A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm chắc về thể loại văn thuyết minh: Khái niệm, đặc điểm, phương pháp, kĩ năng.
- Biết cách viết đoạn văn, bài văn thuyết minh theo đúng yêu cầu
B. CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài, chuẩn bị một số đoạn
văn bài văn thuyết minh.
HS: Ôn tập về văn thuyết minh.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra
2. Bài mới
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7493 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề 1: Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm
Chủ đề 1
Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh
Tiết 1+2
CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm chắc về thể loại văn thuyết minh: Khái niệm, đặc điểm, phương pháp, kĩ năng..
- Biết cách viết đoạn văn, bài văn thuyết minh theo đúng yêu cầu
B. CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài, chuẩn bị một số đoạn
văn bài văn thuyết minh.
HS: Ôn tập về văn thuyết minh.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra
2. Bài mới
GV cho HS ôn lại về văn thuyết minh
? Nhắc lại theo ý hiểu của em về văn thuyết minh?
GV cho HS nhớ lại bài “Cây dừa Bình Định” của Hoàng Văn Huyền và so sánh với bài “Dừa ơi” của Lê Anh Xuân
* Chú ý: Khi làm văn thuyết minh HS cần phân biệt thuyết minh với miêu tả và biểu cảm
? Đoạn văn sau đoạn nào là miêu tả đoạn nào là biểu cảm.
Đoạn 1:Giờ đây phượng đang thời kì sung sức nhất. Tán lá rộng, xanh rì, trùm kín cả một góc sân. Những cành cây khoẻ khoắn như hững cánh tay khổng lồ, toả ra mọi phía. Gốc cây xù xì, màu nâu săn chắc như trên một cơ thể rám nắng trong lao động. Bộ rễ cây như bàn tay người khổng lồ chọc xuống đất. Rồi bỗng nắng hè chói chang vút đến cây phượng bừng nở những chùm hoa đỏ rực, nhanh không thể tượng tượng được...
Đoạn 2:Tuổi học trò ai cũng biết đến phượng. Phựơng thuộc loài cây bóng mát, thân gỗ, vỏ màu nâu sẫm. Cây có thể cao hàng chục mét vươn tới cửa sổ nhà ba tầng. Lá phượng thuộc loại lá kép, trên phiến lá chi chít những lá li ti thế mà chúng có thể làm thành tán lá vĩ đại che rợp cả góc sân trường. Phượng đẹp nhất là vào mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường, đường phố. Thuộc họ đậu, hoa phương như cánh bướm, xoà ra rực rỡ sắc đỏ, thỉnh thoảng xen vài cánh vàng nhạt tạo nên sự hài hoà độc đáo. Nhị hoa như những chiếc vòi nhỏ xoè ra trên cánh. Quả phượng hình quả đậu, có thể to năm phân và dài đến ba mươi phân, nên dù có màu xanh như lá mà đứng dưới nhìn lên vẫn rõ từng quả..
- GV cho HS làm bài tập viết đoạn văn, bài văn thuyết minh
GV cho HS xác định đối tượng thuyết minh:
Một loại đồ vật thường dùng
Phương pháp thuyết minh:
HS lập dàn ý
Gv cho HS một mở bài mẫu:
Trong đời sống học tập và sinh hoạt của con người, không biết từ bao giờ cây bút đã trở thành vật thân quen. Đặc biệt thế hệ học sinh, sinh viên thời hiện đại đã trở nên gắn bó với cây bút bi
GV yêu cầu HS về nhà viết thành bài hoàn chỉnh
GV hướng dẫn HS làm bài
- Giới thiệu về tên gọi thể loại và khái niệm
- Trình bày các yếu tố hình thức của thể loại: Thơ, vần, nhịp, thanh điệu...; Truyện: cốt truyện, tình huống, nhân vật...
- Tác dụng của hình thức thể loại đối với việc thực hiện chủ đề.
GV yêu cầu HS về làm bài
GV gợi ý làm bài
giới thiệu về danh lam thắng cảnh (Chú ý ấn tượng về sự độc đáo)
Vị trí địa lí
Đặc điểm địa hình
Quá trình phát triển
Cảnh quan hiện nay
Ý nghĩa văn hoá
HS tự xây dựng dàn ý và làm bài
* Lí thuyết:
I. Khái niệm
Là kiểu văn bản được sử dụng rất phổ biến trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới htiệu, giải thích...
