A. MỞ CHỦ ĐỀ:
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết đặc điểm của bản thân, của bạn. phân biệt trẻ với bạn qua một số đặc điểm nổi bật.
- Biết được lợi ích 4 nhóm thực phẩm, và nhu cầu cơ thể trẻ với thực phẩm, việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe.
- Biết thể hiện cảm xúc, nhu cầu của bản thân qua lời nói.
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.
- Biết sử dụng một số nguyên vật liệu Tạo hình để tạo ra sản phẩm; hát và VĐTN nhịp nhàng.
- Biết thực hiện một số vận động thể dục.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện một số vận động thể dục. Biết phân nhóm thực phẩm.
- Phân biệt bạn với trẻ qua một số đặc điểm.
- Phân biệt các giác quan.
3. Thái độ:
- Quan tâm giúp đỡ bạn bè; chăm sóc, vệ sinh thân thể; Có hành vi văn minh nơi cong cộng.
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp, quy định ở trường lớp, ở nhà và nơi cộng cộng.
- Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của người khác, chơi hòa đồng với bạn.
- Biết tránh những nơi nguy hiểm đối với bản thân.
4. Đối với cô:
- Làm đồ dùng dạy học, lập kế hoạch hoạt động cho trẻ.
- Tổ chức đầy đủ các hoạt động cho trẻ theo trình tự.
- Chuẩn bị nguyên vật liệu để trẻ được hoạt động.
- Khai thác tối đa kiến thức trẻ về chủ đề.
19 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: Bản thân (Thời gian thực hiện 3 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Bản thân
(Thời gian thực hiện 3 tuần)
A. MỞ CHỦ ĐỀ:
I. Yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ nhận biết đặc điểm của bản thân, của bạn. phân biệt trẻ với bạn qua một số đặc điểm nổi bật.
- Biết được lợi ích 4 nhóm thực phẩm, và nhu cầu cơ thể trẻ với thực phẩm, việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe.
- Biết thể hiện cảm xúc, nhu cầu của bản thân qua lời nói.
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.
- Biết sử dụng một số nguyên vật liệu Tạo hình để tạo ra sản phẩm; hát và VĐTN nhịp nhàng.
- Biết thực hiện một số vận động thể dục.
Kỹ năng:
- Thực hiện một số vận động thể dục. Biết phân nhóm thực phẩm.
- Phân biệt bạn với trẻ qua một số đặc điểm.
- Phân biệt các giác quan.
Thái độ:
- Quan tâm giúp đỡ bạn bè; chăm sóc, vệ sinh thân thể; Có hành vi văn minh nơi cong cộng.
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp, quy định ở trường lớp, ở nhà và nơi cộng cộng.
- Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của người khác, chơi hòa đồng với bạn.
- Biết tránh những nơi nguy hiểm đối với bản thân.
Đối với cô:
- Làm đồ dùng dạy học, lập kế hoạch hoạt động cho trẻ.
- Tổ chức đầy đủ các hoạt động cho trẻ theo trình tự.
- Chuẩn bị nguyên vật liệu để trẻ được hoạt động.
- Khai thác tối đa kiến thức trẻ về chủ đề.
Đối với trẻ:
- Kiến thức: 90%.
- Kỹ năng: 90%.
- Có thái độ BVMT,
II. Giới thiệu chủ đề:
- Sử dụng tranh ảnh, băng đĩa, trò chuyện về chủ đề, sắp xếp lại đồ dùng, đồ chơi trong lớp phù hợp với chủ đề.
III. Đề nghị:
Nhà trường:
- Hõ trợ một số tranh ảnh về các giác quan, các bộ phận cơ thể; một số dụng cụ lao động: cuốc, xẻng, …
Phụ huynh:
- Cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về bản thân: ngày sinh nhật, quá trình lớn lên của trẻ.
- Hỗ trợ ảnh của trẻ, gia đình, sách báo cũ…
- Hỗ trợ ngày công.
B. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
Phát triển thể chất:
- Có một số kỹ năng vận động bò bằng bàn tay bàn chân; đi trên ghế thể dục; đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
- Có khả năng phục vụ bản thân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày (bàn chải đánh răng, thìa, kéo…).
- Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe của bản thân.
- Nhận biết và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân.
- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau.
