Giáo án bài tuần 24 lớp 1

 Mĩ thuật

Tiết 24: VẼ THEO MẪU: VẼ CON VẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nhận biết được hình dáng đặc điểm một số con vật quen thuộc.

2. Kỹ năng:

- Vẽ được con vật theo ý thích

3. Thái độ:

- Yêu thích các con vật

II. CHUẨN BỊ:

- Ảnh một số con vật

- Tranh vẽ các con vật.

- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.

- Bút màu, vở vẽ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài tuần 24 lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 01 tháng 3 năm 2006 Mĩ thuật Tiết 24: Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nhận biết được hình dáng đặc điểm một số con vật quen thuộc. 2. Kỹ năng: - Vẽ được con vật theo ý thích 3. Thái độ: - Yêu thích các con vật II. Chuẩn bị: - ảnh một số con vật - Tranh vẽ các con vật. - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. - Bút màu, vở vẽ. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Bài mới: - Giới thiệu bài: *Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Kể một số con vật quen thuộc mà em biết ? - Con mèo, con chó… - Giới thiệu một số con vật trên tranh ảnh. - Mèo, chó, gà, thỏ… - Các bộ phận chính của con vật ? - Đầu, mình, chân… - Đặc điểm một số con vật ? - Con thỏ: Thân nhỏ, tai dài. - Con voi: Thân to, đầu có vòi. *Hoạt động 2: Cách vẽ con vật - GV giới thiệu hình minh hoạ - HS quan sát - Cách vẽ ? - Vẽ bộ phận lớn trước, bộ phận nhỏ sau. *Hoạt động 3: Thực hành - GV cho HS xem một số con vật - HS quan sát (con voi, con trâu) - HS thực hành vẽ - GV quan sát theo dõi HS vẽ *Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá Nhận xét đánh giá bài vẽ đẹp C. Củng cố – Dặn dò: - Dặn dò: Em nào chưa xong về nhà hoàn thành. Tập đọc Tiết 95: Gấu trắng là chúa tò mò I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. - Bước đầu biết chuyển giọng đọc cho phù hợp với nội dung bài. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu các từ ngữ: Bắc cực, thuỷ thủ, khiếp đảm - Hiểu nội dung bài: Gấu trắng Bắc cực là con gấu rất tò mò. Nhờ biết lợi dụng tính tò mò của gấu trắng mà mọt chàng thuỷ thủ đã thoát nạn . II. đồ dùng – dạy học: - Quả địa cầu - Tranh minh hoạ nội dung bài đọc. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: Quả tim khỉ - 1 HS đọc đoạn 1. - Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào? - Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn Khỉ mời Cá Sấu kết bạn từ đó ngày nào Khỉ cũng hái quả cho Cá Sấu ăn. - 1 HS đọc đoạn 2. - Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào ? - Cá Sấu chả vờ lừa Khỉ đến nhà chơi… quả tim của Khỉ dâng lên cho vua ăn. - Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn ? - Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp Cá Sấu, bảo Cá Sấu đưa trở lại bờ, lấy quả tim để ở nhà. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Treo bức tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì ? - Cảnh bờ biển một chú gấu đang xem cái mũ và phía xa một thuỷ thủ đang bỏ chạy bán sống bán chết. *Gấu trắng là con vật rất đặc biệt. Bài học hôm này sẽ giúp các em hiểu về loài gấu này. 2. Luyện đọc: 2.1. GV đọc mẫu toàn bài: - HS nghe 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc từng câu - GV theo dõi uốn nắn cách đọc. b. Đọc từng đoạn trước lớp. - GV hướng dẫn đọc ngắt giọng, nghỉ hơi một số câu trong SGK. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. - Giải nghĩa từ: - Bắc cực: Nơi tận cùng ở phía bắc trái đất, ở Bắc Cực quanh năm lạnh giá và là nơi sinh sống của gấu trắng. - Thuỷ thủ: Người làm việc trên tàu - Khiếp đảm: Quá sợ hãi c. Đọc từng đoạn trong nhóm. - GV theo dõi các nhóm đọc. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong nhóm d. Thi đọc giữa các nhóm - Đại diện các nhóm thi đọc 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câu 1: *Để biết được hình dáng của chú gấu như thế nào ? - 1 HS đọc đoạn 1 - Hình dáng của gấu trắng như thế nào ? - Gấu có bộ lông trắng toát, to khoẻ nhất, cao gần 3 nét, nặng 800kg. - GV: Cao gần 3 mét gần gấp đôi người bình thường. Nặng 800kg (gấp 16 lần người bình thường). Câu 2: *Để biết được tính nết của chú ra sao - 1 HS đọc đoạn 2. - Tính nết của gấu trắng có gì buồn cười ? - Gấu trắng rất tò mò thấy vật gì lạ cũng đánh hơi xem thử. *Giải nghĩa từ: Tò mò (thích tìm tòi, dò hỏi để biết bất cứ điều gì có khi không liên quan đến mình). Câu 3: *Để biết được chuyện gì đã xảy ra với chàng thuỷ thủ. - 1 HS đọc đoạn 3. - Người thuỷ thủ đã làm cách nào để khỏi bị gấu vồ ? - Bị gấu đuổi sực nhớ là con vật này có tính tò mò anh vừa chạy vừa vứt dần các vật có trên người: áo, mũ, gang tay… để gấu dừng lại tạo thời gian cho anh kịp thoát nạn. - Tìm những từ ngữ cho thấy anh thuỷ thủ rất sợ Gấu Trắng. - Khi về đến tàu anh vẫn còn sợ rét run cầm cập. *Giảng từ: run cầm cập (run mạnh nẩy người lên vì sợ hãi hoặc vì rét). - Hành động của người thuỷ thủ cho thấy anh là người thế nào ? - Anh rất thông minh xử trí nhanh khi gặp nạn. 4. Thi đọc lại bài: - 4 HS thi đọc toàn bài - GV theo dõi nhận xét, ghi điểm. C. Củng cố – dặn dò: - Truyện này kể điều gì ? - Gấu trắng Bắc Cực là con vật rất tò mò. Nhờ biết lợi dụng tính tò mò mà chàng thuỷ thủ đã thoát nạn. - Nhận xét tiết học Luyện từ và câu Tiết 24: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về loài thú Dấu chấm, dấu phẩy I. mục đích yêu cầu: 1. Mở rộng vốn từ về loài thú (tên, một số đặc điểm của chúng). 2. Luyện tập từ dấu chấm, dấu phẩy. II. hoạt động dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. III. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên thú giữ nguy hiểm. - Hổ, báo, chó sói… - Kể tên thú giữ không nguy hiểm. - Cáo, chồn, thỏ… - Nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: (Miệng) - 1 HS đọc yêu cầu - Cho HS chơi trò chơi. Chia lớp 6 nhóm, mỗi nhóm mang tên một vật nào HS cả nhóm đứng lên đồng thanh nói: VD: GV nói: "Nai" - HS nhóm đó đáp: hiền lành - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: (Miệng). - HS đọc yêu cầu. - Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây. - GV chia lớp thành 4 nhóm (thỏ, voi, hổ, sóc) - GV nói: hổ - HS nhóm hổ đồng thanh đáp cả cụm từ: Dữ như hổ - GV nói: Voi - HS nhóm voi đáp: Khoẻ như voi - Các ví dụ khác tương tự - Nhát như cáy, khoẻ như hùm. Bài 3: (Viết) - 1 HS đọc yêu cầu - GV nêu yêu cầu - HS làm vào vở - Chỉ ghi tiếng hoặc từ cuối câu vào dấu câu cần điền. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Toán Tiết 118: Một phần tư I. Mục tiêu: Giúp HS: - Giúp HS hiểu được nhận biết ,viết và đọc II. Đồ dùng dạy học: - Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn II. các hoạt động dạy học: a. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bảng chia 4 - 2 HS đọc - Nhận xét b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay, các em sẽ được làm quen với một số mới ,đó là số một phần tư - GV cho HS lấy tấm bìa hình vuông đã chia sẵn và nói : - Hình vuông được chia làm mấy phần bằng nhau ? - Hình vuông chia làm 4 phần bằng nhau. - Lấy đi một phần là đã lấy đi mấy phần của hình vuông. Đã lấy đi một phần bốn của hình vuông - GV đưa ra một tấm bìa hình vuông đã chia sẵn và nói: Tấm bìa này đã chia ra làm bốn phần bằng nhau mỗi một phần là một phần bốn của hình vuông . - Một phần bốn còn gọi là một phần mấy ? - Một phần bốn còn gọi là một phần tư. * GV ghi bảng: Chia hình thành bốn phần bằng nhau. Lấy một phần, được một phần tư hình vuông. - Trong toán học, để thể hiện một phần tư hình vuông, một phần tư hình tròn người ta dùng số. - "Một phần tư" viết là - Gọi HS đọc - Vài HS đọc - Gọi HS lên bảng viết - 1 HS lên bảng viết. - Cả lớp viết bảng con *GV cho HS lấy ví dụ minh hoạ. *VD: Có một cái bánh chia ra làm bốn phần bằng nhau và ăn đi một phần… 2. Thực hành: Bài 1: - HS đọc yêu cầu - GV gợi ý cho HS thi khoanh vào phần hình có . - Lớp làm vào SGK - 2 đội lên thi và trả lời. - Đã tô màu vào số ô vuông đã được tô màu. - Đã tô màu hình A, hình B, hình C. Bài 2: - HS đọc yêu cầu - Giáo viên gợi ý bài cho HS thi - 2 đội lên ghi và trả lời. - Hình có số ô vuông được tô màu: hình A, hình B, hình D. Bài 3: - HS đọc yêu cầu - Hình nào đã khoanh vào số con thỏ - Hình A khoanh vào số con thỏ C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Về nhà bài tập.

File đính kèm:

  • docH.DOC