Giáo án Chủ đề: Bản thân phát triển nhận thức - Đề tài Nhận biết sự khác nhau về số lượng giữ 2 nhóm đối tượng

I.Kết quả mong đợi

1. Kiến thức

 - Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng giữa 2 nhóm đối tượng

- Biết sử dụng các từ nhiều bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn

2. Kỹ năng

 - Rèn luyện kỹ năng ghép đôi

3. Thái độ

 - Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập

II. Chuẩn bị

- Mỗi trẻ một hộp quà có 4 chiếc áo màu đỏ, 2 quần màu xanh, 2 quần màu vàng

III. Cách tiến hành

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: Bản thân phát triển nhận thức - Đề tài Nhận biết sự khác nhau về số lượng giữ 2 nhóm đối tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN Phát triển nhận thức Đề tài: Nhận biết sự khác nhau về số lượng giữ 2 nhóm đối tượng Độ tuổi: 3 Tuổi Thời gian: 20 - 25 phút Người dạy: Nguyễn Thị Thu Hài I.Kết quả mong đợi 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng giữa 2 nhóm đối tượng - Biết sử dụng các từ nhiều bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng ghép đôi 3. Thái độ - Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập II. Chuẩn bị - Mỗi trẻ một hộp quà có 4 chiếc áo màu đỏ, 2 quần màu xanh, 2 quần màu vàng III. Cách tiến hành Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ * Ổn địng gây hứng thú * Ôn cách ghép đôi, củng cố nhận biết sự giống nhau về số lượng giữ 2 nhóm đối tượng * Nhận biết sự khác nhau về số lượng * Cũng cố * Kết thúc - Hôm nay có một nhân vật rất đặc biệt đến thăm lớp chúng mình đấy - Xin chào tất cả các bạn: Mình xin tự giới thiệu mình là Thỏ Láu. Hôm qua vì trời mưa nên mình đã bị ướt hết quần áo. Các bạn có thể giúp mình đưa quần áo ra phơi được không? - Các con có muốn giúp bạn Thỏ Láu không nào? - Bây giờ chúng ta sẽ lần lượt đưa quần áo ra phơi. - Cho trẻ “ Gép đôi” mỗi chiếc áo tương ứng với một chiếc quần - Cô cùng trẻ xếp những chiếc áo theo một hàng ngang ( Xếp áo màu vàng rồi mới xếp áo màu xanh) - Xếp tương ứng với mỗi chiếc áo là 1 chiếc quần ở dưới. - Cô cho trẻ nhận xét số lượng giữa 2 nhóm + Các con nhìn xem có còn chiếc áo nào không có quần nữa không? + Có bị thừa chiếc quần nào không? - Cô nói lại :Mỗi cái áo đều có một cái quần, không thừa chiếc quần nào cả + Vậy số quần và số áo nhiều như thế nào với nhau? + Cô khen trẻ - Cảm ơn các bạn đã giúp mình. Trời đã tối rồi đấy, chắc hẳn các bạn đã mệt rồi đúng chưa nào. Bây giờ chúng ta cùng đi ngủ nào. - Trời đã sáng ò ó o ò.... - Những chiếc quần màu xanh đã khô rồi bây giờ chúng mình hãy giúp bạn Thỏ Láu cất những chiếc quần màu xanh vào tủ nào! ( Cô và trẻ cùng cất 2quần xanh vào hộp) - Bây giờ chỉ còn lại quần màu gì? - Các con nhìn xem số quần và số áo số nào thiếu? số nào thừa? - Vậy số nào nhiều hơn, số nào ít hơn? - Cô nói lại: Vì chúng ta đã cất hết quần màu xanh vào tủ nên số quần thiếu, số áo thừa. - Nhân dịp bạn Thỏ Láu đến thăm lớp chúng mình. Bây giờ cô sẽ tổ chức cho các con một cuộc thi “ Thi ai nói nhanh và đúng các từ nhiều hơn, ít hơn” - Cô nói số quần - Cô nói số áo - Cuộc thi thứ 2 “ Thi ai về chỗ nhanh” + Cách chơi: Cô xếp 4 cái ghế mỗi lần 1 nhóm trẻ lên chơi (2 – 4 - 6 trẻ). Nhóm trẻ chơi vừa đi vưa hát. Khi nghe hiệu lệnh của cô mỗi trẻ chạy nhanh về 1 ghế ngồi. sau đó nhận xét về số ghế nhiều hơn, ít hơn hay nhiều bằng số bạn lên chơi. + Cho trẻ chơi + Cô bao quát trẻ chơi + Cô nhận xét, tuyên