TOÁN: (Tiết: 131)
SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu:
-Biết được số 1 nhân với số nào cũng chính bằng số đó. Số nào nhân với 1 cũng chính bằng số đó.
- Số nào chia cho 1 cũng chính bằng số đó.
II. Các hoạt động dạy – học.
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
H: Muốn tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác ta làm thế nào?
( Lấy độ dài các cạnh cộng lại )
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
b.Giới thiệu phép nhân có thừa số 1.
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài lớp 2 tuần 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
CHÀO CỜ
DẶN DÒ ĐẦU TUẦN
---------------------------------------------------------
TOÁN: (Tiết: 131)
SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu:
-Biết được số 1 nhân với số nào cũng chính bằng số đó. Số nào nhân với 1 cũng chính bằng số đó.
- Số nào chia cho 1 cũng chính bằng số đó.
II. Các hoạt động dạy – học.
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
H: Muốn tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác ta làm thế nào?
( Lấy độ dài các cạnh cộng lại )
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
b.Giới thiệu phép nhân có thừa số 1.
- Giới thiệu phép nhân, hướng dẫn học sinh chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau.
1 2 = 1 + 1 = 2 Vậy 1 2 = 2
1 3 = 1 + 1 + 1 = 3 Vậy 1 3 = 3
1 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 Vậy 1 4 = 4
H: Từ các phép tính trên em có nhận xét gì về các phép nhân 1 nhân với 1 số?
( Số 1 nhân với bất kỳ số nào cũng chính bằng số đó.)
- GV ghi bảng – Học sinh nhắc lại.
* Giáo viên nêu vấn đề: Trong các bảng nhân đã học đều có.
2 1 = 2 4 1 = 4
3 1 = 3 5 1 = 5
H: Từ các phép tính nhân trên em có nhận xét gì về các phép nhân với 1?
( Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó)
- GV ghi bảng, HS nhắc lại.
c. Giới thiệu phép chia cho 1.( số chia là số 1).
Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia.
Giáo viên nêu:
1 2 = 2 ta có 2 : 1 = 2
1 3 = 3 3 : 1 = 3
1 4 = 4 4 : 1 = 4
1 5 = 5 5 : 1 = 5
- Học sinh kết luận, giáo viên nhận xét ghi bảng.
( Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.)
d.Thực hành.
*Bài 1. 1em đọc yêu cầu.
- Học sinh tính nhẩm và nêu kết quả, mỗi em 1 cột.
- Vài học sinh nhắc lại.
* Bài 2.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bảng con.
H: Số điền trong ô trống là số có tên gọi là gì? (...thừa số, số bị chia)
* Bài 3: (Nếu còn thòi gian cho học sinh làm)
- 2 học sinh làm bài trên bảng, lớp làm bảng con.
5. Củng cố , dặn dò.
- Học sinh nhăc lại quy tắc .
1. Tính nhẩm.
1 2 = 2 1 3 = 3 1 1 =1
2 1 = 2 3 1= 3 1 : 1 = 1
2 : 1 = 2 3 : 1 = 3 a : 1 = a
a 1 = a
2. Điền số?
1
1
2 = 2 5 = 5
2
1
1 = 2 5 : = 5
3
4
: 1 = 3 1 = 4
3. Tính:
4 x 2 x 1= 8 4 : 2 x 1 = 2
-Giáo viên nhận xét tiết học
* Dặn học sinh chuẩn bị bài: Số 0 trong phép nhân, chia.
……………………………………..&……………………………………….
TẬP ĐỌC: (Tiết 79)
ÔN TẬP & KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II( T. 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc: Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 tiếng / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài).
- Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu: HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “khi nào?”
3. Ôn cách đáp lời cảm ơn của người khác.
4. Rèn đọc bài: Lá thư nhầm địa chỉ.
II. Chuẩn bị.
- Bảng phụ viết sẵn các câu bài tập 2.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc: (khoảng 7 - 8 em).
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm được em lại bài vừa chọn khoảng 2 phút).
