Giáo án cả năm Vật lí 6

CHƯƠNG I : CƠ HỌC

Bài 1: ĐO ĐỘ DÀI

I MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.

- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

2.Kỹ năng:

- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.

- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.

- Biết tính giá trị trung bình của kết quả đo

3.Thái độ:

- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

+ 4 thước dây có ĐCNN là 1mm

+ 4 thước cuộn hoặc thước mét

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án cả năm Vật lí 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : CƠ HỌC Bài 1: ĐO ĐỘ DÀI I MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng. - Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. 2.Kỹ năng: - Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo - Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích. - Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. - Biết tính giá trị trung bình của kết quả đo 3.Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm. II. CHUẨN BỊ: + 4 thước dây có ĐCNN là 1mm + 4 thước cuộn hoặc thước mét III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định tổ chức: Sĩ số - làm quen lớp 2.Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập: (2phút) - GV: Đặt vấn đề như trong SGK: 3.Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Đơn vị đo độ dài 1. - Yêu cầu HS tự ôn tập, trả lời câu C1 2. Ước lượng đo độ dài: Trong mỗi bàn cho 1 HS ước lượng, 1HS khác kiểm tra theo câu C2 Yêu cầu HS về thực hiện trả lời C3 II. Đo độ dài 1. Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và trả lời câu C4. Yêu cầu HS đọc khái niệm GHĐ và ĐCNN C5. Yêu cầu HS về thực hiện Yêu cầu HS thực hành câu C6, C7 Kiểm tra HS trình bày vì sao lại chọn thước đó? Thông báo: Việc chọn thước đo có ĐCNN và GHĐ phù hợp với độ dài của vật đo giúp ta đo chính xác. Nêu ví dụ cho HS rõ. 2. Đo dộ dài Yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện thực hành theo SGK III. Cách đo dộ dài Yêu cầu HS đọc kỹ các câu hỏi C1; C2; C3; C4; C5, sau đó thảo luận nhóm trả lời câu C6 Rút ra kết luận . Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đã phân và thực hiện C6 I. Đơn vị đo độ dài 1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài 1m = 10 dm; 1m = 100cm 1m = 1000mm; 1km = 1000m 2. Ước lượng đo độ dài: II. Đo độ dài : 1. Tìm hiểu dụng cụ đo dộ dài : Hoạt động theo nhóm trả lời C4 Đọc tài liệu và trả lời: - GHĐ của thước là...... ĐCNN của thước là.... Hoạt động cá nhân trả lời câu C6, C7. Hoạt động các nhân 2. Đo dộ dài Các nhóm tiến hành đo và ghi kết quả vào bảng 1.1 III. Cách đo dộ dài - Thực hiện theo nhóm. Kết Luận. C6: (1)Độ dài, (2)GHĐ, (3)ĐCNN, (4)dọc theo, (5)Ngang bằng với, (6)Vuông góc, (7)Gần nhất 4. Vận dụng Yêu cầu HS các cá nhân thực hiện nhanh và cần độ chính xác trong các C7; C8; C9. Vậy để đo độ dài ta cần thực hiện các thao tác gì? Yêu cầu HS lại kiến thức cơ bản về cách đo độ dài. Làm việc cá nhân các câu C7, C8, C9. Thảo luận cả lớp. Chú ý: cách đo độ dài: + Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. + Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. + Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. 5.Hướng dẫn về nhà: a. Bài vừa học: Học thuộc phần ghi nhớ, tự luyện tập cách đổi đơn vị độ dài . Đọc phần "Có thể em chưa biết". b. Bài sắp học: Soạn bài 3, kẻ sẵn bảng 3.1 SGK trang14 Bài 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng - Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ thích hợp. 2. Kỹ năng: - Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. - Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích của chất lỏng. 3. Thái độ: - Rèn tính trung thực tỉ mỉ, thận trọng trong khi đo thể tích của chất lỏng. II. CHUẨN BỊ: - Một số vật dụng đựng chất lỏng, một số ca có để sẵn chất lỏng. - Mỗi nhóm có từ 2 đến 3 loại bình chia độ. - Mỗi nhóm một ít đá nhỏ và dây buộc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 1. GHĐ và ĐCNN của thước là gì ? Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng mới chọn thước?. 2. Trình bày cách đo độ dài ? * GV: Đặt vấn đề như trong SGK: 3.Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Yêu cầu HS đọc phần I GV: Một vật dù lớn hay nhỏ cũng chiếm một khoảng trong không gian gọi là thể tích. - Đơn vị đo thể tích nào thường dùng? - GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1. I. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH: HS: - Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l). 1 lít =1dm3; 1ml = 1cm3= 1cc. . C1: + 1 m3 = 1000dm3 = 1000000cm3. + 1 m3 = 1000l = 1000000ml =1000000cc - Giới thiệu cho HS quan sát các bình chia độ trong hình 3.1 SGK và cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi bình. (trả lời C2). - Ở nhà các em thường thấy dùng dụng cụ gì để đo thể tích chất lỏng (C3) -Giới thiệu các loại bình đo thể tích trong thí nghiệm. Cho các em quan sát các loại bình chia độ(Đổi nhóm 2 lần)C4 - Vậy có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng? (C5) II. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG. 1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng. C2: + Ca to có GHĐ 1 lít; + Ca nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5lít. + Can nhựa có GHĐ là 5lít; và ĐCNN là 1lít. C3: Dùng chai lít, chai xị C4. HĐ nhóm: Quan sát & xác định GHĐ&ĐCNN của các bình chia độ C4: + Bình a: GHĐ là 100ml; ĐCNN là 2ml. + Bình b: GHĐ là 250ml; ĐCNN là 50ml. + Bình c: GHĐ là 300ml; ĐCNN là 50ml. - Dụng cụ đo thể tích chất lỏng bao gồm: bình chia độ, chai, lọ, ca đong…… - GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C6, C7,C8. - GV: Gọi một vài HS phát biểu trước lớp, thảo luận thống nhất câu trả lời. - GV: Yêu cầu HS đọc câu C9 - GV: Gọi một HS đọc kết quả sau khi đã điền từ. Sau đó GV điều chỉnh câu trả lời ghi vào vở. 2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng. C6: b) Đặt bình chia độ thẳng đứng C7: b) Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng. C8: a) 70 cm3, b) 50 cm3, c) 40 cm3, C9: a) Thể tích b) GHĐ – ĐCNN c) Thẳng đứng d) ngang với e) gần nhất. - GV: Chọn một bình có lượng nước lớn hơn GHĐ của bình chia độ và một bình có lượng nước nhỏ hơn GHĐ. - GV: Cho HS thảo luận phương án tiến hành thí nghiệm. - GV: Yêu cầu HS thực hiện bài thực hành như trong SGK, ghi kết quả vào bảng 3.1. - GV: Yêu cầu ba HS trong một nhóm đọc bảng kết quả đo. Nếu khác nhau thì yêu cầu nhóm cho biết lí do. 3. Thực hành - HS: Đưa ra phương án tiến hành thí nghiệm của mình. Sau đó chọn dụng cụ đo. - HS: Đọc phần tiến hành đo phần tiến hành đo bằng bình chia độ và ghi vào bảng kết quả. - Mỗi HS trong nhóm thực hiện một lần đo, lập một bảng kết quả riêng. 4. Củng Cố: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở đầu bài. - Để đo thể tích của chất lỏng người ta thường dùng dụng cụ nào ? - Yêu cầu HS làm bài tập 3.1. 