Giáo án Bồi dưỡng - Ngữ văn 6 (Kì II ) – Năm học 2011 – 2012

A. Mục tiêu:

- Hệ thống hoá, củng cố kiến thức đã học ở học kỳ I

- Học sinh nhận diện, sử dụng chính xác các đơn vị kiến thức đã học.

B. Tiến trình:

 

doc47 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7950 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Bồi dưỡng - Ngữ văn 6 (Kì II ) – Năm học 2011 – 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/12/2010 Ngày dạy: TIẾT 1-2-3: ôn tập tiếng việt A. Mục tiêu: - Hệ thống hoá, củng cố kiến thức đã học ở học kỳ I - Học sinh nhận diện, sử dụng chính xác các đơn vị kiến thức đã học. B. Tiến trình: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ I - NỘI DUNG ÔN TẬP: * Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh Hệ thống các kiến thức đã học 1. Từ và cấu tạo của từ: đơn - phức (ghép - láy) Giáo viên chốt lại bằng bảng phụ lục 2. Nghĩa của từ: Chính - chuyển 3. Nguồn gốc từ: Mượn- Hán việt - thuần việt 4. Lối dùng từ: Dùng sai nghĩa của từ Lẫn lộn các từ gần âm Lặp từ 5. Từ loại và cụm từ Danh từ và cụm Danh từ Động từ và cụm Động từ Tính từ và cụm Tính từ Số từ - lượng từ - chỉ từ - phó từ II- LUYỆN TẬP: Giáo viên treo bảng phụ lục ghi bài 1 Học sinh đọc BT Học sinh trao đổi nhóm đôi 2 người Bài 1: Cho đoạn văn Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt. Vì một chút sơ ý, em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh. Giọt mực rơi đúng chỗ mắt cò. Thế là cò mở mắt xoè cánh bay đi. Chuyện làm chấn động cả thị trấn. Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác với nhà vua. Vua phái triều thần đến đón Mã Lương về kinh đô. Mã Lương không muốn đi, nhưng bọn họ tìm đủ cách dụ dỗ, doạ nạt để bắt em về hoàng cung. a) Tìm các cụm danh từ, cụm động từ, tìm từ Hán việt - từ ghép Giáo viên hướng dẫn học sinh. b) Nêu cấu tạo các cụm danh từ, động từ. Gọi ý a) Cụm danh từ: - Con cò trắng không mắt - Một giọt mực - Cả thị trấn - Mấy kẻ mách lẻo b) Cụm động từ - Vẽ một con cò trắng không mắt - Đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh - Rơi đúng chỗ mắt cò - Mở mắt, xoè cánh, bay đi - Đến tố giác với nhà vua - Phái triều thần đến đón Mã Lương về kinh đô - Đến đón ML về kinh đô - Không muốn đi - Tìm đủ mọi cách dụ dỗ, doạ nạt. Bài 2 Xác định cụm động từ, tính từ - Vô cùng ngạc nhiên - cụm động từ - Hết sức sửng sốt - cụm động từ - Khôi ngô tuấn tú vô cùng - cụm tính từ - Tưng bừng nhất kinh kỳ - cụm tính từ - Khiếp sợ vô cùng - cụm động từ ( Chú ý: căn cứ vào từ kiểm chứng: chỉ mệnh lệnh; hãy, đừng, chớ) ------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: / /2010 Ngày dạy: TIẾT 4-5-6: Hướng dẫn phương pháp học A. Mục tiêu: - Hướng dẫn học sinh cách soạn bài, cách học bài môn văn - Hướng dẫn cụ thể soạn bài "Bài học đường đời….." B. Tiến trình: Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước soạn bài, học bài I- HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI VĂN BẢN - HỌC BÀI: Bước 1: Đọc kỹ văn bản (3 lần trở lên) - Thơ học thuộc - Truyện tóm tắt - Chia đoạn, tìm bố cục Bước 2: Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản - Lần lượt trả lời các câu hỏi SGK Bước 3: Làm các bài tập phần luyện tập- bài tập bổ sung Bước 4: Học bài cũ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản "Bài học..." II- HƯỚNG DẪN SOẠN "Bài học đường đời đầu tiên": Tìm bố cục văn bản Hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản Bước 1:Đọc kỹ * Tìm bố cục: - Hình ảnh Dế Mèn - Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn * Tóm tắt văn bản - Dế Mèn thanh niên khoẻ mạnh - cường tráng kiêu căng coi thường mọi người - Hàng xóm có anh Dế Choắt xấu xí ốm đau. Mèn coi thường. - Một hôm, Mèn hát trêu chị Cốc chui vào hang Cốc tiểu lầm tưởng Choắt trêu mình, đánh Choắt trọng thương. - Trước khi chết Choắt chỉ ra bài học đường đời đầu tiên cho Mèn: Làm việc gì phải biết suy nghĩ trước sau. - Mèn rất ân hận, xót thương Choắt Bước 2: Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu -------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: / /2010 TIẾT 7-8-9: Cảm thụ văn bản: Bài học đường đời đầu tiên A. Mục tiêu: - Học sinh hiểu sâu hơn về ND NT văn bản - Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản truyện B. Tiến trình: Tác phẩm có 10 chương -GV tóm tắt tác phẩm -HS kể lại I- NỘI DUNG KIẾN THỨC: A. V¨n b¶n : Bµi häc ®­êng ®êi ®Çu tiªn: I. T¸c gi¶: - T« Hoµi cã tªn thËt lµ NguyÔn Sen, Sinh n¨m 1920, quª ë néi ë huyÖn Thanh Oai, tØnh Hµ T©y T© nhng ®îc sinh ra vµ lín lªn ë quª ngo¹i lµ lµng NghÜa §«, phñ Hoµi §øc, tØnh Hµ §«ng, nay nay thuéc quËn CÇu GiÊy - Hµ Néi. - ¤ng viÕt v¨n tõ tríc n¨m 1945, ®îc nhiÒu ngêi biÕt ®Õn víi t¸c phÈm "DÕ MÌn phiªu lu kÝ" Sau - Sau 1945 «ng næi tiÕng víi "TruyÖn T©y B¾c" t¸c phÈm tiªu biÓu viÕt vÒ ngêi n«ng d©n miÒn nói T©y T©y B¾c - ¤ng cã khèi lîng t¸c phÈm phong phó, ®a d¹ng gåm nhiÒu thÓ lo¹i. Gi¶i thÝch thªm: Bót danh T« Hoµi : KØ niÖm vµ ghi nhí quª h¬ng : s«ng T« LÞch, huyÖn Hoµi §øc §øc II. T¸c phÈm: 1. Tóm tắt tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Chương đầu:Lai lịch và bài học đường đời đầu của Mèn - 2Chương tiếp: Mèn bị bọn trẻ con bắt đem đi chọi nhau - trốn thoát - sa lưới bọn Nhện - đánh Nhện cứu Nhà Trò. - 7 Chương cuối: Mèn, Trũi kết nghĩa phiêu lưu trên bè lá sen - đến sứ Ếch, Nhái, Cua - đến vùng Cỏ may Chuồn Chuồn, Châu Chấu - thi võ thắng Bọ Ngựa, Bọ Muỗm - tôn làm Chánh phó thủ lĩnh Tổng Châu Chấu - Tổng Châu Chấu tìm nơi trú đông, đánh nhau với Chấu Voi, Trũi bị bắt làm tù binh - Dế Mèn bị lão chim Trả bắt giam trong hang tối - được Chấu Voi, Xiến tóc, Trũi cứu thoát - cả bọn đến vùng Kiến để nhờ Kiến truyền thông tin mong muốn hoà bình - do hiểu lầm bọn Mèn bị bọn Kiến bao vây, Trũi thoát ra tìm cứu viện. Ngẫu nhiên vòng vây Kiến bị phá Mèn tìm được Kiến chúa, giải toả mọi hiểu lầm. Kiến truyền lời hịch muôn loài kết anh em. Mèn, Trũi về quê thăm mộ mẹ dự tính cuộc phiêu lưu mới. -Yêu câu hoạ sinh tóm tắt văn bản 2. Tóm tắt đoạn trích "Bài học đường đời…" - Mèn là chàng Dế thanh niên cường tráng, kiêu ngạo, xốc nổi. - Mèn coi thường chê bai anh hàng xóm Dế Choắt ốm yếu xấu xí. - Một chiều Mèn trêu chị Cốc xong trốn vào hang khiến chị hiểu lầm đánh Choắt trọng