Giáo án Chủ đề 1: Trường mầm non và tết trung thu - Nhánh 2: lớp lá 3 của bé

I-YÊU CẦU

Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể biết:

 - Trẻ biết tên lớp.

- Các khu vực trong lớp.

- Công việc của cô giáo đang dạy trẻ.

- Các bạn trong lớp: tên gọi, sở thích, đặc điểm riêng

- Đồ dùng, đồ chơi trong lớp.

- Các hoạt động ở lớp.

- Lớp học là nơi trẻ được chăm sóc – dạy dỗ, được chơi đùa với các bạn.

II-KẾ HOẠCH TUẦN

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề 1: Trường mầm non và tết trung thu - Nhánh 2: lớp lá 3 của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG MẦM NON VÀ TẾT TRUNG THU NHÁNH 2: LỚP LÁ 3 CỦA BÉ KẾ HOẠCH TUẦN 02 Từ ngày 09/ 09 - 13 /09 /2013 I-YÊU CẦU Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể biết: - Trẻ biết tên lớp. Các khu vực trong lớp. Công việc của cô giáo đang dạy trẻ. Các bạn trong lớp: tên gọi, sở thích, đặc điểm riêng Đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Các hoạt động ở lớp. Lớp học là nơi trẻ được chăm sóc – dạy dỗ, được chơi đùa với các bạn. II-KẾ HOẠCH TUẦN TT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG 1 Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng * . Đón trẻ: + Cô ân cần nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng đúng chỗ. Trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe và tâm trạng trẻ. Cho trẻ chơi tự chọn. +Trò truyện với đồ dùng đồ chơi của trường (tên đồ dùng đồ chơi, cách chơi, cách sắp xếp, bảo quản.) +Trò chuyện về những hoạt động vui chơi của trẻ trong ngày ở trường mẫu giáo. (chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi ở góc). *. Thể dục sáng: a Khởi động : - Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh kết hợp nhạc bài: “Bài tập buổi sáng” thể dục đồng diễn của trường: “Bình minh:” b.Trọng động: - Hô hấp: Gà gáy - Tay vai 2: Đưa 2 tay ra phía trước, sang ngang. - Lưng bụng 1 : Đứng cúi gập người về trước - Chân 1: Khuỵu gối c.Hồi tĩnh: Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “con công” * Ăn sáng: Cho trẻ ăn sáng động viên trẻ ăn hết xuất. 2 Hoạt động học Thứ hai 09/09/2012 PTNN: MTXQ - Một số đồ dùng, đồ chơi MG. Thứ ba 10/9/2012 PTTM: Tạo hình -Nặn đồ chơi trong lớp tặng bạn (ĐT) PTTC: Thể dục - Đi trên dây (dây đặt trên đất) Thứ tư 11/9/20112 PTNN: LQVH - Truyện: Gà tơ đi học. Thứ năm 12/9/2012 PTNT: LQVT -Ôn số lượng 3. Nhận biết số 3. Ôn so sánh chiều rộng. Thứ sáu 13/9/2012 PTTM: Âm nhạc -Đường và chân VĐ: Tiết tấu chậm NH: Đi học TCAN: : Tiếng hát ở đâu? 3 Hoạt động góc *Yêu Cầu: - Biết về nhóm để chơi, biết phân vai chơi và thỏa thuận vai chơi. - Biết thể hiện các hành động chơi như : Mẹ đi chợ, nấu cơm, cô giáo dạy học, … - Biết sử dụng các nguyên liệu khác nhau để xây dựng trường mầm non. - Biết nhận xét ý tưởng sản phẩm khi xây dựng. - Nhận biết ký hiệu chữ viết, cách đọc, cách mở sách đúng thao tác, biết cách cầm bút. - Biết sử dụng màu tô phù hợp, biết sử dụng các kỹ năng tạo hình : nặn dọc, xoay tròn, xé dải … (tùy theo các hoạt động của bài học trong tuần). - Kỹ năng đếm, xếp tương ứng 1, 2, 3, … - Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề nhánh trường mầm non. - Yêu thiên nhiên chăm sóc cây, tưới nước cho cây.. I/GÓC PHÂN VAI: Cô giáo + gia đình II/ GÓC XÂY DỰNG - LẮP GHÉP: Xây trường mẫu giáo III/GÓC ÂM NHẠC : Hát múa theo chủ đề IV/GÓC TẠO HÌNH : Vẽ, nặn, cắt dán theo chủ đề V/GÓC SÁCH, TRUYỆN: Xem tranh, sách về chủ đề VI/GÓC THIÊN NHIÊN/KHOA HỌC : Trẻ bổ sung tập toán, Chăm sóc cây xanh. 4 Hoạt động ngoài trời Thứ hai 09/09/2012 - Quan sát: Tranh chủ đề - Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian: Kéo co. Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Nhặt lá rụng. - Chăm sóc góc thiên nhiên. Thứ ba 10/9/2012 - Quan sát: Quan sát đồ dùng, đồ chơi trong lớp - Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động : Tung bóng Thứ tư 11/9/20112 - Trò chuyện : Các lớp học trong trường mầm non. - Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động: Tung bóng Thứ năm 12/9/2012 - Quan sát: Quan sát bầu trời-cây xanh - Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động: Tung bóng Thứ sáu 13/9/2012 - Quan sát: Đường đến trường - Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian: Kéo co. 5 Vệ sinh Ăn trưa *Trước khi ăn: - Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay. - Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi. - Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn - Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ. *Trong khi ăn: - Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn. - Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất. *Sau khi ăn: - Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh. 6 Ngủ trưa - Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải. - Có đủ nệm gối cho trẻ. - Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ. - Chú ý đến tốc độ quạt. - Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ. - Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ. 7 Vệ sinh-Ăn xế - Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng. - Trẻ đi vệ sinh, cô cho trẻ thay quần áo và chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ. - Tiến hành cho trẻ ăn xế. 8 Sinh hoạt chiều Thứ hai - Làm quen với trò chơi: Cáo và thỏ - Làm quen với 1 số kĩ năng nặn. Thứ ba - Làm quen với kĩ năng đi trên dây (dây đặt trên đất) -Trò chơi học tập: “Tìm bạn” Thứ tư - Ôn nhận biết với số lượng 3, số 3 và chiều rộng của các băng giấy, đồ dùng. - Xem phim hoạt hình. Thứ năm - Hoàn thành tập toán - Cho cháu vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Đường và chân” Thứ sáu - Trò chuyện về mùa thu. - Biểu diễn văn nghệ. 9 Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ -Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ. -Cho trẻ đi vệ sinh. *Nêu gương cuối ngày. -Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. -Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh. -Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai ngày 09 tháng 09 năm 2013 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN: I/ YÊU CẦU: - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ. - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học. II/ TIẾN HÀNH: - Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét. - Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ. - Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm. - Đọc thơ : “Cháu hứa với cô” - Trẻ đoán thời tiết trong ngày? - Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy? - Hát bài “sáng thứ hai” - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan: +Đi học đều, đúng