TUẦN 1:
Bài 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT,CÓ NGÀY NÊN KIM
(2 tiết )
I/Mục đích yêu cầu
-Rèn kĩ năng viết chính tả :Chép lại chính xác đoạn trích trong bài Có công mài sẳt,có ngày nên kim .Qua bài tập chép hiểu cách trình bày một đoạn văn :Chữ đầu câu viết hoa,chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1ô.
Củng cố quy tắc viết c/k.
-Học bảng chữ cái:Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ cái.
Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
II/Đồ dùng dạy học:
Viết sẵn đoạn văn cần tập chép lên bảng lớp.
-Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3.
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chính tả 2 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:
Bài 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT,CÓ NGÀY NÊN KIM
(2 tiết )
I/Mục đích yêu cầu
-Rèn kĩ năng viết chính tả :Chép lại chính xác đoạn trích trong bài Có công mài sẳt,có ngày nên kim .Qua bài tập chép hiểu cách trình bày một đoạn văn :Chữ đầu câu viết hoa,chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1ô.
Củng cố quy tắc viết c/k.
-Học bảng chữ cái:Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ cái.
Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
II/Đồ dùng dạy học:
Viết sẵn đoạn văn cần tập chép lên bảng lớp.
-Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3.
Tiết 1
A. Mở đầu:
Giáo viên giới thiệu 8 chủ điểm của sách TV 2, tập 1.
Giáo viên yêu cầu cả lớp mở mục lục sách, vài học sinh đọc tên 8 chủ điểm: Em là học sinh; Bạn bè; Trường học; Thầy cô; Ông bà, Cha mẹ, Anh em; Bạn trong nhà.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu (1’):
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa trong sách. Muốn biết bà cụ làmviệc gì, bà cụ và cậu bé nói với nhau những chuyện gì, hôm nay chúng ta sẽ tập đọc truyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
2. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1, 2
+ Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng, biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.
+ Phương pháp: Thi đua, thực hành, đàm thoại.
+ Đồ dùng dạy học: Sách TV2 tập 1, tranh minh họa trong SGK, bảng phụ.
+ Tiến trình hoạt động:
* Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt, đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật.
+ Lời người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
+ Lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên.
+ Lời bà cụ: ôn tồn, nhân hậu.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp nối nhau.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ ngữ khó:
- Học sinh đọc cá nhân, nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoạc.
- Học sinh nhận xét.
+ Các từ khó phát âm: nắn nót, chắn, ngắn, mải miết.
- Giáo viên nhận xét.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc:
- Học sinh đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Câu dài, biết nghỉ hơi đúng:
Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài.
(Nghỉ hơi sau dấu phẩy, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở từ ngữ được gạch đỏ).
+ Câu hỏi, câu cảm, cần thể hiện đúng tình cảm.
+ Bà ơi,/ bà làm gì thế? (giọng lễ phép, thể hiện sự tò mò).
+ Thỏi sắt to như thế,/ làm sao bà mài thành kim được?
(Giọng ngạc nhiên nhưng lễ phép).
- Lớp nhận xét.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn.
- Học sinh đọc phần chú giải cuối bài.
+ Ngáp ngắn ngáp dài.
+ Nắn nót.
+ Nguệch ngoạc.
+ Mải miết.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc.
- Lần lượt từng học sinh trong nhóm đọc.
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
d. Thi đua đọc:
- Giáo viên cho học sinh thi đua đọc bài.
- Các nhóm thi đọc (ĐT, CN, từng đoạn, cả bài).
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
e. Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 1, 2).
- Lớp đọc đồng thanh.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các đoạn 1, 2
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung của đoạn theo các câu hỏi.
+ Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại.
+ ĐDDH: SGK, tranh trong SGK.
+ Tiến trình HĐ:
1. Câu hỏi 1:
Nhóm 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện.
- 1 học sinh đọc câu hỏi.
+ Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?
- Lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời.
+ Mỗi khi cầm sách, cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi. Viết chỉ nắn nót được mấy chữ rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện.
2. Câu hỏi 2:
Nhóm 2:
- Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
- 1 học sinh đọc câu hỏi.
- Lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời.
+ Bà cuf5 đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
- Giáo viên hỏi thêm và gợi ý:
- Học sinh trả lời:
+ Bài cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
+ Để làm thành 1 cái kim khâu.
+ Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không?
+ Học sinh trả lời.
+ Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
+ Học sinh nêu:
- Thái độ của cậu bé: Ngạc nhiên hỏi.
- Lời nói của cậu bé - Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được.
Tiết 2
* Hoạt động 3: Luyện đọc các đoạn 3, 4
+ Mục tiêu: Đọc đúng các từ khó, câu dài, thể hiện được tình cảm qua giọng đọc.
+ Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, thi đua.
+ ĐDDH: SGK, bảng phụ.
+ Tiến trình HĐ:
a. Đọc từng câu:
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Học sinh thực hiện.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó: quay, giảng giải, ôn tồn, sắt.
- Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm.
b. Đọc từng đoạn:
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Học sinh thực hiện.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
- Học sinh luyện đọc.
+ Câu dài:
- Mỗi ngày/ mài thỏi sắt nhỏ đi một tí,/ sẽ có ngày/ nó thành kim.
- Giống như cháu đi học,/ mỗi ngày cháu học một ít,/ sẽ có ngày cháu thành tài.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩ các từ ngữ mới trong từng đoạn:
- Học sinh đọc phần chú giải cuối bài.
+ Ôn tồn.
+ Thành tài
c. Dọc từng đoạn theo nhóm.
- Giáo viên cho học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Học sinh lần lượt đọc theo nhóm.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
d. Thi đọc
- Giáo viên cho học sinh thi đọc giữa các nhóm, kết hợp tổ chức trò chơi.
- Các nhóm thi đọc (CN, ĐT).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh nhận xét.
e. Cả lớp đọc đồng thanh.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 3, 4
+ Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung của đoạn theo các câu hỏi.
+ Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại.
+ ĐDDH: SGK.
+ Tiến trình HĐ:
1. Câu hỏi 3:
Nhóm 1:
- Bà cụ giảng giải như thế nào?
- 1 học sinh đọc câu hỏi.
- Lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời.
+ Nhắc lại lời bà cụ: Mỗi ngày ... thành tài.
- Giáo viên hỏi thêm:
- Học sinh đọc đoạn 4, trả lời:
Đến lúc này, cậu bé có tin lời bà cụ không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
Cậu bé tin. Và chứng minh: Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
2. Câu hỏi 4:
Nhóm 2:
- Câu chuyện này khuyên em điều gì?
- Câu chuyện khuyên em nhẫn nại, kiên trì.
- ... khuyên em làm việc chăm chỉ, cần cù, không ngại khó, ngại khổ...
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói lại câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” bằng lời của các em.
- Học sinh nêu.
+ Nhẫn nại, kiên trì sẽ thành công.
+ Chăm chỉ, chịu khó thì làm việc gì cũng thành công.
* Hoạt động 5: Luyệ đọc lại
+ Mục tiêu: Luyện cho học sinh đọc đúng, hay.
+ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
+ ĐDDH: SGK.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên cho học sinh thi đua đọc lại bài.
- Học sinh chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh để thi đọc phân vai.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Em thích ai trong câu chuyện? Vì sao?
- Học sinh nêu: (VD)
+ Em thích bà cụ, vì bà đã dạy cậu bé tính nhẫn nại, kiên trì.
+ ... vì bà đã kiên trì, nhẫn nại làm việc.
+ Em thích cậu bé, vì cậu bé đã hiệu được điều hay.
+ ... vì cậu đã nhận ra sai lầm của mình và thay đổi tính lại cho tốt.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại truyện, xem tranh minh họa trong tiết kể chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
______________________________
Bài 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?(Nghe viết)
I/Mục đích yêu cầu:
a/Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe viết một khổ thơ trong bài “Ngày hôm qua đâu rồi?”.Qua bài này hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ.Chữ đầu các dòng thơ viết hoa,bắt đầu viết từ ô1 lùi từ lề chì.
