Giáo án bài tuần 14 lớp 1

 Tập đọc

Tiết 52+53: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng kể và giọng nhân vật (người cha, bốn người con).

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: chia sẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài tuần 14 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 14: Thứ hai, ngày 5 tháng 12 năm 2005 Chào cờ Tiết 13: Tập trung toàn trường Tập đọc Tiết 52+53: Câu chuyện bó đũa I. mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Biết đọc phân biệt giọng kể và giọng nhân vật (người cha, bốn người con). 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: chia sẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa bài đọc SGK. III. các hoạt động dạy học: Tiết 1 A. KIểm tra bài cũ. Đọc truyện: "Há miệng chờ sung" - 2 HS đọc - Câu chuyện phê phán điều gì ? - Phê phán thói lười biếng không chịu làm việc chỉ chờ ăn sẵn. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc. 2.1. GV đọc mẫu toàn bài. - HS nghe. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu: - GV uốn nắn tư thế đọc cho HS - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. b. Đọc từng đoạn trước lớp - Bài chia làm mấy đoạn ? - 3 đoạn, mỗi đoạn đã đánh số. - Các em chú ý đọc ngắt giọng, nghỉ hơi một số câu sau. - GV đưa bảng phụ hướng dẫn HS đọc từng câu. - 1, 2 HS đọc từng câu trên bảng phụ - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. *Giải nghĩa một số từ đã được chú giải cuối bài. c. Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo nhóm 3 - GV theo dõi các nhóm đọc d. Thi đọc giữa các nhóm - Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài. Tiết 2: 3. Tìm hiểu bài: Câu 1: - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Câu chuyện này có những nhân vật nào ? - Có 5 nhân vật (Ông cụ và 4 người con). - Thấy các em không yêu thương nhau ông cụ làm gì ? - Ông cụ rất buồn phiền bèn tìm cách dạy bảo con. Câu 2: - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy bó đũa ? - Vì không thể bẻ được cả bó đũa. Câu 3: - Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào ? - Người cha cởi bó đũa ra thong thả bẻ gãy từng chiếc. Câu 4: - Một số chiếc đũa được ngầm so sánh với gì ? - Với từng người con. Câu 5: - Người cha muốn khuyên các con điều gì ? - Anh em phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. - Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. 4. Luyện đọc lại: - Trong bài có những nhân vật nào ? - Người kể chuyện, ông cụ, bốn người con. - Các nhóm đọc theo vai. 5. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS đặt tên khác thể hiện ý nghĩa truyện ? - Đoàn kết là sức mạnh. Sức mạnh đoàn kết. Anh chị em phải thương yêu nhau. - Dặn dò: Về nhà xem trước yêu cầu của tiết kể chuyện. Toán Tiết 66: 55 - 8, 56 - 7, 37 - 8, 68 - 9 i. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết thực hiện các phép trừ có nhớ dạng số bị trừ có hai chữ số, số trừ số có một chữ số. - Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng. - Củng cố cách vẽ hình theo mẫu. iii. Các hoạt động dạy học: a. Kiểm tra bài cũ: - Cả lớp làm bảng con - Đặt tính rồi tính - Nhận xét chữa bài. 15 16 17 8 7 9 7 9 8 b. Bài mới: a. Phép trừ 55 - 8 - Nêu bài toán: Có 55 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính ? - Nghe phân tích đề toán. - Muốn biết còn bao nhiều que tính ta làm như thế nào ? - Thực hiện phép tính trừ 55-8 - Yêu cầu cả lớp làm vào bảng con 55 8 47 - Nêu cách đặt tính. - Viết 55 rồi viết 8 dưới số bị trừ sao cho thẳng hàng thẳng cột với nhau. Viết dấu trừ, kẻ vạch ngang. - Nêu cách thực hiện - Thực hiện từ phải sang trái 5 không trừ được 8 lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1, 5 trừ 1 bằng 4, viết 4. b. Phép tính 56 - 7, 37 - 8, 68 – 9 tiến hành tương tự 55 - 8. 