1Về kiến thức: Giúp hs:
- Có những hiểu biết sơ bộ về tác giả Ngô Thì Nhậm
- Củng cố kiến thức về thể loại chiếu
- Nắm được hoàn cảnh ra đời bài chiếu
- Nhận biết bố cục văn bản
- Bước đầu thâm nhập văn bản: nhận thức được quy luật xuất xử của người hiền theo quan niệm của nho giáo
- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung.
- Cảm nhận được nghệ thuật thuyết phục của cách đặt vấn đề bài chiếu.
2.Về kĩ năng:
- Góp phần giúp hs rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản (chiếu)
3.Về thái độ:
- Giáo dục hs nhận thức được vai trò quan trọng của hiền tài đối với sự phát triển của quốc gia.
- Biết trân trọng, ngưỡng mộ người hiền
Có ý thức rèn luyện không ngừng để trở thành công dân tốt, góp phần đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5778 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chiếu cầu hiền( tiết 1)- Ngô Thì Nhậm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26
Soạn ngày 14/10/2007 Chiếu cầu hiền (Tiết 1)
(Ngô Thì Nhậm)
A.Mục tiêu:
1Về kiến thức: Giúp hs:
Có những hiểu biết sơ bộ về tác giả Ngô Thì Nhậm
Củng cố kiến thức về thể loại chiếu
Nắm được hoàn cảnh ra đời bài chiếu
Nhận biết bố cục văn bản
Bước đầu thâm nhập văn bản: nhận thức được quy luật xuất xử của người hiền theo quan niệm của nho giáo
Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung.
Cảm nhận được nghệ thuật thuyết phục của cách đặt vấn đề bài chiếu.
2.Về kĩ năng:
Góp phần giúp hs rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản (chiếu)
3.Về thái độ:
Giáo dục hs nhận thức được vai trò quan trọng của hiền tài đối với sự phát triển của quốc gia.
Biết trân trọng, ngưỡng mộ người hiền
Có ý thức rèn luyện không ngừng để trở thành công dân tốt, góp phần đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
B.Phương pháp: Gợi mở - đối thoại - thuyết giảng
C.Chuẩn bị của thầy và trò:
1.Chuẩn bị của thầy: Giáo án, sgk, tltk, máy tính, projector.
2.Chuẩn bị của trò: Vỡ soạn bài ở nhà, dụng cụ học tập.
D.Tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra sĩ số:
2.Bài cũ:
Cho biết hoàn cảnh ra đời của “Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc”?
Tại sao nói tác phẩm là một tiếng khóc cao cả?
Qua tác phẩm, em có suy nghĩ gì về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ?
3.Giới thiệu bài mới:GV: các em đã từng học một tác phẩm chiếu. Hãy cho biết đó là tác phẩm nào? Tác giả?
-Ơû lớp 8 các em đã có dịp tiếp xúc với thể chiếu qua bài “chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn. Hôm nay chúng ta có dịp trở lại với thể loại văn học này qua tác phẩm “chiếu cầu hiền”.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động1
GV: - gọi 1 hs đọc phần tiểu dẫn
phần tiểu dẫn cho em biết gì về Ngô Thì Nhậm?
Nêu những đặc điểm về thể chiếu mà em biết.
Cho biết “chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
GV: gọi 1 hs đọc văn bản.
-y/c hs tìm hiểu bố cục văn bản
Hoạt động2
Gv: Theo tác giả, người hiền sinh ra là để làm gì? Điều đó có phù hợp với đạo làm tôi của kẻ sĩ không? Vì sao?
-Phần đầu tác giả mượn ý từ sách luận ngữ. Điều đó có ý nghĩa gì?
-Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề của bài chiếu?
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả Ngô Thì Nhậm (1746-1803)
-Là bề tôi của nhà Lê. Khi triều Lê - Trịnh sụp đổ, Tây Sơn lên thay, ông trở thành mưu sĩ xuất sắc của vua Quang Trung
2.Về thể chiếu:
- Thể văn chính luận thời xưa do vua dùng để ban bố mệnh lệnh xuống thần dân
- Nội dung: thường đề cập đến những vấn đề lớn lao ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước
3.Hoàn cảnh ra đời của chiếu cầu hiền
- Đất nước xảy ra nhiều biến cố, loạn lạc-> tầng lớp nho sĩ lúng túng, mất phương hướng, chán nản tìm lối sống ẩn dật, mai danh ẩn tích.
- Triều đại Tây Sơn lên thay, nhiều nho sĩ Bắc Hà vì những lí do khác nhau, không chịu ra cộng tác, thậm chí có người còn chống lại Tây Sơn.
-> Vua Quang Trung xuống chiếu cầu hiền để họ hiểu về chủ trương, đường lối xây dựng đất nước của Tây Sơn, từ đó để tập hợp nhân tài về dưới trướng của mình cùng gánh vác sứ mệnh xây dựng và bảo vệ đất nước.