Viết đúng các âm vần dễ lẫn lộn:l/n ;an / ang.
b/Tiếp tục học bảng chữ cái.Điền đúng các chữ cái vào ô trống thay tên chữ.Học thuộc lòng 10 tên chữ cái tiếp theo bài trước
II/Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
Viết sẵn khổ thơ cuối của bài lên bảng .
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
1/On định: khởi động
2/k iểm tra bài cũ:Y/C viết bảng con những
chữ đã viết sai ở bài trước.
Thỏi sắt,cháu,kim khâu.
Kiểm tra bảng chữ cái(9 chữ cái đầu)
GV nhận xét,ghi điểm.
3/Bài mới:
Giới thiệu bài
Giờ chính tả hôm nay,các em sẽ nghe viết
Khổ thơ cuối của bài thơ đã học”Ngày hôm
Qua đâu rồi?”
Gọi học sinh đọc bài viết ở bảng.
GV nhận xét.
a.Tìm hiểu nội dung:
-Khổ thơ là lời của ai nói với ai?
-Bố nói với con điều gì?
B-Hướng dẫn nhận xét:
-Khổ thơ có mấy dòng?
-Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
c.Hướng dẫn viết đúng:
- đọc câu rút từ khó viết gạch chân:trong,chăm chỉ vẫn
-trong:em hãy nêu cách viết tiếng trong ?
-chăm chỉ: cần viết đúng âm ch trong mỗi tiếng.
-vẫn:lưu ý viết đúng vần ân thanh ngã .
Gọi Hsđọc lại những chữ đã luyện viết
- viết bài.
- đọc lại bài viết ở bảng
Gọi học sinh nhắc lại cách trình bày bài viết,tư thế
Ngồi,cách cầm bút,để vở.
- đọc từng câu,cụm từ cho học sinh viết
-theo dõi tốc độ viết,sửa tư thế ngồi cho HS.
- đọc bài viết lần 3
-Yêu cầu học sinh bắt lỗi,tổng hợp ,báo lỗi
thu chấm 5 vở –nhận xét
- làm bài tập
Bài 2:Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
b.(bàng,bàn) cây ………..,cái……….,
(thang,than)hòn………..,cái…………..
Bài 3: treo bảng phụ
Viết những chữ cái còn thiếu vào trong bảng này.
-YC đọc tên chữ cái ở cột 3và điền vào chỗ
trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng.
-YC đọc thuộc lòng:g,h,I,k,l,m,n,o,ô,ơ.
Xoá bảng dần học sinh đọc và viết lại vào bảng con
-Gọi học sinh đọc thuộc bảng chữ cái
4/Củng cố: hướng dẫn viết chính tả bài gì ?
về nhà viết lại những chữ đã viết sai trong bài.
Hoạt động của HS
Hát
Nghe, viết bảng con.
2học sinh đọc thuộc 9 chữ cái.
- nhắc lại.
1học sinh đọc.cả lớp nghe.
Dò theo.
- trả lời:là lời của bố nói với con
- con gắng học hành chăm chỉ thì thời gian sẽ không bao giờ mất
- có 4 dòng
- viết hoa , lùi vào lề chì 1ô
- âm tr nối liền nét với vần ong thanh ngang
HS nghe viết bài .
- rà soát lại
Học sinh cầm bút chì bắt lỗi,báo lỗi
1học sinh nêu yêu cầu của bài
lớp làm bài,1học sinh lên bảng làm
HS đọc y/c bài
4HS nối tiếp lên bảng làm bài
HS thực hành
nhiều hs đọc thuộc
- trả lời
TUẦN 2
Bài 3: PHẦN THƯỞNG(tập chép)
I/Mục đích yêu cầu:
a.Rèn kĩ năng viết chính tả .
-Chép lại chính xác tóm tắt nội dung bài phần thưởng
-Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm s/x có vần ăn/ăng.
b.Học thuộc bảng chữ cái.
