Giáo án bộ Vật lý 6 cả năm

 Tiết 1 Bài 1 ĐO ĐỘ DÀI

 

I.MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

 - Kể tên một số dụng cụ đo độ dài.

 - Biết xác định GHĐ và ĐCNN của một số dụng cụ đo.

 Kỹ năng:

- Biết ước lượng một độ dài cần đo và cách tính các giá trị trung bình các kết quả đo.

- Biết sử dụng thước đo phù hợp vật cần đo.

Thái độ:

- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm.

HS: Mỗi nhóm: - 1thước kẻ có ĐCNN 1mm, thước dây, thước mét

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bộ Vật lý 6 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 cơ học Nguyễn Hồng Quang2009 Thứ 4 ngày 19 tháng 8 năm 2009 Tiết 1 Bài 1 Đo độ dài I.Mục tiêu: Kiến thức: - Kể tên một số dụng cụ đo độ dài. - Biết xác định GHĐ và ĐCNN của một số dụng cụ đo. Kỹ năng: - Biết ước lượng một độ dài cần đo và cách tính các giá trị trung bình các kết quả đo. - Biết sử dụng thước đo phù hợp vật cần đo. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác. II. Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm. HS: Mỗi nhóm: - 1thước kẻ có ĐCNN 1mm, thước dây, thước mét III. Hoạt động dạy học Hoạt động1: Đo độ dài GV: Cho đọc thông tin mở đầu. GV: Hãy nêu đơn vị đo độ dài là gì? GV: Đơn vị thường dùng là gì? GV: Đơn vị đo độ dài hợp pháp là gì? GV: Vì sao phải ước lượng độ dài? GV: Yêu cầu HS hoàn thành C2? 1, Ôn lại một số đơn vị đo đọ dài HS: Đọc thông tin HS: Một số đơn vị đo độ dài là km, hm, dam, m, dm, cm, mm HS: Đơn vị thường dùng: km, m, dm, cm, mm. HS: Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét (m) 2, Ước lượng độ dài HS: Ước lượng độ dài để chọn thước đo phù hơp. HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ đo và đo dộ dài GV:Yêu càu HS hoàn thành C4? GV: Thông báo GHĐ, ĐCNN cho HS ghi vở GV: Yêu cầu HS hoàn thành C5, C6 . GV: Cho đọc câu C6 (Trang9). Từ đó rút ra kết luận các bước đo một độ dài?. 1, Tìm hiểu dụng cụ đô độ dài HS: a) Thợ dùng thước mét, b) HS dùng thước kẻ. c) Người bán vải dùng thước dây. HS: Theo dõi ghi vở - GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước. - ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp. HS: Làm việc cá nhân hoàn thành 2. Các bước đo độ dài HS: - Bước1: Ước lượng độ dài cần đo. - Bước 2: Chọn có GHĐ và ĐCNN phù hợp - Bước 3: Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước - Bước 4: Đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật - Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. Hoạt động3: Thực hành đo độ dài GV: Hướng dẫn và cho HS đo độ dài bàn học và bề dày quyển sách Vật lý 6 theo các bước như SGK. GV: Nếu các lần đo kết quả không trùng nhau thì sao? HS: Tiến hành đo theo sự hướng dẫn của GV. Ghi kết quả vào bảng 1. HS: Nếu kết quả đo không trùng nhau tính giá trị trung bình. Hoạt động4: Vận dụng GV: Treo bảng 2.1; 2.2; 2.3 cho đọc các câu C7, C8, C9, HS: - H2.1:c) đúng, như thế mới đo đúng độ dài. - H2.2: c) đúng, như thế mới đọc đúng kết quả. - H2.3: l1 = 7cm; l2 = 7cm; l3 = 7cm Hoạt động 5: Củng cố - Nêu ghi nhớ. (Ghi vở ) - Các bước đo một độ dài là gì? - Đọc phần em chưa biết. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà - Học kỹ các câu C1…C10. - Bài tập: 2.9…2.13 SBT. - Mỗi em kẻ 1 bảng 3.1 vào tờ giấy Thứ 4 ngày 26 tháng 8 năm 2009 Tiết 2 Bài 3 Đo thể tích chất lỏng I.Mục tiêu: - Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng . - Biết cách xác định một thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo phù hợp. - Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ và trung thực. II. Chuẩn bị: GV: Một nhóm 2 bình chia độ, ca, bình đựng nước, khăn lau. HS: Kẻ sẵn bảng 3.1 SGK III. hoạt động dạy học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HS1: GHĐ và ĐCNN là gì? Vì sao phải ước lượng trước khi đo? Chữa bài 2.7; 2.8 sbt. HS2: Nêu các bước đo một độ dài? Chữa bài 2.8; 2.9 Hoạt động 2 : Đơn vị đô thể tích GV: Cho HS đọc thông tin đơn vị đo thể tích. GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành C1? HS: Theo dõi và nêu các đơn vị đo HS: Đơn vị đo thể tích thường là m3và (l) 1 l = 1dm3 ; 1ml = 1cm3 (1cc ). 