Phát triển nhận thức:
- Phân biệt được một số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân so với người khác họ, tên, giới tính, sở thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài.
- Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Có khả năng: phân loại đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo 2 dấu hiệu; nhận biết được số lượng trong phạm vi 6.
Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp kể về bản thân, những người thân, biết biểu đạt những suy nghĩ, ấn tượng của mình với người khác một cách rõ ràng bằng các câu đơn và câu ghép.
- Biết một chữ cái trong các từ chỉ họ, tên riêng của mình, của một số bạn trong lớp và tên gọi của một số bộ phận trên cơ thể.
- Mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói với mọi người xung quanh.
Phát triển tình cảm xã hội:
- Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đén người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động.
- Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp, quy định ở trường lớp, ở nhà và nơi cộng cộng.
- Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của người khác, chơi hòa đồng với bạn.
Phát triển thẩm mĩ:
- Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có bố cục và màu sắc hài hòa.
- Thể hiện những xúc cảm phù hợp trong các hoạt động múa hát các bài về chủ đề bản thân.
C. MẠNG NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
- Tôi có thể phân biệt được với các bạn qua một số đặc điểm cá nhân: họ và tên, tuổi, ngày sinh, giới tính và những người thân trong gia đình của tôi.
- Tôi khác các bạn về hình dáng bên ngoài, khả năng trong các hoạt động, sở thích riêng.
- Tôi tôn trọng và tự hào về bản thân: tôn trọng và chấp nhận sự khác nhau và sở thích riêng của mọi người.
- Tôi cảm nhận được những cảm xúc yêu ghét, tức giận, hạnh phúc, có ứng xử và tình cảm phù hợp.
- Tôi quan tâm đến mọi người, hợp tác và tham gia cùng các bạn trong hoạt động chung.
Những người bạn dễ thương!
Bản thân
Làm gì để bé được lớn lên và khỏe mạnh?
Điều thần kỳ từ cơ thể bé.
- Cơ thể tôi do nhiều bộ phận khác hợp thành, và tôi không thể thiếu một bộ phận nào.
- Tôi có 5 giác quan, mỗi giác quan có chức năng riêng và sử dụng phối hợp các giác quan để nhận biết mọi thứ xung quanh.
- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể và các giác quan.
- Tôi được sinh ra và được bố mẹ, người thân chăm sóc, lớn lên.(trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, biết đi, đi học trường MN).
- Sự yêu thương và chăm sóc của mọi người thân trong gia đình và ở trường.
- Dinh dưỡng hợp lí, giữ gìn sức khỏe và cơ thể khỏe mạnh.
- Môi trường Xanh – sạch – đẹp và an toàn.
- Đồ dùng, đồ chơi và chơi với bạn bè.
D. MẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐỀ:
Vận động thô: Bò bằng bàn tay, ban chân theo đường zích zắc, giữ thăng bằng khi đi trên ghế TD.
Vận động tinh: Rèn sự khéo léo của đôi tay, các ngón tay
Thực hành vệ sinh cơ thể, ăn uống đủ chất.
Phát triển thể chất.
Khám phá khoa học:
- Trò chuyện phân biệt điểm giống và khác nhau của trẻ với bạn; những bộ phận chính của cơ thể - chức năng của chúng; tìm hiểu về năm giác quan; bé lớn lên như thế nào?
- Trò chuyện tìm hiểu về “Đôi mắt của bé”.
Toán:
- Nhận biết nhóm xố lượng trong phạm vi 6.
- Thêm bớt trong phạm vi 6.
- Nhận biết gọi tên chữ số 6. Nhận biết gọi tên hình.
Những người bạn dễ thương!
Phát triển nhận thức.
Phát triển ngôn ngữ.
Phát triển thẩm mĩ.
Phát triển tình cảm – xã hội.
- Trò chuyện về sở thích, đặc điểm riêng của bé, của bạn.
- Nghe kể chuyện, đọc thơ liên quan đến chủ đề.
- Nhận biết chữ cái a, ă, â trong từ.
- Làm tranh ảnh về những người bạn của bé, các giác quan, về môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tìm hiểu trạng thái cảm xúc, thực hành biểu lộ cảm xúc của bản thân qua trò chơi: đóng vai: Bác sĩ, lớp học.
- Trò chuyện qua tranh vẽ về người chăm sóc bé.