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài trong phiéu đã định.
- Gv đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- Gv cho điểm.
3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “khi nào?”.
- 1học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 2 học sinh làm bài trên bảng phụ: Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào”. Làm vào vở bài tập.
- Lớp và giáo viên nhận xét chữa bài, chữa bài.
a. Mùa hè.
b. Khi hè về.
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân (học sinh làm vào vở bài tập).
- 2 học sinh làm bảng lớp (bảng phụ).
- Lớp và giáo viên nhận xét , chốt lại.
a. Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?
Hoặc:Dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng khi nào?
b. Ve nhởn nhơ ca hát khi nào? Hoặc: Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?
5. Nói lời đáp của em (miệng).
- 1 học sinh đọc và giải thích yêu cầu của bài tập.
- 1 cặp học sinh thực hành đối đáp tình huống a.
VD: HS1: nói lời cảm ơn HS2 đã làm cho mình một việc tốt.
-HS1: Rất cảm ơn bạn đã nhặt hộ cho mình quyển truyện hôm nọ đánh rơi. May quá, đấy là quyển truyện rất quý của bạn Nguyệt. Mất thì không biết ăn nói với bạn ấy ra sao.
-HS2: Có gì đâu. Thấy quyển truyện rơi giữa sân trường không biết của ai mình đem nộp cho cô giáo rất may là của bạn.
- 2 cặp học sinh khác thực hành đối đáp.
+ T.H a: Có gì đâu./ Bạn bè phải giúp nhau mà./ Giúp được bạn là mình vui rồi.
+ T.H b: Dạ thưa bác không có chi!/ Lúc nào bác cần cứ gọi cháu nhé.
6. Học sinh luyện đọc bài: Lá thư nhầm địa chỉ
7. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học, nêu lại nội dung vừa mới ôn tập.
- Dặn học sinh nói – đáp lời cảm ơn với thái độ nhẹ nhàng và lịch sự.
…………………………………..&……………………………………….
TẬP ĐỌC: (Tiết 80)
ÔN TẬP & KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II( T. 2
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa qua trò chơi.
- Ôn tập cách dùng dấu chấm.
- Rèn đọc bài: Mùa nước nổi.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ chép đoạn văn bài tập 3.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học.
1. Giới thiệu bài:Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc :(khoảng 7 - 8 em) thực hiện như tiết 1
3. Trò chơi “Mở rộng vốn từ” (làm miệng).
- Mời 6 nhóm, mỗi nhóm 1 tên.( nhóm1: Xuân, nhóm 2: Hạ ,nhóm 3: Thu Nhóm 4: Đông, nhóm 5: Hoa , nhóm 6: quả) gắn tên từng nhóm.
- Thành viên của từng nhóm đứng lên giới thiêu tên của nhóm mình: Đố các bạn: Mùa của tôi bắt tôi bắt đầu từ tháng nào? Kết thúc vào tháng nào?. – Học sinh nhóm khác trả lời.
- 1 học sinh nhóm “Hoa” đứng dây nói tên bất kỳ 1 loài hoa và hỏi: Theo bạn tôi ở mùa nào ? Nếu phù hợp với nhóm nào thì nhóm đó xướng tên và mời bạn tổ “Hoa” về với tổ mình.
( VD: Hoa mai, Đào về với mùa Xuân”
Tương tự 1 thành viên khác nói tên “Hoa cúc”. Nhóm “Thu” mời “Hoa cúc” về với nhóm mình.
- 1 thành viên nhóm “ Quả” đứng lên nói tên quả và hỏi: Theo bạn tôi ở mùa nào? ( nếu phù hợp mùa nào thì nhóm đó xướng tên).
VD: vải về với “Hạ”, bưởi, cam, nhãn về với Thu, Dưa hấu về với đông”…
- Lần lượt các thành viên tổ quả chọn 1 tên để về với mùa thích hợp.
