Giáo án Chủ đề: Bản thân (thời gian thực hiện: 3 tuần)

Phát triển thể chất

- Chỉ số 3. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m

- Chỉ số 16. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày

- Chỉ số 20. Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe

- Chỉ số 11. Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m

- Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm

- Chỉ số 14. Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút

Phát triển nhận thức

- Chỉ số 104. Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10

- Chỉ số 118. Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình

- Chỉ số 108: Xác định được vị trí phải, trái,trên dưới, trước sau so với bản thân và của đối tượng khác

- Chỉ số 119. Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau

- Chỉ số 94. Nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống

- Chỉ số 117. Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát

Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp

- Chỉ số 64. Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ

- Chỉ số 78. Không nói tục, chửi bậy

- Chỉ số 90. Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới

- Chỉ số 74. Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp

- Chỉ số 88. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái

- Chỉ số 81. Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách

 

doc34 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3450 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: Bản thân (thời gian thực hiện: 3 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN Thời gian thực hiện: 3 tuần Nhánh 1: Vui hội trăng rằm (16/09/2013 – 20/09/2013) Nhánh 2: Tôi thế nào nhỉ (23/9/2013 – 27/9/2013) Nhánh 3: Tôi cần gì để lớn lên, khỏe mạnh (30/09/2013 – 04/10/2013) MỤC TIÊU CHUNG Phát triển thể chất Chỉ số 3. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m Chỉ số 16. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày Chỉ số 20. Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe Chỉ số 11. Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm Chỉ số 14. Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút Phát triển nhận thức Chỉ số 104. Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 Chỉ số 118. Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình Chỉ số 108: Xác định được vị trí phải, trái,trên dưới, trước sau so với bản thân và của đối tượng khác Chỉ số 119. Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau Chỉ số 94. Nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống Chỉ số 117. Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp Chỉ số 64. Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ Chỉ số 78. Không nói tục, chửi bậy Chỉ số 90. Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới Chỉ số 74. Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp Chỉ số 88. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái Chỉ số 81. Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: Chỉ số 34. Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày Chỉ số 29. Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân Chỉ số 38. Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp; Chỉ số 28. Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân Chỉ số 43. Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi Phát triển thẩm mĩ: Chỉ số 6. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ Chỉ sô 100: Hát đúng giai điệu bài hát về chủ đề: Khuôn mặt cười, mời bạn ăn, vì sao mèo rửa mặt Chỉ số 102. Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản phù hợp chủ đề (chân dung bé trai, bé gái, trang phục của bé, búp bê…) Chỉ số 99. Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc Chỉ số 101. Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc MẠNG NỘI DUNG Tôi thế nào nhỉ Họ tên, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích riêng và khả năng của bản thân Điểm giống và khác nhau của mình với người khác Tôn trọng và tự hào về bản thân, tôn trọng và chấp nhận sự khác nhau về sở thích của mình và bạn Nhận biết một số trạng thái cảm xúc( vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc