Giáo án buổi chiều lớp 2

THỨ MÔN TÊN BÀI DẠY

2 Củng cố Tiếng Việt TĐ: Những quả đào & Tập làm văn: Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối

4 Củng cố Toán Các số từ 111 đến 200. Các số có 3 chữ số.

4 Củng cố Tiếng Việt TĐ: Cây đa quê hương & CT: Những quả đào

5 TC- NGLL Hoàn thành sản phẩm vòng đeo tay

 

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 19179 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án buổi chiều lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 29 THỨ MÔN TÊN BÀI DẠY 2 Củng cố Tiếng Việt TĐ: Những quả đào & Tập làm văn: Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối 4 Củng cố Toán Các số từ 111 đến 200. Các số có 3 chữ số. 4 Củng cố Tiếng Việt TĐ: Cây đa quê hương & CT: Những quả đào 5 TC- NGLL Hoàn thành sản phẩm vòng đeo tay Chiều thứ hai NS: 20/4/2012 CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT ND:23/4/2012 TẬP ĐỌC: NHỮNG QUẢ ĐÀO & TẬP LÀM VĂN: ĐÁP LỜI CHIA VUI. TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI I. MuÏc tiêu - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật. - Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc. - Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. - Biết đáp lại lời chi vui trong tình huống giao tiếp cụ thể . - Đọc và trả lời câu hỏi về bài văn miêu tả ngắn; viết được các câu trả lời cho 1 phần BT2 II. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Tập đọc: Những quả đào & Tập làm văn: Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối . I. Tập đọc: Những quả đào - Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài 1 lần. - Gọi 1 HS đọc toàn bài trước lớp. GV nhận xét cách đọc của học sinh. Nhắc nhở HS chú ý đọc thể hiện từng lời nhân vật. - Gọi HS trả lời lại các câu hỏi trong bài, GV cùng HS nhận xét. 1.Người ông dành những quả đào cho ai? 2. Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào? 3. Nêu nhận xét của ông về từng cháu. Vì sao ông nhận xét như vậy? 4. Em thích nhân vật nào? - GV nêu lại nội dung bài: Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. II. Tập làm văn: Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối . - GV gọi HS đọc bài viết của mình về trái măng cụt mà các em đã viết. - Gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét và tuyên dương những bài viết hay. 2. Củng cố – Dặn dò Xem lại bài, chuẩn bị bài sau: TĐ: Cây đa quê hương & TLV: Đáp lời chia vui, nghe – trả lời câu hỏi. 3. Nhận xét tiết học - HS lắng nghe - HS đọc thầm lại bài 1 lần. - 1HS đọc toàn bài 1 lần. - HS trả lời lại các câu hỏi. 1. Người ông dành những quả đào cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ 2. Xuân đã ăn quả đào rồi lấy hạt trồng vào 1 cái vò. Vân ăn hết quả đào của mình rồi đem vứt hạt đi. Đào ngon đến nổi cô bé ăn xong rồi vẫn còn thèm mãi. Việt đem quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm 3. Việc Xuân đem hạt đào đi trồng cũng cho thấy cậu rất thích trồng cây. Vân:Ôi, cháu của ông còn thơ dại quá. Việt là người có tấm lòng nhân hậu. 4. HS nói theo ý của mình - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS đọc bài viết của mình. - HS nhận xét. - HS lắng nghe Chiều thứ tư NS: 21/4/2012 1. CỦNG CỐ TOÁN ND:25/4/2012 CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200. CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ I. Mục tiêu - Nhận biết, đọc, viết, so sánh được các số từ 111 đến 200 . - Biết thứ tự các số từ 111 đến 200 . - Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng. Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị . III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Củng cố: Các số từ 111đến 200 & Các số có 3 chữ số 2. Thực hành GV chép đề bài lên bảng và yêu cầu HS làm bài vào vở. Sau đó, GV chấm vài vở, sửa bài cho HS. Bài 1: Viết số, đọc số 110 399 Một trăm tám mươi hai 954 Bảy trăm bảy mươi bảy 495 Bài 2: Số? a) 111, 112,....,….,….,116,….,….,….,…. b) 300, 301,….,….,….,….,306,…,….,….,…. Bài 3: Điền dấu , = 125 …. 124 180 …. 152 129 …. 121 186 …. 186 146 …. 122 135 …. 125 139 …. 136 148 …. 128 158 …. 158 199 …. 200 3. Củng cố – Dặn dò Xem lại bài, chuẩn bị bài: Luyện tập 4.Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe Bài 1: HS đọc yêu cầu và làm: 110 Một trăm mười 399 Ba trăm chín mươi chín 182 Một trăm tám mươi hai 954 Chín trăm năm mươi tư 777 Bảy trăm bảy mươi bảy 495 Bốn trăm chín mươi lăm Bài 2: HS làm bài a)111, 112 ,113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 b) 300, 301, 302, 303, 304, 305, 306, 307, 308, 309, 310 Bài 3: HS làm bài. 125 > 124 180 < 192 129 < 130 186 = 186 146 > 122 135 > 125 139 > 136 148 > 128 158 = 158 199 < 200 - HS lắng nghe 2. CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT TẬP ĐỌC: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG & CHÍNH TẢ: NHỮNG QUẢ ĐÀO I. Mục tiêu - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ . - Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương. - Làm được BT2 của bài chính tả: Những quả đào. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Tập đọc: Cây đa quê hương & Chính tả: Những quả đào I. Tập đọc: Cây đa quê hương - Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài 1 lần. - Gọi 2 HS lần lượt đọc lại toàn bài. - GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời, GV cùng HS nhận xét. 1. Những từ ngữ, câu văn nào cho thấy cây đa đã sống rất lâu? 2. Các bộ phận của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào? 3. Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ? 4. Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? II. Chính tả: Những quả đào GV cho HS ôn lại các bài tập trang 93 SGK. - Gọi HS điền lần lượt lại các từ. GV cùng HS nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò Xem lại bài, chuẩn bị bài: TĐ: Ai ngoan sẽ được thưởng & Tập làm văn: Đáp lời chia vui. Nghe – Trả lời câu hỏi. 4. Nhận xét tiết học - HS lắng nghe - HS đọc thầm bài. - 2 HS đọc thầm lại toàn bài. - HS trả lời câu hỏi: 1. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một toà cổ kính hơn là một thân cây. 2. + Thân cây: một toà cổ kính. + Cành cây: lớn hơn cột đình. + Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh. + Rễ cây: nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ giống như những con rắn hổ mang. 3. + Thân cây rất to + Cành cây rất lớn + Ngọn cây cao + Rễ cây ngoằn ngoèo 4. Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả thấy: Lúa vàng gợn sóng; Xa xa, giữa cánh đồng đàn trâu ra về lững thững từng bước nặng nề; Bóng sừng trâu dưới nắng chiều kéo dài, lan rộng giữa ruộng đồng yên lặng. - HS điền lần lượt: a) sổ, sáo, sổ, sân, xồ, xoan. b) đình, kín, kính, tình, chín. - HS lắng nghe NS: 23/4/2012 Thứ năm ND:26/4/2012 TC- NGLL HOÀN THÀNH SẢN PHẨM VÒNG ĐEO TAY Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài: Hoàn thành sản phẩm vòng đeo tay 2.HS thực hành làm vòng đeo tay - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay theo các bước. GV nhận xét. - Tổ chức cho HS thực hành cá nhân, khuyến khích HS trang trí cho chiếc vòng của mình thêm đẹp. - Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm của mình - Đánh giá sản phẩm của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Xem lại bài, chuẩn bị bài: Làm con bướm ( tiết 1 ). 