II. Đặc điểm
1. Tính tri thức:
Một bài văn thuyết minh phải cung cấp những kiến thức nào đó thật tường tận cho độc giả...Tri thức trong văn bản thuyết minh được truyền thụ một cách trực tiếp và thường có hệ thống
2. Tính khoa học
Mục đích của văn thuyết minh là truyền thụ tri thức, cho nên văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo tính khoa học của tri thức. Dẫu vẫn được phép sử dụng phương thức miêu tả, tự sự nhưng không cho phép tưởng tượng, hư cấu như trong văn bản nghệ thuật...
Tính khách quan
- Thái độ của người viết phải trung thực khi viết không xen tình cảm cá nhân
- Bài văn thuyết minh phải phù hợp với thực tế khách quan
4. Tính thực dụng
Trong văn thuyết minh tính thực dụng biểu hiện ở chỗ nó trực tiếp giới thiệu, cung cấp tri thức nhằm chỉ đạo thực tiễn trong mọi lĩnh vực của đời sống
III. Phương pháp thuyết minh
- Phương pháp nêu định nghĩa
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp nêu ví dụ
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp phân loại, phân tích
IV. Dàn bài
1.Mở bài: giới thiệu về đối tượng
2.Thân bài:
Lần lượt giới thiệu về đối tượng theo một trình tự nhất định
3.Kết bài
* Thực hành:
I. Thuyết minh về đồ vật
Đề bài: Giới thiệu về bút bi
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: Thuyết minh
- Đối tượng: Bút bi
- Tư liệu
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về bút bi
b. Thân bài:
+ Đặc điểm cấu tạo
- Nguồn gốc ra đời
- Độ dài
- Thân, ruột bút
- Ngòi
+ Công dụng
Nhiều loại bút bi với nhiều loại công dụng khác nhau...
c. Kết bài
II.Thuyết minh về văn học
Đề bài: Thuyết minh về thể loại văn học
Ví dụ: Thuyết minh về thể thơ lục bát
- Mở bài: Thể thơ lục bát lầ thể thơ truyền thống của người VN
T - Thân bài:
Số câu, số tiếng .Cách gieo vần.Cách ngắt nhnhịp Luật bằng trắc
- Kết bài
III.Thuyết minh về cảnh trí thiên nhiên
Ví dụ: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở địa phương em.
3. Hướng dẫn về nhà: Học sinh học và làm bài.
Ngày tháng năm
Tiết 3:
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Hệ thống những kiến thức cơ bản về việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật trong van bản thuyết minh.
HS vận dụng viết đoạn văn bài văn có sử dụng những biện pháp nghệ thuật....
B. CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài
HS : chuẩn bị các đoạn văn thyết minh cócác yếu tố miêu tả.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra: Kết hợp khi ôn tập
2. Bài mới
GV cho HS ôn lại những kiến thức cơ bản của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết
? Các biện pháp nghệ thuật có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minh?
? Cần chú ý điều gì khi sử dụng yếu tố nhệ thuật trong văn bản thuyết minh?
- HS xác định đoạn văn có sử sụng yếu tố nghệ thuật.
Xin tự giới thiệu với các bạn, tôi là chim bồ câu. Họ bồ câu là một trong vô vàn các họ nhà chim trên trái đất. Nhưng chúng tôi là loài chim khá đặc biệt. Mắt của chúng tôi trong sáng, đẹp. Bởi thế mà những cô thiếu nữ có đôi mắt xinh đẹp nhất được ví với mắt bồ câu chúng tôi. Chúng tôi lại có đặc điểm nữa là hiền lành, không thích đánh nhau. Chúng tôi hiền lành đối xử thân thiện cùng loài bồ câu với nhau đã đành, với các loài chim khác, chúng tôi cũng không gây xích mích hay ẩu đả vì thế mà loài người đã chọn chúng tôi làm biểu tựợng hoà bình. Các bạn có biết chính danh hoạ Pi-cát-xô đã vẽ hình ảnh một trong chúng tôi thành
biểu tượng hoà bình cơ đấy...
- HS viết đoạn văn có sử dụng các yếu tố nghệ thuật
- HS tự viết chú ý sử dụng yếu tố miêu tả, nhân hoá, ẩn dụ...
I. Ôn tập lí thuyết
- Vai trò của các yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Những lưu ý khi sử dụng những biện pháp nghệ thuật
+ Dùng hình thức kể chuyện, tự thụât hay đối thoại cũng phải tuân thủ mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về đối tợng nên không quá lạm dụng...