giờ. +Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch. +Không xả rác trong lớp. +Chú ý lên cô. +Muốn nói biết giơ tay, không được nói leo. +Biết giúp cô lấy cất đồ dùng đồ chơi. - Hát “ Đường và chân”, “Vui đến trường” - Cô giới thiệu chủ điểm nhánh mới: “Lớp Lá 1 của bé” HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : MỘT SỐ ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO I/ YÊU CẦU: Trẻ biết tên tên gọi và công dụng của một số đồ dùng, đồ chơi của trường mẫu giáo. Biết đồ dùng đồ chơi ở lớp mẫu giáo và góc chơi mà bạn trai, bạn gái thích chơi. Giáo dục trẻ biết gìn giữ, lấy cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định. II/ CHUẨN BỊ: 2 thùng đựng 1 số đồ dùng, đồ chơi ở trường mẫu giáo. Các góc chơi trình bày đẹp. Băng đĩa có bài hát về trường lớp mẫu giáo. Tích hợp: AN, LQVH. III/-TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú - Cô cho trẻ hát kết hợp vận động minh họa bài : “Trường mẫu giáo yêu thương”. Các con vừa hát bài hát nói về gì? Trường mẫu giáo của con tên là gì? Các con có yêu trường của mình không? Tại sao con lại yêu trường mẫu giáo của con đến thế? Ở trường có những đồ dùng, đồ chơi nào? Con thích đồ chơi nào nhất? Tại sao? Thế còn lúc học con sử dụng những đồ dùng gì? Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những đồ dùng, đồ chơi ở trường mẫu giáo nhé! - Cả lớp hát và vận động cùng cô. - Trường mẫu giáo -………. - Trẻ trả lời theo suy nghĩ - (…) HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện về đồ dùng, đồ chơi ở trường mẫu giáo. Cốc! cốc! cốc!... Cô hiệu trưởng tặng lớp mình 2 thùng quà. Các con có muốn xem bên trong có gì không? Cô mở thùng ra, trong thùng có gì nào? Cô lấy búp bê ra hỏi: + Tớ là ai? + Tớ được làm bằng gì? + Tớ dùng để làm gì? Chơi như thế nào? + Tớ thường để ở đâu trong lớp? + Ai thường chơi tớ? + Ở góc chơi đó còn có gì nữa? Tiếp theo cô lấy từng nhóm đồ dùng, đồ chơi ra để trên bàn và hỏi trẻ tương tự: Bóng, rổ, thẻ số - tập tạo hình, chì màu, bảng, đất nặn – phách tre – bình tưới… Trên bàn cô có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi. Ai giỏi lên giúp cô chọn đồ dùng, đồ chơi ra để riêng nè? Cô nhấn mạnh: những đồ dùng đồ chơi này rất cần cho các hoạt động của các con ở lớp. vì thế khi chơi các con phải biết giữ gìn cẩn thận. Ngoài đồ dùng đồ chơi của lớp trường mẫu giáo còn có rất nhiều đồ chơi ngoài trời, mình cùng nhau đi quan sát nhé! Hát bài “khúc hát dạo chơi”, ra sân. Cô cháu cùng quan sát, cô hỏi trẻ con đã chơi với chúng như thế nào? Cô tóm ý, giáo dục trẻ cẩn thận trong khi chơi. - Đồ dùng, đồ chơi… - Búp bê. - Làm bằng mũ. - Chơi phân vai… - Trẻ tự trả lời theo suy nghĩ. - Cô cùng trẻ ra sân trường… HOẠT ĐỘNG 3:Trò chơi “Hãy kể nhanh” Cách chơi: + Cô nêu công dụng của đồ dùng, đồ chơi- cháu nói nhanh tên đồ chơi đó + cô nêu tên góc chơi- cháu nêu tên đồ dùng và ngược lại (cô có thể mời cháu nói thay cô) + Góc nào bạn trai thích chơi? Góc nào bạn gái thích chơi? Góc nào cả bạn gái, bạn trai đều thích? -Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Đọc bài thơ “đồ chơi” Trẻ lấy những đồ chơi vừa quan sát cất lên kệ ngay ngắn. Thứ ba ngày 10 tháng 09 năm 2013 HOẠT ĐỘNG 1: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài : NẶN ĐỒ CHƠI TRONG LỚP TẶNG BẠN (ĐT) I/ YÊU CẦU: Luyện cho trẻ một số kĩ năng