thương. - Trước khi chết Choắt khuyên Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ. - Mèn xót thương Choắt và ân hận vô cùng về bài học đường đời đầu tiên. II- BÀI TẬP SGK: *Học sinh làm bài tập trong SGK Bài 1:(Trang 11SGK) Viết đoạn văn tả tâm trạng Mèn * Nội dung: + Cay đắng vì lỗi lầm + Xót thương Dế Choắt + Ăn năn về hành động tội lỗi + Lời hứa với người đã khuất: thay đổi cách sống (Chú ý khung cảnh xung quanh nấm mồ) * Hình thức: + Đoạn văn 5 - 7 câu + Ngồi kể 1 - nhân vật Mèn xưng tôi Bài 2: Đọc phân vai 3 nhân vật H viết đoạn văn III- BÀI TẬP BỔ SUNG: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn * Ngoại hình: - Nét đẹp, khoẻ mạnh * Tính cách: - Nét chưa đẹp; kiêu căng tự phụ - Nét đẹp; yêu đời, tự tin - ân hận, sám hối ------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 10 / 3 /2012 TIẾT 19-20-21: Luyện tập so sánh A. Mục tiêu: - Học sinh hiểu sâu sắc hơn về phép tu từ so sánh - Làm các bài tập phát hiện vận dụng B. Tiến trình: Học sinh hệ thống nhắc lại kiến thức cho học sinh. Giáo viên chốt bằng bảng phụ lục Học sinh đọc bài tập 1 trang 25 Trao đổi thảo luận, trình bày. Lớp nhận xét bổ sung Giáo viên chốt lại I- NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG: 1. So sánh là gì? 2. Các kiểu so sánh: + Ngang bằng + Không ngang bằng 3. Tác dụng + Gợi hình ảnh + Thể hiện tư tưởng tình cảm 4. Mô hình cấu tạo phép so sánh II- BÀI TẬP SGK: Bài 1: (trang 25) a) So sánh đồng loại - Thầy thuốc như mẹ hiền (người - người) - Kênh rạch sông ngòi như mạng nhện (vật - vật) b) So sánh khác loại - Cá nước bơi hàng đàn đen trũi như người bơi ếch. - Chúng chị là hòn đá tảng trên trời Chúng em chuột nhắt cứ đòi lung lay - Sự nghiệp của chúng ta giống như rừng cây đương vươn lên. Bài 2: (trang 26) - Khoẻ như voi, hùm, trâu, Trương Phi - Đen như bồ hóng, cột nhà cháy, củ súng, tam thất - Trắng như bông, cước, ngà, ngó cần, trứng gà bóc - Cao như sếu, sào, núi Trường Sơn… Bài 3: Phép so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" - Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa hạ qua - Hai cái răng đen nhánh n…..như hai lưỡi kiếm máy - Cái anh Dế Choắt…..như gã nghiện - Đã thanh niên…như người cởi trần - Mỏ Cốc như cái dùi sắt - Chị mới trợn tròn mắt giương cánh lên như sắp đánh nhau Ngày soạn: 10/ 3 /2012 TIẾT 25-26-27: luyện tập so sánh (tiếp) A. Mục tiêu: - Củng cố phép so sánh - Học sinh phân tích tác dụng của phép so sánh B. Tiến trình: Học sinh tìm 4 phép so sánh. Lớp nhận xét bổ sung. Học sinh trình bày hình ảnh so sánh em thích I- BÀI TẬP SGK: Bài 1: trang 43 Tìm phép so sánh - Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc hiệp sĩ của Tây Sơn ® miêu tả cụ thể sinh động vẻ đẹp con người lao động rắn chắc, khoẻ mạnh gân guốc và đầy hào hùng, dũng mãnh trước thiên nhiên. Học sinh đọc bài tập trao đổi Tìm phép so sánh. Cả lớp nhận xét bổ sung. Giáo viên chốt lại II- BÀI TẬP BỔ SUNG: Bài 1: Tìm và phân tích loại phép so sánh a) Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển đông trước mặt c) Đất nước Của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép * Phân tích tác