+ Các hình ảnh ẩn dụ hay nhân hoá được dùng trong vănbản thuyết minh phải xuất phát từ đặc trưng của đối tượng.
+ Việc dùng lời thoại
+ Chỉ nên dùng các biện pháp nghệ thuật như so sánh nhân hoá, ẩn dụ...ở một số kiểu vănbản thuyết minh, nhất là về các danh lam còn thuyết minh về một phương pháp, một cách thức thì không nên sử dụng các hình anh nghệ thuật
- Việc sử dụng yếu tố miêu tả thông qua các từ ngữ, hoặc thông qua các hình ảnh có sức gợi lớn như so sánh ẩn dụ...Trong quá trình thuyết minh những câu văn có ý nghĩa miêu tả nên được sử dụng đan xen với những câu văn có ý nghĩa lí giải, ý nghĩa minh hoạ. Sự đan xen này vừa giúp cho ngời viết tránh xa vào tình trạng lạc thể loại vừa tạo ra cách diễn đạt phong phú, linh hoạt sinh động của văn bản thuyết minh.
II. Luyện tập.
- Đoạn văn dùng hình thức tự thuật để giới thiệu về chim bồ câu.
- Viết đoạn văn giới thiệu về trường em.
3. Hướng dẫn về nhà:
HS ôn bài, tập viết đoạn văn bài văn có sử dung yếu tố nghệ thuật để chuẩn bị viết bài số 1.
Ngày tháng năm
Tiết 4 + 5
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN VÀ LIÊN KẾT
ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
HS luyện tập về liên kết đoạn và cách xây dựng đoạnvăn
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra: Xen kẽ trong khi học.
2. Bài mới:
GV: Cho HS ôn tập về cách dựng đoạn văn và áp dụng dựng đoạn văn thuyết minh
Các kiểu đoạn văn:
+ Đoạn diễn dịch
+ Đoạn quy nạp
+ Đoạn tổng phân hợp
( GV cho HS ôn lại cách dựng đoạn văn)
- HS ôn tập về tính liên kết của đoạn văn, bài văn..
+ Liên kết nội dung
+ Liên kết hình thức
- GV cho HS dựng đoạn văn, đọc trước lớp
- HS tập viết, sau đó GV gọi HS đọc bài, các bạn nhận xét, GV nhận xét, cho điểm
- GV cho HS tham khảo đoạn văn mẫu sau:
“ Cây lúa là loại cây lương thực chính của nước ta bao đời. Hạt gạo đi qua mưa nắng, bao lam lũ, tảo tần đã nuôi lớn đời đời con cháu Việt Nam. Từ hạt gạo trắng ngần, thơm dẻo, người Việt Nam còn biết làm ra bao món ăn. Phải kể đến đầu tiên là chiếc bánh chưng, bánh dày gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về Lang Liêu. Để rồi từ đó, không chỉ đợi xuân về, Tết đến, người Việt Nam mới náo nức làm hai loại bánh này để cúng gia tiên mà nó đã thực sự trở thành món ăn dân tộc để có thể tự hào giới thiệu cùng bạn bè thế giới....”
- HS đọc tham khảo và tự viết bài
I. Lí thuyết
II. Thực hành
1. Bài 1: Viết đoạn văn giới thiệu về cây lúa nước ở Việt Nam.
2. Bài 2: Thuyết minh về con trâu với một số lế hội văn hóa Việt Nam
- Lễ hội chọi trâu ( Đồ Sơn – Hải Phòng).
- Lễ hội đâm trâu (Tây Nguyên).
- Năm 2003, hình ảnh con trâu còn được gắn liền và là biểu tượng của Đại hội thể thao lớn ở Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam:
SEA game 22.
3. Bài 3: Viết đoạn văn kết hợp với miêu tả thuyết minh về hoa đào.
3. Hướng dẫn về nhà:
Học và làm bài, viết thành bài hoàn chỉnh các đề trong SGK.
Ngày tháng năm
Tiết 6
VIẾT BÀI THU HOẠCH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Học sinh viết hoàn chỉnh bài văn thuyết minh ngắn có kết hợp các yếu tố nghệ thuật và miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Đề bài
- HS: Ôn tập về văn thuyết minh và giấy kiểm tra.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. GV chép đề bài lên bảng
2. HS làm bài
Đề bài: Em hãy giới thiệu về chiếc quạt giấy.