nặn cơ bản. Trẻ nặn được nhiều đồ chơi đơn giản theo khả năng và suy nghĩ của mình. Phát triển khả năng sáng tạo, mạnh dạn, tự tin thể hiện qua sản phẩm tạo hình Củng cố tình đoàn kết, thương yêu bạn bè. II/ CHUẨN BỊ: Mẫu gợi ý. Đất nặn, dĩa, bảng con, khăn lau tay cho trẻ Băng đĩa có bài hát về trường lớp mẫu giáo Tích hợp: AN, MTXQ. III/ TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú Hát “trường chúng cháu là trường mầm non” - Cả lớp hát và vận động cùng cô. HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát mẫu và trò chuyện - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Trường của các con có tên là gì? - Các con học lớp nào? Cô nào dạy các con? - Lớp mình có những đồ chơi nào? - Con có thích chơi với những đồ chơi này không? - Bạn nào cũng thích chơi với những đồ chơi này cả, vậy các con hãy nặn nhiều đồ chơi trong lớp tặng bạn mình nhé! - Để giúp cho các con có nhiều đồ chơi đẹp tặng bạn, cô cũng đã nặn sẵn nhiều đồ chơi. Các con xem nhé! - Các con xem cô đã nặn được đồ chơi gì đây? - Vậy trong dĩa của cô những loại đồ chơi này có những màu gì? - Những đồ chơi nào bạn gái thích, những đồ nào chơi bạn trai thích? - Nảy giờ con xem sản phẩm nặn đồ chơi tặng bạn của cô, vậy các con có dự định nặn gì tặng bạn mình chưa? - Cô mời vài trẻ đứng lên nói ý định của mình. - Con thích nặn tặng bạn nào trong lớp? - Con nặn tặng bạn những món quà nào? Con nặn như thế nào? - Khi nặn xong con nhớ miết sao cho bóng, lăn đất trong lòng bàn tay sản phẩm mới đẹp nhé! - Con ngồi nặn đất bằng tay nào? - Để cho đôi tay sạch nặn xong con làm gì? -Trường Mẫu giáo… - Trẻ tự trả lời… -…… -…… - Bóng, chén, đũa, gạch… -…….. -…….. - …….. - Trẻ trả lời theo suy nghĩ. -……….. -………. -………. HOẠT ĐỘNG 3: Trẻ nặn Trẻ nặn, cô bao quát. Gợi ý, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. - Cô mở băng. -Trẻ nặn. HOẠT ĐỘNG 4: Tổ chức nhận xét sản phẩm Trẻ mang sản phẩm trưng bày lên bàn cho cả lớp xem chung. Cô mời vài cháu, gợi cho trẻ quan sát và tự nhận xét sản phẩm. Hỏi trẻ thích sản phẩm nào? Vì sao? Cô nhận xét tranh của trẻ. - Trẻ xem sản phẩm - Nhận sản phẩm của bạn. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Hát bài “trường em” đi về chỗ. Trẻ cất đồ dùng, đến góc nghệ thuật nặn, vẽ đồ chơi… ……………………………………………….. HOẠT ĐỘNG 2: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài: ĐI TRÊN DÂY (DÂY ĐẶT TRÊN ĐẤT) I/ YÊU CẦU: Dạy trẻ biết đi trên dây (dây đặt trên đất), bàn chân trẻ bước đi đúng trên sợi dây và giữ được thăng bằng. Phát triển tố chất khéo léo của đôi chân và khả năng giữ thăng bằng. Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô. Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi. Trẻ chơi vui và hứng thú II/ CHUẨN BỊ: - 2 sợi dây dài khoảng 3 – 4m (dây tết bằng vải vụn to cỡ bằng ngón tay cái người lớn) - Băng nhạc, trống lắc. - Tích hợp: MTXQ, AN. III/TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Cháu ngồi gần cô, hát và vận động bài “vui đến trường” Các con vừa hát bài hát nói về gì ? Các con đến trường học hàng ngày có thấy vui không? Vì sao? Cô tóm ý. Nảy giờ trò chuyện chỉ ngồi 1 chỗ, bây giờ mình cùng khởi động cho khỏe nhé! Cô mở băng. Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều. (Tập kết hợp với nhạc bài “con công”) - Cháu hát và vận động cùng cô. - Cháu tự trả lời ... - (…) - Cháu đọc bài thơ “xếp hàng” - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: Tay - vai 2 : Đưa tay ra phía trước, sang ngang (2x8) Đứng thẳng, 2 chân bằng vai, 2 tay dang ngang bằng vai + 2 tay đưa ra phía trước. + 2 tay đưa sang ngang + Hạ 2 tay xuống. Lưng- bụng 1 : Đứng quay người sang 2 bên (2x8) Đứng thẳng, tay chống hông. + Quay người sang phải + Đứng thẳng + Quay người sang trái + Đứng thẳng Chân 3: Bật, đưa chân sang ngang (3x8) (bật tách khép chân) Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi + Bật lên, đưa 2 chân sang ngang, kết hợp đưa 2 tay dang ngang + Bật lên, thu 2 chân về, 2 tay xuôi theo người. Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ điểm số, tách 3 hàng thành 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản: “ Đi trên dây”: - Các con xem cô có gì nè? À, ai biết hôm nay mình sẽ cùng nhau thực hiện vận động gì nào? À, hôm nay các con sẽ được thực hiện một vận động mới, đó là “Đi trên dây” nhé ! Ai biết cách thực hiện lên thực hiện cho cô và các bạn xem nè? (mời 1-2 trẻ biết cách vận động lên hiện thử cho lớp xem) Đố các con bạn vừa làm gì? Cô làm mẫu 1 lần, kết hợp phân tích vận động: TTCB: Cô đứng tự nhiên trước 1 đầu sợi dây, 2 tay thả xuôi. Khi có hiệu lệnh cô bước đi trên sợi dây, bàn chân cô luôn luôn bước đúng trên sợi dây và giữ được thăng bằng, 2 tay cô chống hông (hoặc có thể để tự nhiên). Khi đi hết đầu dây kia thì quay lại đi trở về vị trí ban đầu Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu, mỗi trẻ thực hiện 3-4 lần). Cô bao quát, động viên, sửa sai. Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. *Trò chơi vận động: “Cáo vào thỏ” - Cho cháu chơi trò chơi “Cáo và thỏ” - Cô nêu cách chơi. - Cho trẻ chơi vài lần. HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. Cho trẻ chơi “uống nước chanh” - Trẻ tập theo cô. - Sợi dây - Trẻ tự trả lời. -Trẻ khá thực hiện cho bạn xem. -“Đi trên dây”. - Trẻ nhắc lại tên bài. - Trẻ xem cô làm mẫu. -Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. - Trẻ chơi và đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Bây giờ cô cháu ta cùng đến góc chủ điểm và quan sát một số động hoạt động ngày tết nhé ! --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 11 tháng 09 năm 2013 HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài : TRUYỆN “GÀ TƠ ĐI HỌC” --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 12 tháng 09 năm 2013 HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: ÔN SỐ LƯỢNG 3. NHẬN BIẾT SỐ 3. ÔN SO SÁNH CHIỀU RỘNG I/ YÊU CẦU: Luyện tập nhận biết đồ vật có số lượng 3. Nhận biết số 3. Ôn so sánh chiều rộng. II/ CHUẨN BỊ: Đồ dùng, đồ chơi có số lượng 3 để xung quanh lớp. Cho trẻ: + Mỗi trẻ 4 băng giấy: 1 băng giấy rộng nhất. 2 băng giấy rộng bằng nhau 1 băng giấy hẹp nhất. + Mỗi trẻ 3 bông hoa, 3 con bướm + Thẻ số 1-2-3. + Thẻ chấm tròn, bảng con, phấn. III/ TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định – gây hứng thú - Cô cho trẻ hát kết hợp vận động minh họa bài : “ Vườn trường mùa thu” - Mùa thu có gì đặc biệt? - Cô tóm ý trẻ. - Trẻ hát và vận động cùng cô. - Trẻ tự trả lời theo suy nghĩ. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập nhận biết số lượng 3. - Các con tìm xem lớp học của chúng ta có những loại quả nào có số lượng là 3? - Chơi “vỗ tay đáp đúng theo yêu cầu của cô”. - Trẻ tìm. - Trẻ chơi cùng cô. HOẠT ĐỘNG 3: Nhận biết số 3. Ôn so sánh chiều rộng. - Nhìn xem trong rổ các con có gì? - Lấy hết bông hoa xếp thành hàng ngang từ trái sang phải. - Lấy 2 con bướm xếp tương ứng với hoa. - Nhóm hoa và nhóm bướm như thế nào với nhau? Nhóm nào ít hơn? Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? - Muốn 2 nhóm nhiều bằng nhau ta phải làm gì? - Đếm lại số lượng 2 nhóm. - Lúc này 2 nhóm đã bằng nhau chưa? Cùng bằng mấy? - Tìm đồ dùng trong lớp có cùng số lượng với hoa và bướm? - Giúp cô nói xem: Những đồ dùng con vừa tìm thấy và số lượng hoa, bướm có nhiều bằng nhau không? Cùng bằng mấy ? Để chỉ nhóm có số lượng 3 người ta dùng thẻ số mấy? Đây là thẻ số 3. cô đọc, lớp đọc. Đặt số 3 vào nhóm hoa, bướm. Cho trẻ đếm lại và cất đồ dùng từ phải sang trái. Trong rổ các con còn có gì nữa? Chúng rộng bằng nhau không? + Tìm cho cô băng giấy “rộng nhất”? + Con tìm xem băng giấy nào “hẹp nhất”? + Có mấy băng giấy “rộng bằng nhau”? Vì sao con biết băng giấy đỏ rộng nhất? Bây giờ chúng ta cùng kiểm tra xem nhé! Cô cháu cùng thực hiện: Đặt chồng 4 băng giấy lại với nhau thấy băng giấy đỏ có phần thừa ra nhiều nhất Con thấy 2 băng giấy vàng thì sao? Còn băng giấy nào hẹp nhất? Vì sao con biết? - Vậy có mấy băng giấy rộng hơn băng giấy xanh? Cất đồ dùng. - (Hoa, bướm, băng giấy) - Trẻ xếp. -Không băng nhau… -Tìm1 con bướm đặt vào. - Trẻ đếm. - Bằng nhau, cùng bằng 3 - Trẻ tìm… -…cùng bằng 3. - Số 3. - Trẻ tìm thẻ số 3, đặt vào nhóm hoa, nhóm bướm. -Băng giấy màu đỏ, vàng, xanh. Không rộng bằng nhau - Băng giấy màu đỏ. - Băng giấy màu xanh. - 2 băng giấy, màu vàng. - (…) - Cô cháu cùng thực hiện. - 2 băng giấy vàng không có phần thừa ra, nó “rộng bằng nhau”. - Băng giấy xanh “hẹp nhất”. Vì nó nằm trong băng giấy vàng, đỏ. Nó không có phần thừa ra. -…….. HOẠT ĐỘNG 4: luyện tập. - Cho trẻ hát bài “tập đếm” - Cho trẻ chơi “tìm nhà” - Cách chơi: xung quanh lớp có gắn hình các ngôi nhà, trên mỗi ngôi nhà có gắn các chấm tròn làm địa chỉ nhà, trên tay các con có các thẻ số làm số nhà. Các con đi chơi quanh lớp, khi có hiệu lệnh các con tìm về nhà của mình sao cho số trên tay tương ứng với số chấm tròn gắn trên ngôi nhà. * Kết thúc: Cho trẻ đến góc học tập làm quen với quyển toán. -Trẻ chơi vài lần. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Cháu đi nhẹ nhàng, làm chim bay đến bàn ngồi. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 13 tháng 09 năm 2013 HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài : VẬN ĐỘNG TTC “ĐƯỜNG VÀ CHÂN” NGHE HÁT: ĐI HỌC TCAN: TIẾNG HÁT Ở ĐÂU? I/ YÊU CẦU: Trẻ biết vỗ tay gõ đệm theo tiết tấu chậm, biết hát thể hiện tâm trạng vui vẻ nhịp nhàng. Trẻ nghe và cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài hát. Mở rộng hiểu biết, sự đồng cảm của trẻ với các bạn nhỏ dân tộc miền núi. Qua nội dung bài đem đến cho trẻ tình yêu quê hương với những con đường đưa trẻ đến trường. Thích chơi trò chơi. II/ CHUẨN BỊ: - Băng đĩa có bài hát: “Đường và chân”,“Đi học” Nhạc cụ. Mũ chóp kín. Tích hợp: LQVH, MTXQ. III/ TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, giới thiệu bài Đọc thơ “Bàn tay cô giáo” Các con vừa đọc bài thơ nói về gì? Với đôi tay của mình cô giáo đã làm gì cho các con? Hàng ngày các con vui nhất là được làm gì? Ngày