2. Thực hành: Bài 1: a - Yêu cầu HS làm bảng con - Gọi HS lên bảng a) 45 75 95 65 15 9 6 7 8 9 34 69 88 57 6 b) 66 96 36 56 7 6 8 9 59 87 28 47 - Củng cố cách đặt tính và cách tính. c) 87 77 48 58 9 8 9 9 78 69 39 49 Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm vào vở. a) x + 7 = 27 x = 27 – 7 x = 20 b) 7 + x = 35 x = 35 – 7 x = 28 c) x + 8 = 46 x = 46 – 8 x = 38 - Muốn tìm số hạng chưa biét ta làm thế nào ? - Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát và cho biết mẫu gồm những hình gì ghép lại với nhau ? - HS quan sát mẫu. - Mẫu hình tham giác và hình chữ nhật ghép lại. - Yêu cầu HS nối các điểm để được hình theo mẫu. - HS thực hiện nối. C. Củng cố – dặn dò: - Khi đặt tính ta cần chú ý điều gì ? - Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục… - Cách thực hiện như thế nào ? - Thực hiện từ phải sang trái. - Nhận xét tiết học. Đạo đức Tiết 14: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (t1) I. Mục tiêu:- 1. Kiến thức: - Biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trong lớp sạch đẹp. - Lý do vì sao cần giữ trường lớp sạch đẹp. 2. Kỹ năng: - Biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 3. Thái độ: - Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. II. Tài liệu và phương tiện: - Các bài hát: Em yêu trường em, bài ca đi học, đi học. - Phiếu giao việc hoạt động 3 (tiết 1). III. hoạt động dạy học: Tiết 1: A. Kiểm tra bãi cũ: - Nêu các việc em đã thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn bè. - HS trả lời b. Bài mới: *Hoạt động 1: Tác phẩm: Bạn Hùng thật đáng khen. - HS đóng tiểu phẩn - Nhân vật: Bạn Hùng, cô giáo, Mai, một số bạn trong lớp, người dẫn chuyện. - Bạn Hùng đã làm gì ? trong buổi sinh nhật của mình ? *Kết luận: Vứt giấy rác vào đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp. *Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ. - Em có đồng ý với việc làm của bạn trong tranh không ? Vì sao ? - HS quan sát tranh (TL nhóm 6). - Nếu bạn là bạn trong tranh em sẽ làm gì ? - HS trả lời - Các em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp ? - Trong những việc đó, việc gì em đã làm được, việc gì em chưa làm được? Vì sao ? - HS liên hệ và nêu *Kết luận: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hàng ngày, không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế, không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - GV phát biếu hướng dẫn HS làm việc theo phiếu. - HS làm phiếu bài tập nhóm . - Đánh dấu (x) vào ô ð trước các ý kiến mà em đồng ý. - Gọi một số trình bày ý kiến của mình. *Kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS điều đó thể hiện lòng yêu trường lớp và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành. C. Củng cố - dặn dò: - HS liên hệ thực tế - Nhận xét đánh giá giờ học Thứ ba, ngày 6 tháng 12 năm 2005 Thể dục Tiết 27: Bài 27: Trò chơi: vòng tròn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Học trò chơi: Vòng tròn 2. Kỹ năng: - Biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu. 3. Thái độ: - Tự giác tích cực học môn thể dục. II. địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 