nhiên ngôi trường, các hình ảnh so sánh.
Toàn bộ truyện ngắn toát lên chất trữ tình, thiết tha, êm dịu.
IV. Tổng kết :
Với bố cục theo dòng hồi tưởng, với bút pháp kết hợp kể, tả và cảm xúc ,,, truyện đã lột tả đươc nỗi tâm của nhân vật tôi bằng tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ thật đáng yêu của buổi tựu trường đầu tiên trng đời.
V. Luyện tập:
Viết đoạn văn (10-15 dòng) ghi lại cảm xúc của buổi tựu trường đầu tiên của em .
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
Trong mỗi cuộc đời con người, những kỷ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ rất lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt hơn cả là buổi tựu trường đầu tiên, chắc không ai tránh khỏi tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ. Tâm trạng, cảm giác đó được Thanh Tịnh gửi gấm qua truyện ngắn "Tôi đi học".
- Gọi HS đọc chú thích ¶ ( SGK / tr. 8)
? Nêu những hiẻu biết của em về nhà văn TT và VB “Tôi đi học”
- GV: Bổ sung
Hoạt động 2 : Đọc VB và tìm hiểu chúù thích
- GV : Hướng dẫn đọc t.phẩm
- HS : Đọc toàn bộ tác phẩm
- GV : Tóm tắt tác phẩm (có thể cho HS tóm tắt)
- Đọc phần chú thích, chú ý giải thích 2.46
Hoạt động 3 : Đọc-hiểu VB
- Đọc (từ đầu ...hôm nay tôi đi học)
? Những hình ảnh nào gợi cho “TÔI” nhớ nhớ lại buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình ?
? Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi được khắc hoạ theo trình tự nào ?
? Cảm nhận chung về tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi ?
( => Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ.)
? Tìm những chi tiết, hình ảnh chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" khi cùng mẹ đến trường, khi nghe gọi tên, khi ngồi trong lớp học đón giờ học đầu tiên. (con đường và cảnh vật ..., cảm thấy trang trọng đúng đắn, sân trường ..., hồi hộp...)
? Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (phụ huynh, ông đốc thầy giáo) đối với các em bé lần đầu tiên đi học ? (phụ huynh thì chuẩn bị, lo lắng ..., ông đốc từ tốn bao dung, thầy giáo vui tính yêu thương ... trách nhiệm đối với thế hệ trẻ).
? Truyện đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào ?
Em có nhận xét gì về những hình ảnh so sánh đó ?
(=> So sánh giàu hình ảnh, giàu gợi cảm, cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, trữ tình).
? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em được tạo nên từ đâu.
(bố cục, bút pháp ... tạo chất trữ tình cho tác phẩm).
(Tình huống truyện, tình cảm ấm áp, hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường các hình ảnh so sánh
( => Chất trữ tình, thiết tha, êm dịu).
Hoạt động 4 : Tổng kết
Em hãy nêu một vài nét đặc sắc về giá trị về nghệ thuật và nội dung của truyện ?
Hoạt động 5 : Luyện tập
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
Bài vừa học :
- Xem kỹ phần chú thích.
- Nắm phần phân tích .
- Học thuộc lòng một đoạn văn ngắn tự chọn.
Bài sắp học : “ CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ”
Từ hệ thống bài tập => - Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp?
- Tham khảo bài tập SGK.
Tiết : 3 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A. MỤC TIÊU :
ØGiúp học sinh :
Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ
Mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Ø RLKN: Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
ØÝ thức sử dụng từ phù hợp với ngữ nghĩa trong ngôn ngữ tiếng Việt
B. CHUẨN BỊ:
ØGV: Bài tập và đáp án
ØHS: Trả lời câu hỏi: Theo yêu cầu của tiết 2
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
I./ ỔN ĐỊNH:
II./ KIỂM TRA: Việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
III./ BÀI MỚI :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
BỔ SUNG
Thú
Cá
Động vật
Chim
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp :
Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi a, b, c (SGK/ tr.10)
Voi,hươu ... tu hú, sáo ... cá rô, cá thu
* Ghi nhớ (Sgk/tr. 10)
II. Luyện tập :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
Từ ngữ nói chung, nếu xét về mặt ý nghĩa thì có rất nhiều mối quan hệ như quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa (đã học lớp 7) còn quan hệ bao hàm (phạm vi khái quát) thì sao ? Đó là vấn đề cần tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm :
? Nghĩa của các từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ? vì sao?
(từ động vật rộng hơn vì nó bao hàm phạm vi nghĩa của các từ “thú, chim, cá)
? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu ? ...
(Giải thích tương tự như trên)
? Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của từ nào đồng thời hẹp hơn nghĩa từ nào ?
(nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn voi, hươu ... và đều hẹp hơn từ động vật.
Hoạt động 3 : Tổng hợp kết quả phân tích
? Qua tìm hiểu trên, em thấy nghĩa của một từ ngữ có thể như thế nào ? Một từ ngữ được coi như thế nào là có nghĩa rộng lại vừa có nghĩa hẹp?
(Dựa vào 3 điều kết luận ở ghi nhớ)
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 : Cho 2 HS lên bảng làm theo mẫu.
Bài tập 2 : Làm miệng, yêu cầu chỉ định.
Bài tập 3 : Làm miệng, yêu cầu chỉ định.
Bài tập 4 : Yêu cầu làm miệng.
Bài tập 5 :
+ Động từ có nghĩa rộng khóc
+ Động từ có nghĩa hẹp: nức nở, sụt sùi.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
Bài vừa học :
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập (SGK).
Bài sắp học : “TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN”.
Từ hệ thống câu hỏi tham khảo => - Chủ đề của văn bản là gì?
- Tính thống nhất chủ đề của văn bản?
- Tham khảo bài tập (Luyện tập – (SGK/ tr 13)).
Tiết : 4 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU :
ØGiúp học sinh : -Nắm được chủ đề của văn bản.
-Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Ø RLKN: Biết viết về một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng để trình bày, chọn lựa sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật được ý kiến cảm xúc
ØÝ thức trong việc XD VB đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
B. CHUẨN BỊ:
ØGV: Ngữ liệu, hệ thống câu hỏi và đáp án
ØHS: Trả lời câu hỏi: Theo HD của GV tiết 3
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
I./ ỔN ĐỊNH:
II./ KIỂM TRA: Việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
III./ BÀI MỚI :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
BỔ SUNG
I. Chủ đề của văn bản :
- Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính.
VD: Đối tượng là nhận vật "tôi" và vấn đề là tôi đi học.
=> Những kỷ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
VD: Văn bản "Tôi đi học"
Nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên trong đời vì :
- Nhan đề : "Tôi đi học" chắc chắn sẽ nói chuyện đi học lần đầu tiên trong đời.
- Từ ngữ : Tôi, đi học lặp lại nhiều lần. Nhiều câu nhắc đến kỷ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.
Hôm nay tôi đi học.
- Tâm trạng hồi hộp và cảm giác bỡ ngỡ qua từng kỷ niệm như trên đường đi học, sân trường ...
(Phần 2,3 ghi nhớ).
III. Luyện tập :
Bài Tập 1 :
- Đối tượng : cây cọ ở vùng sông Thao quê hương của tác giả.
- Về vấn đề : Hình dáng, đặc điểm cây cọ; sự gắn bó cây cọ với tác giả, tác dụng của cây cọ và tình cảm của cây cọ với người dân sông Thao.
- Khó thay đổi vì đã bố trí theo ý đồ, nhưng vẫn có thể thay đổi được nhau ý 2 và 3 cho nhau.
- Chủ đề : Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi.
- Chủ đề được thể hiện trong văn bản : nhan đề, ý, từ ngữ được lặp .
Bài Tập 2 :
Bỏ ý (b) và (d)
Bài Tập 3 :
Bỏ ý (c) và (h)
Bài Tập 4 :
Viết đoạn văn ngắn dựa vào dàn ý của BT3
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
Làm thế nào để hiểu và viết được một văn bản ? Muốn vậy, trước tiên người viết phải xác định chủ đề và đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Đó là 2 vấn đề cần tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm chủ đề của văn bản.
? Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
(Nhớ lai những kỷ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu như :
Con đường và quang cảnh trên đường, nhìn ngôi trường ...; gởi lên cảm giác bâng khuâng, xao xuyến không thể nào quên về tâm trạng hồi hộp lo âu, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ...).
- HS thảo luận, thống nhất chủ đề của văn bản (Những kỷ niệm sâu sắc về buổi đầu tiên đi học trong đời).
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
? Căn cứ vào đâu, em biết văn bản "Tôi đi học" nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ? (văn bản, từ ngữ, câu ...)
? Từ việc phân tích trên, hãy cho biết : Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó.
(=>Thảo luận rồi rút ra phần ghi nhớ).
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập .
- Gọi HS đọc BT
- Nêu ycầu BT ?
- Gọi HS giải.
- Gọi HS nhận xét.
- GV chốt ý.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
Bài vừa học :
+Thuộc ghi nhớ.
+ Làm bài tập còn lại.
Bài sắp học : “Trong lòng mẹ”
+ ĐọcVB, xem kỹ phần chú thích.
+ Trả lời câu hỏi “ Đọc-hiểu VB” ( SGK/tr 20).
File đính kèm:
- Bai 1 Tiet 1234.doc