5.Hướng dẫn về nhà: 1. Bài vừa học: - Trả lời lại các C1 đến C9 vào vở. - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 3.1 đến 3.7 SBT. 2. Bài sắp học: +Xem trước bài “Đo thể tích vật rắn không thấm nước” + Mỗi nhóm chuẩn bị vài vật rắn không thấm nước như viên đá, viên bi con ốc săt , dây cột Bài 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC I MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết sử dụng dụng cụ đo. - Biết đo thể tích của vật rắn không thấm nước. 2. Kỹ năng: - Rèn kỷ năng đo thể tích vật rắn không thấm nước 3. Thái độ: - Rèn tính trung thực tỉ mỉ, thận trọng trong khi đo thể tích của vật rắn không thấm nước. II. CHUẨN BỊ: + Mỗi nhóm: Một số vật rắn không thấm nước (đá, sỏi, đinh ốc…). Bình chia độ và dây buộc. Bình tràn (hoặc bát, đĩa). Bình chứa. Kẻ sẵn bảng 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Để đo thể tích của chất lỏng em dùng dụng cụ nào ? Nêu phương pháp đo thể tích chất lỏng. - Yêu cầu HS chữa bài 3.2 ; 3.5 SBT. * GV: Đặt vấn đề như trong SGK: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV: Ta có bình chia độ có đựng nước, muốn đo thể tích của viên sỏi ta làm sao? - Dự đoán: Có hiện tượng gì xảy ra với nước ở trong bình khi nhúng hòn đá chìm dần vào nước đến khi chìm hẳn trong nước? - Thể tích của hòn đá bằng thể tích phần nào của nước? - GV: Yêu cầu HS ghi kết quả vào phiếu học tập. - GV: Viên sỏi to hơn miệng bình chia độ, làm sao đo thể tích của nó? - H-4.3 có những loại bình nào? - Vậy khi vật lớn hơn miệng bình chia độ thì cách đo thể tích như hình 4.3. Mô tả theo hình a)?, b)?, c)? I. Cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước. 1. Dùng bình chia độ. - HS: Tiến hành đo và ghi kết quả. C1: Đo thể tích ban đầu V1, Thả hòn đá vào bình chia độ đo thể tích nước dâng lên trong bình V2 Thể tích hòn đá :V = V2 –V1 2. Dùng bình tràn. - HS mô tả: Đổ nước đầy bình tràn. Đặt bình chứa dưới vòi bình tràn. + Nhúng vật chìm trong nước ở bình tràn, Hứng lượng nước tràn ra, Đổ lượng nước tràn ra vào bình chia độ để đo thể tích. - GV: Yêu cầu HS trả lời C3, tìm từ thích hợp để hoàn thành câu kết luận. 3. Kết luận ; HS: hoàn thành câu kết luận. C3: (1) Thả chìm (2) dâng lên (3) Thả (4) Tràn ra - GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước đo thể tích vật ? ( 2 trường hợp) - GV: Quan sát HS đo và hướng dẫn cách đo cho HS. - Yêu cầu HS đo ba lần một vật. 4. Thực hành. - HS: nhắc lại các bước đo thể tích vật + Tiến hành đo và điền vào bảng 4.1. + Tính giá trị trung bình. - GV: Hướng dẫn HS thảo luận về những điều cần chú ý để thực hiện phép đo được chính xác (Như: những động tác nào có thể làm cho lượng nước đổ vào bình chia độ không bằng thể tích của vật?). - GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm câu C5, C6 để HS về nhà làm. II. Vận dụng - HS: C4: Chuẩn bị cá nhân thảo luận chung ở lớp. + Nước tràn ra bát trước khi thả vật vào bình tràn, phải thấm khô bát rồi mới thả vật vào. + Nhấc ca đầy nước ra khỏi bát dễ làm nước bị sánh tràn thêm ra bát. + Nước còn dính vào bát, không đổ hết sang bình chia độ. 4. Củng cố: (3 phút) - Yêu cầu đọc phần ghi nhớ. - Trình bày cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước ? - Yêu cầu HS làm bài tập 4.1, 4.2 SBT. 5. Dặn dò. (5 phút) 1. Bài vừa học: - Trả lời lại các C1 đến C3 vào vở. - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 4.2 đến 4.5 SBT. 2. Bài sắp học: + Xem trước bài 5 + Ôn lại các đơn vị đo khối lượng + Tìm hiểu xem có bao nhiêu loại cân Bài 5: KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG I MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. - Biết được khối lượng của quả cân 1kg. - Biết sử dụng cân rôbecvan, đo được khối lượng của một vật bằng cân, chỉ ra được GHĐ và ĐCNN của cân. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đo khối lượng bằng cân, đọc GHĐ và ĐCNN của cân. 