Giáo án bài tuần 11 lớp 1

Tiết 41+42: BÀ CHÁU

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

- Đọc chơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm, đọc, phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật (Cô tiên, hai cháu).

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và các từ ngữ quan trọng: Rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo).

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý già hơn vàng bạc, châu báu.

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài tuần 11 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 11: Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2005 Chào cờ Tiết 11: Tập trung toàn trường Tập đọc Tiết 41+42: Bà cháu I. mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng - Đọc chơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài. - Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm, đọc, phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật (Cô tiên, hai cháu). 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và các từ ngữ quan trọng: Rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo). - Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý già hơn vàng bạc, châu báu. II. Đồ dung dạy học: - Tranh minh hoạ ( SGK) III. các hoạt động dạy học: Tiết 1 A. KIểm tra bài cũ. - Đọc bài: Thương ông - 2 HS đọc - Nêu nội dung chính của bài ? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc. a. Đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc từng câu - Đọc đúng từ ngữ b. Đọc từng đoạn trước lớp - HS tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp - Chú ý các câu - Hướng dẫn HS đọc bảng phụ. - Hiểu nghĩa các từ chú giải - Đầm ấm, màu nhiệm (SGK) c. Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo nhóm 4. d. Thi đọc giữa các nhóm - Nhận xét - Các nhóm thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài. Tiết 2: 3. Tìm hiểu bài: Câu 1: (1 HS đọc) - HS đọc thầm đoạn 1. - Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống thế nào ? -…sống nghèo khổ nhưng rất thương yêu nhau… Câu 2: (1 HS đọc) - Cô tiên cho hạt đào vào nói gì ? - Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, 2 anh em sẽ được sung sướng giàu sang. Câu 3: (1 HS đọc) - HS đọc thầm đoạn 3 - Sau khi bà mất, 2 anh em sống ra sao? - Hai anh em trở lên giàu có. Câu 4: (1 HS đọc) - Lớp đọc thầm đoạn 3. - Thái độ của 2 anh em như thế nào sau khi trở nên giàu có ? - 2 anh em được giàu có nhưng 2 anh em không cảm thấy vui sướng mà càng buồn bã. - Vì sao 2 anh em đã trở nên giàu có mà không thấy vui sướng. - Vì 2 anh em nhớ bà… Câu 5: (1 HS đọc) - Lớp đọc thầm đoạn 4 - Câu chuyện kết thúc như thế nào ? - Cô Tiên hiện lên, 2 anh em khóc, cầu xin cho bà sống lại dù có phải trở lại cuộc sống như sưa…lâu dài… 2 cháu vào lòng. - Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện ? *Ghi bảng: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu. 4. Luyện đọc lại: - Đọc phân vai ( 4 HS) - 2, 3 nhóm. - Người dẫn chuyện, cô Tiên, hai anh em. c. Củng cố, dặn dò: - Qua câu chuyện này em hiểu điều gì ? - Tình bà cháu quy nhau hơn vàng bạc, quý hơn mọi của cải trên đời. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị cho tiết kể chuyện. Toán Tiết 51: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Học thuộc và nêu nhanh công thức của bảng trừ có nhớ (11 trừ đi 1 số) vận dụng khi tính nhẩm, thực hiện phép trừ (tính viết) và giải bài toán có lời văn. - Củng cố về tìm số hạng chưa biết, về bảng cộng có nhớ. II. