Giáo án Chủ đề: Bản thân (thời gian: 2 tuần)

I/ Phát triển thể chất:

Trẻ có khả năng thể hiện các vận động của cơ thể theo nhu cầu của bản thân như:đi, chạy, nhảy, leo, trèo.

Có khả năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày( Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cầm thìa ).

Trẻ biết ích lợi của việc giũ gìn vệ sinh các bộ phận trong cơ thể.

II/ Phát triển nhận thức:

Có hiểu biết về bản thân biết mình khác và giống các bạn qua một số đặc điểm cá nhân, giới tính, hình dáng bên ngoài, sở thích

Trẻ hiểu về các bộ phận của cơ thể, tác dụng cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc nhận biết các giác quan.

Trẻ biết một số thực phẩm ích lơi đối với cơ thể.

III/ Phát triển ngôn ngữ:

Biết sử dụng từ ngữ để kể chuyện, giới thiệu về bản thân về những sở thích và hứng thú.

Biết thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của mình với mọi người xung quanh.

Biết lắng nghe và trả lời lễ phép với mọi người.

IV/ Phát triển tình cảm xã hội:

Trẻ cảm nhận được cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động.

Trẻ biết tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn, của người khác, chơi hòa đồng với bạn.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: Bản thân (thời gian: 2 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU I/ Phát triển thể chất: Trẻ có khả năng thể hiện các vận động của cơ thể theo nhu cầu của bản thân như:đi, chạy, nhảy, leo, trèo. Có khả năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày( Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cầm thìa……). Trẻ biết ích lợi của việc giũ gìn vệ sinh các bộ phận trong cơ thể. II/ Phát triển nhận thức: Có hiểu biết về bản thân biết mình khác và giống các bạn qua một số đặc điểm cá nhân, giới tính, hình dáng bên ngoài, sở thích… Trẻ hiểu về các bộ phận của cơ thể, tác dụng cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc nhận biết các giác quan. Trẻ biết một số thực phẩm ích lơi đối với cơ thể. III/ Phát triển ngôn ngữ: Biết sử dụng từ ngữ để kể chuyện, giới thiệu về bản thân về những sở thích và hứng thú. Biết thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của mình với mọi người xung quanh. Biết lắng nghe và trả lời lễ phép với mọi người. IV/ Phát triển tình cảm xã hội: Trẻ cảm nhận được cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động. Trẻ biết tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn, của người khác, chơi hòa đồng với bạn. V/ Phát triển thẩm mỹ: Trẻ biết yêu thích cái đẹp có khả năng cảm nhận vẽ đep của bản thân qua một số tác phẩm tạo hình. Trẻ thể hiện những cảm xúc trong các hoạt động múa, hát, trò chơi âm nhạc về chủ đề bản thân. CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN Thời gian: 2 tuần (Từ ngày 27/9/2010– đến ngày 1/10/2010) Nội dung Hoạt động 1. Phát triển nhận thức: Có hiểu biết về bản thân biết mình khác và giống các bạn qua một số đặc điểm cá nhân, giới tính, hình dáng bên ngoài, sở thích… Trẻ hiểu về các bộ phận của cơ thể, tác dụng cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc nhận biết các giác quan. Trẻ biết một số thực phẩm ích lơi đối với cơ thể. LQVT: - Nhận biết cao hơn, thấp hơn. - Tay phải, tay trái của bé. - Nhận biết nhũng loại thực phẩm cùng nhóm( 2 nhóm) KPKH: - Bạn đoán xem tôi là ai. - Cảm xúc của bé. - Bé cần gì để lớn lên. Trò chuyện: - Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể, các giác quan và tác dụng của nó. 2. Phát triển ngôn ngữ: - Biết kể về bản thân, về các bộ phận trên cơ thể, nói được tác dụng của các bộ phận