- Bảo vệ môi trường.
- Thể hiện cảm xúc qua câu chuyện, bài thơ, bài hát trẻ được nghe.
Tạo hình:-Vẽ chân dung của tôi; Vẽ bộ phận còn thiếu; …
- Biết sử dụng một số nguyên vật liệu Tạo hình để tạo ra sản phẩm.
Âm nhạc:Nghe hát, hát và vận động theo nhạc các bài hát có nội dung gắn với chủ đề: Em thêm 1 tuổi; Bạn có biết tên tôi; Trốn tìm; Mời bạn ăn…
- Biết sử dụng một số dụng cụ âm nhạc để gõ đệm, hòa tấu với bài hát.
- Hứng thú với các trò chơi âm nhạc.
E. CHỦ ĐỀ NHÁNH: Những người bạn dễ thương!
I. MỤC TIÊU:
Phát triển thể chất:
- Trẻ biết tập một cách nhịp nhàng các vận động thể dục: bò dzích dzắc bằng bàn tay, bàn chân, phối hợp vận động với các giác quan một cách nhịp nhàng.
- Biết tránh những nơi nguy hiểm cho bản thân trẻ và các bạn.
- Biết vệ sinh, ăn uống đủ chất để đảm bảo cho sức khỏe.
Phát triển nhận thức:
- Trẻ nhận biết đặc điểm của bản thân, của bạn. biết ngày sinh nhật của bạn, sở thích.
- Biết điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ với bạn.
- Nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết gọi tên chữ số 5 và đặt số vào nhóm có số lượng tương ứng.
Phát triển ngôn ngữ:
- Sử dụng một số từ chỉ tên gọi, ngày tháng.
- Miêu tả đặc điểm của bản thân, của bạn bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc.
- Dùng lời nói để nói lên nhu cầu, mong muốn của bản thân.
- Có thể kể chuyện sáng tạo theo tranh, đọc thơ, câu đố về chủ đề.
Phát triển tình cảm – xã hội:
- Tôn trọng, yêu quý quan tâm bạn bè, giúp đỡ mọi người.
- Ý thức bảo vệ môi trường.
- Tự hòa với bản thân, với những sản phẩm của trẻ làm ra.
- Yêu quý, tôn trọng người nuôi dường trẻ.
Phát triển thẩm mĩ:
- Biết sử dụng giấy màu, đất nặn để tạo ra sản phẩm mà trẻ thích.
- Cảm nhận vẻ đẹp của giai điệu bài hát qua hoạt động hát , múa…
II. MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NHÁNH:
- Biết điểm giống và khác nhau của bé qua các đặc điểm: Họ tên, tuổi, sinh nhật, giới tính, đặc điểm bân ngoài; Biết được bố mẹ sinh ra, ngày sinh nhật của bé, cảm xúc với ngày sinh nhật; Người thân trong gia đình, bạn bè trong lớp học.
- Những đồ dùng cá nhân và đồ chơi của bé.
Đặc điểm riêng của bé.
Những người bạn dễ thương!
Sở thích và hoạt động yêu thích.
Cảm xúc và mối quan hệ của bé.
- Bé có sở thích khác với bạn (trang phục, ăn uống..), chấp nhận sở thích riêng của bạn; Bé tin vào khả năng trong một số hoạt động; Có thể làm công việc tự phục vụ; Giúp đỡ mọi người.
- Phân biệt được cảm xúc khác nhau: Yêu – ghét, tức giận, vui – buồn…
-Có những ứng xử phù hợp với gia đình và người khác; Tham gia một số hoạt động chung, có khả năng hợp tác bạn bè; Thực hiện một số nhiệm vụ và quuy định ở trường: học tập và vui chơi.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG;
Bò bằng bàn tay, bàn chân theo đường dzích dzắc.
Trò chuyện , phân biệt một số đặc điểm của trẻ và bạn.
Những người bạn dễ thương!
Phát triển thể chất.
Phát triển nhận thức.
Phát triển tình cảm xã hội.
Phát triển ngôn ngữ.
Phát triển thẩm mĩ.
Truyện: Chuyện của Dê con.
Vẽ chân dung của tôi (đề tài)
Trò chơi: Bác sĩ, lớp học.
Quan tâm giúp đỡ bạn bè, đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
Ý thức bảo vệ môi trường.
IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUÀN 05: từ ngày 05 à 09/10/2009
Thứ
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ - Điểm danh
13h-13h30
Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
Trò chuyện với trẻ về lớp học, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, cô giáo và các bạn trong lớp. chơi tự do.
Điểm danh.
Thể dục đầu giờ
13h30-14h
Khởi động: trẻ đi vòng tròn kết hợp đi theo các kiểu, chạy nhẹ nhàng trở về 3 hàng dọc à thành 3 hàng ngang.
Trọng động: Bài tập phát triển chung:
Tập với bài “Chim câu trắng”
Hồi tĩnh: Động tác hồi tĩnh theo nhạc.
Hoạt động có chủ đích
14h- 14h30
Bò bằng bàn tay, bàn chân theo đường dzích dzắc.
Trò chuyện phân biệt 1 số đặc điểm của trẻ và bạn.
Bé làm họa sĩ (đề tài).
Chúng ta là những chữ số.
Kể chuyện: câu chuyện của Dê con.
Hoạt động góc
14h30 – 15h15
Góc xây dựng: xây công viên, hàng rào, cây xanh, sân chơi.
Góc phân vai: Bác sĩ, Bếp ăn dinh dưỡng, lớp học.
Góc sách: Xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh về các bạn,
Làm Album các bạn.
Góc nghệ thuật: tô màu tranh các bạn, vẽ các bạn, in, tô màu tên các bạn, tên trẻ.
Hoạt động ngoài trời
15h15 – 15h45
Trao đổi về cách phòng tránh bệnh cúm A H1N1.
- TC: Đôi bạn.
Chăm sóc cây xanh.
- TC: hãy nhớ tên tôi.
Trò chuyện về những người bạn thân
- TC: Cấm vào.
Quan sát, nhận xét thời tiết trong ngày.
- TC: Những người bạn vui vẻ
Tham quan siêu thị quần áo.
- TC: Lộn cầu vồng.
Hoạt động cuối ngày – Trả trẻ
15h45 – 16h30
- Ôn bài.
- Làm quen bài mới.
Trò chuyện về dịch Cúm A H1N1.
Trò chơi “Cánh cửa thần”
Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi.
Nhận xét, nêu gương bé ngoan cuối tuần.
THỨ 2 NGÀY 05 THÁNG 09 NĂM 2009
Hoạt động phát triển thể chất
“Bò bằng bàn tay, bàn chân theo đường dzích dzắc”
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi bò, bò không chạm vạch (vật) dzích dzắc.
- Rèn kỹ năng bò theo đường dzích dzắc, rèn sự khéo léo.
- Phát triển chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục lòng tự tin, tính mạnh dạn, tự giác, tinh thần đoàn kết tập thể, tính tổ chức kỷ luật cao. Biết rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
II. Chuẩn bị:
Con đường dzích dzắc, các hình tam giác, vuông chữ nhật, 2 hộp, đĩa nhạc.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Khởi động:
- Trò chuyện về những hình trẻ ghép được.
- Chúng ta đã thiếu vật liệu để hoàn thành công trình rồi, vậy mình cùng nhau tìm vật liệu nhé!
Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy nhẹ nhàng, chạy nhanh, sau đó trở về 3 hàng dọc à 3 hàng ngang.
Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay – vai:(1): gâp tay trước ngực, quay cẳng tay.4l8n
- Động tác chân (2) Ngồi khuỵu gối. 4l8n
- Động tác bụng - lườn (3) nghiêng ngườI sang 2 bên. 4l8n.
- Động tác bật (1): Bật trước. 2l8n.
*Hoạt động 2: Đàn kiến tha mồi:
Đàn kiến đi tha mồi, mỗi bạn là 1 chú kiến, nhớ phải đi theo đúng con đường, nếu không sẽ bị lạc đàn đó nhớ chưa nào!
- Mời một nhóm lên thực hiện mẫu.các bạn khác quan sát bạn.
- Cô quan sát trẻ. Phân tích:
TTCB: Trẻ chống 2 bàn tay, bàn chân xuống sàn, sát vạch xuất phát,mắt nhìn về trước.