* Yêu cầu đáp án và biểu điểm.
I. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc quạt giấy Việt Nam là một vật dụng quen thuộc trong mùa hè khi mùa hè tới. (1đ)
II. Thân bài: (6đ)
- Nguồn gốc của chiếc quạt giấy: ra đời từ lâu lắm rồi, khi mà các quạt hiện đại như bây giờ cha có. Nó gắn bó thân thiết với mọi người.
- Quạt có cấu tạo:
+ Dụng cụ làm quạt: tre, giấy, hồ dán.
+ Cách làm: Tre chẻ thành nan (độ dài tuỳ thuộc vào quạt to hay nhỏ) thường dài 30 cm (còn gọi là rẻ quạt).
+ Phần cán rộng 1,5 cm vót thon nhỏ dần còn 1cm. Một chiếc quạt
thường sử dụng 7- 9 chiếc rẻ.
+ Phần cán quạt được liên kết với nhau bằng một chiếc đinh vít, các rẻ quạt có thể xoay đi xoay lại…
+ Tiếp theo cắt 2 mảnh giấy hình bán nguyệt dài 20 cm, rộng bằng hình bán nguyệt khi các rẻ quạt xoè ra.
+ Dùng 2 mảnh giấy dán lại với nhau, rẻ quạt ở giữa…
- Công dụng:
+ Tạo ra gió: Cầm cán quạt xoè ra quạt tạo ra gió, khi không quạt nữa gấp lại và cất đi.
+ Quạt bền hay không phụ thuộc vào cách bảo quản quạt dễ gẫy và rách vì vậy người sử dụng phải cẩn thận, nâng niu.
+ Quạt sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi vì giá quạt rẻ, gọn có thể mang đi theo người (gấp bỏ túi xách).
- Quạt còn giá trị thẩm mĩ:
+ Dùng quạt để trng bày: Vẽ tranh, đề thơ lên quạt.
+ Dùng quạt để tặng nhau làm vật kỉ niệm.
III. Kết bài (1đ)
Khẳng định sự gắn bó của chiếc quạt giấy với người Việt Nam.
* Yêu cầu sử dụng biện pháp nghệ thuật:
- Tự thuật là chiếc quạt tự thuyết minh về mình.
- Sử dụng yếu tố miêu tả: Miêu tả cách làm quạt, cách sử dụng quạt.
* Cách chấm:
a. Nội dung (8 điểm):
- Phần mở bài: Giới thiệu được chiếc quạt một cách hấp dẫn (1đ).
- Phần thân bài: Lần lợt chiếc quạt tự giới thiệu về nguồn gốc, cấu tạo, công dụng của mình (6đ).
- Phần kết bài: Cho thấy nhiều chiếc quạt hiện đại đã ra đời nhưng chiếc quạt giấy vẫn gắn bó với người dân Việt Nam.
b. Hình thức (2 điểm):
- Có sử dụng biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả (1đ).
- Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, không sai chính tả (1đ).
3. Hướng dẫn về nhà:
Ôn lại văn bản thuyết minh.
Ngày tháng năm
Chủ đề 2
Rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương châm hội thoại
Tiết 7
ÔN TẬP VỀ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘITHOẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh nâm được các phương châm hội thoại đã học
- Biết sử dụng phương châm hội thoại dúng lúc , dúng chỗ một cách hợp lí
B. NỘI DUNG CỤ THỂ:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Câu hỏi : Em hóy kể cỏc phương châm hội thoại mà em đó học trong chương trỡnh lớp 9
( Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng )
Các phương châm hội thoại
Phương châm về chất
Phương châm quan hệ
Phương châm cách thức
Phương châm về lượng
Phương châm lịch sự
? Thế nào là phương châm về lượng?
?Thế nào là phương châm về chất?
? Thế nào là phương châm cách thức?
? Thế nào là phương châm quan hệ?
? Thế nào là phương châm lịch sự?
- Khi giao tiếp cần nói có nội dung , nội dung của lời nói phải đáp ứng được yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu
- Khi giao tiếp , đừng nói những gì mà mình không tin là đúng , hay không có bằng chứng xá thực
-Khi giao tiếp , cần nói đúng vào đề tài giao tiếp , tránh nói lạc đề
-Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn , rành mạch , tránh nói mơ hồ
- Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác
Lưu ý :
- Khi giao tiếp , cần vận dụng những phương châm hội thoại phù hợp với đặc diểm và tình huống giao tiếp ( Nói với ai , nói ở đâu , khi nào , để làm gì ?)
- Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể là do các nguyên nhân sau
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá.
+ Người nói phải ưu tiên cho phương châm hội thoại khác quan trọng hơn.
+ Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó của mình.
Ngày tháng năm
Tiết 8
BÀI TẬP VỀ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Phương châm về lượng và phương châm về chất )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về 2 loại phương châm hội thoại (Phương châm về lượng , phương châm về chất ).
- Qua việc giải các bài tập, rèn luyện cho các em kĩ năng giao tiếp tốt.
B. NỘI DUNG CỤ THỂ:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Bài 1 Hãy cho biết thành ngữ sau có liên quan đến phương châm hội thoại nào ? Trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp
STT
Thành ngữ
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
1
Ăn ốc nói mò
2
Ăn đơm nói đặt
3
Cãi chày cãi cối
4
Khua môi múa mép
5
Nói dơi nói chuột
6
Hứa hươu hứa vượn
7
Ăn không nói có
8
Nói có sách, mách có chứng
Bài 2 : Vận dụng những phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau :
Đó là mẹ đẻ của tôi, là người đã sinh ra tôi
Năm học này, bạn An đã đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và đạt hạnh kiểm tốt.
Viêt Nam là một nước thuộc tổ chức Asean và nằm ở vùng Đông Nam Á.
Ngựa là con vật thuộc bộ guốc chẵn và có bốn chân.
Hướng dẫn trả lời :
Thừa cụm từ “ Sinh ra tôi”
Thừa cụm từ “đạt danh hiệu tốt”
Thừa cụm từ nằm ở Đông Nam Á.
Thừa cụm từ “Có bốn chân”
Bài 3: Cho tình huống sau :
Anh trai hỏi Minh: - Minh! Vì sao bài kiểm tra 15 phút của em bị điểm 3 môn vật lý ?
Minh trả lời : _ Tại vì hôm ấy em không học bài , Và còn tại bạn bên cạnh em hôm ấy cũng không làm được bài .
Theo em , câu trả lời của Minh đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? Hãy viết câu trả lời cho đúng , đảm bảo phương châm hội thoại đó .
Hướng dẫn trả lời:
Câu trả lời của Minh đã vi phậm phương châm hội thoại về lượng . Minh trả lời thừa ý “ Tại bạn bên cạnh em cũng không làm được bài”
HS viết lại câu trả lời cho đúng
Bài 4 :
Tìm những lời nói của người cô trong văn bản “ Trong lòng mẹ” mà người cô đã vi phạm phương châm về lượng và phương châm về chất
3. Hướng dẫn học bài :
- Về làm bài tập
- Rèn luyện sự tuân thủ phương châm các hội thoại trong giao tiếp
Ngày tháng năm
Tiết 9
BÀI TẬP VỀ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI( tiếp)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về 2 loại phương châm hội thoại ( Phương châm về lượng , phương châm về chất )
- Qua việc giải các bài tập , rèn luyện cho các em kĩ năng giao tiếp tốt
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra
2. Bài mới
GV: Em hãy nhắc lại các khái niệm về phương châm quan hệ phương châm các thức , phương châm lịch sự
Giáo viên hướng dẫn :
Các em chú ý nội dung câu nói có liên quan đến nhau không để chỉ ra sự tuân thủ phương châm quan hệ . Sự nói năng ngắn gọn biểu thị sự tuân thủ phương châm cách thức ( Nó hơi dài một tí – Biểu thị sự vi phạm phương châm cách thức ) Nội dung hỏi thăm , quan tâm đến công việc , tình hình , gia cảnh nhà người khác.Cách xưng hô giữa ông giáo và lão Hạc , giữa bà cụ láng giềng và chị Dậu => Tuân thủ phương châm lịch sự
GV: CHú ý cách xưng hô lịch sự của chi Dậu , cách xưng hô không lịch sự của cai lệ ; các hành động chửi mắng đe dạo của cai lệ cũng chứng tỏ cai lệ đã không tuân thủ phương châm lịch sự .