Mùa Xuân
Mùa Hạ
Mùa Thu
Mùa Đông
Tháng 1, 2, 3
Tháng 4, 5, 6
Tháng 7, 8, 9
Tháng 10, 11, 12
Hoa Mai
Hoa Đào
Vú sữa
Quýt
Hoa phượng
Măng cụt
Xoài
Vải
Hoa cúc
Bưởi , cam, na
Mảng cầu
Nhãn
Hoa mận
Dưa hấu
- Từng mùa họp lại mỗi mùa chọn và viết ra một vài từ để giới thiệu thời tiết của mình phát biểu: Giáo viên ghi.
+ Ấm áp, nóng bức. Oi nồng, mát mẻ, se se lạnh,mưa phùn gió bấc, giá lạnh. Từng mùa nói lên tên của mình thời gian bắt đầu, kết thúc mùa.
4. Ngắt đoạn trích thành 5 câu(viết).
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và đọc đoạn trích.
- Học sinh làm bài trên bảng phụ. Lớp làm vở bài tập.( Chú ý viết hoa chữ đầu câu, chấm cuối câu).
- Lớp và giáo viên nhận xét bài trên bảng và chốt lại.
-Trời đã vào Thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nắng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
5. Học sinh luyện đọc bài: Lá thư nhầm địa chỉ.
6. Củng cố , dặn dò.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại những nội dung vừa ôn tập.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh đọc chưa đạt về nhà luyện tập đọc tiếp.
……………………………………..&……………………………………….
THỦ CÔNG ( Tiết 27)
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY(T1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy.
- Làm được đồng hồ đeo tay.
- Thích làm đồ chơi.
II. Chuẩn bị
- Đồng hồ mẫu bằng giấy.
- Quy trình làm đồng hồ đeo tay bằng giấy có minh họa từng bước.
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy – học:
1.KT đồ dùng học tập của học sinh
2. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài và ghi đầu bài.
b. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV giới thiệu đồng hồ mẫu và định hướng quan sát, gợi ý để Hs nhận xét:
H: Đồng hồ được làm bằng gì? ( ( Giấy thủ công)
H: Ngoài giấy thủ công còn vật liệu nào khác? ( Lá dừa, lá chuối....)
H: Mặt đồng hồ có hình gì? Dây đồng hồ như thế nào?
c. GV hướng dẫn mẫu:
* Bước1: Cắt thành các nan giấy.
Cắt một nan giấy màu nhạt dài 24 ô, rộng 3 ô để làm mặt đồng hồ.
- Cắt và dán nối thnhf một nan giấy khác màu dài 30 – 35 ô rộng gần 3 ô,cắt vát hai bên của 2 đầu nan để làm dây đồng hồ.
- Cắt một nan dài 8 ô, rộng 1 ô để làm đai cài dây đồng hồ.
* Bước 2 : Làm mặt đồng hồ:
- Gấp một đầu nan giấy làm mặt đồng hồ vào 3ô. Gấp cuốn tiếp cho đến hết nan giấy.
* Bước3: Gài dây đeo đồng hồ:
- Gài một đầu nan giấy làm dây đeo vào khe giữa của các nếp gấp mặt đồng hồ.
- Gấp nan đè lên nép gấp cuối của mặt đồng hồ rồi luồn đầu nan qua một khe
khác ở phía trên khe vừa gài. Kéo đầu nan cho nếp gấp khít chặt để giữ mặt đồng
hồ và dây đeo.
- Dán nối hai đầu của nan giấy dài 8 ô, rộng 1 ô làm đai để giữ dây đồng hồ ( mép dán chồng lên nhau 1,5 ô)
* Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ:
- HD lấy dấu 4 điểm chính để ghi số 12, 3, 6, 9 và chấm các điểm chỉ giờ khác.
d. Học sinh thực hành làm đồng hồ theo các bước đúng quy trình:
- Học sinh nhắc lại quy trình làm đồng theo 4 bước
- Tổ chức cho học sinh tập làm đồng hồ đeo tay.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh. Nếp gấp phải sát, miết kĩ. Khi gài dây đeo có thể bóp nhẹ mặt đồng hồ để gài dây đeo cho dễ.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng, có em còn dán dây đeo vào mặt đồng hồ. GV sửa, hướng dẫn cho học sinh cách gài dây đeo không phải dán.