nào chân các con cũng bước trên con đường quen thuộc từ nhà đến trường, rồi từ trường về nhà cũng trên con đường ấy. Con cảm thấy thế nào? con đường có quen thuộc và gần gũi với con không? Và mối quan hệ giữa đường và chân giống như gì nào? - Cả lớp đọc thơ cùng cô. - (…) - Trẻ tự trả lời. - Như đôi bạn thân. HOẠT ĐỘNG 2: Dạy vận động “Vỗ tay theo tiết tấu chậm” Bài hát nào nói lên điều đó? Cô cháu cùng hát. Các con vừa hát bài gì? Nhạc và lời của ai? Bài hát nói về gì? Cô tóm ý, nêu nội dung: Bài hát cho ta thấy sự gắn bó giữa đường và chân như đôi bạn thân. Bây giờ chúng ta cùng hát lại bài hát này nhé! Cho cháu hát 1 lần Cả lớp hát nối nhau. Cô chú ý sửa sai. Để cho việc trình bày bài hát thêm phần sinh động chúng ta vừa hát vừa vận động nhé! Ai giỏi lên vận động nào? Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do. Cô thấy các con bạn nào cũng hát và vận động rất hay. Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động “vỗ tay theo tiết tấu chậm” rất phù hợp với giai điệu bài hát này. Vậy hôm nay mình cùng vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát này nhé! Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ xem. Vỗ tay theo tiết tấu chậm là vỗ như thế nào? (nếu trẻ không trả lời được, cô giải thích lại cho trẻ nghe) Cả lớp vận động cùng cô. Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân.(cô mở băng) Cô chú ý sửa sai. Nhắc lại tên bài hát, tên tác giả? Tên vận động? - Trẻ hát cùng cô. - (…) - Trẻ tự trẻ lời. - Trẻ hát cùng cô - (…) - Trẻ xung phong. - Trẻ xem cô vận động. - Trẻ tự trả lời: “…2 tay cô vỗ vào phách mạnh, vỗ liên tiếp 3 cái rồi mở tay ra vào phách nhẹ…cứ như thế cô vỗ cho đến hết bài hát”. - Trẻ vận động cùng cô. (…) HOẠT ĐỘNG 3: Nghe hát “Đi học”-Minh Chính & Bùi Đình Thảo Hàng ngày các con được đến trường đi học trên con đường bằng phẳng, sạch sẽ. Còn các bạn miền núi thì phải tự mình trèo đèo vượt suối để đến được trường học, tuy rất vất vả nhưng các bạn vẫn vui vì được quây quần vui chơi, ca hát bên cô giáo…biết được điều đó, nên chú Minh Chính và chú Bùi Đình Thảo đã sáng tác ra một bài hát rất hay, các con nghe nhé! Cô hát cháu nghe lần 1,đánh nhịp. Nêu nội dung. Lần 2, cho trẻ nghe băng. Cô múa minh họa. - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô. HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi âm nhạc: “tiếng hát ở đâu”. - Và tiếp sau đây các con sẽ được tham gia trò chơi âm nhạc hết sức thú vị, trò chơi mang tên “ Tiếng hát ở đâu?” - Cách chơi: Cho trẻ nhắc lại cách chơi. Cô bổ sung (nếu cần) - Cho cháu chơi 2-3 lần. - Cháu chơi vài lần. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Cho trẻ đến góc nghệ thuật biểu diễn lại bài hát *NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN: Cho trẻ nêu gương cuối ngày xong. Cho trẻ nêu gương cuối tuần: Trẻ hát “ cả tuần đều ngoan” Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. Cô nhìn vào bình cờ đọc tên những trẻ có từ 3-5 cờ đứng lên, cô phát phiếu bé ngoan. Cả lớp hoan hô. Cô động viên các cháu ngoan luôn ngoan để luôn được khen. Nhắc nhở các cháu chưa ngoan cố gắn ngoan hơn để lần sau được khen. Hết giờ cô thu hoa lại, dán vào sổ bé ngoan cho cháu. Trả trẻ. KÝ DUYỆT TUẦN 2 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...

File đính kèm:

  • docLop la 3 cua beTuan 2.doc