GV: Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
- Nói có đầu có đũa
- đánh trống lảng
- Nói có ngọn có ngành
- Dây cà ra dây muống
- Ông nói gà , bà nói vịt
- Cú nói có , vọ nói không
- Nói bóng nói gió
- Nói cạnh nói khoé
- úp úp , mở mở
-Nói nước đôi
I. Ôn tập lý thuyết
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
Chỉ ra những biểu hiện của phương châm quan hệ , phương châm cách thức , phương châm lịch sự trong các câu hội thoại sau
a)– Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
Cụ bán rồi ?
Bán rồi! Họ vừa bắt xong .
( Nam Cao)
b) – Việc gì thế cụ ?
- Ông giáo để tôi nói ...Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng , cụ cứ nói .
- Nó thế này , ông giáo ạ !
( Nam Cao)
c)- Bác trai đã khá rồi chứ ?- Cảm ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường . Nhưng xem ý vẫn còn lề bề , lệt bệt lắm .
( Ngô Tất Tố )
2. Bài 2 : Chỉ ra những biểu hiện vi phạm của phương châm lịch sự trong đoạn văn sau :
Chị Dậu run run:
- Nhà cháu đã túng , lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa , nên mới lôi thôi như thế . Chứ cháu có bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói cho ông lí cho cháu khất ...
- Cai lệ không để cho chị Dậu nói hết câu , trợn ngược hai mắt , hắn quát :- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? Sưu của nhà nước mà dám mở mồn xin khất !
- Chị Dậu vẫn thiết tha :
- Khốn nạn !Nhà cháu đã không có , dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi . Xin ông trông lại
3. Bài tập 3
Phương châm quan hệ
Phương châm cách thức
- Đánh trống lảng - Ông nói gà bà nói vịt
- Cú nói có , vọ nói không
- Nói bóng nói gió
- Nói cạnh nói khoé
- Nói có đầu có đũa
- Nói có ngọn có ngành
- Dây cà ra dây muống
- Ăn không nên đọi....
- Nửa úp , nửa mở .
- Nói nước đôi
3. Hướng dẫn về nhà : Về làm bài tập
Ngày tháng năm
Tiết 10
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
CÁC PHƯƠNG CHÂM HÔI THOẠI
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Thông qua tiết học , giúp học sinh hiểu : Các phương châm hội thoại có quan hệ chặt chẽ trong tình huống giao tiếp
- Sử dụng thành thạo các phương châm hội thoại
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra
2. Bài mới
GV: Có phải trong khi tham gia hội thoại , người tham gia hội thoại nhất thiết phải tuân thủ các phương châm hội thoại một cách máy móc hay không ?
GV: Hãy chỉ ra khi nào người tham gia hội thoại có thể vi phạm phương châm hôi thoại ?
Cho ví dụ
? Hai phép tu từ nói giảm nói tránh và nói quá đã vi phạm phương châm hội thoại nào ?
? Lây ví dụ về 2 phép tu từ đó và cho biết chúng có tác dụng gì ?
Đọc truyện cười “ Nói cho có đầu có đuôi” và trả lời câu hỏi .
( Giáo viên treo bảng phụ có chép mẩu chuyện cười đó lên cho hs theo dõi )
? Thành ngữ “ Nói có đầu có đuôi” liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
? Phương châm hội thoạiđó có được người đày tớ tuân thủ không ?
? Hậu quả ra sao ?
GV: Trong các trường hợp nào , phương châm hội thoại không được tuân thủ mà vẫn chấp nhân được ?
? Cách nói “ Thủ... giống thủ ...; xôi ...giống xôi” trong truyện sau có vi phạm phương châm hội thoại không ?
? Hãy giải thích điều đó ?
( Giáo viên treo bảng phụ có chép truyện “ Phù thuỷ sợ ma” lên bảng
I. Lí thuyết
- Các phương châm hội thoại không có tính chất bắt buộc cho mọi tình huống giao tiếp . Tuỳ tình hoàn cảnh giao tiếp , người tham gia hội thoại có thể tuân thủ các phương châm hội thoại hoặc cố tình vi phạm chúng để đạt mục đích giao tiếp chính của mình
- Ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác quan trọng hơn
- Tạo hàm ý , gây sự chú ý cho người nghe .
II. Luyện tập
1. Bài 1
- Hai phép tu từ đó vi phạm phương châm về chất ( Nói không đúng sự thật )
- Cụ tôi về nam ngoái
( Giảm bớt ấn tượng đau buồn )
Cháu bé đã bớt đi ngoài chưa ?