dụng của phép so sánh a) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn So sánh không ngang bằng b) Rắn như thép ngang bằng Vững như đồng Đội ngũ cao như núi, dài như sông ® ngang bằng c) Đẹp như hoa hồng ® ngang bằng Cứng hơn sắt thép ® không ngang bằng Ngày soạn: 4 / 3 /2012 TIẾT 28-29-30 : Ôn tập văn học ( Kết hợp cảm thụ: Buổi học cuối cùng) A. Mục tiêu: - Giúp học sinh ôn tập các văn bản; Dế Mèn phiêu lưu ký, Bức tranh của em gái tôi, Sông nước Cà Mau. - Học sinh rèn kỹ năng cảm thụ văn học B. Tiến trình: Học sinh đọc bài tập 1 Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Học sinh thảo luận nhóm 4 trong thời gian 3 phút Học sinh trình bày ý kiến Giáo viên cho học sinh nhận xét sửa chữa, bổ sung. Giáo viên chốt lại đáp án. Học sinh đọc bài 2 Nêu yêu cầu của bài tập 2 Học sinh thảo luận lập dàn ý theo nhóm tổ 5 phút Bài 1: Thuật lại diễn biến tâm trạng nhân vật Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? Từ sự việc đó Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên. Bài học đó là gì? * Gợi ý: - Diễn biến tâm trạng của Dế Mèn + Lúc đầu huênh hoang, ngông cuồng lên mặt với Dế Choắt, giọng kẻ cả: "Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn nữa" + Sau đó hèn nhát, sợ hãi chui tọt vào hang nằm im thin thít (hể hả với trò đùa tinh quái của mình , bắt chân chữ ngữ). Khi thấy chị Cốc mổ Dế Choắt. + Cuối cùng: Hốt hoảng, lo sợ trước cái chết của Dế Choắt. Tỏ ra ân hận sám hối rút ra bài học đầu tiên. * Bài học đầu tiên - Hành động phải có suy nghĩ, phải tính trước sau đến hậu quả. - Không được hung hăng, huênh hoang. - Sống phải biết đoàn kết yêu thương giúp nhau. Bài 2: Viết đoạn văn 5- 7 câu nêu cảm nhận của em về văn bản "Sông nước Cà Mau" - Cảm nhận về nội dung; + Cảnh sông nước, kênh rạch, rừng Đước, âm thanh, màu sắc ® cảnh rộng lớn hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. + Cảnh chợ Năm Căn tấp lập trù phú độc đáo. * Cảm nhận về nghệ thuật: Nghệ thuật tả vừa bao quát vừa cụ thể chi tiết sinh động. Tác giả đã huy động các giác quan và nhiều điểm nhìn để quan sát, miêu tả cùng với những hiểu biết phong phú về thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất ấy. ® Thêm hiểu và yêu mến, ấn tượng về vùng đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc. Bài 3: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi) * Bài học. - Trước sự thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành. - Lòng nhân hâu và sự độ lượng có thể giúp con người nhận ra hạn chế và vượt lên chính mình. Bài 4: Cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Vượt thác' thay đổi qua từng vùng. - Trước khi đến đoạn có thác; cảnh êm đềm thơ mộng, hài hoà; hai bên bờ là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến những làng xa tít. Trên sông là những con thuyền chở đầy cam tươi, mít, quế…xuôi chầm chậm bình yên. Dọc sông vườn tược um tùm, những chòm cổ thụ trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. - Khi đến đoạn thác dữ; cảnh dữ dội mạnh mẽ. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Nước văng bọt tứ tung, thuyền rùng rằng. - Sau khi vượt thác; cảnh êm đềm hiền hoà. Dòng sông chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Những cây to giữa những bụi lúp xúp. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra như đón chào những người con chiến thắng trở về. ® Cảnh hùng vĩ đầy chất thơ. Câu 1.Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về văn bản : Bức tranh của em gái tôi *Hướng dẫn về nhà: -Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài) ----------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 10 / 3 /2012 TIẾT 31-32-33: luyện tập nhân hoá A. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về nhân hoá; khái niệm, các kiểu nhân hoá, tác dụng của nhân hoá trong nói viết. - Luyện tập làm bài tập. B. Tiến trình: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức. Giáo viên củng cố lại I- NỘI DUNG KIẾN THỨC: 1. Nhân hoá là cách gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người. 2. Tác dụng: làm cho đồ vật, cây cối thiên nhiên trở lên gần gũi với con người - diễn đạt sinh động cụ thể gợi cảm. 3.Các kiểu nhân hoá + Gọi vật bằng những từ vốn gọi người: Lão miệng, cô mắt… + Dùng những từ chỉ hoạt động tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật, của thiên nhiên; Sông gầy, đê choãi chân ra… + Trò chuyện xưng hô với vật như với người. Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai? Học sinh trao đổi thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các bạn nhận xét, bổ sung Giáo viên kết luận II- BÀI TẬP SGK: Bài 4: (trang 59) a) Núi ơi (trò chuyện xưng hô với vật như với người) b) Cua, cá tấp nập; cò, sến, vạc, le cãi cọ om sòm; dùng những từ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. Họ (cò, sếu, vạc,le), anh (cò); dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. c) Chòm cổ thụ - dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn, thuyền - vùng vằng: dùng những từ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ vật. Quay đầu chạy: đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ không phải biện pháp tu từ. d) Cây - bị thương, thân mình, vết thương, cục máu; dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất bộ phận của người ® chỉ vật * Tác dụng: - Làm cho sự vật được miêu tả trở lên sống động gần gũi với con người. - Để bộc lộ tâm sự con người (câu a) Bài 5: Viết đoạn văn có sử dụng phép nhân hoá - Yêu cầu: đoạn văn miêu tả, tả người - hoặc tả cảnh. - Có sử dụng phép nhân hoá hợp lý Học sinh thi tìm nhanh phép nhân hoá Học sinh làm việc cá nhân. Giáo viên chấm bài. III- BÀI TẬP BỔ SUNG: Bài 1: Hãy chỉ ra phép nhân hoá trong bài "Mưa" củ TĐK. Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy. + Ông trời/mặc áo giáp đen/ ra trận + Muôn nghìn cây mía/ múa gươm + Kiến/ hành quân đầy đường + Cỏ gà rung tai/ nghe + Bụi tre tần ngần/ gỡ tóc + Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc + Sấm ghé xuống sân khanh khách cười + Cây dừa sải tay bơi + Ngọn mồng tơi nhảy múa + Cây lá hả hê * Tác dụng: Sự vật trở lên gần gũi sinh động. Bài 2: Viết đoạn văn tả trận mưa rào có sử dụng phép nhân hoá. Bài 3: Tìm 5 câu ca dao có sử dụng phép nhân