dương - Có ạ - Trẻ làm theo cô - Không - Không - Nhiều bằng nhau - Màu vàng - Số quần thiếu, số áo thừa - Số áo nhiều hơn, số quần ít hơn - ít hơn - Nhiều hơn - Trẻ chơi GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH Hoạt động ngoài trời: Hoạt động chủ đích: Quan sát vườn rau Trò chơi vận động: Gieo hạt Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi mang theo Độ tuổi: 3 Tuổi Thời gian: 35 - 40 phút Người dạy: Nguyễn Thị Thu Hài I.Kết quả mong đợi 1. Kiến thức - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của một số loại rau ( Rau cải, rau muống, rau khoại). Biết tên một số món ăn chế biến từ các loại rau đó - Trẻ biết cách chơi trò chơi và hứng thú khi tham gia vào các trò chơi 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng chú ý, quan sát, ghi nhớ, phát triển vốn từ 3. Thái độ - Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỉ luật. Trẻ biết được nhu cầu ăn uống rất cần thiết và đặc biệt là phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng II. Chuẩn bị - Địa điểm quan sát : Xung quanh vườn rau: sạch sẽ, thoáng mát - Trang phục : Cô và trẻ gọn gàng dễ vận động - Phấn vẽ, bóng III. Cách tiến hành Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ * Ổn định gây hứng thú * Hoạt động chủ đích * Trò chơi vận động * Chơi tự do * Kết thúc - Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân + Hôm nay cô cháu mình cùng ra ngoài trời quan sát vườn rau, ngoài ra chúng mình còn được chơi rất nhiều trò chơi nữa. Khi ra ngoài sân trường các con nhớ không được chạy lung tung, xô đẩy nhau, các con phải đi theo hàng, nhớ chưa nào. Và khi nghe hiệu lệnh xắc xô của cô các con phải tập trung lại ? - Cho trẻ hát bài hát “ Mời bạn ăn” vừa đi vừa trò chuyện cùng cô ra sân đứng xung quanh vườn rau - Cô cho trẻ quan sát “ Cây rau cải” - Cô đặt một số câu hỏi: + Đố bạn nào biết đây là cây gì? + Cho trẻ phát âm “ Cây rau cải” + Cô chỉ vào lá hỏi trẻ đây là gì? + Lá cây rau cải có màu gì? + Phía dưới lá có gì? ( Nếu trẻ không trả lời được thì cô nói: Phía dưới lá có bẹ.) + Ngoài ra rau cải còn có phần gì nữa? + Khi ăn rau cải chúng ta phải làm gì? + Rau cải được chế biến thành những món nào? + Ở nhà các con được ăn rau cải chưa ? + Ở trường các cô có nấu rau cải cho các con ăn không? + Khi trồng rau cải chúng ta phải làm gì? ( Nếu trẻ không trả lời được thì cô nói : Phải xới đất, lên luống...) + Hằng ngày chúng ta phải làm gì cho cây rau cải mau tốt? ( Cây rau muống, rau khoai cô đặt câu hỏi tương tự ) - Ngoài cây rau cải, rau muống, rau khoai các con còn biết cây rau gì nữa? - Cô mở rộng cho trẻ : Ngoài cây rau muống, rau khoai, rau cải còn có rất nhiều loại rau tốt cho cơ thể như rau đay, rau hẹ...... - Cô giáo dục trẻ: Trong tất cả các nhu cầu của gia đình thì nhu cầu ăn uống rất cần thiết.Để cho cơ thể chúng ta lớn lên và khoẻ mạnh. Ngoài việc ăn các loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa thì chúng ta cần ăn thêm các loại rau vì rau chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể. - Cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt” + Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi + Cho trẻ chơi + Cô bao quát động viên trẻ chơi + Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, khen ngợi trẻ - Cho trẻ chơi với các đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi mang theo + Cô giới thiệu cô có rất nhiều trò chơi nữa: Ở góc này cô có phấn các con có