Giáo án Bài thơ số 28 ta_go

A. Mục đích yêu cầu.

- Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Ấn Độ.

- Hiểu đặc trưng tư duy người Ấn - Triết lý và trữ tình.

- Rèn luyện và giáo dục về tình yêu tuổi trẻ.

B. Phương tiện thực hiện.

- SGK Ngữ văn 11.

- Thiết kế bài học

C. Cách thức tiến hành

- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.

- Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề qua hình thức trao đổi thảo luận nhóm.

D. Tiến trình giờ học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Tôi yêu em. Nêu suy nghĩ sau khi học xong bài thơ đó.

3. Bài mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7470 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài thơ số 28 ta_go, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 125 Ngày soạn: 19/4/2009 Ngày dạy: 20/4/2009 Bài thơ số 28 Ta go A. Mục đích yêu cầu. - Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ ấn Độ. - Hiểu đặc trưng tư duy người ấn - Triết lý và trữ tình. - Rèn luyện và giáo dục về tình yêu tuổi trẻ. B. Phương tiện thực hiện. - SGK Ngữ văn 11. - Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành - Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm. - Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề qua hình thức trao đổi thảo luận nhóm. D. Tiến trình giờ học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Tôi yêu em. Nêu suy nghĩ sau khi học xong bài thơ đó. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt * Hoạt động 1. HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt nội dung. GV chuẩn xác kiến thức. * Hoạt động 2. Hướng dẫn HS đọc văn bản. * Hoạt động 3. Trao đổi thảo luận nhóm. - Nhóm 1. Hình tượng đôi mắt được miêu tả như thế nào ? Thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu ? - Nhóm 2. Chàng trai làm gì để đáp ứng nguyện vọng của người yêu? - Nhóm 3. Tại sao càng giãi bày, càng hi sinh người yêu lại càng không hiểu? - Nhóm4. Nội dung hai câu thơ cuối là gì? - Suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ? Củng cố :Nêu giá trị bài thơ Hướng dẫn về nhà. - Nắm nội dung bài học. - Thuộc lòng bài thơ. - Soạn bài theo phân phối chương trình. - Sưu tầm những bài thơ tình hay nhất thế giới. I. Đọc hiểu tiểu dẫn. 1. Tác giả. - Người Châu á đầu tiên được nhận giải thưởng Nôben văn học năm 1913. 2. Giới thiệu tập thơ: Người làm vườn Cuộc sống trần gian như vườn cây đầy hoa lá, con người phải biết chăm sóc vun xới để khu vườn cho hoa thơm trái ngọt. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Sự giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình. - Hình ảnh đôi mắt: Băn khoăn, buồn chưa thực sự tin tưởng, muốn nhìn thẳng vào tâm tưởng- khao khát hoà nhập tâm hồn. - Tâm tưởng của con người cũng bao la rộng lớn như biển cả mênh mông vây. - Đáp ứng nguyện vọng đó, chàng trai phơi bày trần trụi tất cả: Chân thực, giản dị, không câu nệ. ( Để trần cuộc đời trước mắt em, không che dấu, không giữ lại điều gì. Anh nỗ lực làm tất cả để em hiểu anh, dốc trọn tâm hồn để san lấp khoảng cách. Anh cũng khao khát được hiểu em như thế.) ( Tuy nhiên mặc dầu chân thành như vậy ... ) - Nhưng thật nghịch lý là người yêu không biết gì về anh và tiếp tục đòi hỏi cao hơn nữa. Đó là giọng nghịch lý kéo dài cho đến hết bài thơ. Và giải thích bản chất, ý nghĩa của nghịch lí ấy chính là tìm hiẻu bản chất cuộc sống, con người và tình yêu. 2. Sự hi sinh vì nhau nhưng đầy mâu thuẫn trong tình cảm của nhân vật trữ tình. - Để người yêu thấu hiểu, chàng trai hi sinh cuộc đời mình, hiến dâng tất cả cuộc đời cho tình yêu: + Đời là viên ngọc: Đập nát nó ra + Đời là đoá hoa: Xé nhỏ nó ra -> Viên ngọc đoá hoa là những thứ rất quý giá, anh cũng có thể dâng hiến cho em để làm cho em đẹp hơn. + Đời là trái tim: Em là nữ hoàng của Vương quốc -> có biết gì về biên giới của nó đâu. àNhưng tất cả em cũng đều không biết gì về anh. à Sự tăng tiến tình cảm trong sự đòi hỏi và giãi bày: Từ giãi bày - đến hi sinh - cuối cùng là hoà hợp. - Cặp quan hệ từ: Nhưng - nếu - thì: Nhấn mạnh sự hi sinh, tấm lòng hiến dâng cao cả cho tình yêu. à Nhân vật trữ tình vừa là con người tình nhân vừa là con người triết nhân . Đó chính là đặc trưng của thể loại thơ triết lý - trữ tình Tago. - Trái tim tình yêu không đơn giản là vật chất. Tiềm ẩn trong đó sự đối lập: Vui sướng và khổ đau; thiếu thốn và giàu sang - đó là tất yếu của tình yêu 3. Khát vọng hoà đồng, tình yêu rộng mở. - Hai câu cuối mang tính chất triết lý sâu sắc. - Tình yêu là sự vô cùng không ranh giới. - Tình yêu luôn đòi hỏi sự thống nhất trọn vẹn, luôn khao khát biết trọn nó. Đó là chân lý của Tago. III. Kết luận. - Con người giàu lòng nhân hậu, khao khát cống hiến cho cuộc đời. - Bài thơ trữ tình giàu chất triết lý, hình ảnh sinh động, quan niệm tình yêu trong sáng lành mạnh: Đó là tình yêu hoà hợp, gần gũi, thấu hiểu của hai tâm hồn hướng đến cái vĩnh hằng, duy nhất và tuyệt đối trong tình yêu.

File đính kèm:

  • docbai tho so 28.doc
Giáo án liên quan