hoá. Câu 1. Viết đoạn văn tả vườn cây trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuât nhân hoá C. Dăn dò: - Hoàn thành nốt các bài tập 2 và 3 ----------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 12 / 3 /2012 TIẾT 34-35-36: Luyện tập văn miêu tả - Tả người A. Mục tiêu: - Học sinh được củng cố về văn tả người; cách tả, bố cục, hình thức một đoạn văn, một bài văn tả người. - Luyện kỹ năng quan sát, lựa chọn, trình bày những điều quan sát theo một thứ tự hợp lý. B. Tiến trình: GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản. HS thảo luận nhóm 4 Cử đại diện trình bày Các nhóm khác bổ sung GV chốt lại. I- NỘI DUNG KIẾN THỨC: * Muốn tả người cần: + Xác định đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc) + Quan sát lựa chọn các chi tiết miêu tả. + Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự. + Bố cục một bài miêu tả gồm 3 phần. Mở bài: Giới thiệu người được tả. Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói…). Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ về người đó. II - LUYỆN TẬP: Bài 1: Viết 1 đ/v tả em bé đang tuổi tập nói tập đi +Độ tuổi 2 - 3 + Dáng người: bụ bẫm, mập mạp + Khuôn mặt: Xinh xắn, đáng yêu. + Tóc: Vàng hoe, thưa thớt, đen, sậm, phơ phất + Nước da: Trắng hồng, mịn màng. + Miệng: Nhoẻn cười. + Răng: sữa, trắng muốt, đều tăm tắp. + Nói: ê a, ngọng nghịu. + Chân: Ngắn, bước đi liêu xiêu như chạy, lao phía trước. Bài 2: Nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi tả một cụ già cao tuổi. - Dáng đi còng xuống, bước chậm chạp. - Người gầy gò - Da nhăn nheo. - Mắt mờ - Tóc bạc trắng. * Cô giáo say sưa giảng bài - Tư thế: Đứng, đi lại, cầm sách, phấn. - Lời nói: nhẹ nhàng, trầm ấm, khúc chiết. - Cử chỉ: giảng - viết - đi lại - nhịp nhàng - Nét mặt: phấn khởi, ánh mắt, khích lệ, tin tưởng. - Thái độ: kiên nhẫn, chờ đợi, vui vẻ… Bài 3: (Trang 62 SGK) * Điền vào chỗ trống: + Đỏ như con tôm luộc. + Không khác gì (thần hộ vệ) ở trong đền. * Đoán ông Cản Ngũ đang chuẩn bị xuống xới vật để đo sức với Quắm Đen. Bài 2: (Trang 62) Lập dàn ý Câu 1.Viết đoạn văn tả lại khuôn mặt của một em bé. III.Hướng dẫn về nhà: -Tả lại một người thân của em Ngày soạn: 11 / 3 /2012 TIẾT 37-38-39: Cảm thụ văn bản: Lượm A. Mục tiêu: - Học sinh củng cố kiến thức về văn bản "Lượm". - Làm các bài tập cảm thụ về văn bản. B. Tiến trình: Học sinh đọc bài thơ Học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản về bài thơ. Giáo viên yêu cầu học sinh thuộc lòng bài thơ Giáo viên hướng dẫn viết đoạn Học sinh nghe đoạn mẫu. Học sinh dựa vào đó viết đoạn. I- KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Nội dung: - Hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên vui tươi dũng cảm. - Tình cảm xót thương khâm phục của tác giả. 2. Nghệ thuật: - Kết hợp yếu tố kể tả, biểu cảm. - Thể thơ 4 chứ giàu âm điệu - Hình ảnh thơ, từ láy sáng tạo đặc sắc. II BÀI TẬP SGK: Bài 1: Bài 2: Viết đoạn văn 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng. Buổi trưa hôm đó như mọi ngày, Lượm nhận bức thư đề hai chữ "Thượng khẩn" bỏ vào bao. Mặt trận thật gay go ác liệt, đạn bay vèo