đ. Nhận xét – dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà tập làm bằng giấy nháp cho thànhh thạo . Chuẩn bị giấy kéo giờ sau thực hành làm đồng hồ đeo tay ( Các em có thể làm bằng lá dừa, lá chuối).
- GV nhận xét giờ hoc.
-----------------¬-----------------
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
THỂ DỤC (Tiết 53)
BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I. Mục tiêu:
- Ôn tập bài tập rèn luyện tư thể cơ bản. Yêu cầu hoc sinh thực hiện tương đối chính xác.
II. Địa điểm phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ và an toàn.
- Phương tiện: 1 còi, kẻ 4 đoạn thẳng dài 10 – 15 cm cách nhau 1,5 m và 3 đường kẻ ngang: vạch chuẩn bị xuất phát, đích.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên cho lớp ra sân tập hợp 4 hàng dọc, ổn định, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1 phút.
- Đứng tai chỗ, vỗ tay và hát : 1 – 2 phút.
-Xoay các khớp : cổ tay, chân, đầu gối, hông, vai: 1 phút.
* Trò chơi: Kết bạn: 2 phút.
2. Phần cơ bản:
* Ôn Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản gồm 4 động tác, mỗi động tác 5 lần 10m.
- GV chia tổ cho ôn tập. Tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ thi đua trình diễn, mỗi tổ, mỗi em thực hiện lần lượt từng động tác.
- Lớp trưởng điều khiển. GV theo dõi đánh giá.
* Trò chơi: Nhảy ô: 2 – 3 phút.
3. Phần kết thúc:
- Tập một số động tác thả lỏng: 1 phút
* Trò chơi hồi tĩnh: 1phút.
- GV cùng HS hệ thống bài: 2 phút.
- GV nhận xét giờ học,dặn học sinh: Tiếp tục tập luyện các động tác của bài tập RLTTCB: 2 phút.
-----------------¬-----------------
TOÁN ( Tiết 132)
SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA.
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Số 0 nhân với số nào, số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
- Không có phép chia cho 0.
II. Các hoạt động dạy - học:
1.KT bài cũ:
- 1 HS lên bảng làm bài: Tính:
1 x 5 = 5 7 x 1 = 7 1 x 10 = 10
- Nhận xét, sửa chữa.
- HS nêu qui tắc: 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
2.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.Giới thiệu phép nhân có thừa số 0:
- GV nêu phép nhân có số 0 và hướng dẫn HS viết thành tổng các số hạng bằng nhau. GV ghi bảng:
0 x 2 = 0 + 0 vậy 0 x 2 = 0.
Ta công nhận: 2 x 0 = 0
- Cho HS nêu 2 x 0 = 0, 0 x 2 = 0
- Tiếp theo 0 x 3, Hướng dẫn HS làm tương tự 0 x 2.
0 x 3 = 0 + 0 + 0 vậy 0 x 3 = 0
3 x 0 = 0
- HS nêu hai phép tính: 0 x 3 = 0, 3 x 0 = 0.
H: Qua các phép tính trên em có nhận xét gì về các phép tính nhân có 1 thừa số là số 0?
- HS, GV ghi bảng:
0 nhân với số nào cũng bằng 0
Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
c. Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0:
- GV ghi bảng và làm mẫu: 0 : 2 = 0 vì 0 x 2 = 0 ( thương nhân với số chia bằng số bị chia)
- GV ghi bảng HS làm: 0 : 3 = 0 vì 0 x 3 = 0 ; 0 : 5 = 0 vì 0 x 5 = 0
H: Em có nhận xét gì về các kết quả của các phép tính có SBC là 0?
- HS tự kết luận:
Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
Không có phép chia cho 0.