-Điền đúng 10 chữ cái vào ô trống theo tên chữ
-Thuộc toàn bộ bảng chữ cái(29 chữ cái)
II/Đồ dùng dạy học :
Viết sẵn đoạn văn cần chép lên bảng
Viết sẵn nội dung bài tập 2a,bài 3(3 phiếu thi đua nhóm)
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
1/On định
2/KTBC: Ngày hôm qua đâu rồi.
Yêu cầu viết bảng con:hòn than,nhà sàn,thầy lang.
2 học sinh đọc thuộc 19 chữ cái.
1học sinh lên bảng viết lại 19 chữ cái
3/Bài mới:
-Giới thiệu bài.
Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ tập chép một đoạn
Trong bài tập đọc đã học Phần thưởng.tiếp tục củng cố quy tắc viết s/x,ăn/ăng.
a.Tìm hiểu nội dung:
–Đoạn chép kể về ai?
-Na là một cô bé như thế nào?
b.Nhận xét:
-Bài chính tả có mấy câu?
Cuối mỗi câu có dấu gì ? ( có dấu chấm )
-Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?
-Vì sao phải viết hoa những chữ ấy?
c.Hướng dẫn viết đúng:
GV đọc câu rút từ khó viết gạch chân:cuối,đặc biệt,phần thưởng ,giúp đỡ.
-cuối:lưu ý viết đúng vần uôi,thanh sắc
-cuối viết như thế này có nghĩa là gì ?
-phần thưởng:Tiếng thưởng trong từ phần thưởng được viết như thế nào ?
-đặc biệt :phân tích tiếng đặc? lưu ý viết đúng vần iêt trong tiếng biệt.
-giúp đỡ:Nêu cách viết tiếng giúp ?
Gọi Hsđọc lại những chữ đã luyện viết.
- viết bài.
GV đọc lại bài viết ở bảng..
-Nhắc lại cách trình bày bài viết.
Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi,cách cầm bút ,để vở.
GV theo dõi tốc độ viết, sửa lại tư thế ngồi.
GV đọc lại bài viết cho học sinh dò.
Yêu cầu học sinh bắt lỗi ,báo lỗi.
Thu chấm 5 vở-nhận xét.
- làm bài tập
Bài 2: Điền vào chỗ trống.
a.x hay s:
….oa đầu,ngoài …ân, chim …âu, …âu cá.
Bài 3:Viết vàovở những chữ còn thiếu trong bảng sau
P,q,r, s, t, u, ư, v, x, y
Hướng dẫn học thuộc bảng chữ cái.xoá dần chohọc sinh học
Thuộc ,rồi viết lại.
Yêu cầu đọc thuộc toàn bộ 29 chữ cáiđã học .
Nhận xét –tuyên dương
4/Củng cố:Khen ngợi những học sinh viết đẹp,đúng
Nhắc nhở học sinh viết lại những chữ đã viết saitrong bài.
Nhớ học thuộc bảng chữ cái,chuẩn bị bài tuần sau.
Hoạt động của học sinh
Hát
- nghe – viết
2học sinh đọc
1 học sinh viết
- nhắc lại.
2 học sinh trả lời : bạn Na
- Rất tốt bụng, luôn giúp đỡ mọi người
- 2 câu
- Có dấu chấm
- Chữ: Cuối , Đây , Na
- Chữ đầu, đầu câu và tên riêng
HS trả lời
- Âm th vần ương thanh hỏi
- Âm đ vần ăc thanh nặng
-Âm gi vần up thanh sắc
- 1 học sinh đọc
- quan sát bài trên bảng
- nghe
- .nhìn bảng viết bài
--kiểm tra lại
học sinh cầm bút chì bắt lỗi .
1học sinh đọc yêu cầu bài
- làm bài vào vở.
Nhận xét ,sửa bài.
1học sinh đọc yêu cầu bài.
- viết bảng con.
3học sinh đọc thuộc.
2 –3 học sinh đọc thuộc
BÀI 4: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (Nghe-viết )
I/Mục đích yêu cầu:
a.Rèn kĩ năng viết chính tả.
-Nghe viết đoạn cuối trong bài “làm việc thật là vui”
-Củng cố quy tắc viết g /gh.( qua trò chơi tìm chữ )
b.On bảng chữ cái.
-Bước đầu biết sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
II/Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn quy tắc chính tả g /gh.
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
1/On định:
2/ Kiểm tra bài cũ : yêu cầu viết bảng con
cuối,đặc biệt ,gắn bó, gắng sức.
-Gọi HS đọc thuộc 10 chữ cái
-GV nhận xét,ghi điểm.
3/Bài mới:
- Giới thiệu bài.
Giờ chính tả hôm nay,các em sẽ viết đoạn cuối
Của b ài thơ “Làm việc thật là vui.”
-GV đọc đoạn chép ở bảng
a.Tìm hiểu nội dung:
-Đoạn viết cho biết bé làm những việc gì?
-Bé thấy làm việc như thế nào?
b.Hướng dẫn nhận xét:
-bài chính tả có mấy câu ?
-Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất ?
-gọi học sinh đọc lại câu 2,đọc cả dấu phẩy.
c.Hướng dẫn viết đúng:
GV đọc từng câu rút từ khó viết gạch chân:quét nha, nhặt rau ,bận rộn.
-quét nhà:Nêu cách viết tiếng quét trong từ quét ?
-nhặt rau:từ nhặt rau có 2 tiếng,em hãy phân tích
tiếng rau?
- Lưu ý viết đúng vần ăt trong tiếng nhặt.
Rau:Là loại cây có lá dùng làm thức ăn.
-bận rộn:tiếng rộn trong từ bận rộn được viết n t n ?
Gọi HS đọc lại những chữ đã luyện viết
- Viết bài
GV đọc lại bài viết ở bảng
Gọi HS nhắc lại cách trình bày bài viết,tư thế lúc ngồi viết.
GV đọc từng câu,cụm từ đến hết bài.
Theo dõi tốc độ viết, sửa tư thế ngồi.
GV đọc lại bài viết cho HS dò
Yêu cầu học sinh bắt lỗi và báo lỗi
Thu chấm 5 vở-nhận xét
-Làm bài tập.
Bài 2: treo bảng phụ ghi qui tắc viết chính tả g/ gh.
-gh đi với I,e ,ê.
-g đi với các âm còn lại a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
Thi tìm các chữ có g / gh
M: ghi, gà.
Chia lớp thành 3 nhóm,mỗi nhóm 1phiếu kẻ sẵn.
Chữ bắt đầu bằng g chữ bắt đầu bằng gh
Gà, gan, gân, gầm, gừ, …. Ghế, ghét, ghép,…..
Nhóm nào viết được nhiều chữ bắt đầu bằng g / gh
Và viết đúng chính tả sẽ thắng.
Bài 3:Viết tên các bạn sau:
-Huệ, An, Lan, Bắc, Dũng.Theo thứ tự a, b, c,
sửa bài:An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan
Chấm một số vở – nhận xét
4/Củng cố-dặn dò: viết chính tả bài gì ?
Nhắc nhở HS nhớ quy tắc viết chính tả với g / gh.
Học thuộc bảng 29 chữ cái.viết lại những chữ viết sai.
Hoạt động của học sinh
khởi động.
- viết bảng con.
2học sinh đọc thuộc
- nhắc lại
Nghe,đọc thầm.
- bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ
- Làm việc bận rộn nhưng rất vui
- 3 câu
- Câu thứ 2
- 1học sinh đọc
- Âm qu vần et thanh sắc
- Âm r vần au thanh ngang
- Âm rnối liền nét với vần ôn thanh nặng
- dùng bảng con viết các từ khó
1học sinh đọc lại .
- nghe,quan sát.
- nhắc lại.
- nghe-viết bài.
- rà soát lại bằng bút chì , bắt lỗi báo lỗi
- đọc yêu cầu bài
các nhóm nhận
phiếu,thảo luận ghi chữ tìm được.
- đọc yêu cầu bài
lớp làm bài,2 học sinh lên bảng
- trả lời
Tuần 3:
Bài 5: BẠN CỦA NAI NHỎ.(Tập chép)
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng viết chính tả.
