Giáo án Chí phèo ( Nam Cao )

1. Kiến thức

- Hiểu được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích, tổng hợp những vấn đề văn học sử.

3. Thái độ

- Trân trọng Nam Cao, nghiên cứu một cách nghiêm túc về Nam Cao.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- SGK, SGV, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo

2. Học sinh

- SGK, vở soạn, vở ghi

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chí phèo ( Nam Cao ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Tiết 49 Ngày soạn Chí phèo ( Nam Cao ) A. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật của Nam Cao. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích, tổng hợp những vấn đề văn học sử. 3. Thái độ - Trân trọng Nam Cao, nghiên cứu một cách nghiêm túc về Nam Cao. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - SGK, SGV, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo… 2. Học sinh - SGK, vở soạn, vở ghi… III. Phương pháp dạy học - Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm. - Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập. - Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn. IV. Tiến trình lên lớp 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc trưng của truyện và những yêu cầu đọc truyện. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: - Tóm tắt ngắn gọn tiểu sử Nam Cao? (Bút danh ghép đầu tên huyện và tổng: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Song, phủ Lý Nhân). - GV: Nhận xét về con người Nam Cao? - HS trao đổi, trả lời Họat động 2 ( Tìm hiểu sự nghiệp văn học) - Văn học lãng mạn: thi vị hoá cuộc sống đen tối, bất công. - Yêu Cầu: Nghệ thuật phải gắn với hiện thực (Giăng sáng, Đời thừa) - GV: Nam Cao đề cập đến vấn đề gì ở mảng đề tài người trí thức nghèo? - HS suy nghĩ, trả lời -ý nghĩa của vấn đề? - GV: Vấn đề phản ánh ở đề tài người nông dân nghèo là gì? ý nghĩa của vấn đề? - HS suy nghĩ, trả lời - GV: Những điểm chính trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao? - HS dựa vào SGK trả lời. Phần một: Tác giả I. Vài nét về tiểu sử và con người 1. Tiểu sử a. Gia đình, quê hương - Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đói truyền kiếp. - Gia đình công giáo. - Làng quê nghèo, xa phủ, xa tỉnh. Vùng đất chiêm trũng, nạn đói và nạn cường hào. b. Học vấn - Là nhà văn điển hình cho các nhà văn thời kì này. Học vấn không cao nhưng tài năng đạt đến độ uyên bác bởi khả năng tự trau dồi. - Học hết thành chung phải đi kiếm sống và bắt đầu viết văn. Sau đó đi dạy học, làm gia sư, viết văn. c. Đường đời - Sinh ra và lớn lên ở làng quê. Khi trưởng thành, ông từng đi thi; không đỗ, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống nhưng ốm bệnh rồi trở về quê nhà. - Nam Cao theo cách mạng, ông tham gia các cuộc kháng chiến của phong trào cách mạng và gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam. - 1951, ông cùng một số nhà văn đi vận động thuế theo chủ trương nhà nước. Trong cuộc đi đầu, ông đã hi sinh ở Ninh Bình. 2. Con người - Một con người nhìn bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm vô cùng phong phú. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân mình để thoát khỏi lối sống tầm thường và vươn tới cuộc sống cao đẹp với đúng nghĩa con người. Ông thấy hổ thẹn với những gì mà ông cho là tầm thường, thấp kém. - Là con người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức, bị khinh miệt. đ Cuộc đời Nam Cao là cuộc đời của một con người chân chính, một nhà văn nhân đạo, một trí thức tài năng, cao đẹp. II. Sự nghiệp văn học 1. Quan điểm nghệ thuật - Đoạn tuyệt với thứ văn chương lãng mạn xa rời cuộc sống tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa “nghệ thuật vị nhân sinh”. - Nghệ thuật phải phản ánh hiện thực một cách sâu sắc và thấm nhuần nội dung nhân đạo cao cả. - Người cầm bút phải có lương tâm, phải có sự sáng tạo. - Sau cách mạng : khẳng định sứ mệnh chiến đấu của nhà văn. đ Từ chỗ thấy rõ trách nhiệm phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân lao động đến việc khẳng định sứ mệnh chiến đấu của nhà văn là một bước tiến vượt bậc trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. 2. Các đề tài chính a. Đề tài người trí thức nghèo - Vấn đề phản ánh: Tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội. Những con người có hoài bão lớn lao, khát vọng cháy bỏng nhưng họ lại bị xã hội bất công, bị cuộc sống đói nghèo vùi dập (Sống mòn, Đời thừa). -ý nghĩa: Phê phán xã hội đã tàn phá tâm hồn con người. Khát khao về một lẽ sống lớn, về một cuộc sống tốt lành thực sự có ý nghĩa. b. Đề tài về người nông dân nghèo: - Vấn đề phản ánh: Bức tranh chân thực về cuộc sống tối tăm, cực nhục của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám (Chí Phèo, Lão Hạc...) -ý nghĩa : . Kết án đanh thép xã hội tàn bạo đã xô đẩy, đã huỷ diệt nhân tính của những con người bản chất vốn hiền lành, lương thiện. . Khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị xã hội vùi dập. c. Sau cách mạng Tháng 8 Ông chưa viết được nhiều song “Đôi mắt” và “Nhật ký ở rừng” là những tác phẩm có giá trị của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đặc biệt “Đôi mắt” được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn. 3. Phong cách nghệ thuật - Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người (đời sống bên trong). - Có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý nhân vật (Chí Phèo). - Thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại nội tâm. - Kết cấu truyện theo mạch tâm lý linh hoạt. - Đề tài quen thuộc thường xảy ra hàng ngày nhưng thông qua đó là những vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc. - Giọng điệu: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương. 4. Củng cố - Nắm bản chất con người Nam Cao. - Quan điểm nghệ thuật, phong cách nghệ thuật. - Các đề tài chính. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài, tìm những nhân vật minh hoạ cho những lời nhận xét, đánh giá về sự nghiệp sáng tác của Nam Cao.

File đính kèm:

  • docChi Pheo 1 Nam Cao.doc
Giáo án liên quan