3 vòng. III. Nội dung - phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. phần Mở đầu: 1. Nhận lớp: - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số. - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 6' ĐHTT: X X X X X X X X X X X X X X X D 2. Khởi động: - Xoay các khớp cổ chân, tay đầu gối, hông… - Giậm chân tại chỗ X X X X X X X X X X D X X X X X - Cán sự điều khiển - Đi dắt tay nhau chuyển thành đội hình vòng tròn. - Ôn bài thể dục phát triển chung. - Cán sự điều khiển B. Phần cơ bản: 24' - Học trò chơi: Vòng tròn - Chuyển đội hình vòng tròn. - Tập nhún chân - Tập đi nhún chân - Đi đều và hát. - Cúi người thả lỏng - Nhảy thả lỏng. - Trò chơi do GV chọn C. củng cố – dặn dò: 5' - Nhận xét tiết học. - Giao bài về nhà. Kể chuyện Tiết 14: Câu chuyện bó đũa I. Mục tiêu – yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào trí nhớ, 5 tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng tự nhiên biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt, biết thay đổi lời kể với điệu bộ nét mặt phù hợp với nội dung câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - 5 tranh minh hoạ nội dung truyện. iII. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện: "Bông hoa niềm vui" - 2 HS kể. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn kể chuyện: a. Kể từng đoạn theo tranh. - Không phải mỗi tranh minh hoạ 1 đoạn truyện. *VD: Đoạn 2 được minh họa bằng tranh 2, 3. - Yêu cầu cả lớp quan sát tranh 5 tranh. - HS quan sát tranh. - 1 HS khá nói vắn tắt nội dung từng tranh. - Yêu cầu HS kể mẫu theo tranh. - 1 HS kể mẫu theo tranh 1 - Kể chuyện trong nhóm - HS quan sát từng tranh nối tiếp nhau kể từng đoạn trong nhóm. - Kể trước lớp - Đại diện các nhóm thi kể b. Phân vai dựng lại câu chuyện. - Yêu cầu các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, ông cụ, bốn người con). - HS thực hiện nhóm 6. - Yêu cầu các nhóm thi dựng lại câu chuyện. - Các nhóm thi dựng lại câu chuyện. - Sau mỗi lần một nhóm đóng vai cả lớp nhận xét về các mặt: Nội dung cách diễn đạt, cách thể hiện. C. Củng cố – dặn dò: - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? - Yêu thương, sống hoà thuận, với anh, chị em. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chính tả: (Nghe viết) Tiết 27: Câu chuyện bó đũa I. Mục đích - yêu cầu: 1. Nghe viết chính xác trình bày đúng một đoạn trong bài: Câu chuyện bó đũa 2. Luyện tập viết đúng một số tiếng có âm vần dễ lẫ l/n, i/iê, ăt/ăc. II. Đồ dùng dạy học: - Viết nội dung bài tập 2 a, b hoặc c - Viết nội dung bài tập 3 a, b hoặc c III. hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 1 HS giỏi tìm và đọc cho 2 bạn viết bảng lớp. - Cả lớp viết bảng con: ra, da, gia đình… - Nhận xét, chữa bài B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn tập chép: 2.1. Hướng dẫn chuẩn bị: - GV đọc toàn bài chính tả. - HS nghe - 2 HS đọc lại bài. - Tìm lời người cha trong bài chính tả. - Đúng….như thế là các con đều thấy rằng…sức mạnh. - Lời người cha được ghi sau những dấu gì ? - Ghi sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang đầu dòng. +Viết tiếng khó. - Cả lớp viết bảng con. thương yêu, sức mạnh…. 