đó. - Mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, thích giúp đỡ bạn bè và người thân. Trò chuyên: - Trò chuyên về các bạn trong lớp. Kể chuyện: - Câu chuyện của tay phải, tay trái. Đọc thơ: - Miệng xinh. - Đôi mắt của em. 3. Phát triển thẩm mỹ: Trẻ biết yêu thích cái đẹp có khả năng cảm nhận vẽ đep của bản thân qua một số tác phẩm tạo hình. Trẻ thể hiện những cảm xúc trong các hoạt động múa, hát, trò chơi âm nhạc về chủ đề bản thân. Tạo hình: Nặn các loại quả Tô màu bạn trai, bạn gái. Ghép búp bê. Âm nhạc: - Tay thơm, tay ngoan - Mời bạn ăn - Đường và chân. 4. Phát triển thể chất:Trẻ có khả năng thể hiện các vận động của cơ thể theo nhu cầu của bản thân như:đi, chạy, nhảy, leo, trèo. Có khả năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày( Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cầm thìa……). Trẻ biết ích lợi của việc giũ gìn vệ sinh các bộ phận trong cơ thể. Vận động: -Đi theo đường hẹp - Tung bóng - Bật qua 4 – 5 vòng. GDDD: - Giáo dục trẻ ăn uống hợp lí, giữ gìn vệ sinh các bộ phận giác quan trên cơ thể. 5. Phát triển tình cảm xã hội: - Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động. Trò chuyện: - Trò chuyện về các bộ phận, giác quan trên cơ thể bé và tác dụng của chúng Trò chơi: “Gia đình”, “Phòng khám bệnh”, “Cửa hàng ăn uống”, “Xây dựng khu công viên vui chơi”, Xem tranh truyện về các bộ phận giác quan”, “sắp xếp cơ thể bé”. Lao động tự phục vụ: Chăm sóc bản thân, giữ gìn vệ sinh cơ thể. CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN TUẦN I: BÉ LÀ AI Thời gian: Từ 27/9 – 1/10/2010 Nội dung Hoạt động 1. Phát triển nhận thức: - Trẻ phân biệt được một số đắc điểm giống và khác nhau của bản thân so với người khác. - Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu TGXQ. LQVT: - Tay phải, tay trái của bé KPKH: - Cảm xúc của bé Trò chuyện: - Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể, các giác quan và tác dụng của nó. 2. Phát triển ngôn ngữ: - Biết kể về bản thân, về các bộ phận trên cơ thể, nói được tác dụng của các bộ phận đó. - Mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, thích giúp đỡ bạn bè và người thân. Kể chuyện: - Câu chuyện của tay phải, tay trái. Đọc thơ: - Miệng xinh 3. Phát triển thẩm mỹ: - Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để mô tả hình ảnh về bản thân. - Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát. Tạo hình: - Vẽ chân dung bạn. Âm nhạc: -Đường và chân. 4. Phát triển thể chất: - Có kĩ năng thực hiện một số vận động đi,chạy, bật vào vòng liên tục... - Biết sử dụng phồi hợp các giác quan để phát triển thể chất. Vận động: - Bật qua 4 – 5 vòng. GDDD: - Giáo dục trẻ ăn uống hợp lí, giữ gìn vệ sinh các bộ phận giác quan trên cơ thể. 5. Phát triển tình cảm xã hội: - Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động. Trò chuyện: - Trò chuyện về các bộ phận, giác quan trên cơ thể bé và tác dụng của chúng Trò chơi: “Gia đình”, “Phòng khám bệnh”, “Cửa hàng ăn uống”, “Xây dựng khu công viên vui chơi”, Xem tranh truyện về các bộ phận giác quan”, “sắp xếp cơ thể bé”. Lao động tự phục vụ: Chăm sóc bản thân, giữ gìn vệ sinh cơ thể. CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN TUẦN II: CƠ THỂ BÉ Thời gian: Từ 12/10 – 16/10/2009 Nội dung Hoạt động 1. Phát triển nhận thức: - Trẻ phân biệt được một số đắc điểm giống và khác nhau của bản thân so với người khác. - Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu TGXQ. LQVT: - Tay phải, tay trái của bé KPKH: - Cảm xúc của bé Trò chuyện: - Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể, các giác quan và tác dụng của nó. 2. Phát triển ngôn ngữ: - Biết kể về