Giáo án: bài 1: tiết 1+2 đọc văn : tổng quan văn học Việt Nam

MỤC TIÊU HỌC TẬP:

Sau khi học xong tiết này, học sinh có khả năng:

1.Về kiến thức:

 - Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam. Gồm:

 + Văn học dân gian

 + Văn học viết

 - Nắm vững hệ thống vấn đề về:

 + Thể loại của văn học Việt Nam

 + Con người trong văn học Việt Nam

 2- Về kỹ năng:

 Có kỹ năng tổng quát nội dung, vấn đề bài học. Có kiến thức cơ bản để phân tích, tìm hiểu văn bản tác phẩm cụ thể.

 3- Về thái độ:

 Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ nghiêm túc, lòng say mê với văn học Việt Nam.

I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 02 phút

Số học sinh vắng: .

.

Tên:.

.

II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 6 phút

 Dự kiến học sinh kiểm tra:

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: bài 1: tiết 1+2 đọc văn : tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: BÀI 1: TIẾT 1+2 Đọc văn : TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM * MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong tiết này, học sinh có khả năng: 1.Về kiến thức: - Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam. Gồm: + Văn học dân gian + Văn học viết - Nắm vững hệ thống vấn đề về: + Thể loại của văn học Việt Nam + Con người trong văn học Việt Nam 2- Về kỹ năng: Có kỹ năng tổng quát nội dung, vấn đề bài học. Có kiến thức cơ bản để phân tích, tìm hiểu văn bản tác phẩm cụ thể. 3- Về thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc, có thái độ nghiêm túc, lòng say mê với văn học Việt Nam. I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 02 phút Số học sinh vắng: ................................................................................................ .......................................................................................................................... Tên:....................................................................................................................... ............................................................................................................................. II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 6 phút Dự kiến học sinh kiểm tra: Tên ................................................................... ............................................................... ................................................................. Điểm ..................................................................... ................................................................ ................................................................. Câu hỏi kiểm tra: Theo hiểu biết của bản thân em, nền văn học Việt Nam được hình thành bởi những bộ phận nào? III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: 82 phút Đồ dùng và phương tiện dạy học: Giáo án, bài giảng, phấn bảng, sổ tay giáo viên ... Nội dung, phương pháp giảng dạy: TT Nội dung Phương pháp giảng dạy TG TIẾT 1 I CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM Đặt vấn đề, nêu những câu hỏi gợi mở, giới thiệu về các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam 2` 1 VĂN HỌC DÂN GIAN - Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. - VHDG các thể loại: ( SGK ) - Đặc trưng tiêu biểu: + Tính truyền miệng. + Tính tập thể. + Tính thực hành. Học sinh đọc sách giáo khoa, tìm hiểu nội dung chính của bài theo hệ thống câu hỏi của giáo viên. Giáo viên gợi ý, giảng giải, phân tích. Học sinh ghi chép nội dung của bài 20 2 VĂN HỌC VIẾT - Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, tác phẩm văn học mang dấu ấn tác giả. - Các hình thức chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. - Thể loại của văn học viết đa dạng và phong phú. Giáo viên đưa ra các ví dụ về văn hoc viết, nêu tên các tác giả. Học sinh đọc sách giáo khoa, dựa vào những gợi ý của giáo viên, khái quát lên những nội dung chính cần năm được 20` Hết tiết 1 chuyển tiết 2 II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM: (CÁC THỜI ĐẠI LỚN CỦA VHVN) Giáo viên khái lược, giới thiệu về sự phát triển chung của các nền văn học trên thế giới, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam 5` 1 Văn học trung đại (TKX® XIX) - Hình thành và phát triển trong khoảng 10 thế kỉ, gắn liền với những thịnh suy, thăng trầm của xã hội phong kiến VN và có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học ở khu vực Đông Nam, Đông Nam Á, văn học Trung Quốc. - Văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (còn gọi là văn học Hán-Nôm) * Văn học chữ Hán: có vai trò là chiếc cầu nối về tư tưởng và thể loại, thi pháp với văn học cổ - Trung đại Trung Quốc và đạt nhiều thành tựu. * Văn học chữ Nôm: chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian,. - Tác phẩm – tác giả tiêu biểu. + Chữ Hán + Chữ Nôm. Dựa vào sách giáo khoa và hệ thống câu hỏi của giáo viên, học sinh tìm hiểu và khái quát những nội dung chính Giáo viên phân tích, đưa những ví dụ cụ thể để học sinh nắm bắt được nội dung. Tóm lại những nội dung chính cần nắm được Học sinh ghi chép. 10` 2 Văn học hiện đại (từ đầu TK XX® nay) - Văn học hiện đại phát triển trong một điều kiện lịch sử xã hội có nhiều biến động ảnh hưởng đến