thể vẽ đồ dùng gia đình, vẽ ngôi nhà thân yêu của mình. Và góc này cô có bóng, còn có rất nhiều trò chơi như cầu trượt, xích đu...Bạn nào thích chơi ở góc nào thì về góc đó chơi + Cho trẻ chơi tự do ở các góc + Cô bao quát để đảm bảo sự an toàn cho trẻ - Cô dùng hiệu lệnh tập trung trẻ lại,điểm lại sĩ số và cho trẻ đi thành 2 hàng về lớp - Trẻ hát và ra sân - Cây rau cải - Cả lớp phát âm “ Cây rau cải” - Lá - Màu xanh - Phần rễ - Bỏ rễ, rửa sach ... - Nấu canh, xào... - Trẻ trả lời cô - Có - Tưới nước - Trẻ trả lời cô - Trẻ chơi - Trẻ chơi GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHỦ ĐỀ: CÁC NGHỀ PHỔ BIẾN – NGÀY 22/12 Phát triển thẩm mỹ Đề tài: Dạy hát: Làm chú bộ đội Nghe hát: Cháu thương chú bộ đội Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất Độ tuổi: 3 Tuổi Thời gian: 20 - 25 phút Người dạy: Nguyễn Thị Thu Hài I.Kết quả mong đợi 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát - Trẻ hát thuộc bài hát, hát to, rõ 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng nghe nhạc ở trẻ 3. Thái độ - Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng chú bộ đội II. Chuẩn bị - Mô hình doanh trại bộ đội - Nhạc bài hát “ Làm chú bộ đội”, “ Cháu thương chú bộ đội”, “ Chú bộ đội” - Vòng, xắc xô III. Cách tiến hành Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ * Ổn định gây hứng thú * Dạy hát * Nghe hát * Trò chơi * Kết thúc - Báo tin ! báo tin + Tin rằng hôm nay lớp chúng mình sẽ được đi tham quan doanh trại chú bộ đội. Các con có thích không nào! - Cô cùng trẻ hát bài “ Chú bộ đội” đi tham quan doanh trại bộ đội và đàm thoại: + Trong doanh trại chú bộ đội các con thấy những gì? + Các chú bộ đội đang làm gì? + Chú bộ đội mặc trang phục màu gì? - Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng, biết ơn các chú bộ đội - Cô mở nhạc bài “ Chú bộ đội” về ngồi hình chữ u + Các con nhìn xem động tác này nói về ai nào? + Các con có thích làm chú bộ đội không? Vì sao? * Cô cũng biết một bài hát nói về bạn nhỏ cũng thích làm chú bộ đội do chú Hoàng Long sáng tác đấy. Đó là bài “ Làm chú bộ đội” mà hôm nay cô sẽ dạy lớp mình + Cô hát lần 1 + Cô hát lần 2 ( Kết hợp điệu bộ minh họa) - Đàm thoại về nội dung bài hát + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? + Nhạc và lời của ai? + Trong bài hát nhắc tới ai? + Bạn nhỏ thích làm gì? + Bạn nhỏ làm chú bộ đội như thế nào? - Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng, biết ơn chú bộ đội - Để tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội hôm nay lớp chúng mình sẽ gửi tặng các chú bộ đội những lời ca, tiếng hát các con có đồng ý không? + Cho cả lớp hát + Thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) * Nghe hát “ Cháu thương chú bộ đội” - Cô giới thiệu bài hát “ Cháu thương chú bộ đội” nhạc và lời của Hoàng Văn Yến + Cô hát lần 1 + Cô hát lần 2 kết hợp múa minh họa * Trò chơi “ Ai nhanh nhất” + Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi + Cho trẻ chơi ( Sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương) - Cho trẻ hát bài “ Làm chú bộ đội” và ra sân - Tin gì ! tin gì - Có - Trẻ hát và đi tham quan - Trẻ kể - Màu xanh - Trẻ về ngồi hình chữ u - Chú bộ đội - Có vì chú bộ đội rất dũng cảm - Làm chú bộ đội - Hoàng Long - Bạn nhỏ - Chú bộ đội - Bước 1 2, vác súng - Có - Cả lớp hát - Tổ, nhóm, các nhân hát - Trẻ nghe hát - Trẻ chơi - Trẻ hát và ra sân

File đính kèm:

  • docgiao an thao giang.doc