bản thân, về các bộ phận trên cơ thể, nói được tác dụng của các bộ phận đó. - Mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, thích giúp đỡ bạn bè và người thân. Kể chuyện: - Câu chuyện của tay phải, tay trái. Đọc thơ: - Miệng xinh 3. Phát triển thẩm mỹ: - Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để mô tả hình ảnh về bản thân. - Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát. Tạo hình: - Vẽ chân dung bạn. Âm nhạc: -Đường và chân. 4. Phát triển thể chất: - Có kĩ năng thực hiện một số vận động đi,chạy, bật vào vòng liên tục... - Biết sử dụng phồi hợp các giác quan để phát triển thể chất. Vận động: - Bật qua 4 – 5 vòng. GDDD: - Giáo dục trẻ ăn uống hợp lí, giữ gìn vệ sinh các bộ phận giác quan trên cơ thể. 5. Phát triển tình cảm xã hội: - Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động. Trò chuyện: - Trò chuyện về các bộ phận, giác quan trên cơ thể bé và tác dụng của chúng Trò chơi: “Gia đình”, “Phòng khám bệnh”, “Cửa hàng ăn uống”, “Xây dựng khu công viên vui chơi”, Xem tranh truyện về các bộ phận giác quan”, “sắp xếp cơ thể bé”. Lao động tự phục vụ: Chăm sóc bản thân, giữ gìn vệ sinh cơ thể. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN CHỦ ĐỀ: CƠ THỂ BÉ Thời gian: Từ 12/10 – 16/10/2009 I/ ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG: - Cô đón trẻ ân cần, hướng dẫn trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trò chuyện với trẻ về các bộ phận giác quan của cơ thể bé. * Thể dục: 1. Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi. 2. Trọng động: - Tập kết hợp với bài “Ồ sao bé không lắc” 3. Hồi tỉnh: - Hít thở nhẹ nhàng II/ HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH: - Thứ 2: HĐTD: Bật qua 4 – 5 vòng. - Thứ 3: KPKH: Bộ phận và giác quan cơ thể bé. - Thứ 4: LQVH: Miệng xinh - Thứ 5: Vẽ chân dung bạn - Thứ 6: Tay phải, tay trái của bé II/ HOẠT ĐỘNG CHƠI: * Hoạt động ngoài trời: - Chơi với giấy, sỏi, lá cây và các trò chơi ngoài trời. - TCVĐ: Tìm bạn thân, kéo co. - TCDG: Rồng rắn, kéo cưa lừa xẻ. * Hoạt động chơi trong lớp: - Góc phân vai: “Gia đình”, “Phòng khám bệnh” - Góc xây dựng: “Xây dựng khu công viên vui chơi” - Góc học tập: Xem tranh ảnh về các bộ phận, các giác quan trên cơ thể bé. - Góc nghệ thuật: Tô màu chân dung bạn. IV/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Tổ chức cho trẻ làm quen kiến thức mới. - Ôn kiến thức cũ. * Ghi chú: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Lớp MG nhỡ Hiệp Thuận Thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2009 I/ Đón trẻ trò chuyện: - Cô đón trẻ ân cần, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. II/ Thể dục sáng: - Tập kết hợp với bài hát “Ồ sao bé không lắc” III/ Hoạt động học có chủ đích: * HĐ thể dục: Bật qua 4 – 5 vòng 1. Mục tiêu: - Dạy trẻ biết cách bật liên tục qua 4 – 5 vòng, không chạm vòng. - Rèn sự khéo léo của đôi chân - Giáo dục trẻ giữ gìn các bộ phận trên cơ thể. 2. Chuẩn bị - 4 – 5 vòng thể dục - Bóng 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Khởi động - Cùng trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi * Hoạt động 2: Trọng động - Tổ chức cho trẻ tập với các động tác: + Hô hấp: Hai tay ra trước - gập trước ngực. + Tay: hai tay đưa lên cao - gập vào vai. + Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ. + Chân: Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước. + Bật: Chụm tách chân, kết hợp đưa 2 tay sang ngang. * Hoạt động 3: Chân khéo của bé - Cô nói về các bộ phận của cơ thể, về việc giữ gìn rèn luyện sức khỏe... - Cô làm mẫu cho trẻ xem. - Lần 1: Cô làm và phân tích - Cho cả lớp lượt