vèo. Chớp lửa loé lên liên tiếp với những tiếng nổ đinh tai nhức óc. Lượm dũng cảm băng qua lao vụt đi như một mũi tên dưới làn mưa bom bão đạn. Bóng áo trắng của chú bé và chiếc mũ ca lô vẫn nhấp nhô trên cánh đồng quê vắng vẻ. Bỗng loè chớp đỏ, đoàng một tiếng nổ chát chúa vang lên. Thôi rồi Lượm ơi! Chú bé đã ngã xuống. Một dòng máu tươi trào ra nơi lưng áo. Chú nằm trên lúa tay nắm chặt bông. Hồn chú bé như hoà quyện với hương lúa quê hương. III- BÀI TẬP BỔ SUNG: Bài 1: Cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm -Hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác cách mạng - Dũng cảm hăng hái quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm Hy sinh cao cả bảo vệ quê hương ® thiên thần nhỏ yên nghỉ hoá thân vào thiên nhiên đất nước. - Yêu mến khâm phục, xúc động, xót thương. Câu 1 .Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về chú bé Lượm trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu V.Hướng dẫn về nhà: Phân tích một đoạn thơ trong bài thơ Lượm của Tố Hữu -------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 11 / 3 /2012 Luyện tập văn tả người A. Mục tiêu: - Học sinh củng cố kiến thức viết văn tả người - Bố cục, hình thức một đoạn văn, bài văn. - Luyện tập quan sát lựa chọn, trình bày những điều đã quan sát B. Tiến trình: Học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản về văn tả người I- NỘI DUNG KIẾN THỨC: 1. Những lưu ý khi làm văn tả người: + Xác định đối tượng + Quan sát lựa chọn + Trình bày kết quả 2. Bố cục: Mở bài Thân bài Kết bài Học sinh đọc đề SGK Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập dàn ý. II- LUYỆN TẬP: Đề 2. trang 94 SGK 1. Mở bài: giới thiêu người mẹ của em - là người quan tâm gần gũi nhất. (Có thể dẫn ca dao, lời hát) 2. Thân bài: a) Tả ngoại hình: nghề nghiệp, tuổi, công việc - Dáng người - Khuôn mặt; chú ý nét riêng - Mái tóc - Cử chỉ, hành động lời nói - Khi nấu cơm - Khi dạy em học - Trang phục b) Tả tính tình - Mẹ dịu dàng, nghiêm khắc, gần gũi - Khi em có lỗi - Mẹ như già đi - Lỗi học sinh; bị điểm kém, vi phạm nói chuyện, bị cô mời phụ huynh - Thay đổi của mẹ; mọi bữa mẹ hay nói chuyện hôm nay mẹ không nói gì. Giọng trùng xuống- Nhìn mẹ em ân hận; Giá như không mải chơi, xem phim, không chủ quan. * Khi em bị ốm - Lo lắng chăm sóc chu đáo - Mắt buồn trũng sâu đêm thức - Tóc bạc thêm - Mua thuốc, cháo, lo lắng, an ủi * Khi em làm việc tốt - Mẹ vui nhất - Khuôn mặt mẹ rạng ngời hạnh phúc - Nụ cười tươi tăn - Mẹ làm cả nhà vui lây - Có lẽ việc làm của em tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho mẹ, để mẹ làm việc tốt hơn. *Thông qua một kỷ niệm. Có một lần III- KẾT BÀI: Cảm nghĩ: Yêu mến, kính trọng, biết ơn, tự hào Chú ý: So sánh nhận xét trong khi tả Tả theo một trình tự nhất định. Phải có cảm xúc. IV. Bài tập Câu 1.Viết đoạn văn biểu lộ tình cảm của em với một người thân của em. *Hướng dẫn về nhà: -Tả lại mẹ của em Ngày soạn: 11 / 3 / 2012 TIẾT 43-44-45: Ôn tập ẩn dụ - Hoán dụ A. Mục tiêu: - Học sinh được củng cố khái niệm ẩn dụ - hoán dụ. - Bước đầu nhận biết và nêu được tác dụng của ẩn dụ hoán dụ trong