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận trung thực khi đọc kết quả TN. II. CHUẨN BỊ: + Mỗi nhóm: 1 chiếc cân bất kì, 1 cân rôbecvan, 2 vật để cân + Cả lớp: Tranh vẽ phóng to các loại cân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Muốn đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng phương pháp nào? Cho biết thế nào là GHĐ và ĐCNN của bình chia độ? 3. Bài mới: Muốn biết mình nặng bao nhiêu em làm thế nào? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu con số ghi trên 1 số túi đựng hàng. Con số đó cho biết điều gì?. - GV: Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C1, C2. - Vậy khối lượng của một vật là gì? - Khối lượng của con voi sẽ thế nào? Hạt cát có KL không? - GV: Đưa ra thông báo: Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng. - GV: Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân trả lời C3, C4, C5, C6. - GV: Điều khiển HS hoạt động theo nhóm nhắc lại đơn vị đo khối lượng. - GV: Yêu cầu HS điền vào chỗ trống: 1kg = 1000g ; 1tạ = 100kg ; 1 tấn = 1000kg; 1 g = kg. I. KHỐI LƯỢNG – ĐƠN VỊ CỦA KHỐI LƯỢNG 1. Khối lượng. - HS: trả lời C1, C2. - Khối lượng của một vật là biết lượng chất chứa trong vật. - Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng. - HS: trả lời các câu C3,C4,C5.C6. C3: (1) 500g C5: (3) khối lượng C4 : (2) 397g C6 : (4) lượng. 2. Đơn vị đo khối lượng. - HS: Đưa ra các đơn vị đo khối lượng. + Đơn vị đo khôi lượng chính là kilôgam, ngoài ra còn có gam(g), tạ , tấn… 1kg = 1000g ; 1tạ = 100kg ; 1 tấn = 1000kg - HS: Thảo luận cách đổi của các đơn vị đo khối lượng thường gặp - GV: Yêu cầu HS phân tích hình 5.2 và so sánh cân trong hình 5.2 với cân thật thường dùng trong đời sống. -GV: Cho HS quan sát cân rôbecvan và yêu cầu chỉ ra GHĐ và ĐCNN của cân này. - GV: Giới thiệu cho HS núm điều khiển để chỉnh cân về số không. - GV: Giới thiệu vạch chia trên thanh đòn. - GV: Thực hiện các động tác mẫu khi sử dụng cân rôbecvan để cân một số vật bất kì. - GV: Yêu cầu HS nhắc lại các động tác phải làm. Gọi 2; 3 HS lần lượt lên bàn GV cân khối lượng của cùng một vật. Lưu ý: Nếu có kết quả khác nhau thì hỏi HS cần sử lý như thế nào ? (Lấy giá trị trung bình). - GV: Yêu cầu HS trả lời câu C9. - GV: Giới thiệu để HS nhận biết trên hình vẽ, sơ bộ giới thiệu cách cân. Sau đó các em liên hệ xem trong đời sống đã thấy các loại cân đó ở đâu và còn thấy loại cân nào khác tương tự. II. ĐO KHỐI LƯỢNG 1. Tìm hiểu cân rôbecvan. - HS: Quan sát và chỉ ra các bộ phận của cân tương ứng. C7: đòn cân (1); đĩa cân (2) ; kim cân (3); hộp quả cân (4). - HS: Quan sát cân rôbecvan để tìm ra GHĐ và ĐCNN. C8: + GHĐ là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân. + ĐCNN là khối lượng quả cân nhỏ nhất có trong hộp. 2. Cách dùng cân rôbecvan. - HS: Quan sát GV làm và ghi vào vở trình tự các động tác phải làm. - HS: cân một số vật bằng cân rôbecvan. - HS: điền vào chỗ trống trong câu C9: (1) điều chỉnh số 0; (2) vật đem cân, (3) quả cân; (4) thăng bằng ; (5) đúng giữa: (6) quả cân ; (7) vật đem cân. 3. Các loại cân. - HS: để tìm hiểu thêm một số loại cân thường gặp trong đời sống. - GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để trả lời C12, C13. III. VẬN DỤNG. - HS: tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của cân mình có. - HS: trả lời C13. C13: Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn không được đi qua cầu. 4. Củng cố:(2p) - Cho biết khối lượng và đơn vị đo khối lượng là gì? - Muốn đo khối lượng của một vật ta thường dùng những loại cân nào? 5. Hướng dẫn về nhà:(5p) 1. Bài vừa học: - Học bài theo vở ghi kết hợp Sgk. - Đọc phần “Có thể em chưa biết”. - Bài tập về nhà: 5.1 ->5.4 SBT 2. Bài sắp học: + Làm thế nào để quả bóng lăn đi? Làm thế nào để mũi tên bay đi? + Tìm thêm những trường hợp nào giống như vậy? Bài 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng) - Nêu