3. Hướng dần làm bài tập: - Chấm 5, 7 bài nhận xét Bài 2: (Lựa chọn) - 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài vào sách. a) + l/n: lên bảng, nên người, ăn no, lo lắng b) + i/iê: mải miết, chim sẻ, điểm mười - Nhận xét Bài 3: (Lựa chọn) - Yêu cầu tương tự bài 2 - 1 HS đọc yêu cầu - Các tiếng có chứa âm đầu l hay n ? - Chỉ người sinh ra bố ? - Ông bà nội - Trái nghĩa với nóng ? - Lạnh - Cùng nghĩa với không quen ? - Lạ b) Chứa tiếng có vần in hay vần iên. - Trái nghĩa với dữ ? - Hiền - Chỉ người tốt có phép lạ trong chuyện cổ tích ? - Tiên - Có nghĩa là quả đến độ được ăn ? - Chín C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà tìm thêm những từ có âm đầu l/n Toán Tiết 67: 65 - 38, 46 - 17, 57 - 28, 78 - 29 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết thực hiện các phép trừ có nhớ trong số bị trừ có hai chữ số, số trừ có hai chữ số. - Biết thực hiện các phép trừ liên tiếp (tính giá trị biểu thức số) và giải toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Cả lớp làm bảng con - Đặt tính rồi tính 87 77 75 9 8 6 78 69 69 - Nhận xét chữa bài B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu phép trừ: 65 – 38 - GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ. - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính. - Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện - 1 HS nêu 65 38 27 - Nêu lại cách đặt tính và tính - Viết 65 rồi viết 38 sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục, viết dấu, kẻ vạch ngang. - Thực hiện từ phải qua trái… 5 không trừ được 8 lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1, 3 thêm 1 là 4, 6 trừ 4 bằng 2, viết 2. 2.2. Các phép tính: 46 - 17; 57 - 28; 78 – 29. - Yêu cầu HS làm vào bảng con - Cả lớp làm bảng con. 46 57 78 17 28 29 29 29 49 - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng phép tính - Vài HS nêu. 3. Thực hành: Bài 1: a) Tính - 1 đọc yêu cầu - Cả lớp làm bảng con. - Gọi 2 em lên bảng làm 85 55 95 75 45 27 18 46 39 37 58 37 49 36 8 - Yêu cầu cả lớp làm phần b, c vào sách 96 86 66 76 56 48 27 19 28 39 48 59 47 48 17 - Nhận xét, chữa bài Bài 2: Số - 1 đọc yêu cầu - Yêu cầu HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng sách + 86 trừ 8 bằng 80, viết 80 vào ô trống, lấy 80 trừ 10 bằng 70, viết 70 vào ô trống. - Nhận xét Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu - Bài toán thuộc dạng toán gì ? - Bài toán thuộc dang toán về ít hơn. - Vì sao em biết ? - Vì "kém hơn nghĩa là "ít hơn". - Yêu cầu HS tóm tắt và giải Tóm tắt: Bà : 65 tuổi Mẹ kém bà: 27 tuổi Mẹ : … tuổi ? Bài giải: Tuổi của mẹ là: 65 – 27 = 38 (tuổi) Đáp số: 38 tuổi C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2005 Thủ công Tiết 14: Gấp, cắt, dán hình tròn (T2) I. Mục tiêu: - Học sinh biết, gấp, cắt, dán hình tròn. - Gấp, cắt, dán được hình tròn. - Có hứng thú với giờ học thủ công. II. chuẩn bị: - Mẫu hình tròn - Giấy màu, kéo, hồ dán. II. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét: - GV giới thiệu hình mẫu được dán trên nền một hình vuông. - Hướng dẫn quy trình mẫu - Bài tiếp Gấp cắt dán hình tròn: - HS chú ý quan sát. - Nhắc lại quy trình các bước gấp cắt dán hình tròn. - Bước 1: Gấp hình - Bước 2: Cắt hình tròn - Bước 3: Dán hình tròn. 3. Thực hành: - GV chia nhóm tổ chức cho HS thực hành ? - HS thực hành theo nhóm 4. - GV quan sát các nhóm thực hành. - Hướng dẫn HS thực hành theo nhóm 4. - Cho HS trưng bày sản phẩm. C. Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét tinh thần học tập và sự chuẩn bị của học sinh. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau Tập đọc Tiết 54: Nhắn tin I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn hai mẩu nhắn tin. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ giọng đọc thân mật. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu nội dung các mẩu nhắn tin. Nắm được cách viết nhắn tin (ngắn gọn đủ ý). II. đồ dùng – dạy học: - Một số mẫu giấy nhỏ cho cả lớp viết nhắn tin. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: Câu chuyện bó đũa - 2 HS đọc - Câu chuyện khuyên ta điều gì ? - Anh em trong nhà phải thương yêu đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. - GV nhận xét ghi điểm: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: 2.1. GV đọc mẫu toàn bài: - HS nghe 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu - 1 HS đọc câu trên bảng phụ. - GV theo dõi uốn nắn cách đọc của HS. - Đọc từng mẩu tin nhắn trước lớp. - GV hướng dẫn đọc nhắn tin trong nhóm. b. Đọc từng mẫu nhắn tin trong nhóm - Nhóm 2. c. Thi đọc giữa các nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc. 3. Tìm hiểu bài: Câu 1: - Vì sao chị Nga và Hà phải nhắn tin bằng cách ấy ? - Lúc chị Nga đi chắc còn sớm, Linh đang ngủ ngon chị Nga không muốn đánh thức Linh. - Lúc Hà đến Linh không có nhà. Câu 3: - Chị Nga nhắn Linh những gì ? - Nơi để quà sáng, các việc cần làm ở nhà, giờ Nga về. Câu 4: - Hà nhắn Linh những gì ? - Hà mang đồ chơi cho Linh nhờ Linh mang sổ bài hát đi học cho Linh mượn. Câu 5: - Em phải viết nhắn tin cho ai ? - Cho chị - Vì sao phải nhắn tin ? - Nhà đi vắng cả, chị đi chợ chưa về, em đến giờ đi học, không đợi được chị, muốn nhắn chị: Cô Phúc mượn xe. Nếu không nhắn, có thể chị tưởng mất xe. - Nội dung nhắn tin là gì ? - HS viết bài vào vở - Yêu cầu HS viết nhắn tin vào vở - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài. Chị ơi ! Em phải đi học đây. Em cho cô Phú mượn xe đạp vì cô có việc gấp. Em Thanh C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Luyện từ và câu Tiết 13: Mở rộng vốn từ Từ ngữ về tình cảm gia đình I. mục đích yêu cầu: 1. Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình. 2. Rèn kỹ năng đặt câu theo mẫu Ai làm gì ? 3. Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm, dấu hỏi. II. Đồ dùng dạy học: - Kể bảng bài tập 2, bài tập 3. III. hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - Làm bài tập 1, bài tập 3 tiết LTVC tuần trước. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu: 2. Hướng dãn làm bài tập: Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu - Tìm 3 từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em. - Yêu cầu mỗi HS tìm 3 từ - Gọi 3 HS lên bảng - 3 HS lên bảng - Nhiều HS nối tiếp nhau nói kết quả: Nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc. Bài 2: (Miệng) - 1 HS đọc yêu cầu, đọc cả câu mẫu - Sắp xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu. - 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu 3 HS lên bảng - HS làm bài theo nhóm 4. Ai Làm gì ? Anh Chi Em Chị Chị khuyên bảo em. chăm sóc em. chăm sóc chị. em trông nom nhau. em giúp đỡ nhau. - GV nhận xét bài cho HS. Bài 3: (Viết) - GV nêu yêu cầu Chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống. - Cả lớp làm vào vở sau đó đọc bài của mình. - Ô trống thứ nhất điền dấu chấm - Ô trống 2 điền dấu chấm hỏi C. Củng cố – dặn dò: - Ô trống 3 điền dấu chấm - Nhận xét tiết học. Toán Tiết 68: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về 15, 16, 17, 18 trừ đi một số và kỹ thuật thực hiện phép trừ có nhớ. - Củng cố về giải toán và thực hành xếp hình. II. Đồ dùng dạy học: - 4 hình tam giác vuông cân. II. các hoạt động dạy học: a. Kiểm tra bài cũ: - Đặt tính rồi tính - 2 HS lên bảng 96 86 64 48 27 8 - Nhận xét, chữa bài 48 59 56 b. Bài mới: Bài 1: Tính nhẩm - 1 HS yêu cầu - Yêu cầu học sinh tính và ghi kết quả vào sách. - Nhận xét, chữa bài. - HS làm bài sau đó lần lượt đọc kết quả từng phép tính. 15 – 6 = 9 14 – 8 = 6 16 – 7 = 9 15 – 7 = 8 17 – 8 = 9 16 – 9 = 7 18 – 9 = 9 13 – 6 = 7 Bài 2: Tính nhẩm - Yêu cầu HS nêu cách nhẩm. - 1 HS đọc yêu cầu - Thực hiện từ trái sang phải 15 trừ 5 bằng 10, 10 trừ tiếp 1 bằng 9 - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào sách. - HS làm bài sau đó đổi chéo vở kiểm tra. - Nhận xét, chữa bài 15 – 5 – 1 = 9 16 – 6 – 3 = 7 16 – 6 = 9 16 – 9 = 7 17 – 7 – 2 = 8 17 – 9 = 8 Bài 3: - 1 HS đọc đề toán - Yêu cầu cả lớp làm bảng con 35 72 81 50 - Gọi 1 HS lên bảng làm 7 36 9 17 28 36 72 33 - Nêu cách thực hiện - Vài HS nêu Bài 4: 50l 18l ? Tóm tắt: - GV hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán. Mẹ vắt: Chị vắt: Bài giải: Chị vắt được số lít sữa là: 50 – 18 = 32 (lít) Đáp số: 32 lít Bài 5: Trò chơi: Thi xếp hình - GV tổ chức thi giữa các tổ các. tổ nào xếp nhanh đúng là tổ đó thắng cuộc. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. Tự nhiên xã hội Tiết 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc. - Phát hiện được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống. - ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người. - Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc. II. Đồ dùng – dạy học: - Một vài vỏ hộp hoá chất thuốc tây. III. các Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Giữ vệ sinh môi trường xung quanh ở nhà có lợi gì ? - HS trả lời. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Khởi động: Trò chơi "Bắt muỗi" *Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ và thảo luận: Những thứ có thể gây ngộ độc. Bước 1: Động não - Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống - Mỗi HS nêu 1 thứ (ghi bảng) Bước 2: Hoạt động nhóm. - Quan sát hình 1, 2, 3. H1: Nếu bạn trong hình ăn bắp ngô thì điều gì sẽ xảy ra ? Tại sao ? - Sẽ bị ngộ độc vì bắp ngô bị ôi thiu. H2: Trên bàn đang có những thứ gì? - lọ thuốc - Nếu em lấy được lọ thuốc và ăn phải những viên thuốc vì tưởng là kẹo thì điều gì sẽ xảy ra. - Bị ngộ độc vì rm bé tưởng là kẹo, n\ - Nơi góc nhà đang để các thứ gì ? - Dầu hoả, thuốc trừ sâu… do chai không có nhãn hoặc để lẫn với những thức ăn uống hàng ngày. - Nếu để lẫn lộn dầu hoả thuốc trừ sâu hay phân đạm với nước mắm, dầu ăn… - Những người trong gia đình sẽ bị nhầm…. Kết luận: Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là: Thuốc trừ sâu, dầu hoả, thuốc tây, thức ăn ôi thiu thức ăn có ruồi đậu vào… *Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận. - Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc. Bước 1: - HS quan sát H4, 5, 6 - Chỉ và nói mọi người đang làm gì? - Cậu bé đang vứt những bắp ngô bị ôi thịu - Nêu tác dụng của việc làm đó ? - Để không ai trong nhà nhằm bị ngộ độc nữa. - Bước 2: Cả lớp - Sắp xếp gọn gàng…gia đình - Thức ăn không nên để… - Xem xét trong nhà…ở đâu. - Không nên…. - Các loại…nhầm lẫn. *Hoạt động 3: Đóng vai Bước 1: Làm việc theo nhóm - Các nhóm đưa tình huống. - Nhóm 1 và 2: Tập cách ứng xử khi bản thân bị ngộ độc. - Nhóm 3 và 4: Sẽ tập cách ứng xử khi 1 người thân trong gia đình bị ngộ độc. - Các nhóm đưa ra tình huống và phân vai, tập đóng vai trong nhóm. Bước 2: Các nhóm lên đong vai - Nhận xét *Kết luận: Khi bị ngộ độc cần báo ngay cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thứ gì ? c. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. Thứ năm, ngày 8 tháng 12 năm 2005 Thể dục: Tiết 28: Bài 28: trò chơi: vòng tròn - đi đều I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tiếp tục học trò chơi vòng tròn. - Ôn đi đều. 2. Kỹ năng: - Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi theo vần điệu ở mức ban đầu. - Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác, đều và đẹp. 3. Thái độ: - Tự giác tích cực học môn thể dục. II. địa điểm: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi Iii. Nội dung và phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu: 1. Nhận lớp: - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số. 6-7' ĐHTT: X X X X X X X X X X X X X X X D - GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài tập. 2. Khởi động: - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát chạy nhẹ nhàng 60-80m vòng tròn. X X X X X X X X X X X X X X X D b. Phần cơ bản: - Trò chơi: Vòng tròn - Cán sự điều khiển - Nêu tên chuyển từ 1 thành 2 vòng tròn và ngược lại. - Ôn vỗ tay nghiêng người múa, nhún chân. - Đứng quay mặt vào tâm đọc câu vỗ tay vòng tròn theo nhịp 1-8 vòng tròn – từ 1 vòng tròn, chúng ta cùng nhau, chuyển thành hai vòng tròn. - Đi đều 2 - 4 hàng dọc. C. Phần kết thúc: - Cúi người thả lỏng - Nhảy thả lỏng. 8-10L 6-10L - Nhận xét tiết học 1' Tập viết Tiết 14: Chữ hoa: M I. Mục tiêu, yêu cầu: Rèn kỹ năng viết chữ: + Biết viết chữ M hoa theo cỡ vừa và nhỏ. + Viết cụm từ ứng dụng: Miệng nói tay làm, viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ cái viết hoa M đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ: Miệng nói tay làm III. các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra viết tập viết ở nhà - HS viết bảng con: L - 1 HS nhắc lại câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách - Cả lớp viết bảng con: Lá - Nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa M: 2.1. Hướng dẫn HS quan sát chữ M: - Giới thiệu mẫu chữ - HS quan sát. - Chữ M có độ cao mấy li ? - Cao 5 li - Gồm mấy nét là những nét nào ? - Gồm 4 nét: Móc ngược trái thắng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải. - Nêu cách viết N1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc từ dưới lên, lượn sang phải. Đặt bút ở đường kẻ 6. N2: Từ điểm dừng bút N1, đổi chiều bút viết 1 nét thẳng đứng xuống đường kẻ 1. N3: Từ điểm dừng bút ở N3, đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải dừng bút trên dường kẻ 2. - GV vừa viết chữ M, vừa nhắc lại cách viết. 2.2. Hướng dẫn HS tập viết trên bảng con. - HS tập viết 2-3 lần 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: 3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - Đọc câu ứng dụng - 1 HS đọc: Miệng nói tay làm. - Em hiểu cụm từ ứng dụng nghĩa như thế nào ? - Nói đi đôi với làm 3.2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét. - Chữ nào cao 2,5 li ? - M, g, l - Những chữ cái nào cao 1,5 li ? - t - Chữ nào cao 1 li ? - Những chữ còn lại - Nêu khoảng cách giữa các chữ ? - Bằng khoảng cách viết một chữ O - Nêu cách nối nét giữa các chữ ? - Nét móc của M nối với nét hất của i 3. Hướng dẫn viết chữ: Miệng - HS tập viết chữ Miệng vào bảng con - GV nhận xét HS viết bảng con 4. HS viết vở tập viết vào vở: - HS viết vào vở - Viết 1 dòng chữ M cỡ vừa - Viết 2 dòng chữ M cỡ nhỏ - Viết 1 dòng

File đính kèm:

  • docTuan14.doc
Giáo án liên quan