( Biểu thị thái độ lịch thiệp ,tránh thô tục)
2. Bài 2
-Thành ngữ “ Nói cho có đầu có đuôi liên quan đến phương châm cách thức”
- Phương châm hội thoại này có được cậu bé đầy tớ tuân thủ một cách quá mức trong câu chuyện trên
-Hậu quả : Phú ông bị cháy mất áo
=> Phương châm hội thoại chỉ có hiệu lực khi dùng đúng phù hộ với tình huống giao tiếp . Nừu không sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường .
3. Bài 3
- Cách nói như vậy vi phạm phương châm về lượng ( Lặp lại nội dung thông tin )
- Câu chuyện đã cho cách nói đó được hiểu như sau : “ Thủ trên mâm giống thủ thầy phù thuỷ mang về hôm trước , xôi cũng vậy” .
3. Hướng dẫn học bài : Về tìm một số truyện dân gian có những đoạn hội thoại mà người tham gia hội thoại đã vi phạm . Em hãy phân tích
Ngày tháng năm
Tiết 11 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
CÁC PHƯƠNG CHÂM HÔI THOẠI
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh nâm được các phương châm hội thoại đã học
- Biết sử dụng phương châm hội thoại dúng lúc , dúng chỗ một cách hợp lí
B HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra
2. Bài mới
?Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi ?
? Trong các đoạn hội thoại trên , lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại ? Vì sao?
? Lời thoại trên không tuân thủ phương châm hội thoại nào ?
? Lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại ?
( Thưa thầy sóng là một.....)
? Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào ?
? Qua đó Nguyễn Du muốn khắc hoạ nhân vật như thế nào ?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
Cách xưng hô của ông giáo với lão Hạc “ Ông con” gọi “Cụ”thể hiện :
A: Sự kính trọng, khiêm nhường của lão Hạc
B: Sự thân tình , gần gũi của ông giáo với lão Hạc
C: Cả hai yếu tố trên
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1
Đoạn hội thoại 1
Người con đang học môn địa lí hỏi bố :
-Bố ơi ! Ngọn núi nào cao nhất hả bố ?
Người bố đang mải đọc báo trả lời :
-Núi nào mà không nhìn thấy ngọn thì là ngọn núi cao nhất .
Gợi ý :
- Lời thoại không tuân thủ phương châm hội thoại “ Núi nào mà không nhìn thấy ngọn .....”
- Lời thoại trên không tuân thủ phương châm về chất
Đoạn hội thoại 2:
Trong giờ địa lý , thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ :
-Em cho biết sóng là gì ?
-Thưa thầy sóng là một bài thơ của Xuân Quỳnh a!
Bài 2 : Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau ?
Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh
Hỏi quê rằng : huyện Lâm Thanh cũng gần
=> Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại về chất
Bài 3 :
Tôi nắm lấy vai gầy của lão , ôn tồn bảo :
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật , nhưng có cái này là sung sướng ; bây giờ câu ngồi xuống phản này chơi , tôi luộc mấy củ khoai lang , nấu một ấm chè tươi thật đặc ; ông con mình ăn khoai , uống nước chè , rồi hút thuốc lào ...Thế là sướng.
- Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với mình thế là sung sướng . Lão nói xong cười đưa đả .Tôi bảo :
- Thế là được , chứ gì ? Vậy cụ ngồi xuống đây , tôi đi luộc khoai nấu nước .
- Nói đùa thế , chứ ông giáo để khi khác .
( Nam Cao- Lão Hạc )
(Chú ý phương án C)
Bài 4 : Tìm trong các mẩu chuyện dân gian trong đó có các đoạn hội thoại mà nhân vật tham gia hội thoạiđã vi phạm phương châm hội thoại . Phân tích ?
3 Hướng dẫn học bài : Về học bài và làm bài tập
Ngày tháng năm
Tiết 12
KIỂM TRA HẾT CHỦ ĐỀ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Thông qua tiết kiểm tra , giáo viên biết được kết quả của học sinh trong đợt học tự chọn
- Rèn cho học sinh cách tư duy độc lập khi làm bài .
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Giáo viên phát đề đã phô tô cho từng học sinh
Đề bài
Câu 1 ( 5 điểm )
Kể và nêu nội dung đầy đủ của các phương châm hội thoại đã học?
Câu 2 : ( 3 điểm )
a. Câu tục ngữ “ Lời nói gói vàng” , và câu nói “ Lời nói chẳng mất tiền mua
File đính kèm:
- Tu chon Van 9 ki mot.doc