được ví dụ về một số lực. - Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. - Chỉ ra được lực đẩy, lực hút, lực kéo…. Khi vật này tác dụng vào vật khác, chỉ ra được phương và chiều của các lực đó. 2. Kỹ năng: - Đo được lực bằng lực kế. - Học sinh biết cách lắp bộ thí nghiệm sau khi quan sát hình vẽ. - Nhận xét được trạng thái của vật khi chịu tác dụng của lực. 3. Thái độ: - Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra quy luật. II. CHUẨN BỊ: - Mỗi nhóm: 1 chiếc xe lăn, 1 lò xo là tròn, 1 thanh nam châm, 1 quả gia trọng, 1 giá sắt. - Cả lớp: Tranh vẽ phóng to hình 6.1,6.2, 6.3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trong bài Khối lượng – Đo khối lượng em hãy trình bày phần ghi nhớ? - Chữa bài tập 5.1 và 5.3. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV: Khi ta làm một việc gì đó, ta thường gọi là dùng sức, trong Vật lý ta gọi là lực. Em hãy nêu một vài ví dụ trong đó nói đến lực - Vậy thế nào là lực ? Lực có tác dụng gì ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay. - HS: + Dùng lực đẩy xe. + Dùng lực của tay bóp bẹp quả cam. + Người lực sĩ dùng lực nâng quả tạ lên + Dùng lực ném hòn đá. - GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn HS tiến hành lắp các thí nghiệm. - GV: Kiểm tra nhận xét của một vài nhóm sau đó yêu cầu HS rút ra nhận xét chung. - GV: Yêu cầu HS tiến hành TN hình 6.2 và hình 6.3 SGK. - GV: Kiểm tra TN của các nhóm và nhận xét của các nhóm, (GV có thể gợi ý cho HS để đưa ra nhận xét đúng). - GV: Yêu cầu HS làm câu C4 sau đó rút ra kết luận. - GV: Yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc kết luận trong SGK. I. LỰC: 1. Thí nghiệm: - HS: Tiến hành lắp và làm thí nghiệm như hướng dẫn của GV. Sau đó rút ra nhận xét chung. C1: Tác dụng của xe lên lò xo là tròn làm cho lò xo lá tròn méo đi. - HS: Tiến hành TN hình 6.2 và hình 6.3 SGK theo nhóm. Sau đó rút ra nhận xét chung: C2: Tác dụng của xe lên lò xo làm cho lò xo bị giãn dài ra. C3: Nam châm tác dụng lên quả nặng một lực hút. 2. Kết luận: - HS: Làm việc cá nhân để hoàn thành C4: a) (1) lực đẩy ; (2) lực ép. b) (3) lực kéo (4) lực kéo. c) (5) lực hút. Kết luận: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia - GV: Yêu cầu HS làm lại thí nghiệm ở hình 6.2 SGK và quan sát kĩ xem lò xo bị dãn ra theo phương nào và chiều nào? + Tại sao ko dãn ra theo phương khác ? + Lò xo dãn ra theo phương và chiều nào, phụ thuộc vào cái gì ? - GV: Vậy mỗi lực phải có phương và chiều như thế nào ? - GV: Yêu cầu HS chỉ ra phương và chiều của lực tác dụng do nam châm lên quả nặng trong TN hình 6.3 SGK. II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC: - HS: Tiến hành lại thí nghiệm hình 6.2 và quan sát: + Phụ thuộc vào phương và chiều kéo của tay. + Mỗi lực đều có phương và chiều xác định. - HS: để tìm ra phương và chiều của lực trong TN hình 6.3 SGK. - GV: Cho HS quan sát hình 6.4 SGK để trả lời câu C6, C7, C8 - GV: Nhấn mạnh trường hợp 2 đội mạnh ngang nhau thì dây đứng yên. GV: Yêu cầu HS chỉ ra chiều của mỗi đội - GV: Thông báo: Nếu chịu tác dụng của 2 đội kéo mà sợi dây vẫn đứng yên thì ta nói sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng. - GV: Hướng dẫn HS điền câu hỏi C8. - GV: Gọi một HS đọc to để các HS khác bổ sung. III. HAI LỰC CÂN BẰNG: - HS: Quan sát hình 6.4 SGK và trả lời các câu C6. C6: Sợi dây sẽ chuyển động về phía bên trái, bên phải, đứng yên khi đội bên trái mạnh hơn, đội bên phải mạnh hơn, và hai đội mạnh ngang nhau. HS: Hoạt động cá nhân trả lời C7, C8. C7: + phương dọc theo sợi dây + chiều của hai đội ngược nhau. C8: a) (1) cân bằng; (2) đứng yên. (3) chiều. (4) phương; (5) chiều - GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi C9, C10. - GV: Sửa chữa câu trả lời của HS (nếu có sai sót) IV. VẬN DỤNG - HS: trả lời: C9: a) lực đẩy; b) lực kéo. - HS: Nêu một số VD về hai lực cân bằng. 4. Củng Cố: (2 phút) - GV nhắc lại khái niệm về lực, hai lực cân bằng; - Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết. 5. Dặn dò: (5p) 1. Bài vừa học: - Học bài theo vở ghi kết hợp Sgk, về sưu tầm một số TN về hai lực cân bằng. - Bài tập về nhà: BT 6 SBT. 2. Bài sắp học + Xem trước bài 7 + Khi có lực tác dụng sẽ làm vật có những thay đổi gì? Bài 7: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu cơ bản để nhận biết lực: Khi tác dụng lên vật thì có thể gây ra biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. - Nêu được các kiểu biến đổi chuyển động và một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật. - Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng vật đó. Kỹ năng: - Biết lắp ráp thí nghiệm, phân tích thí nghiệm hiện tượng để rút ra kết luận của vật chịu tác dụng lực. Thái độ: - Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra quy luật. II. CHUẨN BỊ: - Mỗi nhóm: 1 xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo xoắn, 1 lò xo là tròn, 2 hòn bi, 1 sợi dây. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định (1 phút) Sĩ số: Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Em hãy phát biểu khái niệm về lực. Thế nào là hai lực cân bằng, cho ví dụ về hai lực cân bằng. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV: Thường thì dựa vào sự co duỗi của tay hay chân mà ta biết rằng mình đang kéo hay đẩy vật, nghĩa là tác dụng lên vật một lực. Nhưng bây giờ giả sử không trông thấy tay đẩy xe ở hình 6.1 SGK thì căn cứ vào đâu mà biết được rằng xe tác dụng vào lò xo một lực? - GV: Ta hãy xét xem lực có thể gây ra những kết quả gì ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. - HS: đưa ra ý kiến của mình + Lò xo bị bẹp lại + Xe chuyển động về phía lò xo, đẩy một bên của lò xo. - GV: Hướng dẫn HS đọc phần thông tin 1 trong SGK. - GV: Thế nào là sự biến đổi chuyển động của một vật? - GV: Yêu câu HS nêu một số ví dụ minh hoạ những sự biến đổi chuyển động. - GV: Tiến hành kéo dãn một chiếc lò xo và đưa ra câu hỏi. - Sự biến dạng của vật là như thế nào? - GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở đầu bài. I. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng 1. Những sự biến đổi chuyển động. - HS: - Tốc độ chuyển động của vật bị biến đổi hoặc bị chuyển hướng gọi là biến đổi chuyển động - HS: Trình bày một số ví dụ, cả lớp bổ sung. 2. Những sự biến dạng. - HS: Quan sát GV làm TN và đưa ra câu trả lời: - Biến dạng là sự thay đổi hình dạng của một vật. - HS: trả lời câu hỏi; C2: Người đang giương cung đã tác dụng lực vào dây cung làm cho dây cung và cánh cung bị méo. - GV: Sau khi thả tay, chiếc xe có hiện tượng gì? - Do đâu xe biến đổi chuyển động? - GV: Làm TN theo hình 7.1- Xe lăn có hiện tượng gì? Do đâu? - GV: Làm TN theo hình 7.2- Viên bi có hiện tượng gì? Do đâu? - GV: Trong cả ba trường hợp trên, kết quả tác dụng của lực làm thay đổi gì ở vật? - GV: Yêu cầu HS quan sát TN ở hình 6.2 SGK hãy cho biết, khi xe lăn tác dụng vào lò xo một lực léo thì hình dạng của lò xo như thế nào? - GV: Yêu cầu HS tiến hành TN câu C6 theo các bước trong SGK. Sau đó đưa ra nhân xét. - GV: Qua các TN trên em hãy cho biết khi có lực tác dụng vào một vật thì có thể gây ra cho vật những kết quả gì?. Yêu cầu HS hoàn thành câu C7, C8. -Vậy lực có thể gây ra biến đổi gì của vật? II. NHỮNG KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC. 1. Thí nghiệm. - HS: Quan sát TN hình 6.1 GSK