TH: Trẻ phối hợp tay chân nhịp nhàng khi bò, bò theo đường dzích dzắc, không chạm vào hộp, bò nối đuôi nhau. Đến chỗ có mồi thì cùng tha mồi (các hình hình học) về bỏ vào tổ của mình.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
*Trò chơi:Kiến tha mồi:
- Yêu cầu trẻ chọn hình và về nhóm thảo luận.
- Nhận xét cách ghép của trẻ.
*Hoạt động 3:những người bạn quanh ta:
Trẻ hít thở nhẹ nhàng, đi theo vòng tròn.
*Hoạt động 4:Cùng trò chuyện về tranh trẻ vừa ghép được.
- Cùng nhau sử dụng các hình hình học ghép thành những hình người.
Chia trẻ ra thành 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 5 bạn.
Các nhóm khác cùng nhau thực hiện.
Trẻ chia thành 2 nhóm. Cùng nhau lắng nghe tín hiệu của cô và thi đua nhau thực hiện.
Trẻ bò theo đường dzích dzắc, đén rổ chọn 1 hình rời.Khi đã chọn hình thì trẻ cùng nhau ghép thành những bức tranh của bạn trong lớp.
Đánh giá cuối ngày:
THỨ 3 NGÀY 06 THÁNG 09 NĂM 2009
Hoạt động tìm hiểu
Trò chuyện, phân biệt một số đặc điểm của trẻ và bạn
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết phân biệt đặc điểm khác nhau giữa trẻ và các bạn: về tên gọi, sở thích, giới tính
- Biết chơi với bạn, biết phối hợp với nhau khi chơi, đoàn kết với bạn bè.
- Rèn kỹ năng nhận biết bạn khác qua sự cảm nhận bằng cách sờ, mùi thơm, qua miêu tả,….
- Phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ đoàn kết với bạn bè, chia sẻ cùng nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Chuẩn bị:
Một số tranh ảnh về bé và các bạn, trang phục biểu diễn văn nghệ, mũ chóp kín, giấy, màu.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Những người bạn dễ thương của bé:
- Đàm thoại về bài hát.
- Chúng ta có thể làm gì cùng các bạn?
àĐúng vậy! Có bạn chúng ta có thể chơi đùa, múa hát, đóng kịch, cùng làm việc… nếu có bạn thì chúng ta làm rất nhiều việc. thế con thích chơi cùng bạn không?
- Khi chơi với bạn thì phải chơi như thế nào?
à Tóm lại giáo dục trẻ khi chơi với bạn.
- Chúng ta có rất nhiều bạn, bây gời mình hày tổ chức một hoạt động để các bạn cùng tham gia, đồng ý không?
- Tổ chức trẻ biểu diễn thời trang.
- Mở nhạc cho trẻ bắt đầu biểu diễn.
- Yêu cầu trẻ lên biểu diễn phải tự giới thiệu về tên, tuổi, sở thích.
*Hoạt động 2: Bé tìm bạn:
- Nhận xét buổi biểu diễn thời trang.
Mỗi bạn trong lớp chúng ta đúng là một người mẫu biểu diễn thời trang rất tài năng, ai cũng thể hiện được tính cách của mình qua cách biểu diễn, trang phục, phần tự giới thiệu về bản thân.Đúng là muôn màu, muôn vẻ.
- Bây giờ cô và các bạn muốn lắng nghe lại các bạn tự
giới thiệu về mình về tên, tuổi, giới tính, sở thích nhé!
- Trò chơi: “Ai đoán giỏi”.
Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, trẻ chơi đội mũ chóp kín. Cô miêu tả đặc điểm, hoặc sở thích của 1 bạn dưới lớp, trẻ phải đoán được tên bạn.
Trò chơi được thay đổi bằng cách: trẻ miêu tả 1 người bạn của trẻ thích, cô (hoặc các bạn) sẽ đoán tên bạn ấy.ai đoán đúng sẽ được tặng 1 bức tranh.
(có thể cho trẻ sờ mặt bạn hoặc ngửi mùi thơm trên người bạn và đoán)
- Nhận xét cách ghép của trẻ
*Hoạt động 3: Tôi và Bạn:
- Thật khó phân biệt được các bạn, bây giờ hãy cho cô một đặc điểm của các bạn khi phân biệt với nhau được không? Hãy thể hiện sở thích của mình về món đồ chơi ở lớp hay ở nhà mà con thích nhất!