-Chép lại chính xác không mắc lỗi đoạn”Bạn Nai Nhỏ xin cha…..chơi với bạn.”
-Biết cách trình bày đoạn văn và biết viết hoa tên riêng.
2/Củng cố quy tắc viết chính tả:ng/ gh, ch/ tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
II/Đồ dùng dạy học:
-Viết sẵn đoạn chép lên bảng
-Bảng phụ ghi bái tập 2, 3a.
III/Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
1/On định
2/Kiểm tra bài cũ : Làm việc thật là vui.
Yêu cầu viết bảng con:quét nhà ,nhặt rau
Đọc cho HS viết lại một số chữ cái đã học.
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ
3/Bài mới:
- Giới thiệu bài.
Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ tập chép một đoạn
Trong bài tập đọc đã học “Bạn của Nai Nhỏ”.tiếp
tục củng cố quy tắc viết gh/ ngh, tr / ch
- Gvđọc mẫu bài viết
Tìm hiểu nội dung:
–Đoạn chép kể về ai?
-Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi xa?
b.Nhận xét:
-Bài chính tả có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì ?
-Chữ cái đầu câu viết như thế nào ?
-Bài viết có tên riêng nào phải viết hoa ?
c/Hướng dẫn viết đúng:
GV đọc câu rút từ khó viết gạch chân :cha, khoẻ mạnh ,
nhanh nhẹn,chơi.
-cha:lưu ý viết đúng âm ch.
-khoẻ mạnh:phân tích tiếng khoẻ?
- lưu ý viết đúng vần anh trong tiếng mạnh
-nhanh nhẹn:nêu cách viết tiếng nhanh ?
- Gvlưu ý : cần viết đúng vần en trong tiếng nhẹn.
-chơi:tiếng chơi được viết như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc lại những chữ đã luyện viết
- GV yêu cầu học sinh viết từ khó vào bảng con
- Viết bài vào vở
GV đọc lại bài viết ở bảng
Gọi HS nhắc lại cách trình bày bài viết, tư thế ngồi.
.Yêu cầu học sinh viết bài
GV theo dõi tốc độ viết ,tư thế ngồi của HS.
GV đọc lại bài viết cho HS dò
Yêu cầu học sinh bắt lỗi và báo lỗi
-Thu chấm một số vở –nhận xét
-Làm bài tập
Bài 2 :Điền gh hay ngh vào chỗ……..
-…..ày tháng, …..ỉ ngơi ,….ười bạn ,……ề nghiệp.
Bài 3: Điền vào chỗ trống
a. ch hay tr: cây …e, mái …e, …ung thành, ….ung sức.
Nhận xét – tuyên dương
4/Củng cố –dặn dò:
Nhắc lại quy tắc viết chính tả ng /ngh. Về viết lại
Những chữ đã viết sai trong bài.Chuẩn bị bài sau.
Trò chơi:Thi tìm tiếng có ng/ ngh.
Nghiên cứu,ngày, ngã, ngậm, nghé …..
Nhận xét –tuyên dương
Hoạt động của học sinh.
hát.
- nghe –viết đúng.
- nhắc lại tựa bài.
- theo dõi bài trên bảng
- Bạn của Nai nhỏ
-Vì bạn của Nai nhỏ thông minh, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và dám liều mình cứu người khác.
- Có 3 câu, cuối mỗi câu có dấu chấm.
- Viết hoa
- Nai nhỏ
- Âm ch vần oe thanh hỏi
- âm nh vần anh thanh ngang
- Âm ch nối liền nét với vần ơi thanh ngang
- Dùng bảng con viết từ khó
1 học sinh đọc
- nghe,quan sát
1 học sinh nhắc lại
- nhìn bảng viết
- rà soát lại
- cầm bút chì bắt lỗi và báo lỗi
1học sinh đọc yêu cầu bài.lớp làm bài.
3 đội thi đua.
đội nào nhanh hơn sẽ thắng
Viết bảng con tổ nào nhiều hơn sẽ thắng.
Bài 6: GỌI BẠN (Nghe –viết )
I/Mục đích yêu cầu:
1/ Nghe viết lại chính xác,trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài “Gọi bạn.”