trả lời câu hỏi. C3: Xe lăn biến đổi chuyển động do lực tác dụng của lò xo lá tròn - HS: C4: Lực mà tay ta tác dụng lên xe lăn làm xe biến đổi chuyển động (xe đang chuyển động bị dừng lại). - HS: C5: Lực mà lò xo tác dụng lên hòn bi khi va chạm làm thay đổi chuyển động của bi (làm bi chuyển động ngược lại). - HS: đưa ra câu trả lời: - Làm thay đổi chuyển động của vật. HS: Quan sát TN và đưa ra câu trả lời; + Bị dãn ra khi kéo căng ra. + Hình dạng bị thay đổi. HS: Tiến hành TN và đưa ra nhận xét. C6: Lực mà tay ta tác dụng lên lò xo làm lò xo bị biến dạng (lò xo bị co lại). 2. Kết luận: Lực có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm vật biến dạng - GV: Yêu cầu HS chỉ ra những kiểu biến đổi chuyển động, mỗi kiểu cho một ví dụ minh hoạ. - GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành các câu C9, C10, C11. III. VẬN DỤNG. - HS: đưa ra câu trả lời và tìm ví dụ để minh hoạ. - HS: đưa ra câu trả lời cho câu hỏi C9, C10, C11. 4. Củng Cố: (2 phút) - GV nhắc lại khái niệm về lực, hai lực cân bằng; - Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết. 5. Hướng dẫn về nhà:(5p) 1. Bài vưa hoc: - Học bài theo vở ghi kết hợp Sgk, về sưu tầm một số TN về hai lực cân bằng. - Bài tập về nhà: BT 6 SBT. 2. Bài săp hoc: + Khi trái dừa khô, tại sao không bay lên mà rơi thằng xuống đất? + Khi ném hòn đá tại sao nó không bay mãi mà lại rơi xuống đất? Bài 8: TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. - Nêu được đơn vị đo lực. - Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. - Hiểu được trọng lực hay trọng lượng của vật là gì? Nêu được phương và chiều của trọng lực. Nêu được tên đơn vị đo cường độ lực và ý nghĩa của nó. Kỹ năng: - Biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế, sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng. - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Thái độ: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra quy luật. II. CHUẨN BỊ + Mỗi nhóm: 1 giá treo, 1 lò xo, 1 quả nặng 100g, 1 dây dọi, 1 khay nước, 1 chiếc êke. + Cả lớp: hình vẽ phóng to 8.1, 8.2 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định: (1 phút) Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Khi nào thì ta nói có lực? Lực có tác dụng gì đối với vật? 3. Bài mới: Quan sát mô hình quả địa cầu ta thấy mọi vật trên quả địa cầu là nằm xung quanh nó vậy tại sao mọi vật không rơi ra ngoài? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV: Yêu cầu HS nêu phương án TN. - Trạng thái của lò xo như thế nào? -Lò xo bị biến dạng nghĩa là lò xo có t/d gì lên quả nặng? - Lực đó có phương và chiều như thế nào? - Lực của lò xo kéo quả nặng đi lên nhưng quả nặng vẫn đứng yên. Vậy em có nhận xét gì? - Gợi ý: Quả nặng đứng yên nghĩa là có 2 lực cân bằng tác dụng vào vật, vậy ngoài lức t/d của lò xo còn phải có lực nào? - GV: Viên phấn từ đứng yên sang chuyển động vậy có gì t/d vào nó? Lực này có phương , chiều thế nào? - Em hãy cho biết lực làm cân bằng với lực kéo của lò xo, hay lực làm cho viên phấn b/đ c/đ là do vật nào sinh ra? - Vậy ta thấy trái đất luôn luôn có đất dụng hút mọi vật, lực này gọi là lực hút của trái đất. Lực này có phương, chiều thế nào? - GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3. - GV: Trái đất tác dụng lên các vật một lực như thế nào? Người ta thường gọi trọng lực là gì? I. TRỌNG LỰC LÀ GÌ? 1. Thí nghiệm: HS: tiến hành lắp TN. Sau đó nhận xét : lò xo bị giãn ra ( biến dạng) HS C1: -Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng. -Lực này có phương thẳng đứng và chiều hướng lên trên, - Có một lực tác

File đính kèm:

  • docgiao an ca nam vat li 6.doc
Giáo án liên quan