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng 71 - 38 61 - 25 - Nhận xét chữa bài. B. Bài mới: Bài 1: Tính nhẩm - HS làm SGK 11 – 2 = 9 11 – 6 = 5 - HS tự nhẩm ghi kết quả - Nhận xét chữa bài 11 – 3 = 8 11 – 7 = 4 11 – 4 = 7 11 – 8 = 3 11 – 5 = 6 11 – 9 = 2 Bài 2: Đặt tính rồi tính - HS làm bảng con a) 41 51 81 25 35 48 16 16 33 b) 71 38 29 9 47 6 62 85 35 - Cho HS nêu lại cách đặt tính và tính. - 2, 3 HS nêu Bài 3: Tìm x - HS làm vở - 3 HS lên chữa bài *Củng cố số hạng trong 1 tổng. a) x + 18 = 61 x = 81 – 18 x = 43 b) 23 + x = 71 x = 71 – 23 x = 48 c) x + 44 = 81 x = 81 – 44 x = 37 Bài 4: - Nêu kế hoạch giải Tóm tắt: - 1 em tóm tắt - Có : 51kg táo - 1 em giải - Bán : 26kg táo - Còn :…kg táo Bài giải: Số táo còn lại là: 51 – 26 = 25 (kg) - Nhận xét chữa bài. Đáp số: 25 kg táo Bài 5: - 3 HS lên bảng chữa 9 + 6 = 15 16 – 10 = 6 11 – 6 = 5 10 – 5 = 5 11 – 2 = 9 9 + 6 = 14 11 – 8 = 3 8 + 8 = 16 7 + 5 = 12 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Đạo đức Tiết 11: Ôn tập thực hành: Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2005 Thể dục Tiết 21: Bài 21: ĐI ĐềU – TRò CHƠI: Bỏ KHĂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Ôn đi đều. - Ôn trò chơi bỏ khăn. 2. Kỹ năng: - Thực hiện động tác tương đối chính xác đều và đẹp. - Tham gia trò chơi tương đối tốt. 3. Thái độ: - Tự giác tích cực học môn thể dục. II. địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 2 khăn III. Nội dung phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. phần Mở đầu: 6-7' ĐHTT: X X X X X X X X X X X X X X X D 1. Nhận lớp: - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số, giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 2. Khởi động: Xoay các khớp cổ chân, tay đầu gối, hông… - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc. X X X X D X X X X - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Ôn bài thể dục đã học. - Trò chơi: Có chúng em. B. Phần cơ bản: - Đi đều - Đi theo 2-4 hàng dọc - Khẩu lệnh: Đi đều…bước Đứng lại…đứng 4 – 5' Lần 1: GV điều khiển các lần sau cán sự điều khiển. - Trò chơi: "Bỏ khăn" 8 - 11' - GV nêu tên, giới thiệu trò chơi và làm mẫu. - Nhận xét HS chơi. d. củng cố – dặn dò: - Cúi người thả lỏng 4-5 lần - Nhảy thả lỏng. - Hệ thống bài - Giáo viên nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà. 2' Kể chuyện Tiết 11: Bà cháu I. Mục tiêu – yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào trí nhớ tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện. Kể tự nhiên bước đầu biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ III. hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà - 2 HS kể - Nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn kể 2.1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh - 1 HS đọc yêu cầu * Kể mẫu đoạn 1 theo tranh - 1 HS kể - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Trong tranh có những nhân vật nào ? - HS quan sát tranh Ba bà cháu và cô Tiên. Cô Tiên đưa cho cậu bé quả đào. - Ba bà cháu sống với nhau như thế nào ? - Ba bà cháu sống vất vả rau cháo nuôi nhau, nhưng rất yêu thương nhau. - Cô Tiên nói gì ? - Khi bà mất gieo hạt đào này lên mộ các cháu sẽ giàu sang. *Kể chuyện trong nhóm. - HS quan sát từng trnh tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện. - GV quan sát các nhóm kể. *Kể chuyện trước lớp - Các nhóm cử đại diện kể trước lớp. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất. - 4 HS kể nối tiếp mỗi HS kể 1 đoạn. - Sau mỗi lần kể nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện. - Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện. - 1, 2 HS kể - GV nhận xét. C. Củng cố – dặn dò: - Kể chuyện ta phải chú ý điều gì ? - Kế bằng lời của mình, khi chú ý thay đổi nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. - Nhận xét tiết học. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chính tả: (Tập chép) Tiết 21: Bà cháu I. Mục đích yêu cầu: - Chép lại chính xác đoạn: Hai anh em cùng nói…ôm 2 đứa trẻ vào lòng trong bài bà cháu. - Phân biệt được g/gh; s/x; ươm/ương. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép đoạn văn cần viết - Bảng gài ở bài tập 2 - Bảng phụ chép nội dung bài tập 4. III. hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi đọc cho HS viết bảng con - HS viết bảng con Con kiến, nước non B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn tập chép: 2.1. Hướng dẫn chuyện bị - GV đọc đoạn chép - 2 HS đọc đoạn chép - Đoạn văn ở phần nào của câu chuyện ? - Phần cuối. - Câu chuyện kết thúc ra sao ? - Bà móm mém hiền từ sống lại, còn nhà cửa, lâu đài, ruộng, vườn biến mất. - Tìm lời nói của 2 anh em trong đoạn ? - Chúng cháu chỉ cần bà sống lại. - Lời nói ấy được viết với dấu câu nào ? - Đặt trong ngoặc kép và sau dấu 2 chấm. *Viết từ khó. - GV đọc cho HS viết bảng con. - HS viết bảng con. Màu nhiệm, ruộng vườn - Chỉnh sửa lỗi cho HS 2.2. HS chép bài vào vở - GV đọc cho HS viết - HS viết bài - Đọc cho HS soát lỗi - HS tự soát lỗi ghi ra lề vở 2.3. Chấm chữa bài: - Chấm 5-7 bài nhận xét. 3. Hướng dần làm bài tập: Bài 2: - Tìm những tiếng có nghĩa điền vào các ô trống trong bảng sau: - 1 HS đọc yêu cầu, đọc 2 từ mẫu ghé, gò. - Dán bảng gài cho HS ghép từ - 3 HS lên bảng - Ghi, ghì, ghế, ghe, ghè, ghẹ, gừ, giờ, gỡ, gơ, ga, gà, gá, gã, gạ. - Nhận xét bài của HS Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc. Những chữ cái nào mà em chỉ viết gh mà không biết g ? - Chỉ viết g trước chữ cái a, â, ă, ô, ư, ư… - Ghi bảng g, a, ă, â, ô, ơ, u, ư Bài 4: a - Gọi HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc yêu cầu - 2 HS lên bảng - Cả lớp làm vào vở a. Nước sôi, ăm xôi, cây xoan, siêng năng. - Nhận xét – chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Học quy tắc chính tả g/hg Toán Tiết 52: 12 trừ đi một số 12 - 8 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 12-8 (nhớ các thao tác trên đồ dùng học tập và bước đầu học thuộc bảng trừ đó. - Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính. - Tính nhẩm tính viết và giải toán. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Cả lớp làm bảng con 41 71 38 25 9 47 16 62 85 - Nhận xét chữa bài B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học 2. Bài mới: 2.1. Phép trừ 12-8: Bước 1: Nêu vấn đề Có 12 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính ? - Nghe phân tích đề toán - Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào ? - Thực hiện phép trừ - Viết bảng 12-8 Bước 2: Tìm kết quả. - Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả. - HS thao tác trên que tính. - Yêu cầu HS nêu cách bớt. - Đầu tiên bớt 2 que tính. Sai đó tháo bỏ que tính và bớt đi 6 que tính nữa ( vì 2+6=8). Còn lại 4 que tính 12 trừ 8-4 - Vậy 12 trừ 8 bằng ? - 12 trừ 8 bằng 4 Bước 3: Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS lên bảng đặt tính rồi tính 12 8 4 - Nêu cách đặt tính và tính - Vài HS nêu 2. Lập bảng công thức: 12 trừ đi 1 số - Cho HS