2/Tiếp tục củng cố quy tắc viết chính tả. Ng/ ngh,làm đúng các bài tập phân biệt các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ( ch/ tr, hỏi/ ngã. )
II/ Đồ dùng dạy học
-Viết sẵn bài chính tả lên bảng.
-Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,2.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
1/On định: khởi động
2/Kiểm tra bài cũ :Bạn của Nai Nhỏ
YC học sinh viết lại các chữ:khoẻ mạnh,
Đổ rác, xe đỗ lại .
Nhận xét phần bài cũ.
3/Bái mới:
- Giới thiệu bài.
Giờ chính tả hôm nay,các em sẽ nghe viết hai
Khổ thơ cuối của bài tập đọc đã học “Gọi bạn “Và làm bài tập phân biệt tr/ ch, hỏi / ngã.
- G ọi học sinh đọc đoạn chép ở bảng.
tìm hiểu nội dung :
–Bê Vàng và Dê Trắng gặp phải hoàn cảnh
khó khăn nào ?
- thấy Bê Vàng không trở về Dê Trắng đã làm gì ?
b.Hướng dẫn nhận xét:
-Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa ? Vì
sao ?
- Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi với những dấu câu
gì ?
c.Hướng dẫn viết đúng:
GV đọc từng câu rút từ khó viết gạch chân:hạn hán, cỏ
-hạn hán:lưu ý viết đúng vần an trong mỗi tiếng
-Em hiểu hạn hán là thế nào ? (Là khô hạn vì trời
Nắng kéo dài. )
-cỏ héo khô:Phân tích tiếng héo trong từ cỏ héo khô ?
- viết đúng dấu hỏi trong tiếng cỏ.
-quên:cần viết đúng vần ên.
-chạy khắp nẻo:chạy lưu ý viết đúng âm ch,khắp cần
viết đúng vần ăp .tiếng nẻo được viết như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc lại những chữ đã luyện viết.
-Viết bài.
GV đọc bài viết ở bảng.
Gọi HS nêu lại cách trình bày bài viết, tư thế ngồi
GV đọc từng câu-cụm từ cho HS viết
Theo dõi tốc độ viết ,tư thế ngồi của HS.
GV đọc lại bài
Yêu cầu học sinh bắt lỗi và báo lỗi.
Thu chấm một số vỡ.-Nhận xét
Làm bài tập
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầucủa bài
a. ( ngờ, nghiêng ) ………………..ngả,nghi………….
b. ( ngon, nghe ) …………….ngóng, …………..ngọt.
Bài 3:Treo bảng phụ
a. (chở ,trò ) ………..chuyện, che…………..
( trắng,chăm ) ……………tinh,…………chỉ.
Nhận xét- tuyên dương
4/Củng cố- dặn dò: viết chính tả bài gì ?
Về nhà viết lại những chữ đã viết sai trong bài.
Xem và chuẩn bị bài “Bím tóc đuôi sam.”
Nhận xét chung bài viết chính tả.
hoạt động của học sinh.
hát tập thể.
- viết bảng con.
- nhắc lại tựa bài.
1học sinh đọc –nhận xét.
- Trời hạn hán, suối cạn hết nước , không có gì nuôi đôi bạn
- Dê trắng chạy khắp nơi để tìm bạn, đến bây giờ vẫn gọi hoài bê! Bê!
- Viết hoa chữ cái đầu bài thơ, đầu mỗi dòng thơ, viết hoa tên nhân vật Bê vàng, Dê trắng
- Được ghi sau dấu hai chấm . Đặt trong dấu ngoặc kép. Sau mỗi tiếng gọi có dấu chấm than
2HS trả lời
- Âm h vần eo thanh sắc
- Âm n vần eo thanh hỏi
- viết từ khó vào bảng con
- Theo dõi
- HS viết bài vào vở
HS nghe,dò theo
- Dùng bút chì sửa lỗi và báo lỗi
1học sinh đọc
Lớp làm bài vào vở
1học sinh lên bảng sửa.