văn học. Tác phẩmchủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. + Văn học từ đầu TKXX® CMT8,1945 đây là giai đoạn giao thời giữa văn học trung đại với văn học hiện đại (nó vừa kế thừa những tinh hoa của văn học truyền thống, lại vừa tiếp nhận ảnh huởng của văn học thế giới để hiện đại hóa.) + Văn học từ 1945® nay: văn học phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu góp phần vào sự nghiệp cách mạng. - Hệ thống thể loại văn học không ngừng phát triển và hoàn thiện. - Tác giả - tác phẩm tiêu biểu: Dựa vào sách giáo khoa và hệ thống câu hỏi của giáo viên, học sinh tìm hiểu và khái quát những nội dung chính Giáo viên phân tích, đưa những ví dụ cụ thể để học sinh nắm bắt được nội dung. Tóm lại những nội dung chính cần nắm được Học sinh ghi chép. 10 III. CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC: - Đối tượng của văn học: con người và xã hội loài người ® văn học là nhân học. - Hình ảnh con người VN trong văn học được thể hiện qua các mối quan hệ + Với thế giới tự nhiên + Với quốc gia, dân tộc + Với xã hội + Với ý thức về bản thân Giáo viên nêu những nội dung chính của một số tác phẩm văn học tiêu biểu qua các giai đoạn khác nhau, học sinh lắng nghe và phân tích đối tượng hướng đến của văn học. Dựa vào những nội dung trong sách giáo khoa, học sinh tóm lược những nội dung chính. Giáo viên tổng kết những nội dung chính. Học sinh ghi chép 10` III. TỔNG KẾT BÀI Thời gian: 3 phút NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Tổng quan văn học Việt Nam - Văn học Việt Nam được hình thành từ 2 bộ phận: Văn học dân gian và văn học viết. - Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của quần chúng nhân dân lao động - Văn học viết là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, tác phẩm văn học mang dấu ấn tác giả. Được sáng tác bằng chữ Nôm và chữ Hán - Quá trình phát triển của văn học Việt Nam được chia làm 02 giai đoạn: Văn học trung đại (X->XIX) và văn học hiện đại (từ thế kỷ XX đến nay). - Đối tượng của văn học là con người và xã hội loài người. - Câu hỏi: qua bài học ngày hôm nay, các em cần nắm bắt được những nội dung gì? - Gọi HS trả lời - GV khái quát lại bài học. V. CÂU HỎI, BÀI TẬP Thời gian: 2 phút NỘI DUNG HÌNH THỨC THỰC HIỆN Nêu các thể loại của văn học dân gian và văn học viết, với mỗi thể loại tìm một tác phẩm văn học tương ứng. - GV nêu bài tập. - HS về nhà trình bày vào vở bài tập. - Giờ sau GV kiểm tra, đánh giá. VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM (chuẩn bị, tổ chức, thực hiện): ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Bài giảng : Bài 1: Tiết 1 + 2: Đọc văn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM Dân tộc ta luôn tự hào về vốn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, vốn văn hóa ấy được kết tinh, lưu giữ trong kho tàng văn học Việt Nam, từ đời này qua đời khác. Vì thế, Văn học mang trong mình những suy tư, tình cảm, nếp sống, sinh hoạt cộng đồng,..., của quần chúng nhân dân lao động. Vậy, vẻ đẹp của văn học Việt Nam được thể hiện như thế nào, những đặc trưng của nó ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài “Tổng quan văn học Việt Nam” I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM: Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận lớn có quan hệ mật thiết với nhau: Văn học dân gian và văn học viết. 1. Văn học dân gian: Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động, là tiếng nói tình cảm chung của nhân dân. Văn học dân gian có các thể loại chủ yếu sau: Thần thoại (thần trụ trời); Sử thi (sử thi Đăm Săn); truyền thuyết (An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy); truyện cổ tích (Tấm Cám); Truyện ngụ ngôn (trí khôn của tao đây); Truyện cười (Nhưng nó phỉa bằng hai mày); tục ngữ; câu đố; ca dao; vè; truyện thơ; chèo. Đặc trưng của văn học dân gian: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. 2. Văn học viết: Văn học viết là những sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tác của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả. a) Chữ viết của văn học Việt Nam: cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. b) Hệ thống thể loại của văn học viết: được chia làm 2 giai đoạn + Văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX: - Văn học chữ Hán: gồm 3 nhóm thể loại: văn xuôi (truyện, ký, tiểu thuyết chương hôi,...); thơ (thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu (hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế...) - Văn học chữ Nôm: thơ (thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói); văn biền ngẫu. + Văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay: loại hình và thể loại văn học có ranh giới rõ ràng hơn. Loại hình tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn, kí(bút kí, tùy bút, phóng sự). Loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca. Loại hình kịch (Kịch nói, kịch thơ). II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM: Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lích sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua ba thời kỳ lớn: văn học hiện đại - Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (Văn học Trung đại); - Văn học từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 - Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX 1. Văn học trung đại(văn học từ thế kỷ X đến hết thể kỷ XIX): - Về chữ viết: chữ Hán và chữ Nôm; - Văn học viết Việt Nam chính thức được hình thành từ thế kỷ X, khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập chủ quyền từ tay các thế lực đô hộ phương Bắc. - Văn học chữ Hán tồn tại cho tới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chữ Hán là phương tiện để nhân dân ta tiếp nhận những học thuyết lớn của phương Đông thời đó như Phật giáo, Nho giáo, tư tưởng Lão- Trang. Nhiều tác phẩm lớn, đáng tự hào của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán, với nhiều tác giả tiêu biểu như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... - Văn học chữ Nôm, bắt đầu hình thành từ thế kỷ XV và đạt đến đỉnh cao từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Chữ Nôm và văn học chữ Nôm ra đời là kết quả của lịch sử phát triển văn học dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của dân tộc ta. Nhờ có chữ Nôm ghi âm tiếng Việt mà các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ bác học có thể đến được với quần chúng nhân dâm lao động. So với văn học chữ Hán thì văn học chữ Nôm tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian toàn diện và sâu sắc hơn. Sự phát triển cảu văn học chữ Nôm gắn liền với những truyền thống lớn nhất của văn học trung đại như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa của văn học trung đại. 2. Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỷ XX đến hết thế kỷ XX): Văn học không chỉ nằm trong quan hệ giao lưu của vùng Đông Á mà có quan hệ rộng hơn. Một mặt, văn học kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hóa. Sự đổi mới khiến cho văn học hiện đại có một số điểm khác biệt lớn so với văn học trung đại: - Về tác giả: đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp. - Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kỹ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua lại giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi và năng động hơn. - Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói...dần thay thế hệ thống thể loại cũ. Tuy một số thể loại cũ của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại, song không còn đóng vai trò chủ đạo. - Về thi pháp: hệ thống thi pháp mới dần thay thế hệ thống thi pháp cũ. Lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã của văn học trung đại không còn thích hợp và lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân được khẳng định. Cách mạng Tháng 8 thành công, đã mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỷ XX. Từ cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, một nền văn học mới ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện của ĐCS Việt Nam. Văn học thế kỷ XX đã phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người Việt Nam với tất cả các phương diện phong phú, đa dạng. Trước cách mạng tháng 8, văn học ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến, dự báo cuộc cách mạng xã hội sắp diễn ra. Sau cách mạng tháng 8, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã đi sâu phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới Từ sau sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đặc biệt với công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986, văn học hiện đại bước vào một giai đoạn phát triển mới. Các nhà văn Việt Nam đã phản ánh một cách sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong văn học đương đại, có thể đọc được tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam trước những vấn đề mới mẻ của thời mở cửa, hội nhập quốc tế hết sức sôi động và phức tạp. Thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam thế kỷ XX thuộc về văn học yêu nước và cách mạng gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc. Về thể loại: Trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế, văn học Việt Nam đã và đang tích cực lựa chọn, tiếp nhận nhiều thành tựu nghệ thuật của văn học thế giới để hiện đại hóa và phát triển. III. CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC: 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Trong văn học dân gian: kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên hoang dã để xây dựng non sông đất nước Trong văn học trung đại: hình tượng thiện nhiên gắn liền với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ. Trong văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống và đặc biệt là tình yêu lứa đôi. 2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc: Trong văn học dân gian: tinh thần yêu nước thể hiện qua tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, nới chôn nhau cắt rốn,... Trong văn học trung đại: tinh thấn yêu nước thể hiện qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc. Trong văn hoc hiện đại: tinh thần yêu nước gắn liền với sư nghiệp đấu tranh giai cấp và lý tưởng xã hội chủ nghĩa. 3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: Văn học thể hiện ước mơ xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp. 4. Con người Việt Nam và ý thức về nhân bản: Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam.

File đính kèm:

  • doctong quan van hoc Viet Nam.doc