sử dụng que tính tìm kết quả - HS thao tác trên que tính tìm kết quả. Sau đó đọc kết quả 12 – 3 = 9 12 – 6 = 6 12 – 4 = 8 12 – 7 = 5 12 – 5 = 7 12 – 8 = 4 12 – 9 = 3 - GV xoá dần bảng công thức 12 trừ đi một số cho HS đọc thuộc. - HS học thuộc lòng công thứcs 3. Luyện tập: Bài 1: Tính nhẩm - Yêu cầu HS nhẩm và ghi kết quả - Nêu cách tính nhẩm a) 9 + 3 = 12 8 + 4 = 12 3 + 9 = 12 4 + 8 = 12 12 – 9 = 3 21 – 8 = 4 12 – 3 = 9 12 – 4 = 8 b) 12 – 2 – 7 = 3 12 – 9 = 3 12 – 2 – 5 = 5 12 – 2 – 6 = 4 12 – 7 = 5 12 – 8 = 4 Bài 2: Yêu cầu HS làm vào SGK 12 12 12 12 12 5 6 8 7 4 - Nhận xét 7 6 4 5 8 Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu - Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt: a. 12 và 7… - Biết số bài tập và số trừ. Muốn tìm tổng ta làm thế nào ? - Lấy số bị trừ trừ đi số trừ. - Cả lớp làm bảng con 12 12 12 7 3 9 5 9 3 - Nêu cách đặt tính rồi tính - Vài HS nêu Bài 4: Nêu kế hoạch giải - 1 HS đọc yêu cầu đề toán - Bài toán cho ta biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Muốn biết có bao nhiêu quyển vở bìa xanh ta phải làm thế nào ? - Có 12 quyển vở, có 6 quyển bìa đỏ. Hỏi có mấy quyển vở bìa xanh. - Thực hiện phép trừ - Yêu cầu HS tóm tắt và giải Tóm tắt: Xanh và đỏ: 12 quyển Đỏ : 6 quyển Xanh : … quyển Bài giải: Số quyển vở bìa xanh là: 12 – 6 = 6 (quyển) Đáp số: 6 quyển C. Củng cố – dặn dò: - Dặn dò: Về nhà học thuộc các công thức 12 trừ đi một số. - Nhận xét tiết học. Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2005 Thủ công Tiết 11: ôn tập chương I – kỹ thuật gấp hình I. Mục tiêu: - Ôn tập kiến thức, kỹ năng, qua các bài đã học ở chương I. - HS gấp được một trong những sản phẩm đã học ở các bài 1, 2, 3. II. chuẩn bị: GV: Các mẫu gấp của bài 1, 2, 3. III. các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài ôn: - Kể tên các bài đã học - Gấp tên lửa - Gấp máy bay phản lực - Gấp máy bay đuôi rời - Gấp thuyền phẳng đáy không mui - Gấp thuyền phẳng đáy có mui - Nêu lại quy trình các bước gấp của từng bài trên. 2. Thực hành: - Cho HS gấp lại các bài đã học - HS thực hành. - GV quan sát hướng dẫn một số em cong lúng túng. 3. Trình bày sản phẩm: - Các tổ trưng bày sản phẩm. 4. Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét về tinh thần, thái độ kết quả học tập của học sinh. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Chuẩn bị cho giờ học sau. Tập đọc Tiết 43: Cây xoài của ông em I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Nắm được ý nghĩa các từ mới: lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, hảy. - Nêu nội dung bài: Miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: Bà cháu - 2 HS đọc - Câu chuyện cho em biết điều gì ? - Tình cảm bà cháu quý hơn vàng, quý hơn mọi của cả trên đời. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: - Đưa bức tranh và quả xoài thật hỏi - Đây là quả gì ? - Xoài là một loại quả rất thơm ngon. Nhưng mỗi cây xoài lại có đặc điểm và ý nghĩa khác nhau. Chúng ta cùng học bài: Cây xoài của ông em. 2. Luyện đọc: 2.1. Đọc mẫu 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - GV uốn nắn tư thế đọc của HS. - Chú ý các từ: lẫm chẫm, xoài tượng, nếp hương. b. Đọc từng đoạn trước lớp - Bài chia làm mấy đoạn ? - 3 đoạn Đoạn 1: Từ đầu…bàn thờ ông Đoạn 2: Tiếp…quả loại to Đoạn 3: Còn lại - Các em chú ý ngắt giọng và nhấn giọng ở một số câu - GV hướng dẫn từng câu trên bảng phụ. - 1, 2 HS đọc trên bảng phụ. - Đoạn 1 có từ bé đi chậm từng bước còn gọi đi như thế nào ? - Lẫm chẫm - 1 HS đọc từ ngữ lẫm chẫm được giải nghĩa cuối bài. - Giảng từ: Đu đưa - Đưa qua đưa lại nhẹ nhàng + Đậm đà: - Quả lấy từ trên cây xuống gọi là gì? c. Đọc từng đoạn trong nhóm. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm. - Các nhóm thi đọc từng đoạn cả bài đồng thanh, cá nhân. - Nhận xét các nhóm đọc. e. Cả lớp đọc đồng thanh. 3. Tìm hiểu bài: Câu 1: - Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát. - HS đọc thầm đoạn 1 - Cuối đông hoa nở trắng cành. Đầu hè qua sai lúc lĩu, từng chùm quả to đu đưa theo gió. Câu 2: - HS đọc thầm đoạn 2 Quả xoài cát có mùi vị, màu sắc như thế nào ? - Có mùi thơm dịu dàng vị ngon đậm đà màu sắc vàng đẹp. Câu 3: - Tại sao mẹ chọn quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông ? - Để tưởng nhớ ông biết ơn ông trông cây cho con cháu có quả ăn. Câu 4: - Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quả ngon nhất ? - Vì xoài cát rất thơm ngon bạn đã ăn từ nhỏ, cây xoài lại gắn với kỉ niệm về ông đã mất. - Bài văn nói lên điều gì ? - Tình cảm thương nhớ của hai người con đối với người ông đã mất. 4. Luyện đọc lại: - HS thi đọc lại từng đoạn cả bài. C. Củng cố – dặn dò: - Qua bài văn em học tập được điều gì ? - Nhớ và biết ơn những người mang lại cho mình những điều tốt lành. - Nhận xét tiết học. Luyện từ và câu Tiết 11: Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà I. mục đích yêu cầu: - Mở rộng và hệ thống hoá liên quan đến đồ dùng và công việc trong nhà. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ bài tập 1. III. hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng của họ ngoại ? - 2 HS nêu - ông ngoại, bà ngoại, bác, cậu, dì… - Tìm những từ chỉ người trong gia đình của họ nội. - ông nội, bà nội, bác, chú, cô… B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu: 2. Hướng dãn làm bài: Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu - Tìm các đồ vật ẩn trong bức tranh và cho biết mỗi đồ vật dùng để làm gì? - GV treo tranh phóng to - HS quan sát. - Chia lớp thành các nhóm - HS thảo luận nhóm 2 - Gọi các nhóm trình bày ? - Đại diện các nhóm trình bày - Trong tranh có đồ vật nào ? - 1 bát hoa to đựng thức ăn. - 1 thìa để xúc thức ăn. - 1 chảo có tay cầm để dán - 1 cái cốc in hoa - 1 cái chén to để uống trà - 2 đĩa hoa đựng thức ăn. - 1 ghế tựa để ngồi. … - GV nhận xét bài cho HS. Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu và đọc bài thỏ thẻ. - Tìm những từ ngữ chỉ việc làm của bạn nhỏ trong bài: Thỏ thẻ - Những việc bạn nhỏ muốn làm giúp ông ? - Đun nước, rút dạ. - Việc bạn nhỏ nhờ ông giúp ? - Xách siêu nước, ôm dạ, dập lửa, thổi khói. - Bạn nhỏ trong bài thơ có nét ghì ngộ nghĩnh, đáng yêu ? (Lời nói của bạn rất ngộ nghĩnh, ý muốn giúp ông của bạn rất đáng yêu) C. Củng cố – dặn dò: - Tìm những từ chỉ đồ vật trong gia đình em. - Nhận xét tiết học. Toán Tiết 52: 32 – 8 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Vận dụng bảng từ đã học để thực hiện các phép trừ dạng 32 – 8 khi làm tính và giải toán. - Củng cố cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. II. đồ dùng dạy học: - 3 bó 1 chục que tính. III. các hoạt động dạy học: a. Kiểm tra bài cũ: - Đọc công thức 12 trừ đi một số - 3 HS đọc - GV nhận xét cho điểm. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Bước 1: Nêu vấn đề. Có 32 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính ? - Nghe tính đề toán. - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính chúng ta phải làm gì ? - Thực hiện phép trừ. - Viết 32 – 8 Bước 2: Tìm kết quả - Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả. - HS thao tác trên que tính tìm kết quả. - Còn bao nhiêu que tính ? - Còn lại 24 que tính. - Làm thế nào tìm được 24 que tính ? - Có 3 bó que tính và 2 que tính rời. Đầu tiên bớt 2 que tính rồi sau đó tháo 1 bó thành 10 que tính rời và bớt tiếp 6 que tính nữa. Còn lại 2 bó que tính và 4 que tính rời là 24 que tính. - Vậy 32 que tính bớt 8 que tính còn lại bao nhiêu ? - Còn 24 que tính. 32 8 24 - Nêu cách đặt tính và tính. - Vài HS nêu 2. Thực hành: Bài 1: Tính - 1 HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bảng con - Cả lớp làm bảng con - 1 HS lên bảng - Nhận xét - chữa bài. 52 82 22 62 9 4 3 7 49 78 19 55 Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Bài toán yêu cầu gì ? - Yêu cầu cả lớp làm nháp 72 42 62 7 6 8 65 36 54 - Nêu cách đặt tính và tính - Vài HS nêu Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài - 1 HS đọc - Bài toán cho biết gì ? - Có 22 nhãn vở cho đi 9 nhãn vở. - Bài toán hỏi gì ? - Hỏi còn lại bao nhiêu nhãn vở. - Muốn biết còn bao nhiêu nhãn vở ta phải làm thế nào ? - Thực hiện phép trừ - Yêu cầu HS tóm tắt và giải Tóm tắt: Có : 22 nhãn vở Cho đi : 9 nhãn vở Còn lại:… nhãn vở Bài giải: Số nhãn vở Hoà còn là: 22 – 9 = 13 (nhãn vở) Đáp số: 13 nhãn vở Bài 4: Tìm x - x là gì trong các phép tính ? - x là số hạng chưa biết trong các phép cộng. - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ? - Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. - Yêu cầu HS làm bài vào vở a) x + 7 = 42 x = 42 – 7 x = 35 - Nhận xét, chữa bài b) 5 + x = 62 x = 62 – 5 x = 57 C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. Tự nhiên xã hội Tiết 11: Gia đình I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình. - Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình. - Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình. II. Đồ dùng: - Hình vẽ SGK III. các Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Khởi động: - Cả lớp hát bài: "Ba ngọn nến" *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ - HS thảo luận nhóm 2 - Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK. - HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK - Gia đình Mai có những ai ? - Ông bà, bố mẹ, em trai của Mai - Ông bạn Mai đang làm gì ? - Ai đang đi đón bé ở trường mầm non ? - Mẹ đi đón em bé. - Bố của Mai đang làm gì ? - Dang sửa quạt. *Hoạt động 2: Thi đua giữa các nhóm Bước 1: Yêu cầu các nhóm nói về công việc của từng người trong gia đình lúc nghỉ ngơi. - Các nhóm thực hiện. Bước 2: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày - Đại diện các nhóm trình bày vào lúc nghỉ ngơi ông em thường đọc báo, bà em và mẹ em xem ti vi, bố em đọc tạp chí, em và em cùng chơi với nhau. - Vào những ngày nghỉ dịp tết em thường được bố mẹ cho đi đâu ? - Được đi chơi ở công viên ở siêu thị… - Mỗi người đều có một gia đình tham gia công việc gia đình là bổn phận và trách nhiệm của từng người. c. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. Thứ năm, ngày tháng 11 năm 2005 Thể dục: Tiết 22: Bài 22: ôn đi đều – trò chơi: bỏ khăn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tiếp tục ôn lại bài đi đều - Ôn trò chơi: "Bỏ khăn" 2. Kỹ năng: - Thực hiện động tác tương đối chính xác đều và đẹp. 3. Thái độ: - Tự giác tích cực học môn thể dục. II. địa điểm: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 1khăn. III. Nội dung và phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu: 6-7' ĐHTT: X X X X X X X X X X X X X X X D 1. Nhận lớp: - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung tiết học. 2. Khởi động: - Xoay các khớp đầu gối, cơ chân, hông... - Đứng vỗ tay hát - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp. - Trò chơi: "Có chúng em" ĐHTT: X X X X X X X X X X X X X X X D b. Phần cơ bản: - Điểm số 1, 2 1, 2 và điểm số từ 1 đến hết đội hình hàng ngang. - Đi đều - Chuyển đội hình vòng tròn - Trò chơi: "Bỏ khăn" Lần 1: Điểm số 1-2 sau đó điểm số đến hết. Lần 2: Như trên - Cán sự điều khiển B. Phần kết thúc: 4-5' - Chạy vòng tròn - Hệ thống bài - Nhận xét – giao việc Tập viết Tiết 11: Chữ hoa: i I. Mục tiêu, yêu cầu: - Rèn kỹ năng viết chữ - Biết viết các chữ I hoa theo cỡ vừa và nhỏ - Viết đúng đẹp, sạch cụm ứng dụng: ích nước lợi nhà II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ cái viết hoa I - Bảng phụ viết câu ứng dụng. III. các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Viết bảng con chữ: H - Cả lớp viết bảng chữ: H - Nhắc lại cụm từ: Hai sương một nắng - 1 HS đọc - Cả lớp viết: Hai - Nhận xét tiết học. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yê u cầu. 2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét. - GV giới thiệu chữ mẫu - HS quan sát - Chữ I được cấu tạo mấy nét ? - Gồm 2 nét Nét 1: Kết hợp của 2 nét cơ bản – cong trái và lượn vào trong. - Nêu cách viết chữ I - Nét 1: Giống nét của của chữ H (Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang). - Nét 2: Từ điểm đặt bút của nét 1 đổi chiều bút viết nét móc ngược trái, phần cuối uốn vào trong. - GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. - HS viết bảng con 3. Viết cụm từ ứng dụng: - Giới thiệu cụm từ ứng dụng: - HS đọc cụm từ ứng dụng: ích nước lợi nhà. - Em hiểu nghĩa câu ứng dụng như thế nào ? - Đưa ra lời khuyên nên làm những việc tốt cho đất nước… - GV mẫu câu ứng dụng - Bảng phụ. - Hướng dẫn HS quan sát nhận xét: - HS quan sát nhận xét. - Những chữ nào có độ cao 2,5 li ? - I, h, l - Các chữ còn lại cao mấy li ? - Cao 1 li - Khoảng cách giữa các chữ cái ? - Bằng chữ 0 - HS viết bảng con chữ x vào bảng con - HS viết bảng con 4. HS viết vở tập viết: - HS viết, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu kém - 1 dòng chữ I cỡ vừa, 2 dòng chữ I cỡ nhỏ, - 1 dòng chữ "ích" cỡ vừa, 1 dòng chữ "ích" cỡ nhỏ, - 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ. 5. Chấm, chữa bài: - GV chấm một số bài nhận xét. 6. Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện viết. - Nhận xét chung tiết học. Tập đọc Tiết 44: đi chợ I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ: hớt hải, ba chân bốn cẳng - Hiểu được sự ngốc nghếch, buồn cười của cậu bé trong chuyên. II. hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: Cây xoài của ông em - 2 HS đọc - Qua câu chuyện cho em biết điều gì ? - 1 HS nêu B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: 2.1. GV đọc mẫu toàn bài - HS nghe. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ a. Đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài - GV uốn nắn tư thế đọc cho HS - Các từ HS đọc chưa đúng. b. Đọc từng đoạn trước lớp. - Đ1: từ đầu … 1 đồng mắm nhé Bài này có thể chia làm 3 đoạn - Đ2: tiếp …. mà chẳng được - Đ3: Còn lại - Chú ý nghỉ hơi sau các dấu câu. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu ừ Vội vã có vẻ lo sợ ừ Chạy rất nhanh rất vội ừ HS đọc t

File đính kèm:

  • docTuan11.doc