3 tổ thi đua
làm nhanh,đúng thắng.
- trả lời
Tuần 4:
Bài 7: BÍM TÓC ĐUÔI SAM (tập chép )
I/Mục đích yêu cầu:
-Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn đối thoại trong bài “Bím tóc đuôi sam”
-Luyện viết đúng quy tắc chính tả với iê / yê, iên / yên.Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu,vần dễ lẫn ( r,d, gi, hoặc ân / âng.
II/Đồ dùng dạy học :
-Chép sẵn đoạn viết lên bảng lớp.
-Bảng phụ viết nội dung bài tập 2,3b
III/Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên.
1/On định :khởi động
2/Kiểm tra bài cũ :Gọi bạn
yêu cầu học sinh viết những chữ sau.
Quên, khắp nẻo, màu mỡ,mở cửa.
- nhận xét phần bài cũ
3/Bài mới:
Giới thiệu bài
Hôm nay,các em sẽ được chép lại một đoạn
Trong bài tập đọc đã học “Bím tóc đuôi sam “.
GV đọc đoạn viết trên bảng
Gọi học sinh đọc lại
a.Tìm hiểu nội dung :
-Đoạn văn nói về cuộc trò chuyện giữa ai và ai?
-Vì sao Hà không khóc nữa?
b.Nhận xét:
- Bài chính tả có những dấu câu gì?
c.Hướng dẫn viết đúng:
GV đọc từng câu rút từ khó viết gạch chân
Thầy giáo, xinh xinh,khuôn mặt,bím tóc,nín.
-thầy giáo:tiếng giáo trong từ thầy giáo được viết như thế nào?
-xinh xinh:phân tích tiếng xinh?
-khuôn mặt:nêu cách viết tiếng khuôn ?
- Lưu ý: cần viết đúng vần ăt trong tiếng mặt.
-nín: lưu ý viết đúng vần in.
-Gọi HS đọc lại những chữ đã luyện viết. Yêu cầu học sinh viết tứ khó vào bảng con
- nhận xét
- Viết bài.
GV đọc bài viết ở bảng
Nhắc lại cách trình bày bài viết,tư thế ngồi viết.
Yêu cầu học sinh nhìn bảng viết bài
GV theo dõi tốc độ viết-tư thế ngồi.
GV đọc bài cho HS dò
Yêu cầu học sinh bắt lỗi và báo lỗi
Thu chấm 5 vở- nhận xét
- Làm bài tập
Bài 2:treo bảng phụ
Điền vào chỗ trống iên/ yên
……..ổn, cô………….., chim……….., thiếu……………
Bài 3:treo bảng phụ
ân hay âng?
V……….lời, bạn th………, nhà t……….., bàn ch…………….
4/Củng cố-dặn dò: Nhớ viết lại những chũ đã viết sai
Hoạt động của học sinh.
hát,múa
Nghe-viết bảng con
- nhắc lại tựa bài
- theo dõi
- 2 học sinh đọc lại bài .
- Cuộc nói chuyện giữa thầy giáo với Hà
- Vì Hà được thầy khen có bím tóc đẹp, nên rất vui, tự tin không buồn tuổi vì sự trêu chọc của Tuấn
- Dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngach ngang, dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- Âm gi vần ao thanh sắc
- âm x vần inh
-âm kh vần uôn thanh ngang
- đọc – dùng bảng con viết từ khó mới phân tích
- theo dõi .
- Viết bài vào vở
- Kiểm tra lại bài viết
- rà soát lại bài viết cầm bút chì bắt lỗi báo lỗi
1học sinh đọc yêu cầu bài
lớp làm bài 1học sinh lên bảng
đọc yêu cầu của bài
- làm bảng con.
Bài 8: TRÊN CHIẾC BÈ
(nghe-viết )
I/Mục đích yêu cầu:
1/Nghe –viết một đoạn trong bài “Trên chiếc bè.”Biết trình bày bài, viết hoa chữ cái đầu bài, đầu câu, đầu đoạn, tên nhân vật. Dế Trũi.Biết
File đính kèm:
- MON CHINH TA DU.doc