thực hiện, cô quan sát nhắc nhở. - Lần 2: Tổ chức cho 2 đội thi đua * Hoạt động 4: Ai giỏi hơn - Tổ chức trò chơi “Ném bóng vào rổ” IV/ Hoạt động chơi: * Vui chơi ngoài trời: - Dạo chơi và quan sát thời tiết - Chơi TCVĐ: Tìm bạn thân - TCDG: Rồng rắn * Hoạt động chơi trong lớp: - Góc xây dựng: Xây dựng khu công việc vui chơi + Trẻ bước đầu biết xây dựng công viên có khu vui chơi, hồ, cây xanh... + Cô cùng trẻ trò chuyện về công viên, cùng thảo luận để lựa chọn đồ chơi, phân công công việc... - Góc phân vai: + Chơi gđ: Trẻ đóng vai các thành viên trong gđ: bố, mẹ chăm sóc con cái, đi học, đi chơi, đi khám bệnh... + Chơi ở phòng khám bệnh: Bác sĩ mặc áo blu khám bệnh, phát thuốc cho bệnh nhân. - Góc học tập: Cho trẻ xem tranh các bộ phận, giác quan trên cơ thể. - Góc nghệ thuật: Tô màu chân dung bạn. V/ Hoạt động chiều: - Tổ chức cho trẻ gọi tên, nhận biết các bộ phận trên cơ thể qua tranh. VI/ Ghi chú: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 13 tháng 10 năm 2009 I/ Đón trẻ trò chuyện: - Cô đón trẻ và cùng trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể của bé. II/ Thể dục sáng: - Tập kết hợp với bài “Ồ sao bé không lắc” III/ Hoạt động học có chủ đích: 1. Mục tiêu: - Trẻ biết được cơ thể gồm những bộ phận, giác quan nào? - Biết tác dụng của từng bộ phận,phận biệt được các cảm xúc khác nhau - Có thói quen giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. 2. Chuẩn bị: - Tranh về cơ thể người - Tranh rời - Búp bê 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Hát “Nào chúng ta cùng tập thể dục” - Cô nói về các bộ phận trên cơ thể, các giác quan cách giữ gìn chăm sóc các bộ phận, giác quan. * Hoạt động 2: Trò chuyện cùng búp bê - Búp bê đến thăm lớp mình, búp bê đi bộ nhờ cái gì? (đôi chân) - Cô nói về các bộ phận hợp thành trên cơ thể: đầu, mình, tay, chân - Búp bê làm được rất nhiều việc nhờ gì? (đôi tay) - Búp bê còn có thể nhìn, nghe, nếm, ngửi nhờ các giác quan của mình + Cho trẻ gọi tên các giác quan - Giáo dục trẻ chăm sóc và giữ gìn các bộ phận, các giác quan trên cơ thể. * Hoạt động 3: - Tổ chức trò chơi “Ghép hình” IV/ Hoạt động chơi: * Vui chơi ngoài trời: - Chơi với giấy, sỏi, lá cây và các trò chơi ngoài trời. - TCVĐ: Tạo dáng * Vui chơi trong lớp: - Góc xây dựng: Xây dựng công viên giải trí + Trẻ tự thỏa thuận trước khi chơi + Biết cách xây dựng khu công viên có hồ, cây xanh... - Góc phân vai: + Chơi gia đình: Phân vai các thành viên trong gia đình như bố mẹ và các con, tái hiện được vai chơi. + Chơi phòng khám bệnh: Bác sĩ khám, hỏi han bệnh nhân và phát thuốc. - Góc học tập: Xem tranh ảnh về cơ thể bé. - Góc nghệ thuật: Vẽ chân dung bạn V/ Hoạt động chiều: - Dạy trẻ đọc thơ “Miệng xinh” - Cho trẻ làm quen với vở toán VI/ Ghi chú: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 4 ngày 14 tháng 10 năm 2009 I/ Đón trẻ trò chuyện: - Cô đón trẻ ân cần và cùng trò chuyện với trẻ về tác dụng của các bộ phận trên cơ thể và cách chăm sóc vệ sinh. II/ Thể dục sáng: - Cho trẻ tập kết hợp với các bài hát “Ồ sao bé không lắc” III/ Hoạt động học có chủ đích: * LQVH: Thơ “Miệng xinh” 1. Mục tiêu: - Dạy trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm. - Hiểu nội dung bài thơ, biết cùng cô trao đổi về nội dung của bài thơ. - Giáo dục trẻ hành vi lễ giáo, vệ sinh thân thể tốt. 2. Chuẩn bị: - Tranh - Tranh rời các bộ phận của cơ thể 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Cùng trẻ chơi “Em bè mắt tròn” - Mỗi sáng thức dậy, các con thường làm gì? - Miệng là 1 trong các bộ phận của cơ thể. * Hoạt động 2: - Cô đọc cho trẻ nghe 1 lần, diễn cảm - Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp cho trẻ xem tranh sau đó cô giảng nội dung. * Hoạt động 3: - Cô tổ chức đàm thoại dưới hình thức, cho 3 đội thi đua và mở miếng ghép. * Hoạt động 4: Miệng xinh của bé - Dạy trẻ đọc thơ theo cô từng câu đến hết bài. - Cho đọc theo tổ, nhóm. - Tổ chức cho trẻ đọc thơ sáng tạo (nối đuôi) - Cá nhân đọc thơ * Hoạt động 5: - Tổ chức trò chơi “ghép hình” IV/ hoạt động chơi: * Vui chơi ngoài trời: - Trò chơi dân gian “chi chi chành chành” - Chơi với thiết bị ngoài trời. * Vui chơi trong lớp: - Góc phân vai: chơi gđ, cửa hàng ăn uống - Góc xây dựng: Xây dựng khu công viên vui chơi. - Góc học tập: Xem tranh ảnh về các giác quan - Góc nghệ thuật: Ghép hình cơ thể người V/ Hoạt động chiều: - Dạy trẻ hát “Đường và chân” VI/ Ghi chú: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 5 ngày 15 tháng 10 năm 2009 I/ Đón trẻ trò chuyện: - Cô đón trẻ ân cần và trò chuyện với trẻ về các giác quan của cơ thể người. II/ Thể dục: - Tập kết hợp với bài hát “Ồ sao bé không lắc” III/ Hoạt động học có chủ đích: * HĐTH: Tô màu chân dung bé 1. Mục tiêu: - Dạy trẻ kỹ năng tô màu, biết tô màu chân dung bạn trai bạn gái. - Giáo dục trẻ biết cơ thể người gồm có các bộ phận nào hợp thành,cách chăm sóc. 2. Chuẩn bị: - Tranh gợi ý - Bút màu, giấy 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Hát “Rửa mặt như mèo” - Cô nói về sự lười biếng không biết giữ vệ sinh của mèo. - Cô nói về khuôn mặt của bé, các bộ phận của cơ thể và cách giữu gìn vệ sinh. * Hoạt động 2: Tranh đẹp của bé - Cô cho trẻ xem tranh chând ung của bạn trai, bạn gái. - Cho trẻ nhận xét về các bức tranh. - Gọi tên các bộ phận * Hoạt động 3: Bé vẽ bạn - Cô nói về thao tác tô màu chân dung bạn. - Cùng trẻ trò chuyện về thao tác tô màu về ý ngĩ trẻ sẽ tô màu bạn trai hay bạn gái và tô màu như thế nào? - Cho trẻ thực hiện, cô quan sát nhắc nhở gợi ý cho trẻ, * Hoạt động 4: Tặng ảnh cho bạn VI/ Hoạt động chơi: * Vui chơi ngoài trời: - Chơi với các đồ chơi ngoài trời. - TCVĐ: Tìm bạn thân * Vui chơi trong lớp: - Chơi gia đình, phòng khám bệnh - Xây dựng khu công viên giải trí - Xem tranh ảnh về cơ thể bé - Ghép hình cơ thể V/ Hoạt động chiều: - Dạy trẻ sử dụng vở tập tô - Ôn kiến thức cũ Thứ 6 ngày 16 tháng 10 năm 2009 I/ Đón trẻ trò chuyện: - Cô đón trẻ ân cần và trò chuyện cách chăm sóc, giữu gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể. II/ Thể dục sáng: - Tập kết hợp với bài hát “Ồ sao bé không lắc” III/ Hoạt động học có chủ đích: * LQVT: Tay phải, tay trái bé 1. Mục tiêu: - Trẻ nhận biết, phân biệt được tay phải, tay trái, bên phải, bện trái của bản thân bé. - Biết phân nhóm bạn trai,bạn gái, so sánh nhóm nào nhiều hơn? Ít hơn? - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc các bộ phận của cơ thể. 2. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng đồ chơi trong lớp. 3. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Cùng cô chơi nhé - Tổ chức cho trẻ chơi “Dấu tay” - Cô kết hợp chp trẻ nhận biết tay phải, tay trái của mình. * Hoạt động 2: Tặng quà cho bạn - Tặng quà cho bạn bằng tay phải. Bạn nhận quà cũng bằng tay phải và ngược lại. * Hoạt động 3: Cùng cô vui chơi - Trò chơi: “Hãy lấy đố chơi cho cô” - Trò chơi: “Về đúng nhà” để trẻ phân nhóm bạn trai, bạn gái. IV/ Hoạt động chơi: * Vui chơi ngoài trời: - Chơi với đồ chơi ngoài trời - TCDG: “Rồng rắn” * Vui chơi trong lớp: - Chơi xây dựng công viên vui chơi - Chơi gia đình – phòng khám bệnh - Xem tranh ảnh về các bộ phận, giác quan của bé V/ Ghi chú: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docbai 2 kpkh.doc
Giáo án liên quan