Chẳng hạn: 5 : 0 = ? ( không thể làm được vì không có số nào nhân với 0 bằng 5)
d.Thực hành:
Bài 1: HS tính nhẩm và ghi kết quả từng cột vào bảng con. 1em làm bảng lớp.
- Lớp nhận xét, GV chốt lại.
Tính nhẩm.
0 x 4 = 0 0 x 2 = 0 0 x 3 = 0 0 x 1 = 0
4 x 0 = 0 2 x 0 = 0 3 x 0 = 0 1 x 0 = 0
- HS đọc cá nhân đồng thanh bài tập 1.
Bài 2:H: Bài tập yêu cầu gì?
- HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm bài ( Mỗi em 2 phép tính).
- Lớp và GV nhận xét. HS đổi vở dò bài.
Tính nhẩm: 0 : 4 = 0 0 : 2 = 0
0 : 3 = 0 0 : 1 = 0
Bài 3: HS nêu yêu cầu BT.
- Dựa vào bài học, HS tính nhẩm để điền số thích hợp vào ô trống.
- HS làm vào vở, sau đó 2em lên chữa bài trên bảng.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.
- Lớp và GV nhận xét chữa bài trên bảng.Số?
0
0
x 5 = 0 3 x = 0
0
0
: 5 = 0 : 3 = 0
* Bài 4: Tính( Nếu còn thời gian cho học sinh làm)
2 : 2 x 0= 0 0 : 3 x 3 = 0
5 : 5 x 0 = 0 0 : 4 x 1 = 0
d. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại qui tắc ở phần bài học.
- Dặn HS luyện thêm các bài ở VBT và chuẩn bị bài 1, 2, 3 ở SGK/ 134 - Gv nhận xét tiết học.
-----------------¬-----------------
KỂ CHUYỆN: (Tiết 27)
ÔN TẬP & KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II( T. 3)
I. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra tập đọc
2. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?
3. Ôn cách đáp lời xin lỗi của người khác.
4. Rèn đọc bài: Thông báo của thư viện vườn chim.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phiếu viết tên các bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy – học:
Giới thiệu bài:
Kiểm tra tập đọc: 7 em
3. Bài tập:
* Tìm bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu:
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu?
- Lớp làm vào VBT.
- Lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
a. Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
b. Chim đậu trắng xoá trên những cành cây.
* Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: ( viết )
- GV nêu yêu cầu, 2 HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
- Lớp và GV nhận xét, chốt bài.
a. Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu? / Ở đâu hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
b. Ở đâu trăm hoa khoa sắc thắm? / Trăm hoa khoa sắc thắm ở đâu?
* Nói lời đáp của em:
- 1 HS giải thích yêu cầu bài tập: nói lời đáp lại lời xin lỗi của người khác.
H: Cần đáp lại lời xin lỗi trong những trường hợp trên với thái độ như thế nào?
(... lịch sự, nhẹ nhàng, không chê trách nặng lời vì người gây lỗi đã biết lỗi và xin lỗi em rồi)
- Mời 1 cặp HS thực hành đối đáp tình huống a:
HS1: Xin lỗi bạn nhé! Mình trót làm bẩn quần áo của bạn.
HS2: Thôi không sao! Mình sẽ giặt ngay. Lần sau bạn cẩn thận hơn nhé.
- Nhiều HS thực hành tình huống b, c, d.
VD:
b. Thôi cũng không sao đâu chị ạ!/ Bây giờ chị hiểu em là được. Lần sau chị cẩn thận hơn nhé.
c. Dạ, không có chi./ Dạ, không sao đâu bác ạ.
4. Học sinh luyện đọc bài : Thông báo của thư viện vườn chim.
5. Củng cố - dặn dò:
- Gv hệ thống lại các kiến thức vừa ôn tập.
- Dặn HS về ôn các bài tập đọc tuần 18 đến hết tuần 26, thực hành đáp lời xin lỗi trong giao tiếp.
- GV nhận xét tiết học.
-----------------¬-----------------
CHÍNH TẢ: (Tiết 53)
ÔN TẬP & KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II( T. 4)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra đọc
- Nắm được một số từ ngữ về chim chóc qua trò chơi.