các câu văn, câu thơ. B. Tiến trình: Học sinh thảo luận Học sinh trình bày kết quả ăn quả - sự hưởng thụ Kẻ trồng cây - người lao động Mực đen - cái xấu Đèn sáng - cái tốt Học sinh suy nghĩ trả lời Học sinh đọc bài tập - chỉ ra phép tu từ I- NỘI DUNG KIẾN THỨC: 1. Ẩn dụ: * Khái niệm: Gọi tên A bằng tên sự vật B có nét tương đồng . * Phân loại: Học sinh được củng cố khái niệm ẩn dụ - hoán dụ. - Bước đầu nhận biết và nêu được tác dụng của ẩn dụ hoán dụ trong các câu văn, câu thơ.: - Hình thức - Cách thức - Phẩm chất - Chuyển đổi cảm giác 2. Hoán dụ: * Khái niệm: Gọi tên A bằng tên B có quan hệ gần gũi. * Phân loại: - Bộ phận - toàn thể - Dấu hiệu sự vật - sự vật - Vật chứa đựng - vật bị chứa đựng - Cụ thể - trừu tượng. II- LUYỆN BÀI TẬP SGK: Bài 2: (trang 70) Câu 1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn quả: tương đồng cách thức với sự hưởng thụ thành quả lao động Kẻ trồng cây: Tương đồng phẩm chất với người lao động ® khuyên chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải nhơ đến công lao người lao động đã vất vả tạo ra thành quả Câu 2: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng - Mực đen có nét tương đồng về phẩm chất với cái xấu - Đèn sáng có nét tương đồng về phẩm chất vơi cái tốt cái hay. Câu 3. Thuyền……khăng khăng đợi thuyền Ẩn dụ phẩm chất: Thuyền - người đi xa Bến - người ở lại Câu 4. Mặt trời - Bác Hồ: Tương đồng phẩm chất Bài 3 ( trang 70) a) Chảy b) Chảy c) Mỏng d) ướt Bài 2: (trang 84) So sánh ẩn dụ và hoán dụ cho ví dụ minh hoạ * Giống - Đều gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác - Đều có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm. * Khác Ẩn dụ Hoán dụ Dựa vào quan hệ tương Dựa vào quan hệ tương đồng về: cân về: - Hình thức - Bộ phận - toàn thể - Cách thức - Dấu hiệu - sự vật - Phẩm chất - Vật chứa - vật bị chứa - Chuyển đổi cảm giác - Vật chứa - vật bị chứa Ví dụ: - Cụ thể - trừu tượng Người cha mái tóc bạc® Ví dụ: chỉ Bác Hồ Ngày Huế đổ máu ® chỉ chiến tranh III- BÀI TẬP BỔ SUNG: Bài 4: ( trang 44 SBT). Chỉ ra phép hoán dụ a) Trái tim ® người chiến sĩ cộng sản: bộ phận- toàn thể b) Mồ hôi ® sức lao động; dấu hiệu Bài 5: (trang 40 SBT) Thay thế các từ ngữ in đậm bằng những ẩn dụ thích hợp. - Trong ánh hoàng hôn, những nương sắn với màu nắng vàng lộng lẫy có trên khắp các sườn đồi. ® Trong đôi mắt sâu thẳm của ông tôi thấy có một niềm hy vọng ® loé lên một niềm tin hy vọng Bài 3: Hai câu thơ sau có gì giống về hình thức nghệ thuật - Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ - Người cha mái tóc bạc (Ẩn dụ) Bài 4: Chỉ ra phép tu từ a) Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ b) Chúng ta tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu c) Em thấy cơn mưa rào Ngập tiếng cười của bố IV. Bài tập Câu 1Viết một đoạn văn (Chủ đề tự chọn) có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ *Hướng dẫn về nhà: -Sưu tầm những câu thơ, câu ca dao, tục ngữ có sử dụng phéptu từ ẩn dụ, hoán dụ ---------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: / /201

File đính kèm:

  • docgiao an day buoi chieu.doc
Giáo án liên quan