- Phát mỗi trẻ 1 tờ giấy A4 để trẻ vẽ món đồ chơi trẻ thích nhất.
- Nhận xét
*Hoạt động 4: cùng nhau trò chuyện về bức tranh trẻ ghép được.
- Hát “Tìm bạn thân”
- Chúng ta có thể chơi cùng bạn, học tập, làm việc…
- Thích.
- Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau…
- Đồng ý!
- Trẻ tham gia biểu diễn thời trang. Tự lựa chọn trang phục,mặc vào. Xếp thành 2 hàng ngang đối diện, hướng mặt về sân khấu.
- Lần lượt 2 trẻ đi lên sân khấu biểu diễn.tự giới thiệu.
- Trẻ giới thiệu lại một cách rõ
ràng hơn.
- Trẻ đoán theo trí nhớ của mình.
- Trẻ tả bạn.
- Sau khi trò chơi kết thúc, trẻ cùng cô mang những tranh ấy ghép lại thành 1 bức tranh hoàn chỉnh.(bạn trai, bạn gái).
- Trẻ vẽ theo ý tưởng.
Đánh giá cuốI ngày:
THỨ 4 NGÀY 07 THÁNG 09 NĂM 2009
Hoạt động phát triển thẩm mĩ
Bé làm họa sĩ (đề tài).
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết vẽ chân dung của bản thân theo đúng sự hình dung của trẻ; vẽ đặc điểm phù hợp với bản thân (bạn trai hay bạn gái).
- Biết tự hào với sản phẩm của mình.
- Biết tìm chữ cái trong tên của mình, tên bạn.
- Rèn kỹ năng vẽ, tô màu, kỹ năng quan sát.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cho bản thân, biết tránh những vật, những nơi nguy hiểm đối với trẻ
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ chân dung bạn trai, bạn gái để trẻ quan sát.
- Một số chữ cái o, ô, ơ để trẻ lựa chọn.
- Giá sản phẩm, giấy màu, hồ, kéo.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Bé tìm chân dung của mình:
- Cô vào lớp mang theo một số ảnh của trẻ.
- Các bạn đang làm gì nào?
- Cô mới đi gặp các chú thợ chụp hình về, có một số hình ảnh của các bạn rất đẹp nè, nhưng đã bị lẩn vào nhau rồi. hãy giúp cô chọn ra đi nào!
- Trẻ làm xong, cô cùng trẻ đàm thoại về những bức ảnh.
- Con thấy có gì khác biệt giữa 2 cuốn album này?
- Nhóm bạn gái thì như thế nào?
- Bạn trai thì ra sao?
- Những bức ảnh này có đẹp không?
*Hoạt động 2: Bé làm họa sĩ:
- Con nghĩ như thế nào về những người họa sĩ?
- Có muốn làm những người họa sĩ không?
- Những người họa sĩ thì vẽ ra những bức chân dung rất đẹp. vậy các con cũng hãy vẽ ra những bức chân dung của bản thân cho thật đẹp cho mọi người cùng thưởng thức, đồng ý không nào?
- Hướng dẫn trẻ vẽ theo đúng đặc đểm của trẻ (bạn trai, bạn gái). Bao quát khi trẻ vẽ. giúp đỡ trẻ gặp khó khăn.Gợi ý sáng tạo cho trẻ.
- Chú ý sửa sai tư thế ngồi, cách cầm bút.
* Nhận xét sản phẩm khi trẻ vẽ xong.
*Hoạt động 3: Bé học chữ cái o, ô, ơ:
- Mỗi một bức chân dung của chúng ta nên có một cái tên cụ thể. Các bạn hãy chọn cho mình (o, ô, ơ) chữ cái để đặt tên cho bức tranh mình đi!
- Nhận xét cách tô màu của trẻ.
*Hoạt động 4: Lớp học chúng ta:Mang tranh đi trang trí lớp học.
- Chơi tự do trong lớp.
trẻ trả lời.
- Trẻ chia thành 2 nhóm: bạn trai, bạn gái. Cùng nhau lựa chọn hình ảnh của mình đặt riêng. ảnh của bạn trai thì dán vào một cuốn album riêng; bạn gái thì dán vào một cuốn album khác.
- Trẻ miêu tả đặc điểm của bạn gá, bạn trai.
- Rất đẹp.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết.