4.Đọc - tìm hiểu bố cục
-> 3 phần:
+ Nêu quy luật xuất xử của người hiền xưa nay
+ Thực trạng nho sĩ Bắc Hà và niềm khát khao mong mỏi người hiền của vua Quang Trung
+ Kêu gọi, động viên người hiền ra cộng tác
II.Đọc - hiểu văn bản
1.Nêu quy luật xuất xử của người hiền xưa nay
- người hiền sinh ra-> thiên tử dùng(ý trời)-> quy luật ứng xử của kẻ sĩ, hợp với đạo làm tôi: “Trí quân, trạch dân”
-Lời lẽ khéo léo: lấy ý từ sách Luận ngữ
-> phù hợp với đối tượng là nho sĩ; nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm kẻ sĩ
-> hình ảnh vua Quang Trung: không chỉ giỏi võ, còn am hiểu sách vỡ thánh hiền-> tác động đến những nho sĩ coi thường nhà vua (xuất thân áo vải)
=> cách đặt vấn đề ngắn gọn nhưng rất thuyết phục.
4. Củng cố:
Nêu những đặc điểm cơ bản của thể chiếu.
Đối tượng của chiếu cầu hiền là ai? Tại sao “chiếu cầu hiền” xuất hiện?
Dặn dò:
Đọc kĩ văn bản “chiếu cầu hiền” và các chú thích
Tìm nội dung chính của mỗi đoạn trong văn bản
Soạn kĩ theo những câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa.
Tiết sau học tiếp “chiếu cầu hiền”
Tiết 26
Soạn ngày 14/10/2007 Chiếu cầu hiền (Tiết 2)
(Ngô Thì Nhậm)
A.Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp hs:
Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung.
Cảm nhận được nghệ thuật thuyết phục của bài chiếu.
Hiểu thêm đặc điểm thể chiếu.
Về kĩ năng:
Góp phần giúp hs rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản (chiếu)
Về thái độ:
Giáo dục hs nhận thức được vai trò quan trọng của hiền tài đối với sự phát triển của quốc gia.
Biết trân trọng, ngưỡng mộ người hiền
Có ý thức rèn luyện không ngừng để trở thành công dân tốt, góp phần đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
B.Phương pháp: Gợi mở - đối thoại - thuyết giảng
C.Chuẩn bị của thầy và trò:
Chuẩn bị của thầy: Giáo án, sgk, tltk, máy tính, projector.
Chuẩn bị của trò: Vỡ soạn bài ở nhà, dụng cụ học tập.
D.Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra sĩ số:
Bài cũ:
Cho biết hoàn cảnh ra đời của “Chiếu cầu hiền”?
Hãy phân tích nghệ thuật bàn luận về mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử.
Giới thiệu bài mới:
Hôm trước thầy cùng các em đã tìm hiểu một phần của văn bản chiếu cầu hiền (Tìm hiểu đặc điểm thể chiếu, hoàn cảnh ra đời, bố cục văn bản, đã đi vào một phần của Đọc - hiểu). Hôm nay chúng ta sẽ khám phá phần còn lại và đây cũng chính là phần chính của tác phẩm.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động1
(đã thực hiện ở tiết1)
Hoạt động2
GV: gọi 1 hs đọc đoạn 2-> nxét về hình thức đoạn 2 của văn bản.(có gì đáng chú ý)
nội dung ý nghĩa của các điển cố?
Việc dùng một loạt điển cố như vậy có ý nghĩa như thế nào trong hiệu quả giao tiếp?
Gv:Niềm khao khát, mong mỏi người hiền của nhà vua được biểu hiện cụ thể ở những chi tiết nào?
(hành động? tâm trạng?những câu hỏi theo thế lưỡng đao?)
- 3 câu hỏi theo thế lưỡng đao xuất hiện trong đoạn văn ngắn có ý nghĩa gì?
-Qua lời bộc bạch của hình tượng Trẫm, em cảm nhận như thế nào về thái độ, tấm lòng cầu hiền của nhà vua?
- Niềm khao khát, mong mỏi hiền tài còn được thể hiện trong lời tâm sự về hoàn cảnh vương triều và đất nước. Cho biết những vấn đề gì về vương triều và đất nước khiến nhà vua bận tâm.
- Thái độ nhà vua trong lời tâm sự, chia sẻ mối quan tâm?
- Yù nghĩa của lời tâm sự chân thành ấy là gì?(thông điệp?)
- Em có nhận xét gì về giọng điệu tác giả trong đoạn 3- 4?
-Qua lời bộc bạch tâm sự của nhà vua đã cho em cảm nhận như thế nào về vua Quang Trung?
-Ngoài những biểu hiện ở trên, em còn phát hiện ra niềm khao khát, mong mỏi hiền tài của nhà vua còn được thể hiện ở đâu nữa?
+ tinh thần, chủ trương cầu hiền của QT là gì?(đối tượng cầu hiền là người như thế nào?)
+ nhà vua cầu hiền bằng những biện pháp nào?
+ em có suy nghĩ gì về phương thức cầu hiền của nhà vua?
-Nhận xét về hình thức văn bản ở đoạn 3 - 4?
-Em hiểu như thế nào về câu văn: “Nay trời trong sáng... gặp hội gió mây...”?
- Hình thức lặp cụm từ “cùng nhau” trong câu cuối theo em có ý nghĩa gì?
