Giáo án Các môn tự nhiên Lớp 5 - Chương trình học kì 1 - Hoàng Hải Hà

A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.

- Sự đánh giá của nhân dân về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.

B. Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ lớn. Bút dạ.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thày Hoạt động của trò

I. ổn định tổ chức:(1’)

II. Kiểm tra bài cũ:(3’)

- Hành động không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống Pháp của Trương Định nói lên điều gì?

- Nhận xét, ghi điểm.

III. Bài mới:

*Giới thiệu bài:(1’)

- GV giới thiệu bối cảnh nước ta nửa sau TK XIX. Một số người có tinh thần yêu nước.

1.HĐ 1: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. (17’)

- Nêu vài nét em biết về Nguyễn Trường Tộ?

- Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?

- GV nhận xét, kết luận.

- Giải nghĩa từ : Canh tân.

- Theo em, qua những đề nghị nêu trên Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì?

2.HĐ 2:(16’)

- Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ có được thực hiện không? Vì sao?

- Tại sao Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng?

- GV nhận xét, kết luận.

- Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn trường Tộ?

- GV kết luận nội dung bài học.

IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hát.

- 1, 2 em trả lời.

- HS đọc SGK: “Từ đầu sử dụng máy móc.

- Quê ở Nghệ An. Năm 1860, sang Pháp học tập.

- Thảo luận nhóm 3 vào bảng nhóm.

+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.

+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp nước ta phát triển kinh tế.

+ Mở trường dạy cách đống tàu, đúc súng, sử dụng máy móc,.

- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ xung.

- Cá nhân phát biểu ý kiến.

- HS đọc nội dung trong SGK.

- Triều đình bàn luận không thống nhất, vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ.

- Vì vua quan nhà Nguyễn bảo thủ.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS phát biểu cảm nghĩ.

- HS đọc kết luận (SGK.7).

 