-Trẻ chia thành 2 nhóm.cùng ngồi vào chỗ ngay ngắn và bắt đầu vẽ.
- Trẻ lên chọn sản phẩm nhận xét.
- Trẻ ôn nhận biết chữ cái o, ô, ơ.Tự chọn chữ cái in ra sau đó tô màu để dán vào tranh của mình.
- Trẻ đi dán tranh trang trí.
Đánh giá cuối ngày:
THỨ 5 NGÀY 08 THÁNG 09 NĂM 2009
Hoạt động làm quen với toán
Chúng ta là những chữ số.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi 5; nhận biết, gọi tên chữ số 5; biết đặt số 5 vào nhóm có số lượng tương ứng.
- Biết kết thành những nhóm có số lượng 5,
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh; tạo nhóm số lượng theo yêu cầu.
- Giáo dục tính đoàn kết, tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Chuẩn bị:
- Cô và trẻ: 5 bạn (con giống), 5 mũ. Chữ số từ 1 à 5.
- Nhóm số lượng trong phạm vi 5 xung quanh lớp.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Chúng ta là những con số:
- Hát bài “Tập đếm”
- Cô gọi tên trẻ, trẻ sẽ đáp lại là tên những chữ số của mình.
- Sau đó yêu cầu trẻ đặt số vào nhóm có số lượng tương ứng ở xung quanh lớp.
Cho trẻ so sánh sự khác nhau về số lượng của các nhóm đồ vật.
*Hoạt động 2: Chữ số đáng yêu của bé:
- Cùng nhau đi lấy rổ đồ dùng của mình.
- Yêu cầu trẻ xếp ra thành 2 nhóm có số lượng tương ứng 1 – 1.
- Đếm nhóm số lượng của của 2 nhóm.
- Đàm thoại về sự khác nhau về số lượng của nhóm bạn và nhóm mũ.
- Tương ứng với chữ số?
- Yêu cầu trẻ chọn chữ số 5 đặt vào 2 nhóm.
- Tạo số lượng 5 từ cơ thể của bé.
- Phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy trắng. trẻ cùng nhau tạo ra chữ số 5 bằng nhiều cách: in, tô màu, xếp hột hạt, cắt dán bằng giấy màu, xếp bằng que…
- Sau đó cho trẻ trình bày những bức tranh của mình lên bảng. Cô nhận xét sản phẩm của trẻ.
*Hoạt động 3: Con đường của bé:
- Thời gian chơi là 1 bài hát. Khi chơi xong cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả xem có đúng hay không?
- Tuyên dương có nhiều hơn.
*Hoạt động 4: Lớp học mến thương:
Trẻ về góc chơi tùy thích.
- Trẻ chia thành 3 nhóm.mỗi bạn chọn cho mình 1 chữ số (từ 1 à 4).
- Trẻ tìm nhóm có số lượng tương ứng và đặt số.
- So sánh nhóm có số lượng nhiều hơn, ít hơn. Giải thích vì sao nó nhiều hơn? Ít hơn?
- Trẻ đi lấy rổ đồ dùng.
- Trẻ xếp tương ứng 1 – 1.
- Nhóm ít hơn, nhiều hơn. Giải thích vì sao con biết?
- Chữ số 5.
- Trẻ chọn chữ số 5 đặt vào 2 nhóm.Tạo số lượng 5: giơ 5 ngón tay, vỗ tay 5 cái, nhún, bật…
- Trẻ chia thành 2 nhóm: bạn trai, bạn gái.đi trên ghế thể dục đến thùng có chứa các chữ số, mỗi trẻ chọn 1 chữ số sau đó về phần bảng của mình xếp theo thứ tự chữ số từ 1à 5 đúng quy luật tăng dần. ai xếp được nhiều nhóm là thắng cuộc.
Đánh giá cuối ngày:
THỨ 6 NGÀY 09 THÁNG 09 NĂM 2009
Hoạt động phát triển ngôn ngữ
Truyện: Câu chuyện của Dê con.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung truyện, biết đặt tên truyện.
- Nhận ra đặc điểm khác nhau của mỗi con vật từ đó trẻ có thể nhận ra được sự khác nhau giữa người này với người khác thông qua những đặc điểm bên ngoài.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân biệt.