4. Nhận xét tiết học - HS lắng nghe - HS nhắc lại quy trình: + Bước 1: Cắt thành các nan giấy. + Bước 2: Dán nối các nan giấy + Bước 3: Gấp các nan giấy + Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay. - HS thực hành cá nhân - Trưng bày sản phẩm - HS lắng nghe LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 30 THỨ MÔN TÊN BÀI DẠY 2 Củng cố Tiếng Việt TĐ: Ai ngoan sẽ được thưởng & Tập làm văn: Đáp lời chia vui. Nghe – trả lời câu hỏi. 4 Củng cố Toán Kilomet - Milimet 4 Củng cố Tiếng Việt TĐ: Cháu nhớ Bác Hồ & CT: Ai ngoan sẽ được thưởng. 5 TC- NGLL Làm con bướm Chiều thứ hai NS: 25/4/2012 CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT ND:30/4/2012 TẬP ĐỌC: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG & TẬP LÀM VĂN: ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI. I. Mục tiêu - Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu ND: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. - Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể - Biết nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi về truyện Sự tích hoa dạ lan hương. - Biết nghe và nhận xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài: Tập đọc: Ai ngoan sẽ được thưởng & Tập làm văn: Đáp lời chia vui. Nghe – Trả lời câu hỏi. I. Tập đọc: Ai ngoan sẽ được thưởng - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài. - Gọi 2 HS lần lượt đọc lại toàn bài. - GV nêu lần lượt từng câu hỏi, gọi HS trả lời, GV nhận xét. 1. Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng? 2. Bác Hồ hỏi các em HS những gì? 3. Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai? 4. Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho? 5. Tại sao Bác khen Tộ ngoan? II. Tập làm văn: Đáp lời chia vui. Nghe – Trả lời câu hỏi. - Gọi HS nói lời đáp các tình huống ở BT1. GV nhận xét, tuyên dương. - Gọi HS kể lại câu chuyện : Sự tích hoa dạ hương, GV nhận xét, tuyên dương. 2) Củng cố, dặn dò Xem lại bài, chuẩn bị bài: TĐ:Cháu nhớ Bác Hồ & CT: Ai ngoan sẽ được thưởng 3) Nhận xét tiết học - HS lắng nghe - HS đọc thầm lại bài - 2HS lần lượt đọc lại toàn bài. - HS lắng nghe câu hỏi và trả lời. 1. Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa. 2. Các cháu có vui không?/ Các cháu ăn có no không?/ Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không? 3. Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những bạn ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo. 4. Vì Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô. 5.Vì Tộ biết nhận lỗi/ Vì Tộ thật thà, dám nhận lỗi của mình. - - HS đáp - 1 HS kể HS lắng nghe Chiều thứ tư NS: 30/4/2012 1. CỦNG CỐ TOÁN ND: 2/5/2012 KILOMET - MILIMET I. Mục tiêu - Biết killomet, milimet là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki- lô- met . - Biết được quan hệ giữa đơn vi ki- lo- met với đơn vị mét. Biết được quan hệ giữa đơn vị milimet với các đơn vị đo độ dài: xangtimet, mét . - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị km, m, mm trong một số trường hợp đơn giản - Biết làm bài toán có lời văn với đơn vị là các đơn vị đo độ dài km,mm. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1)Giới thiệu bài: Ki lômet, milimet 2) Thực hành - GV gọi 2 HS lên bảng viết tắt đơn vị kilomet và milimet. HS còn lại viết bảng con. - GV chép bài lên bảng cho HS quan sát, HS làm, GV sửa lần lượt từng bài. Bài 1: Số 1km = …... m ...... m = 1km 1m = ......dm .......dm = 1m 100cm =.....dm ........ m =100 cm 1cm = ........mm ........mm = 1m 1m = .........mm .........mm = 1cm GV gọi HS làm miệng. GV cùng HS khác nhận xét. Bài 2: Điền km, m, mm vào chỗ trống: a) Quảng đường từ Hà Nội đến Vinh dài 308 ..... b) Bề dày của cuốn sách Vở Bài tập Toán là 5.... c) Cây cột cờ cao 10......... GV gọi HS làm miệng. GV cùng HS khác nhận xét. Bài 3: Tính chu vi hình tam giác ABC, biết độ dài mỗi cạnh của nó dài 30mm. Yêu cầu HS làm bài vào vở, GV chấm vở, sửa bài. 3) Củng cố – Dặn dò Xem lại bài, chuẩn bị: Phép cộng và phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000. 4)Nhận xét tiết học - HS viết km, mm. Bài 1: HS làm miệng 1km = 1000m 1000 m = 1km 1m = 10 dm 10dm = 1m 100cm = 1dm 1m =100 cm 1cm = 10mm 1000mm = 1m 1m = 1000mm 10mm = 1cm Bài 2: HS đọc đề và trả lời miệng từng câu a) km b) mm c)m Bài 3: HS làm bài vào vở Bài giải Chu vi hình tam giác ABC là: 30 + 30 + 30 = 90 ( mm ) Đáp số : 90mm - HS lắng nghe 2. CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT TẬP ĐỌC: CHÁU NHỚ BÁC HỒ & CHÍNH TẢ: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG. I. Mục tiêu - Biết ngắt nhịp thơ hợp lí; bước đầu biết đọc với giọng nhe, tình cảm.ï nhàng, tình cảm - Hiểu được nội dung: Tình cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác hồ kính yêu. - Viết được 1 số từ khó trong bài chính tả. II. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài : Tập đọc: Cháu nhớ Bác Hồ & Chính tả: Ai ngoan sẽ được thưởng. I. Tập đọc: Cháu nhớ Bác Hồ - GV cho HS học thuộc lòng bài thơ. - Gọi 2 HS lần lượt đọc thuộc lòng bài thơ. - Cho cả lớp đọc thuộc lòng cả bài thơ. - GV đặt câu hỏi và gọi HS trả lời, GV nhận xét. 1. Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu? - Bến Ô lâu ở đâu? - GV :. 2. Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác? 3. Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu? 4. Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ? - GV: Qua bài nàycác em đã hiểu tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi miền Nam, thiếu nhi cả nước đối với Bác- Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. II. Chính tả: Ai ngoan sẽ được thưởng. - GV gọi HS đọc lại đoạn chính tả của bài : Ai ngoan sẽ được thưởng. - GV đọc lại 1 số từ khó ( quây quanh Bác, đoàn học sinh, dắt, hồng hào) cho HS viết vào bảng con. GV nhận xét. 2) Củng cố, dặn dò: Xem lại bài, chuẩn bị bài: TĐ: Chiếc rễ đa tròn & TLV: Nghe – Trả lời câu hỏi. 3) Nhận xét tiết học - HS lắng nghe - HS học - 2HS đọc - HS đọc ĐT - HS lắng nghe câu hỏi, trả lời. 1. Bạn nhỏ trong bài ở Ô Lâu. - Ô Lâu là một con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. 2. Ở trong vùng tạm chiếm, địch cấm nhân dân ta treo ảnh Bác Hồ, vì Bác là người lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu giành độc lập, tự do. 3. Hình ảnh Bác hiện lên rất đẹp trong tâm trí bạn nhỏ: đôi má Bác hồng hào, râu tóc Bác bạc phơ, mắt Bác sáng tựa vì sao. 4. Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác cất thầm để ngắm Bác. Ôm hôn ảnh Bác, bạn tưởng như được Bác hôn. - HS lắng nghe - HS đọc - HS viết vào bảng con. - HS lắng nghe NS: 30/4/2012 Thứ năm ND: 3/5/2012 TC- NGLL LÀM CON BƯỚM Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Làm con bướm 2. Hướng dẫn thực hành - GV treo hình quy trình làm con bướm và yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm con bướm theo các bước. GV nhận xét. - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 4. - GV lưu ý HS mỗi lần gấp phải mép sát nan giấy trước và miết kĩ. - Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm của nhóm mình. - Đánh giá sản phẩm của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tinh thần, sự chuẩn bị của học sinh. - Xem lại bài, chuẩn bị bài: Làm con bướm 4. Nhận xét tiết học - HS lắng nghe - HS nhắc lại quy trình + Bước 1: Cắt giấy + Bước 2: Gấp cánh bướm + Bước 3: Buộc thân bướm + Bước 4: Làm râu bướm - HS thực hành theo nhóm 4. - HS trưng bày sản phẩm - HS lắng nghe LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 31 THỨ MÔN TÊN BÀI DẠY 2 Củng cố Tiếng Việt TĐ: Chiếc rễ đa tròn & Tập làm văn: Nghe – Trả lời câu hỏi 4 Củng cố Toán Phép cộng, phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000. 