- Nhận xét lời văn trong phần 3
Hoạt động3:
- Qua đọc - hiểu văn bản “Chiếu cầu hiền”, hãy rút ra đặc điểm cơ bản về ý nghĩa và nghệ thuật của tác phẩm.
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả Ngô Thì Nhậm
2.Về thể chiếu
3.Hoàn cảnh ra đời của chiếu cầu hiền
4.Đọc - tìm hiểu bố cục
II.Đọc - hiểu văn bản
1.Nêu quy luật xử thế của người hiền xưa nay
2.Thực trạng sĩ phu Bắc Hà và niềm khát khao, mong mỏi người hiền của vua Quang Trung
a. Thực trạng nho sĩ Bắc Hà
- hàng loạt điển cố: ->kẻ sĩ bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng
-> làm quan nhưng thu mình không dám bày tỏ ý kiến
-> làm quan nhưng làm việc cầm chừng
=>. Yù tưởng diễn đạt hàm súc, lời văn giàu hình ảnh
. hình ảnh vua Quang Trung văn võ song toàn
. người nghe không những không tự ái mà còn nể trọng và tự nhìn nhận lại thái độ ứng xử của mình.
b. Niềm khát khao, mong mỏi người hiền
- hành động: ghé chiếu -> sử dụng điển cố: khiêm tốn, đang chờ đợi người hiền
- tâm trạng:đêm ngày mong mỏi
- những câu hỏi theo thế lưỡng đao:
+ hay trẫm(...)phò tá chăng?
+ hay đang thời đổ nát(...)phụng sự vương hầu chăng?
+ huống nay trên dải đất văn hiến(...)hay sao?
->hướng vào nhân tâm kẻ sĩ, thức gợi tinh thần dân tộc, trách nhiệm đạo bề tôi, đạo ứng xử nhà nho:“trí quân trạch dân”
=>thái độ khiêm nhường, tấm lòng đau đáu ngóng đợi hiền tài
- Lời tâm sự về hoàn cảnh vương triều, đất nước:
+ công việc vừa mới mở ra
+ kỉ cương triều chính còn khiếm khuyết
+ mối lo ngoài biên ải
+ dân nhọc nhằn chưa lại sức
+ đức vua chưa thấm nhuần rộng khắp
+ trẫm nơm nớp lo lắng
+ dựng xây nghiệp lớn cần mưu lược góp sức của nhiều người
->tâm sự, chia sẻ mối lo lắng hết sức chân thành
->rất cần kíp nhận được sự trợ giúp, phò tá từ người hiền
->người hiền phải suy nghĩ, không thể thờ ơ, sống mãi c/s ẩn dật không hợp thời
=> giọng điệu của tác giả: khiêm nhường, tha thiết nhưng rất kiên quyết
=> vua QT: vị minh quân, hết sức lo lắng cho triều chính, cho mối an nguy của xã tắc
- Đường lối cầu hiền:
+ tinh thần: không phân biệt thứ bậc địa vị xã hội, miễn là người:
.có tài năng, mưu lược
.có nghề hay nghiệp giỏi
-> tư tưởng dân chủ, tiến bộ
+ biện pháp:
. cho phép được dâng sớ tâu bày
. cho phép các quan được tiến cử
. đối với người tài chưa được mọi người biết đến -> cho phép dâng sớ tự tiến cử
->linh hoạt, đa dạng, hướng tới mọi đối tượng, tạo đk thuận lợi tối đa để họ tìm đến
-> thái độ cầu thị, trân trọng, tha thiết, quí mến
=> văn viết gãy gọn, súc tích, chặt chẽ; lời lẽ khéo léo-> hình ảnh vị minh quân với tư tưởng cầu hiền đầy tinh thần nhân văn
4. Kêu gọi, động viên người hiền ra cộng tác
- trời trong sáng, đất thanh bình-> lúc người hiền gặp hội gió mây-> cơ hội vàng; ra cộng tác là phù hợp với xu thế thời đại-> thõa mãn chí nguyện
- cụm từ lặp lại “cùng nhau”->khát vọng vua tôi hòa hợp, gắn kết
=> ngắn gọn, giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ-> tấm lòng chân thành, mong mỏi cầu hiền của nhà vua.
III.Tổng kết: (tham khảo phần ghi nhớ)
Củng cố:
Qua bài “Chiếu cầu hiền” em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh vua Quang Trung? Tư tưởng coi trọng hiền tài có phải mới được đặt ra ở thời vua Quang Trung không? Tác phẩm nào đã bàn đến vấn đề này?
Em có suy nghĩ gì về vai trò người hiền đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước? Nếu em là chủ tịch nước, em cần làm gì để thu hút nhân tài?
5.Dặn dò:
- Cần nắm được:
+ thể chiếu (trong so sánh liên hệ với các thể: cáo, hịch, tấu, sớ,văn bia)
+ hình ảnh vua Quang Trung trong việc cầu hiền
+ những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài chiếu
Soạn bài: Oân tập văn học trung đại Việt Nam.
File đính kèm:
- Chieu cau hien(1).doc