I. MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức :
- Ôn tập kiến thức bài 6 và một phần kiến thức của chương I
- Viết được công thức tính điện tích tụ điện, suy ra công thức tính điện dung, hiệu điện thế.
- Viết được công thức tính năng lượng điện trường và công của lực điện trường bên trong tụ điện.
2. Về kỹ năng :
- Vận dụng các công thức trên để giải các bài toán trong SGK và một vài bài nâng cao trong sách bài tập.
- Biết vận dụng công thức tính công của lực điện để tính công thực hiện khi có sự phóng điện tích bên trong tụ điện.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
- Xem và giải trước các bài 7; bài 8 (SGK tr 33).
- Xem và giải trước các bài :6.7, 6.8 (SBT tr 14 ).
- Các phiếu học tập thể hiện kiến thức phục vụ ôn tập chương và hệ thống kiến thức để HS làm bài kiểm tra 15 phút.
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài tập Vật lý 11 nâng cao - Tiết 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Baøi taäp
MỤC TIÊU :
Về kiến thức :
Ôn tập kiến thức bài 6 và một phần kiến thức của chương I
Viết được công thức tính điện tích tụ điện, suy ra công thức tính điện dung, hiệu điện thế.
Viết được công thức tính năng lượng điện trường và công của lực điện trường bên trong tụ điện.
Về kỹ năng :
Vận dụng các công thức trên để giải các bài toán trong SGK và một vài bài nâng cao trong sách bài tập.
Biết vận dụng công thức tính công của lực điện để tính công thực hiện khi có sự phóng điện tích bên trong tụ điện.
CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Xem và giải trước các bài 7; bài 8 (SGK tr 33).
Xem và giải trước các bài :6.7, 6.8 (SBT tr 14 ).
Các phiếu học tập thể hiện kiến thức phục vụ ôn tập chương và hệ thống kiến thức để HS làm bài kiểm tra 15 phút..
Học sinh :
Xem lại các kiến thức về tụ điện, và các kiến thức của chương.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Định nghĩa tụ điện ? thế nào là tụ điện phẳng ?
Người ta sử dụng tụ điện để làm gì ? cách tích điện cho tụ điện.
Thế nào là điện dung của tụ điện ? Viết công thức tính điện dung.
Giới thiệu bài mới :
Trong quá trình tích điện cho tụ, sẽ có lúc tụ bị “đánh thủng” lúc đó điện tích của tụ là bao nhiêu ?
Tổ chức hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Vận dụng và giải các bài toán về tụ điện(.phút)
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học
¨ Nêu bài toán 7 trang 33
¨ Điện dung của tụ là bao nhiêu ? hãy đổi ra đơn vị chuẩn của điện dung .
¨ Yêu cầu hs viết công thức tính điện tích và giải toán.
¨ Điện tích tụ tích được sẽ là bao nhiêu
¨ Lúc này thì điện trường bên trong tụ sẽ ra sao ?
¨ Nếu điện tích Q > Qmax thì tụ sẽ bị đánh thủng.
¨ Hãy làm bài toán 6.8 SBT trang 14
O Tìm hiểu bài toán
O C = 20
O Q = C.U
O Ứng với U = 200V
O Nhận giá trị lớn nhất.
O Làm việc theo hướng dẫn.
Bài 7 trang 33 SGK :
Giải:
a. Điện tích của tụ khi tích điện ở 120V
Q = C.U
à Q = 24.10-4 C
b. Điện tích tối đa tụ có thể tích được là :
Qmax = C.Umax = 40.10-4 C
Hoạt động 2 : Vận dụng và giải các bài toán về tụ điện và công của lực điện (..phút)
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học
¨ Nêu bài 8 trang 33 SGK
¨ Khi ngắt tụ ra khỏi nguồn, bên trong tụ còn điện tích là bao nhiêu ?
¨ Công này sinh ra do đâu?
¨ Công này được tính như thế nào ?
¨ Khi điện tích của hai bản tụ giảm một nữa thì đại lượng nào của tụ sẽ thay đổi và thay đổi ra sao ?
¨ Lưu ý HS hiệu điện thế lúc này là hiệu điện thế giữa hai bản tụ khi ngắt ra khỏi nguồn.
¨ Làm bài tập 6.7 trang 14 SBT
O Tìm hiểu và phân tích đề bài
O Làm việc cá nhân
O Do sự di chuyển điện tích
O A = q.U
O Trao đổi
( Hiệu điện thế giữa hai bản tụ)
O Ghi nhận
O làm việc theo hướng dẫn
Bài 8 trang 33 SGK.
Giải
a. Điện tích của tụ :
Q = C.U = 12.10-4 C
b. Khi có sự phóng điện tích, lực điện trường sẽ sinh ra một công.
A = = 72.10-6 J
c. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ lúc đó :
U/ = U/2
A/ = = 36.10-6 J
Giao nhiệm vụ về nhà (.phút):
Yêu cầu HS làm các bài tập ôn chương trong SBT : bài I.12; I.13.
GV tiến hành hệ thống cho HS kiến thức của chương I : Các kiến thức trọng tâm.
Cho HS các bài tập để phục vụ kiểm tra 15 phút .
Xem lại định nghĩa dòng điện ? và cách tạo ra dòng điện đã học ở lớp dưới.
Soạn trước bài 7 : Dòng điện không đổi.
GV có thể cho HS các bài tập sau đây :
1/.Một điện tích điểm Q = 4.10-8 C đặt tại điểm O trong không khí.
Tính cường độ điện trường tại M, cách O khoảng 2cm.
Đặt tại N một điện tích q = 8.10-6 C, tính cường độ điện trường tại K cách O 4cm, cách N 8cm.
Lực điện tác dụng lên điện tích q có giá trị bao nhiêu ?
2/. Điên tích q = 1,6.10-19 C đặt tại B trong không khí.
Tính điện thế tại M cách B khoảng 5.10-8 cm.
Tính công của lực điện trường làm electron dịch chuyển từ xa vô cùng về M.
File đính kèm:
- BAITAP-tiet10.doc