4 Củng cố Tiếng Việt TĐ: Cây và hoa bên lăng Bác & CT: Việt Nam có Bác 5 TC- NGLL Làm con bướm Chiều thứ hai NS: 5/5/2012 CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT ND: 7/5/2012 TĐ: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN & TLV: NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI. I. Mục tiêu - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu câu, các cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. - Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối. - Viết được câi trả lời theo ý hiểu của mình. - Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài: TĐ: Chiếc rễ đa tròn & TLV: Nghe – Trả lời câu hỏi. I. TĐ: Chiếc rễ đa tròn - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài. - Gọi 6 HS đọc nối tiếp cả bài. ( 2 lần) - GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời, GV nhận xét. 1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì? 2. Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn? 3. Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào? 4. Các bạn nhỏ thích chơi trògì bên cây đa? 5. Hãy nói 1 câu về + Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi? + Thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh. - GV: Qua bài này chúng ta thấy việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người II. TLV: Nghe – Trả lời câu hỏi. - GV kể lại câu chuyện 1 lần. - Gọi HS trả lời lại lần lượt các câu hỏi trong SGK. GV nhận xét. - GV: Qua câu chuyện Qua suối, giúp HS hiểu được tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với mọi người. Từ đó rút ra bài học cho bản thân: cần quan tâm đến mọi người xung quanh, làm việc gì cũng nghĩ đến người khác. 2) Củng cố, dặn dò Xem lại bài, chuẩn bị bài: TĐ: Cây đa quê hương & CT: Những quả đào 3)Nhận xét tiết học - HS lắng nghe - HS đọc thầm lại bài. - HS đọc - HS lắng nghe câu hỏi, trả lời. 1. Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại rồi trồng cho chiếc rễ mọc tiếp. 2.Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất. 3.Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn. 4. Các bạn vào thăm nhà Bác thích chui qua lại vòng lá tròn được tạo nên từ rễ đa. 5. HS phát biểu: - Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi - Bác luôn quan tâm đến mọi vật xung quanh. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS trả lời câu hỏi a) Bác và các chiến sĩ đi công tác. b) Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh. c) Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa. d) Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa. - HS lắng nghe - HS lắng nghe Chiều thứ tư NS: 6/5/2012 1.CỦNG CỐ TOÁN ND:9/5/2012 PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ ) TRONG PHẠM VI 1000. I. Mục tiêu - Biết cách tính cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000. - Biết cộng, trừ (không nhớ) nhẩm các số tròn trăm. - Biết giải bài toán về cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000 - Biết tính chu vi hình tam giác. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài: Phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. 