- Viết được đoạn văn ngắn (3, 4 câu) về 1 loài chim (hoặc gia cầm mà em biết.
- HS luyện đọc : Chim rừng Tây Nguyên
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, phiếu viết tên các bài tập đọc
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
2 Kiểm tra đọc : 6 em
3. Chơi trò chơi mở rộng vốn từ về loài chim:
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên: Các loài gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng,…cũng được xếp vào họ nhà chim.
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi: Học sinh nêu câu hỏi hoặc làm động tác để đố nhau về tên loài chim hoặc hoạt động của con vật. VD:
H: Chim gì màu lông sặc sỡ bắt chước tiếng người rất giỏi? (vẹt).
- Làm động tác: Vẫy 2 cánh, sau đó 2 bàn tay chụm lên miệng gáy “ò ó o”.(Tiếng gà gáy)
4. Viết đoạn văn ngắn về một loài chim hoặc gia cầm mà em biết:
- Học sinh chọn loài chim định viết.
- 2, 3 học sinh làm mệng ( giới thiệu, tả hình dáng, hoạt động)
- Học sinh làm vào vở bài tập – 1 học sinh lên bảng làm.
- 5, 7 học sinh đọc bài làm của mình. Giáo viên chấm một số bài.
- Giáo viên và lớp nhận xét chữa bài.
* VD:
Trong thế giới loài chim em thích nhất là chim đại bàng. Loài chim này to, có chân vàng, mỏ đỏ. Đôi cánh của nó giống như hai cái quạt. Mỗi khi chim vỗ cánh lại phát ra tiếng vi vu vi vút giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hoà âm.Em rất yêu quý chim đại bàng. Em mong sao mọi người sẽ bảo vệ chúng.
5. Củng cố - dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học.
* Dặn HS về nhà tiếp tục ôn tập để chuẩn bị thi giữa học kì II.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
-----------------------------------¬----------------------------------------
Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2012
ÂM NHẠC( TIẾT 27)
ÔN BÀI HÁT: CHIM CHÍCH BÔNG
-------------------------------------------------
TOÁN (Tiết 133)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Lập được bảng nhân1, bảng chia 1.
- Biết thực hiện phép tính có số 1, số 0
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
II. Các hoạt động dạy – học:
1. KT bài cũ: 2em lên bảng làm, lớp làm bảng con.
* Tính 8 x 0 = 0 : 6 =
0 x 8 = 0 : 9 =
- Lớp và GV nhận xét ghi điểm.
- Nêu nhận xét về số 0 trong phép nhân và phép chia.
2. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài – Ghi đầu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Học sinh làm miệng: Tính nhẩm bảng nhân 1, chia 1 theo cặp.
- Học sinh nối nhau đọc phép tính và nêu kết quả.
a. Lập bảng nhân 1: b. Lập bảng chia 1:
1 x 1 = 1 1 : 1 = 1
1 x 2 = 2 2 : 1 = 2
1 x 3 = 3 3 : 1 = 3
1 x 4 = 4 4 : 1 = 4
1 x 5 = 5 5 : 1 = 5
1 x 6 = 6 6 : 1 = 6
1 x 7 = 7 7 : 1 = 7
1 x 8 = 8 8 : 1 = 8
1 x 9 = 9 9 : 1 = 9
1 x 10 = 10 10 : 1 = 10
Bài 2:
- Học sinh tính nhẩm ghi bảng con từng cột. 3em lần lượt làm bảng lớp.
- Lớp và Gv nhận xét bảng lớp. GV kiểm tra bảng con.
a. 0 + 3 = 3 b. 5 + 1 = 5 c. 4 : 1 = 4
3 + 0 = 3 1 + 5 = 6 0 : 2 = 0
0 x 3 = 0 1 x 5 = 5 0 : 1 = 0
3 x 0 = 0 5 x 1 = 5 1 : 1 = 1
*Bài 3: ( Nếu còn thời gian cho học sinh làm)
-Tổ chức 2 tổ tham gia chơi tiếp sức.