- Giáo dục trẻ biết khiêm tốn, không nên cướp lời người khác, tự cho mình là biết hết mọi chuyện. phải biết lắng nghe người khác.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa.
- Tranh chữ to chia ra các đoạn nhỏ.
- Tranh cho trẻ kể chuyện sáng tạo.
- Hình ảnh người có đầy đủ các bộ phận, vẽ thêm thức ăn trong tranh để trẻ được lựa chọn.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Những người bạn quanh ta:
- Mỗi ngón tay có một đặc điểm khác nhau. Vậy mỗi con người chúng ta thì sao?
- Tại sao chúng ta không giống nhau?
- Hãy cho cô biết điểm khác nhau giữa các bạn là gì nhé!
Phát cho mỗi trẻ một tờ giấy có hình người.giả thích cách phân biệt.
à Giáo dục trẻ biết mặc dù khác nhau về đặc điểm bên ngoài, nhưng chúng ta là bạn tì phải biết chơi cùng bạn, biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau học tập, lao động để cùng nhau tiến bộ.
*Hoạt động 2: Ai là bạn?
- Con có biết ai là bạn của mình không?
- Để xem chú Dê con nọ có nhận ra ai là bạn không nhé!
Kể chuyện: Kết hợp tranh minh họa.
- Gợi hỏi nội dung.
Nói nội dung truyện: Chú Dê con không nhận ra ai là bạn, ai là chó Sói hung ác vậy mà không chịu lắng nghe các bạn nói đặc điểm của chó Sói, nên chút nữa đã bị Sói ăn thịt rồi.
- Kể lại chuyện kết hợp tranh chữ to.
- Trẻ tìm chữ cái đã học (o, ô, ơ).
- Đếm lại số lượng chữ cái trẻ tìm được.
+Đàm thoại – trích dẫn:
- Trong truyện có những con vật nào?
- Dê mẹ đã dặn gì với dê con?
- Đố các bạn, Dê con có vâng lời mẹ không? Vì sao?
à Đúng thế! Dê con không vâng lời mẹ, nên đã đi sâu vào rừng.
- Dê con có biết Sói không?
- Vì sao con biết Dê con không biết mặt chó Sói?
- Dê con đã gặp những con vật nào?
à Đúng rồi! Dê con không hề biết cho sói như thế nào, chỉ nghe các bạn nói 1 vài đặc điểm bên ngoài, không bao giờ chịu lắng nghe hết lời của bạn cả.
- Điều gì đã xảy ra với Dê con?
- Ai đã giúp Dê con không bị chó Sói ăn thịt?
- Dê con đã nhận ra điều gì?
à Tóm ý trẻ. Giáo dục trẻ biết lắng nghe người khác nói, không cướp lời người khác, phải có tính khiêm tốn. Nghe lời mẹ dạy.
*Hoạt động 3: Bé làm nhà sáng tạo:
Chia cho mỗi nhóm trẻ 1 bức tranh.
- Nhận xét câu chuyện của trẻ.
*Hoạt động 4: Bé cùng vào góc nghệ thuật đóng vai nhân vật trong truyện.
- Hát bài: “Năm ngón tay ngoan”
- Cũng không giống nhau.
- Vì mỗi chúng ta được ra đời từ những gia đình khác nhau, do cha mẹ chúng ta sinh ra, sống ở mỗ môi trường cũng không giống nhau.
- Trẻ sẽ khoanh tròn những điểm khác nhau của trẻ với các bạn (tóc, khuôn mặt, trang phục, món ăn ưa thích..).
- Trẻ nói theo hiểu biết.
Trẻ chia 3 nhóm. Đi theo đường hẹp lên gạch chân chữ cái đã học.
- Trẻ kể các con vật trong truyện.
- Không.
- Vì Dê con gặp ai cũng ngỡ là chó Sói và giật mình chạy nấp.
Thỏ, Sóc,Nai,…
- Dê con gặp chó Sói.
- Cô Thỏ.
- Vâng lời mẹ, lắng nghe các bạn.
- Trẻ chia thành 3 nhóm. Nhận tranh của cô thì trẻ thảo luận cùng nhau để kể sáng tạo ra 1 câu chuyện theo sự tưởng tượng của trẻ.
Đánh giá cuối ngày:
KÝ DUYỆT TUẦN 05
File đính kèm:
- truong MN Vinh Phu Tay.doc