1m3 = 1000dm3 = 1 000 000 cm3. 1m3 = 1 000l = 1 000 000 ml = 1 000 000 cc. Hoạt động 3: Đo thể tích chất lỏng GV: Cho HS đọc các câu C2; C3? GV: Gới thiệu dụng cụ đo thể tích chất lỏng trong phòng thí nghiệm GV: Nêu tên các dụng cụ đo thể tích? GV: Treo tranh vẽ to các hình: 3.3; 3.4; 3.5. yêu cầu HS hoàn thành C6; C7; C8? GV: Từ đó hãy nêu cách đo thể tích chất lỏng? 1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích. HS: Nghiên cứu và hoàn thành - Ca có GHĐ 1l và ĐCNN 1l. Ca có GHĐ 1/2 l và ĐCNN 1/2 l. Can có GHĐ 5l và ĐCNN 1l. HS: Theo dõi và tìm GHĐ và ĐCNN của các bình chia độ HS: Dụng cụ đo thể tích: bình chia độ, chai, ca… 2. Cách đo thể tích chất lỏng HS: ở hình 3.3 đặt bình theo hình b là đúng để đo thể tích chất lỏng ở hình 3.4 đặt mắt theo cách b là đúng để đo thể tích chất lỏng ở hình 3.5 thể tích tương ứng là:70 cm3, 50 cm3, 40 cm3 HS: Thả luận theo nhóm hoàn thành C9: a) Bước1: Ước lượng thể tích cần đo. b) Bước2: Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp c) Bước 3: Đặt bình chia độ thẳng đứng. d) Bước 4: Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình e) Bước 5: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng Hoạt động 4:Thực hành đo thể tích chất lỏng GV: Phát dụng cụ thí nghiệm, ca nước có thể tích khác nhau và hướng dẫn đo thể tích GV: Thu báo cáo, cho học sinh thu dọn dụng cụ và nhận xét kết quả, ý thức của từng nhóm HS: Hoạt động nhóm, nêu phương án tiến hánh thí nghiệm theo các bước và ghi kết quả vào mẫu báo cáo. Hoạt động 5: Củng cố - Nêu các bước đo thể tích chất lỏng? - Vì sao phải tuân theo các bước đó? - Nêu ghi nhớ?. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà - Học kỹ các câu C1…C9; - Bài tâp : 3.1, …3.7 SBT. - Đọc trước bài 4 Đo thể tích vật rắn không thấm nước Thứ 4 ngày 9 tháng 9 năm 2008 Tiết3 Bài 4 Đo thể tích vật rắn không thấm nước I. Mục tiêu: - Biết đo thể tích vật rắn không thấm nước. - Biết sử dụng dụng cụ đo chất lỏng để đo thể tích vật rắn bất kỳ không thấm nước. - Tuân thủ các nguyên tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được. - Hợp tác trong nhóm với mọi công việc. II. Chuẩn bi: GV: Mỗi nhóm : Bình chia độ, bình tràn, vật không thấm nước nhỏ hơn và lớn hơn bình chia độ. HS: Bình đựng nước, cốc nhỏ, dây buộc. Khăn lau, bảng ghi kết quả H4.1. III. hoạt động dạy học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HS1: Đơn vị đo thể tích là gì? Nêu các bước đo thể tích? HS2: Chữa bài tập 3.2; 3.5. Hoạt động 2: Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước GV Nếu hòn đá bỏ lọt bình thì đo thể tích của nó như thế nào ? GV Nếu hòn đá không bỏ lọt bình thì đo thể tích của nó như thế nào ? GV: Qua đó hãy rút ra kết luận về cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước? HS: Thảo luận theo nhóm hoàn thành C1: Cách đo : Đổ nước vào bình được V1 = 150cm3, thả vật chìm hết vào bình được V2 = 200cm3. Thể tích vật V = V2 – V1= 50cm3 Thảo luận theo nhóm hoàn thành C2: Cách đo : Đổ nước ngang với mép dưới của vòi tràn, hứng bình chứa, thả đá vào, nước tràn ra bình chứa. Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ là thể tích của hòn đá V = 80cm3 HS: Thảo luận theo nhóm hoàn thành C3 Hoạt động 3: Thực hành đo thể tích GV: Cho nêu lại các bước đo thể tích vật rắn. cụ là gì. Phát dụng cụ, theo dõi hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm HS: Nêu các bước đo thể tích vật rắn không thấm nước HS: Hoạt động nhóm, tiến hành thýi nghiệm theo các bước và ghi kết quả vào bảng 4.1 Hoạt động 4: Vận dụng GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành C4? HS: Không hoàn toàn chính xác nên phải lau thật khô bát. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Học kỹ bài từ câu C1 …. C4, tự làm một bình chia độ theo sự hướng dẫn (C5) - Bài tập: 4.1….4.6. (SBT) - Đọc trước Bài 5 Khối lượng . Đo khối lượng Thứ 2 ngày 15 tháng 9 năm 2009 Tiết 4 Bài 5 Khối lượng . Đo khối lượng I. Mục tiêu: - Biết được số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì. - Biết được khối lượng quả cân 1kg. - Biết sử dụng cân Rôbécvan. - Đo được khối lượng của vật bằng cân và chỉ ra được GHĐ, ĐCNN của cân. - Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực khi đọc kết quả. II. Chuẩn bị: GV: - Mỗi nhóm một cân Rôbécvan, - Tranh vẽ các loại cân. HS: Mỗi nhóm một cân đồng hồ III. hoạt động dạy học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HS1: Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia đô và bằng bình tràn? HS2: Chữa bài tập 4.3; 4.4. Hoạt động 2: Khối lượng. Đơn vị khối lượng GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành C1; C2. GV: Qua đó hoàn thành C3, C4, C5, C6? GV: Hãy nêu đơn vị khối lượng mà em biết? GV thông báo đơn vị khối lượng hợp pháp của Việt Nam, quả cân mẫu 1kg 1. Khối lượng HS: Thảo luận hoàn thành C1: 397g chỉ lượng sữa chứa trong hộp C2: 500g là chỉ lượng bột giặt OMO trong hộp. HS: Chọn số, từ thích hợp trong khung để điền vào dấu … C3: 500 g là khối lượng của bột giặt chứa trong túi C4: 397 g là khối lượng của sữa chứa trong hộp C5: Mọi vật đều có khối lượng C6: Khối lượng củatmột vật chỉ lượng chất chứa trong vật 2. Đơn vị khối lượng HS: Hoạt động cá nhân đưa ra đơn vị khối lượng: tấn, tạ, yến, ki lô gam, héctôgam, gam HS: Theo dõi Hoạt động 3: Đo khối lượng GV: Dụng cụ đo khối lượng là gì? GV: Trong phòng thí nghiệm người ta dùng cân Rôbécvan GV: Hướng dẫn học sinh dùng cân Rôbéc van để cân một vật GV: Qua đó rút ra cách dùng cân Rôbéc van để cân một vật? GV: Cho các nhóm dùng cân Rôbécvan cân một vật GV: Giới thiệu các lọi cân khác HS: Để đo khối lượng người ta dùng cân HS: Theo dõi tìm hiểu cân Rôbécvan bằng cách hoàn thành C7: Các bộ phận chính: Đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân GHĐ là tổng khối lượng các quả cân có trong hộp. ĐCNN là khối lượng quả cân nhỏ nhất có trong hộp. HS: Tiến hành cân theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên HS: Thảo luận theo nhóm hoàn thành C9: C9: Thoạt tiên phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, dòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giửa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật đem cân HS: Thực hành theo nhóm HS: Quan sát qua hình: 5.3, 5.4, 5.5, 5.6 SGK Hoạt động 4: Vận dụng GV: Yêu cầu học sinh dùng cân đồng hồ để cân một vật HS: Dùng cân mà nhóm mình chuẩn bị cân một vật Đổi vật giữa các nhóm tiến hành cân và so sánh kết quả giửa các nhóm Hoạt động 5: Củng cố Nêu các bước đo khối lượng? Nêu GHĐ, ĐCNN cân đòn? Nêu ghi nhớ? ( ghi vở ). Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà Học kỹ các câu C1….C13. Bài tập: 5.1…5.5 SBT. Đọc trước bài 6: Lực – Hai lực cân bằmg Thứ 2 ngày 22 tháng 9 năm 2009 Tiết 5 Bài 6 Lực – Hai lực cân bằng I. Mục tiêu: - Chỉ ra được lực đẩy, lực kéo … khi vật này tác dụng vào vật khác. chỉ ra được phương chiều các lực đó. - Nêu được thí dụ về 2 lực cân bằng. chỉ ra hai lực cân bằng. - Nhận xét trạng thái vật khi chịu tác dụng lực. - HS bắt đầu biết lắp các bộ phận TN sau khi nghiên cứu kênh hình. - Nghiêm túc khi ngiên cứu hiện tượng, rút ra kết luận. II. Chuẩn bị: GV: 1 xe lăn, 1 lò xo lá tròn, 1 thanh nam châm, 1 quả gia trọng, giá sắt HS: Đọc trước bài ở nhà III. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HS1:Đơn vị khối lượng là gì? Nêu các bước đo khối lượng? HS2: Nêu cách cân 1 vật bằng cân Rôbécvan? Chữa bài 5.4? Hoạt động 2: Hình thành khái niệm lực GV: Gới thiệu dụng cụ, hướng dẫn học sinh lắp thí nghiệm GV: Nhận xét tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và lên lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại GV: Nhận xét tác dụng của lò xo lên xe và của xe lên lò xo khi ta kéo xe cho lò xo giãn ra? GV: Nhận xét tác dụng của nam châm lên quả nặng? GV: Giới thiệu tác dụng của vật này lên vật khác như trên gọi là tác dụng lực GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành C4? GV: Qua đó rút ra kết luận? HS: Nhận đồ thí nghiệm lắp thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên HS: Qua thí nghiệm rút ra nhận xét Lò xo lá tròn tác dụng đẩy lên xe và xe tác dụng ép lên lò xo lá tròn. HS: Lò xo tác dụng kéo lên xe. Xe tác dụng kéo lên lò xo. HS: Nam châm tác dụng hút lên vật nặng bằng sắt. HS: Thảo luận theo nhóm hoàn thành C4: a) Lò xo lá tròn đã tác dụng lên xe lăn một lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo bị méo đi b) Lò xo bị giãn đã tác dụng lên xe lăn một lực kéo. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một lực kéo làm cho lò xo bị giãn dày ra. c) Nam châm tác dụng lên quả nặng một lực hút HS: Kết luận: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Hoạt động 3: Nhân xét về phương và chiều của GV: Cho làm lại thí nghiệm hình 6.2: Nêu nhận xét phương và chiều chuyển động của xe? GV: Ta nói lực mà lò xo tác dụng lên xe lăn ở hình 6.2 có phương nằm ngang và có chiều từ trái sang phải HS: Xe lăn chuyển động theo phương dọc theo lò xo. Xe lăn chuyển động theo chiều từ trái sang phải HS: Theo dõi và nhận xét: Mỗi lực có phương và chiều xác định. Hoạt động 4: Hai lực cân bằng GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành C6? GV: Nhận xét về phương và chiều của hai lực mà hai đội tác dụng lên dây trong trường hợp hai đội mạnh ngang nhau? GV: Hai lực như vậy người ta gọi là hai lực cân bằng. HS: Nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn dây sẽ chuyển động sang bên trái Nếu đội kéo co bên trái yếu hơn dây sẽ chuyển động sang bên phải. Nếu hai đội mạnh ngang nhau thì dây sẽ đứng yên HS: Hai lực này tác dụng lên dây hại lực có cùng phương nằm ngang, chiều ngược nhau và có cùng độ lớn. HS: Theo dõi và nêu khái niệm hai lực cân bằng: Hai lực cân băng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều Hoạt động 5: Vận dụng GV: Yêu cầu học sinh trả lời C10? GV: Yêu cầu học sinh tìm những ví dụ về hai lực cân bằng? HS: Gió tác dụng vào buồm một lực đẩy. Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo. HS: Thảo luận tìm những ví dụ về hai lực cân bằng. Hoạt đọng 6: Hướng dẫn về nhà Học kỹ các câu C1 …C10. Bài tập 6.1 - 6.5 SBT. Đọc phần em chưa biết. Đọc trước bài 7 Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực Thứ 2 ngày 29 tháng 9 năm 2008 Tiết 6 Bài 7 Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực I. Mục tiêu: - Biết được thế nào là sự biến đỏi của chuyển động và vật bị biến dạng, tìm được thí dụ để minh họa. - Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động đó hoặc làm vật đó bị biến dạng hoặc đồng thời cả hai. - Biết lắp ráp thí nghiệm. - Biết phân tích thí nghiệm, hiện tượng đẻ rút ra quy luận của vật chịu tác dụng lực. - Nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lí, xử lí các thông tin thu thập được. II. Chuẩn bị: GV: Mỗi nhóm: 1 xe lăn, 1máng nghiêng, 1 lò xo xoắn, 1 lò xo lá tròn, hòn bi, sợi dây HS: Đọc trước bài ở nhà III. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HS1: Hãy nêu thí dụ về tác dụng lực? HS2: Chữa bài tập 6.2; 6.3? Hoạt động 2: Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng GV: Thế nào là sự biến đổi chuyển động? GV: Thế nào là sự biến dạng? GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành C2? 1.Những sự biến đổi của chuyển động HS: - Vật đang CĐ, bị dừng lạiChuyển - Vật chuyển động nhanh chuyển động chậm lại. - Vật đang chuyển động hướng này chuyển sang hướng 2. Những sự biến dạng HS: Đó là những sự thay đổi hình dạng của vật. Thí dụ: Dây giun, lò xo bị kéo dài ra. HS: Người bên trái đang giương cung vì cánh cung và dây cung bị biến dạng. Hoạt động 3: Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực GV: Cho học sinh làm lại thí nghiệm ở hình 6.1 GV: Cho học sinh làm lại thí nghiệm ở hình 7.1 GV: Cho học sinh làm lại thí nghiệm ở hình 7.2 GV: Cho học sinh làm lại thí nghiệm lấy tay ép hai đầu lò xo bút bi lại? GV: Qua đó hãy nêu kết luận về kết quả tác dụng của lực? HS: Tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét: Xe đang đứng yênchuyển động. Lò xo lá tròn tác dụng lên xe làm biến đổi chuyển động của xe. HS: Tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét: Kết quả lực do tay ta tác dụng đã làm biến đổi chuyển động của xe HS: Tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét: Kết quả lực lò xo lá tròn tác dụng đã làm đổi hướng chuyển động của hòn bi HS: Tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét: Kết quả lực tay tác dụng đã làm lò xo bị biến dạng. HS: Thảo luận đưa ra kết luận: Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm biến dạng vật B hoặc làm biến đổi chuyển động của vật B. Hai kêt quả này có thể cùng xảy ra Hoạt động 4: Vận dụng GV: Hãy nêu 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật? GV: Hãy nêu 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật? GV: Hãy nêu 1 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đồng thì làm biến dạng vật? HS: Lực mà chân ta đá vào quả bóng nằm yên trên sân đã làm quả bóng biến đổi chuyển động Lực mà tay ta tác dụng vào viên bi đã làm viên bi biến đổi chuyển động Lực cản của má phanh xe đạp khi bóp phanh đã làm biến đỏi chuyển động của xe đạp. HS: Dấu chân trâu tác dụng lên đất đã làm biến dạng đất Tay ta tác dụng lên quả bóng bay đã làm biến dạng quả bóng bay. Lực mà búa tác dụng lên thanh thép đã làm biến dạng thanh thép HS: Khi viên đá to lăn chạm vào cái thau kéo theo cái thau chuyể động và đồng thời nó cũng bị biến dạng Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Học kỹ câu C1….C11. - Bài tập: 7.1 … 7.5 SBT - Đọc phần chưa biết. - Đọc trước bài 8 Trọng lực - đơn vị lực Thứ 5 ngày 9 tháng 10 năm 2008 Tiết 7 Bài 8 Trọng lực - đơn vị lực I. Mục tiêu: - Trả lời được câu hỏi trọng lực hay trọng lượng của một vật. - Nêu được phương và chiều của trọng lực. Nắm được đơn vị đo cường độ của lực. - Biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế và kỹ thuật sử dụng dây dọi xác định phương thẳng đứng. - Có ý thức vận dụng kiến thức vao cuộc sống. - Trung thực; cẩn thận; yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: GV: Mỗi nhóm: 1 giá treo, 1 quả nặng có móc treo, 1 khay nước. 1 lò xo, 1 dây dọi, 1 thước êke. HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà III. hoạt động dạy học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HS1: Kết quả lực tác dụng lên một vật là gì? Hiên tượng của vật như thế nào thì ta nói có lực tác dụng lên vật? Nêu ví dụ? Chữa bài 7.1. HS2: Chữa bài tập 7.3; 7.4? Hoạt động 2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực GV: Phát đồ thí nghiệm cho các nhóm. Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. GV: Nêu trạng thái của lò xo? GV: Nhận xét tác dụng của lò xo lên quả nặng? GV: Quả nặng có chuyển động lên trên hay không? Vì sao? GV: Làm thí nghiệm đối với viên phấn. GV: Lực tác dụng lên quả nặng cân bằng với lực của lò xo, lực hút tác dụng lên viên phấn đó là lực hút của trái đất và gọi là trọng lực HS: Nhận đò thí nghiệm tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên: HS: Khi treo quả nặng vào lò xo lò xo giãn dài ra HS: Lực lò xo tác dụng vào quả nặng một lực có phương thẳng đứng và có chiều từ dưới lên. HS: Lò xo tác dụng vào quả nặng một lực nhưng quả nặng vẫn đứng yên. Vật đứng yên do chịu tác dụng của 2 lực cân bằng. Hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều nhau HS: Quan sát nhận xét và giải thích: Viên phấn rơi chứng tỏ có lực hút viên phấn về trái đất. Có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống HS: Nêu kết luận Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực. Trong đời sống hàng ngày, nhiều khi người ta còn gọi trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật Hoạt động 3: Tìm hiểu phươưng và chiều của trọng lực GV: Phát đồ thí nghiệm cho các nhóm. Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. GV cho thảo luận trả lời được câu C4 và ghi vở. GV: Nêu kết luận về phương và chiều của trong lực? HS: Nhận đò thí nghiệm tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên: HS: Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lượng của quả nặng cân bằng với lực kéo của sợi dây. Do đó phương của trọng lực cũng là phương của dây dọi, tức là phương thẳng đứng Có thể kết luận chiều của trọng lực hướng xuống dưới. HS: Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống. Hoạt động 4: Đơn vị lực GV: Thông báo đơn vị lực. GV: Nêu chú ý không được viết: 2 kg = 20 N HS: Theo dõi ghi vở: Đơn vị lực là Niutơn ( kí hiệu là N ). Trọng lượng kí hiệu là P. Nếu m = 100g P = 1N. Hay P = 10. m. Ví dụ: m = 2,5kg P = 10. m = 10.2,5= 25N P = 10Nm =P/10 =10/10 = 1kg. HS: Theo dõi Hoạt động 5: Vân dụng GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm C6. HS: Hoạt động theo nhóm, dùng thước êke đo phương dây dọi và mặt nước nằm ngang hợp với nhau 1 góc? Phương của trọng lực hợp với phương ngang một góc 900. Hoạt động 6: Hướng dãn về nhà Học bài theo SGK và vở ghi. Xem lại các câu trả lời, học thuộc phần ghi nhớ. Làm bài tập SBT. Ôn lại kiến thức đã học chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết Thứ 5 ngày 16 tháng 10 năm 2008 Tiết 8 Kiểm tra I. Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức cơ bản của ba đối tượng HS các mức độ nhận thức: nhớ, hiểu, và vận dụng. - Qua kiểm tra đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức của từng đối tượng để có kế họach cho học kì II nhằm nâng cao hơn nữa ở mức hiểu và vận dụng. - Kó kế họach phụ đạo cho HS yếu và bồi dưỡng HS khá, giỏi. II. Chuẩn bị: GV: Nội dung kiểm tra HS: Ôn tập kiến thức đã học III. ma trận đề ND KT Cấp độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Đo các đại lượng (4 tiết) 4 câu KQ 2 đ 2 câu 1 đ 1 câu 2,5đ - X/định đ/vị độ dài - X/định đ/vị thể tích chất lỏng - X/định đ/vị khối lượng -X/định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ - X/định khối lượng bằng cân - Xác định kết quả đo Lực (3tiết) 3 câu KQ 1,5đ 1 câu 0,5đ 1câu 2,5đ - Nêu dấu hiệu của lực - Nêu kết quả tác dụng của lực - Nêu đơn vị lực - Mỗi liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng - phân tích lực Cộng 7 câu 3,5 đ 3 câu 1,5 đ 2 câu 5 đ IV. Nội dung kiểm tra: Phần trắc nghiệm: Câu 1: Trong các đơn vị sau đây là đơn vị đo độ dài? A. N B. kg/m3 C. m D. m3 Câu 2: Trong các đơn vị sau đây là đơn vị đo thể tích? A. N B. kg/m3 C. m D. m3 Câu 3: Trong các đơn vị sau đây là đơn vị đo khối lượng? A. N B. kg C. m D. m3 Câu 3: Trong các đơn vị sau đây là đơn vị đo khối lượng? A. N B. kg C. m D. m3 Câu 4: Điền từ thích hợp vào dấu “….” Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần: Ước lượng (1) …………… cần đo Chon bình chia độ có (2) ……….. và có (3) …………. thích hợp Đặt bình chia độ (4) …………….. Đặt mắt nhìn (5) …………với độ cao mực chất lỏng trong bình Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (6) …………….. với mực chất lỏng. Câu 5: Điền từ thích hợp vào dấu “….” Cách dùng cân Rôbécvan: thoạt tiên phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc ……………. Đặt…….. lên một đĩa cân. Đặt lên dĩa cân bên kia một số …….. có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân…………., kim cân nằm…………. bảng chia độ. Tổng khối lượng của các …. trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của……… Câu 6: Lực mà ngón tay tác dụng vào lò xo bút bi đã làm: A. Biến dạng lò xo; B. Biến đổi chuyển động của lò xo C. Vừa làm biến dạng lò xo, vừa làm biến đổi chuyển động của lò xo Câu 7: Hai lực cân bằng là hai lực ……….. như nhau, có……………..nhưng…….. Câu 8: Trong các đơn vị sau đây là đơn vị đo lực? A. N B. kg C. m D. m3 Câu 9: Tìm số thích hợp điền vào dẫu …. Một vật có khối lượng 1,2 tấn sẽ có trọng lượng là …….. Một vật có trọng lượng 2,5 N sẽ có trọng lượng là ……..(g) 2. Phần tự luận: Câu 10: Trình bày cách đo chiều dài bàn học? Câu 11: Phân tích các lực tác dụng lên quả cầu treo trên sợi dây (Hình vẽ) Thứ 5 ngày 23 tháng 10 năm 2008 Tiết 9 Bài 9 lực đàn hồi I. Mục tiêu: - Nhận biết được lực đàn hồi (qua sự đàn hồi của lò xo ). - Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi. - Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào sự biến dạng của lò xo. - Lắp được TN qua kênh hình, nghiên cứu hiện tượng rút ra kết luận về sự biến dạng của lực đàn hồi . - Có ý thức tìm tòi quy luật Vật lý qua cá hịên tượng tự nhiên. II.Chuẩn bị: GV: Mỗi nhóm: 1giá treo, 1 lò xo, một cái thước, 4 quả nặng giống nhau mỗi quả 50g. HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: HS1:Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực? Kết quả tác dụng của trọng lực lên vật? HS2: Chữa bài tập 8.1; 8.3. Hoạt động 2: Nghiên cứu biến dạng đàn hồi GV: Cho đọc thông tin, phát dụng cụ, y/c TN. GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi? GV: Giới thiệu KN biến dạng đàn hồi. GV: Lấy vị dụ các vật có tính chất đàn hồi? HS: Làm việc theo nhóm, lắp ráp, làm TN và ghi kết quả vào bảng 9.1. HS: Làm việc cá nhân trả lời ghi vở. C1: (1) giãn ra (2) tăng lên (3) bằng HS: Theo dõi ghi vở: Lò xo khi bị tác dụng của lực nó bị biến dạng khi thôi không bị tác dụng nữa nó trở lại trạng thái tự nhiên biến dạng dó được gọi là biến dạng đàn hồi. Ta nói lò xo là vật có tính chất đàn hồi HS: Quả bóng cao su, Sợi dây cao su, săm xe bơm căng Hoạt động 3: Nghiên cứu độ biến dạng GV: Độ biến dạng lò xo được tính như thế nào? GV: Độ biến dạng lò xo phụ thuộc vào những yếu tố nào?

File đính kèm:

  • docGiao an vat ly 6(32).doc
Giáo án liên quan