- Giáo viên và lớp nhận xét, khen tổ thắng cuộc.
* Cách tính đúng: Tính kết quả từng phép tính rồi chọn và nối cho phù hợp.
VD: 2 – 2 = 0; nối 2 – 2 với 0.
5 : 5
5 – 5
3 : 3
2 - 2
1
OO
2 : 2 : 1
1 x 1
3 – 2 – 1
c. Củng cố - dặn dò:
- Học sinh hệ thống lại những kiến vừa mới luyện tập: Phép cộng, nhân , chia có liên quan đến số 1 và số 0.
- Nhận xét giờ học. Dặn học sinh luyện thêm các BT ở VBT .
-----------------¬-----------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (Tiết 27)
LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU?
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Loài vật có thể sống được ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước
- Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét mô tả.Nhận ra sự phong phú của các con vật
- Thích bảo vệ các loài động vật và bảo vệ môi trường sống của chúng.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ trong SGK trang 56, 57.
- Giấy khổ to, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1.KT bài cũ.:
H: Em kể tên một số loài cây sống dưới nước và nêu ích lợi của chúng?
- GV nhận xét, đánh giá.
2.Khởi động: Chơi trò chơi “ Chim bay, cò bay”
- Cô nói tên một số con vật, con nào bay được các em vẫy tay làm động tác, con nào không bay được các em xua tay nói không bay, không bay…
H: Kể tên một số con vật mà em biết?( chim, gà, heo, bò, sư tử, cá tôm …)
Trong thiên nhiên có rất nhiều loài vật, chúng sống ở những đâu. Để trả lời câu hỏi này các em cùng tập trung tìm hiểu bài tự nhiên xã hội hôm nay.
3. Các hoạt động:
a.Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Để hiểu biết về nơi sống của các loài vật, các em hoạt động nhóm 4. Quan sát tranh trong SGK nói với nhau những gì mình nhìn thấy trong các hình .
+ Hãy kể tên các con vật có trong hình?
+ Các con vật đó sống ở đâu?
Hoặc + Bạn nhìn thấy gì trong hình 1?
- GV đi tới các nhóm hướng dẫn và nói tên các con vật mà HS có thể chưa biết.
* Không yêu cầu HS nói chính xác đó là chim gì hay cá gì chỉ cần nói được đó là tôm hay cá, cua, trai, sò...
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung từng hình.
H: Trong 5 hình em vừa quan sát, hình nào cho em biết loài vật sống trên mặt đất? ( con voi, con dê ở hình 2,3)
H: Kể một số con vật sống ở trên mặt đất mà em biết? ( gấu, hổ, ngựa…)
H: Con giun đất, con mối, con dế sống ở đâu? ( đào hang sống trong đất)
H: Con sóc, con khỉ sống ở đâu? ( leo trèo trên cây)
*Các loài vật sống trên mặt đất, đào hang sống trong đất, leo trèo trên cây gọi chung là loài vật sống trên cạn.
H: Hình nào cho em biết loài vật sống dưới nước? ( vịt, rắn nước, cá, tôm, ốc ở hình 4, 5 là loài vật sống dưới nước.)
H: Em có nhìn thấy con vịt đi trên cạn không?
H: Em có thấy con rắn bò trên cạn không?
*Vậy vịt, rắn là những con vật vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước.
H: Kể tên một số loài vật vừa sống trên cạn,, vừa sống dưới nước?
H: Kể một số loài vật sống dưới nước?
H: Hình nào cho biết loài vật bay lượn trên không?
H: Kể một số loài vật bay lượn trên không? ( ong, bướm, chuồn chuồn…)
H: Các em vừa tìm hiểu môi trường sống của các con vật. Vậy loài vật có thể sống ở đâu?
* GV kết luận : Loài vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. 2 em nhắc lại.
b.Hoạt động 2: Triển lãm
. Bước 1: Hoạt động theo nhóm tổ.
- Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa những tranh ảnh các loài vật đã sưu tầm cho cả nhóm xem.
- Cùng nhau nói tên từng con vật vad nơi sống của chúng.
- Sau đó phân chúng thành 3 nhóm dán vào giấy khổ to: nhóm sống dưới nước, nhóm sống trên cạn, nhóm bay lượn trên không.
. Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình và sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
*Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. Chúng ta cần yêu quí và bào vệ chúng.
4. Củng cố - dặn dò:
- H: Kể tên một số con vật sống ở trên cạn, một số con vật sống ở dưới nước, một số con vật sống ở trên không?
Gvliên hệ: loài vật rất đa dạng , phong phú, nó sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng.
- Dặn HS: Về tìm hiểu thêm về môi trường sống của các loài vật. Chuẩn bị bài: Một số loài vật sống trên cạn.
- Nhân xét tiết học.
-----------------¬-----------------
TẬP ĐỌC: (Tiết 81)
ĐỌC THÊM BÀI: GẤU TRẮNG LÀ CHÚA TÒ MÒ
ÔN TẬP ( T 5)
I. Mục tiêu:
1. HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Gấu trắng là chúa tò mò.
2. Ôn cách đạt và trả lời câu hỏi “ như thế nào?”
3. Ôn cách đáp lời khẳng định, phủ định.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
- Vở bài tập TV.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc bài: Gấu trắng là chúa tò mò.
a. GV đọc mẫu: Nêu cách đọc bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc câu: HS nối tiếp nhau đọc mỗi em một câu: 1 vòng bài.
- Đọc đúng: ki - lô - gam, lật qua , run cầm cập, găng tay, choàng,...
* Đọc đoạn: GV chia đoạn: 3 đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn: 2 vòng bài.
- GV hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở một số câu văn dài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải cuối bài.
* Đọc trong nhóm: nhóm 3.
* Thi đọc giữa các nhóm: 2 em thi đọc đoạn 1,2.
- Lớp và GV nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất.
c. Tìm hiểu bài:
- 1 HS khác đọc toàn bài . - HS thảo luận các câu hỏi sau:
H: Hình dáng của gấu trắng như thế nào?(Lông trắng toát cao gần 3 mét, nặng 800 kg gấp 16 lần người bình thường)
* GV giải thích: Gấu có các màu lông khác nhau riêng gấu Bắc Cực có bộ lông màu trắng để lẫn với màu của băng tuyết .
H: Tính nết gấu trắng có gì đặc biệt? (rất tò mò thấy vật gì lạ cũng đánh hơi, xem thử) Cho HS quan sát tranh SGK .
H3: Người thủy thủ đã làm cách nào để khỏi bị gấu vồ? (Bị gấu đuổi anh sực nhớ con vật này rất tò mò, anh vừa chạy vừa vứt các đồ vật lại như mũ, áo, găng tay ... để gấu dừng lại , tạo thời gian cho anh kịp chạy thoát.)
H: Hành động của người thủy thủ cho thấy anh là người thế nào?(rất thông minh, xử trí nhanh khi gặp nạn )
- GV kể một số kinh nghiệm khi đi rừng gặp thú dữ : voi đuổi không chạy thẳng, vác nứa nhọn hổ không dám đến gần) .
H: Em nào nêu nội dung chính của bài ?
* NDC: Bài văn cho ta biết gấu trắng Bắc Cực là con vật rất tò mò. Nhờ biết lợi dụng tính tò mò của gấu trắng mà chàng thuỷ thủ đã thoát nạn.
- HS đọc lại
3. Bài tập:
* Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “như thế nào?”
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh làm bảng phụ, lớp làm vở bài tập.
- Lớp và giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng.
Bộ phân trả lời cho câu hỏi như thế nào? Ở câu a là “đỏ rực”, câu b là “ nhởn nhơ”
* Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm (viết):
- Giáo viên nêu yêu cầu, 1 học sinh là
File đính kèm:
- giao an lop 2 tuan 27.doc