2) Thực hành GV chép bài lên bảng cho HS quan sát và làm: Bài 1: Đặt tính rồi tính 111 + 634 482 + 317 964 – 342 852 – 410 Yêu cầu HS làm bảng con. GV nhận xét. Bài 2: Tính nhẩm 600 + 100 = 800 – 500 = 700 – 300 = 1000- 200 = 600 + 400 = 1000 – 500 = 900 – 300 = 700 + 300 = Gọi HS trả lời miệng các kết quả. GV nhận xét. Bài 3: Minh có 376 cái kẹo, Minh cho em 165 các kẹo. Hỏi Minh còn lại bao nhiêu cái kẹo? Bài 4: Tính chu vi hình tam giác ABC, biết độ dài mỗi cạnh của nó là 300 mm. Bài 3, bài 4 yêu cầu HS làm vào vở. GV chấm vở, sửa bài. 3) Củng cố – Dặn dò Xem lại bài, chuẩn bị: Luyện tập, luyện tập chung 4)Nhận xét tiết học. Bài 1: HS làøm bảng con + - + + 111 482 964 852 634 317 342 410 745 799 622 442 Bài 2: HS làm miệng. 600 + 100 = 700 800 – 500 = 300 700 – 300 = 400 1000- 200 = 800 600 + 400 = 1000 1000 – 500 = 500 900 – 300 = 600 700 + 300 = 1000 Bài 3: HS làm bài vào vở Bài giải Số cái kẹo Minh còn lại là: 376 – 165 = 211 ( cái kẹo ) Đáp số: 211 cái kẹo. Bài 4: HS làm: Chu vi của hình tam giác ABC là: 300 + 300 + 300 = 900(mm) Đáp số: 900mm - HS lắng nghe 2. CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT TĐ: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC & CT: VIỆT NAM CÓ BÁC I. Mục tiêu - HS đọc rành mạch toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩu, giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung bài: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. - Làm được BT2 hoặc BT3a / b của bài chính tả. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài: TĐ: Cây và hoa bên lăng Bác & CT: Việt Nam có Bác. I. TĐ: Cây và hoa bên lăng Bác - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài. - Gọi 2 HS đọc lại cả bài. - GV đặt câu hỏi và gọi HS trả lời. 1. Kể tên các loại cây được trồng phía trước lăng Bác? 2. Kể tên những loài hoa nổi tiếng nào ở khắp mọi miền đất nước được trồng quanh lăng Bác? 3. Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác? II. CT: Việt Nam có Bác - GV gọi HS đọc lại bài chính tả. - Yêu cầu HS làm VBT phần chính tả, GV sửa bài. 2) Củng cố – Dặn dò Xem lại bài, chuẩn bị bài: TĐ: Chuyện quả bầu & TLV: Đáp lời khen ngợi, tả ngắn về Bác Hồ. 3) Nhận xét tiết học - HS lắng nghe - HS đọc thầm lại bài. - 2 HS lần lượt đọc lại cả bài. - HS lắng nghe câu hỏi và trả lời. 1. Cây vạn tuế, cây dầu nước, cây hoa ban. 2. Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu. 3. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. - 1 HS đọc. - HS làm VBT chính tả: 1) bưởi, dừa, rào, đỏ, rau, những, gỗ, chẳng, giường. 2) Tàu rời ga./ Sơn Tinh dời từng dãy núi. Hổ là loài thú dữ./ Bộ đội canh giữ biển trời. Con cò bay lả bay la./ Không uống nước lã. Anh trai em tập võ./ Vỏ cây sung xù xì. - HS lắng nghe NS: 6/5/2012 Thứ năm ND:10/5/2012 TC- NGLL LÀM CON BƯỚM Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Làm con bướm 2. Hướng dẫn thực hành - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm con bướm theo các bước. GV nhận xét. - Tổ chức cho HS thực hành nhóm đôi. - GV khuyến khích HS trang trí vào sản phẩm đã hoàn thành. - Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm đã hoàn thành. - Đánh giá sản phẩm của HS, tuyên dương những sản phẩm làm và trang trí đẹp. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tinh thần, sự chuẩn bị của học sinh. - Xem lại bài, chuẩn bị bài: Làm con bướm 4. Nhận xét tiết học - HS lắng nghe - HS nhắc lại quy trình + Bước 1: Cắt giấy + Bước 2: Gấp cánh bướm + Bước 3: Buộc thân bướm + Bước 4: Làm râu bướm - HS thực hành theo nhóm đôi - HS trưng bày sản phẩm - HS lắng nghe - HS lắng nghe LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 32 THỨ MÔN TÊN BÀI DẠY 2 Củng cố Tiếng Việt TĐ: Chuyện quả bầu & TLV: Đáp lời khen ngợi, tả ngắn về Bác Hồ. 4 Củng cố Toán Luyện tập – Luyện tập chung 4 Củng cố Tiếng

File đính kèm:

  • docGIAO AN BUOI CHIEU.doc
Giáo án liên quan