doc103 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn tự nhiên Lớp 5 - Chương trình học kì 1 - Hoàng Hải Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Thứ 2 ngày 29 tháng 8 năm 2011 Lịch sử HƠN 80 NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ ( 1858 – 1945) Bài 1: “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định A – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống TD Pháp xâm lược ở Nam Kì. - Với long yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược. B - Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. Phiếu học tập. C – Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Kiểm tra bài cũ : II. Bài mới: * GTB: 1. HĐ 1: Làm việc cả lớp: - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam. - GV giới thiệu: + Sáng 1/9/1858, TD Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. + Năm sau, TD Pháp đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì đứng lên chống Pháp, tiêu biểu là phong trào kháng chiến của nhân dân do Trương Định chỉ huy. - Nêu vài nét về Trương Định? - GV giảng nội dung. - GV chia nhóm 4 HS thảo luận các câu hỏi. - Khi nhận lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ? - Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? - Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 2. HĐ 2: Làm việc cá nhân - GV nhận xét, đánh giá. 3. HĐ 3: Làm việc cả lớp - GV kết luận. - Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh vua, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp? - GV đọc thông tin tham khảo. III. Củng cố – dặn dò: - GV chốt kiến thức bài học. Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài 2. - HS lên chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông & 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. - Lắng nghe. - Quê Bình Sơn, Quảng Ngãi... - Đọc SGK, thảo luận nhóm 4(4’). + Làm quan phải tuân lệnh vua, nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, muốn tiếp tục kháng chiến.... + Suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại nguyên soái”. + Không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đọc kết luận trong SGK (Tr.5) - Cá nhân nêu suy nghĩ. - Lắng nghe. Thứ 3 ngày 30 tháng 8 năm 2011 Khoa học CHủ Đề: CON NGƯờI Và SứC KHOẻ Bài 1: Sự sinh sản A – Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. - Nêu ýnghĩa của sự sinh sản. B - Đồ dùng dạy học: - Bộ phiếu em bé, bố, mẹ ( Mỗi bộ phiếu phải có những đặc điểm giống nhau) C – Các hoạt động dạy – học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : III. Bài mới: * GTB: 1. HĐ 1: Trò chơi học tập “Bé là con ai” * Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình * Cách tiến hành: - GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi. + Phát cho mỗi HS 1 phiếu. Ai có phiếu hình em bé thì đi tìm bố, mẹ. Ai có phiếu hình bố, mẹ thì đi tìm con. + Ai tìm đúng hình (trước thời gian quy định là thắng. - Tổ chức cho HS chơi. - Kiểm tra, nhận xét, đánh giá. - Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé ? - Qua trò chơi em rút ra được điều gì ? - Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 2. HĐ 2: Làm viêc với SGK. * Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. * Cách tiến hành: - yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3(Tr.4,5) và đọc lời thoại. - Hướng dẫn HS liên hệ gia đình mình: + Lúc đầu, gia đình bạn có những ai? + Hiện nay, gia đình bạn có những ai? + Sắp tới, gia đình bạn có mấy người? Tại sao bạn biết? - GV nhận xét. - Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ - Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? - Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp. IV. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát tập thể. - Lắng nghe. - HS nhận phiếu, quan sát. - Tìm và tập hợp theo nhóm 3 người. - Nhờ những đặc điểm giống nhau giữa con cái với bố, mẹ của mình. - Quan sát, đọc lời thoại. - Thảo luận cặp(3’) - Một số nhóm trình bày. - Sinh con, duy trì nòi giống - 2 – 3 em đọc mục “Bóng đèn toả sáng”. Thứ năm ngày 1 tháng 9 năm 2011 Khoa học Bài 2: Nam hay nữ A – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ. B - Đồ dùng dạy học: - Các tấm phiếu có nội dung như SGK(Tr.8). Giấy A0(3 tờ). Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. ổn định tổ chức :(1’) II. Kiểm tra bài cũ :(4’) - Nêu ý nghĩa của sự sinh sản? III. Bài mới: * GTB:(1’) 1. HĐ 1: Thảo luận (16’) * Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. * Cách tiến hành: - Yêu cầu lớp thảo luận nhóm 3. - GV nhận xét, kết luận. - Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? - GV giảng và giới thiệu qua hình 2, 3. 2. HĐ 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”(16’) * Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn cách chơi. + Phát phiếu cho 3 tổ + Yêu cầu xếp các tấm phiếu vào bảng Nam Nữ Cả nam & nữ - GV nhận xét, đánh giá. Tuyên dương nhóm thắng cuộc. IV. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học bài và chuẩn bị b - Hát. - 1, 2 em trả lời. - HS đọc câu hỏi 1, 2, 3(Tr.6). Quan sát H.1. - Thảo luận nhóm(3’). - Đại diện mỗi nhóm trình kết quả một câu. Lớp nhận xét. - HS đọc mục “Bạn cần biết” - Cá nhân trả lời. - Lắng nghe. - Thảo luận theo tổ. - Các tổ dán bảng PBT. Giới thiệu cách sắp xếp. - Lớp nhận xét, bổ xung. Thứ sáu ngày 2 tháng 9 năm 2011 Địa lí Địa lí việt nam bài 1: việt nam - đất nước chúng ta A – Mục tiêu: - Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ và quả địa cầu. - Mô tả được vị trí địa lí, hình dạng nước ta. - Nhớ diện tích lãnh thổ của nước Việt Nam. - Thấy được những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại. B - Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả địa cầu. C – Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : III. Bài mới: * GTB: 1.HĐ 1: Vị trí địa lí và giới hạn: - Đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào? - Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ? - Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? - Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? - Tên biển của nước ta là gì? - Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta ? - GV cho HS quan sát quả địa cầu. - Vị trí của nước ta có thuận lợi gì so với các nước khác ? - Kết luận : Việt nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á. Nước ta là một bộ phận của Châu á,... 2. HĐ 2 : Hình dạng và diện tích : - Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì? - Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km? - Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km? - So sánh diện tích nước ta với một số nước trong bảng số liệu? - GV chốt kiến thức. 3. HĐ 3: Trò chơi: - GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam. Hướng dẫn HS chỉ vị trí địa lí mà GV nêu trên bản đồ. GV gắn thẻ Đ, S lên vị trí học sinh chỉ. - GV nhận xét, đánh giá. IV. Củng cố – dặn dò: - GV chốt nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn ôn bài và chuẩn bị bài sau. - Hát. - HS quan sát H.1(SGK). Cá nhân lên chỉ trên bản đồ Việt Nam. - Gồm đất liền, biển, đảo và quần đảo. - Thảo luận cặp, chỉ lược đồ trong SGK. - Giáp: Trung Quốc, Lào, Cam pu chia. - Biển bao bọc phía đông, nam và tây nam của nước ta. - Biển Đông. - Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ,... - Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa. - HS tiếp nối lên chỉ vị trí của nước ta trên quả địa cầu. - Giao lưu với các nước bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không. - HS đọc SGK. Quan sát H.2(Tr.67) - Đặc điểm : Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S. - 1650 km. - Chưa đầy 50 km. - HS quan sát bảng số liệu(Tr.68). - Nhận xét: Diện tích nước ta là 330.000 km2, đứng thứ 3 so với các nước trong bảng. - 5 HS lên chơi tiếp sức. Bạn nào chậm không chỉ được, lớp đếm đến 5 là thua. Tuần 2 : Thứ 2 ngày 5 tháng 9 năm 2011 Lịch sử Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước. A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. - Sự đánh giá của nhân dân về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ. B. Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ lớn. Bút dạ. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức:(1’) II. Kiểm tra bài cũ:(3’) - Hành động không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống Pháp của Trương Định nói lên điều gì? - Nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) - GV giới thiệu bối cảnh nước ta nửa sau TK XIX. Một số người có tinh thần yêu nước. 1.HĐ 1: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. (17’) - Nêu vài nét em biết về Nguyễn Trường Tộ? - Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ? - GV nhận xét, kết luận. - Giải nghĩa từ : Canh tân. - Theo em, qua những đề nghị nêu trên Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì? 2.HĐ 2:(16’) - Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ có được thực hiện không? Vì sao? - Tại sao Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng? - GV nhận xét, kết luận. - Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn trường Tộ? - GV kết luận nội dung bài học. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hát. - 1, 2 em trả lời. - HS đọc SGK: “Từ đầu sử dụng máy móc. - Quê ở Nghệ An. Năm 1860, sang Pháp học tập..... - Thảo luận nhóm 3 vào bảng nhóm. + Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước. + Thuê chuyên gia nước ngoài giúp nước ta phát triển kinh tế. + Mở trường dạy cách đống tàu, đúc súng, sử dụng máy móc,... - Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ xung. - Cá nhân phát biểu ý kiến. - HS đọc nội dung trong SGK. - Triều đình bàn luận không thống nhất, vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ. - Vì vua quan nhà Nguyễn bảo thủ. - HS phát biểu ý kiến. - HS phát biểu cảm nghĩ. - HS đọc kết luận (SGK.7). Thứ 3 ngày 6 tháng 9 năm 2011 Khoa học Bài 3: Nam hay nữ (Tiết 2) A. Mục tiêu: - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ. - Có ý thức tôn trọng bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ. B. Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ lớn ; bút dạ. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức:(1’) II. Kiểm tra bài cũ:(3’) - Nêu những điểm khác nhau giữa bạn trai và bạn gái? III. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) 1. HĐ 3: Thảo luận: Một số quan niệm xã hội về nam và nữ. (33’) * Mục tiêu: HS nhận ra một số quan niệm xã hội về nam và nữ; sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm này. - Có ý thức tôn trọng bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ. * Cách tiến hành: - GV chia tổ thảo luận theo câu hỏi sau - Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Hãy giải thích tại sao bạn đồng ý hoặc không đồng ý? + Công việc nội trợ là của phụ nữ. + Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. + Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật. - Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? + Liên hệ trong lớp mình có sự đối xử giữa HS nam và HS nữ không? Như vậy có hợp lí không? - Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? - Nêu VD về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và ở địa phương bạn? - GV nhận xét, kết luận. IV. Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài - Hát. - 1, 2 em trả lời. - 3 tổ thảo luận.(4’). Tổ 3 thảo luận 2 câu cuối. - Từng nhóm nêu kết quả. Lớp nhận xét. - HS đọc mục “Bạn cần biết”. Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011 Địa lí Bài 2 : Địa hình và khoáng sản. A. Mục tiêu: - Biết dựa vào bản đồ để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình và khoáng sản nước ta. - Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ. - Kể tên được một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ khoáng sản Việt Nam. PHT HĐ 2. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức:(1’) II. Kiểm tra bài cũ:(3’) - Đất nước ta gồm có những phần nào? - Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ? III. Bài mới: *Giới thiệu bài:(1’) 1.HĐ 1: Địa hình.(12’) - Chỉ vùng đồi núi và đồng bằng trên hình 1? - So sánh diện tích của vùng đồi núi với đồng bằng nước ta? - Kể tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta? + Những dãy núi nào có hướng Tây – Bắc - Đông nam ? + Những dãy núi nào có hình cách cung ? - Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta ? - Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta ? - GV nhận xét, kết luận. 2.HĐ 2 : Khoáng sản.(11’) - Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta? (Điền vào bảng sau) - GV nhận xét, kết luận. Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: Than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a – pa –tít, bô - xít. 3. HĐ 3:(10’) - GV treo bản đồ địa lí Việt Nam và bản đồ khoáng sản Việt Nam. - Gọi từng cặp lên. Yêu cầu hỏi và chỉ trên bản đồ các dãy núi, đồng bằng,.... - GV nhận xét, đánh giá. IV. Củng cố, dặn dò:(2’) - Nhận xét giờ học. chuẩn bị bàI sau - Hát. - 1, 2 HS lên bảng TLCH & chỉ lược đồ. - HS quan sát H.1 (SGK.69) - Cá nhân lên chỉ trên bản đồ. - 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng. - Dãy Hoàng Liên, dãy Trường Sơn,... - Dãy Hoàng Liên, Trường Sơn. - Dãy Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên Hải, Nam Bộ. - HS quan sát hình 2. Thảo luận nhóm 4, điền vào PHT. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - Từng cặp HS lên bảng hỏi và chỉ bản đồ. Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2011 Khoa học Bài 4: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. - Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. - Rèn khả năng phân tích, trao đổi theo nhóm. B. Đồ dùng dạy học: - SGK. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức:(1’) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: *Giới thiệu bài(1’) 1.HĐ 1: Giảng giải. (6’) * Mục tiêu: Nhận biết được một số từ khoa học: Thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai. * Cách tiến hành: - Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người? - Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì? - Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì? - GV nhận xét, kết luận. Giải nghĩa từ. 2.HĐ 2: Làm việc với SGK. (30’) * Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi. * Cách tiến hành: - GV nhận xét, kết luận. - GV kết luận về quá trình thụ tinh ở người. - Hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng? - GV nhận xét, kết luận. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫ học bài và chuẩn bị bài 5. - Hát. - Cơ quan sinh dục. - Tạo ra tinh trùng. - Tạo ra trứng. - HS đọc mục : Bạn cần biết. - HS quan sát H.1. Đọc và nối chú thích tương ứng với hình. - Cá nhân nêu ý kiến. Lớp nhận xét. + H.1a : Các tinh trùng gặp trứng. +H.1b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng. + H.1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. - Vài HS nhắc lại. - HS quan sát H.2, 3, 4, 5 (Tr.11). - Thảo luận cặp. Cá nhân nêu ý kiến. Lớp nhận xét. + H.2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh. + H.3: Thai được khoảng 8 tuần,... + H.4: Thai được khoảng 3 tháng,... + H.5: Thai được 5 tuần,... Tuần 3 Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2011 Lịch sử Cuộc phản công ở kinh thành Huế. A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 – 1896). - Trân trọng tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ? - GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: *Giới thiệu bài: 1.HĐ 1: Làm việc với cả lớp. (10’) - GV trình bày một số nét chính về tình hình nước ta năm 1884. - Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn? - Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp? 2.HĐ 2: Làm việc theo nhóm. (22’) - Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế? - GV gợi ý: Thời gian, hành động của Pháp, tinh thần quyết tâm chống Pháp của phái chủ chiến. - GV nhận xét, kết luận. Kết hợp giải nghĩa từ. - Nêu ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế? - GV nhấn mạnh: “Trong XHPK, việc đưa vua và đoàn tuỳ tùng ra khỏi kinh thành là một sự kiện hết sức trọng đại”. Tại đây, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “Cần Vương” kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp. - Chiếu Cần Vương có tác dụng gì? - GV nêu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, giới thiệu tên một số nhân vật lịch sử và cuộc khởi nghĩa trên bản đồ. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.- Yêu cầu về nhà học bài. Chuẩn bị bài: Xã hội Việt Nam cuối TK XIX - đầu TK XX. - 1, 2 em trả lời. - HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK. - Lắng nghe. - Phái chủ hoà: Chủ trương hoà với Pháp. - Phái chủ chiến: Chủ trương chống Pháp. - Cho lập căn cứ kháng chiến...; lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập - HS đọc phần chữ to (Tr.8) - Thảo luận nhóm 3 (2’). - Đại diện một số nhóm trình bày trên lược đồ. Lớp nhận xét. - Thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp. - HS quan sát H.2, 3. Đọc mục chữ nhỏ trong SGK. - Bùng lên phong trào chống Pháp trong cả nước. - HS đọc kết luận cuối bài. Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011. khoa học Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ. A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ. - Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. B. Đồ dùng dạy học:- SGK. C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu quá trình thụ tinh ở người? - GV nhận xét, ghi điểm. II. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Nội dung bài HĐ 1: Làm việc với SGK. * Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ. * Cách tiến hành: -Yêu cầu HS quan sát tranh SGK, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi. ? Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao? - GV nhận xét, kết luận. HĐ 2: Thảo luận nhóm. * Mục tiêu:HS xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. * Cách tiến hành: -Yêu cầu HS quan sát tranh SGK, thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi. ? Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai? - GV nhận xét, kết luận. ?Gia đình em có phụ nữ có thai không? Mọi người trong gia đình đã quan tâm chăm sóc phụ nữ đó như thế nào? HĐ 3: Đóng vai. * Mục tiêu: Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm. Hướng dẫn đóng vai theo chủ đề :  Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai - GV nhận xét, đánh giá. III. Củng cố, dặn dò: - Nêu lại nội dung chính của bài - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu học bài. Chuẩn bị bài : Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. - 1, 2 em trả lời. - HS quan sát H.1, 2, 3, 4 (SGK) - Thảo luận cặp đôi - Đại diện các nhóm nêu ý kiến. Lớp nhận xét, bổ sung. - HS đọc mục “Bạn cần biết” - HS quan sát H.5, 6, 7(SGK) thảo luận theo nhóm 4. Nêu nội dung từng hình. - Thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm nêu ý kiến. Lớp nhận xét, bổ sung. - HS đọc mục “Bạn cần biết”. - 1- 2 HS nêu. - HS đọc câu hỏi (SGK) - HS tập đóng vai theo nhóm. - Các nhóm trình diễn trước lớp. - HS nêu lại mục “ Bạn cần biết” Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2011. Địa lí Khí hậu A. Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu biết trình bày đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam. - Biết sự khác nhau giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam. - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Nhận xét được bảng số liệukhí hậu ở mức độ đơn giản. B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Phóng to H.1 trong SGK. - Quả địa cầu. Một số tranh về hậu quả do lũ lụt, hạn hán gây ra. C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra bài cũ: ?Nêu đặc điểm địa hình của nước ta? (3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng,...) ?Chỉ và nêu tên các dãy núi, đồng bằng lớn ở nước ta - GV nhận xét, ghi điểm II. Bài mới: *Giới thiệu bài: * Nội dung bài: 1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. ? Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? ? ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh? (Khí hậu nóng.) ? Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? (Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.) - GV treo H.1 phóng to. Yêu cầu HS lên chỉ hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7. -GV nhận xét, chốt ý đúng : +Tháng 1: Đại diện cho gió mùa Đông Bắc. +Tháng 7: Đại diện cho gió Tây Nam hoặc Đông Nam. - GV gắn bảng sơ đồ: Nhiệt đới Gần biển. Trong vùng có gió mùa. Mưa nhiều. Gió, mưa thay đổi theo mùa Khí hậu nhiệt đới gió mùa Nóng Vị trí - GV nhận xét, kết luận: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa. 2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau. - GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. ? Tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam? (về nhiệt độ, về các mùa). ?Chỉ trên H.1 miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm? -GV nhận xét, kết luận: + Miền Bắc : Mùa hạ nóng, nhiều mưa ; mùa đông lạnh, ít mưa... + Miền Nam : Khí hậu nóng quanh năm... 3. ảnh hưởng của khí hậu. ?Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất? (Khí hậu nước ta thuận lợi cho cây cối phát triển xanh tốt nhưng lại hay mưa lớn gây ra lũ lụt, bão ; khi ít mưa lại gây ra cảnh hạn hán...) - GV treo ảnh về hậu quả do lũ lụt, hạn hán gây ra. ? Lũ lụt, hạn hán gây ra những thiệt hại gì cho đời sống và sản xuất? - GV nhận xét, kết luận. III. Củng cố, dặn dò: ?Nêu lại nội dung chính của bài? - Nhận xét giờ học. -Yêu cầu về nhà học bài và chuẩn bị bài: Sông ngòi. - 1HS trả lời - 2 HS lên chỉ bản đồ. - HS quan sát quả địa cầu. - Cá nhân tiếp nối lên chỉ vị trí của Việt Nam. - HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của GV. - Cá nhân tiếp nối lên chỉ - HS lắng nghe. - Quan sát. - HS lắng nghe và nhắc lại - Quan sát. - HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã. - HS đọc SGK, quan sát bảng số liệu - Thảo luận theo cặp. Cá nhân phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét. - Cá nhân tiếp nối lên chỉ lược đồ. - HS suy nghĩ, trả lời - Quan sát. - HS phát biểu ý kiến. - HS đọc kết luận cuối bài. Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2011 Khoa học Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: Dưới 3 tuổi; từ 3 đến 6 tuổi; từ 6 đến 10 tuổi. - Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. B. Đồ dùng dạy học: - HS sưu tầm tranh ảnh của trẻ em. Giấy A0, bút dạ. C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra bài cũ: ?Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao? - GV nhận xét, ghi điểm. II. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Nội dung bài Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. * Mục tiêu: Nêu được tuổi và đặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được. * Cách tiến hành: -Yêu cầu HS trưng bày các tấm ảnh đã chuẩn bị trước. ? Em bé trong ảnh mấy tuổi và đã biết làm gì? - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” * Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: Dưới 3 tuổi; từ 3 đến 6 tuổi; từ 6 đến 10 tuổi. * Cách tiến hành: - GV phổ biến cách chơi, luật chơi. + Đọc thông tin và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào. Viết đáp án vào giấy (xong thì vỗ tay). + Nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc. -GVnhận xét, kết luận. Tuyên dương nhóm thắng cuộc Đáp án: 1 – b; 2 – a; 3 – c. Hoạt động 3: Thực hành. * Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. * Cách tiến hành: ? Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người? (Đó là lứa tuổi mà cơ thể chúng ta có nhiều biến đổi.) - GV nhận xét, kết luận. III. Củng cố, dặn dò: - Nêu lại nội dung chính của bài - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn thực hiện vệ sinh cá nhân. - 1,

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_tu_nhien_lop_5_chuong_trinh_hoc_ki_1_hoang_h.doc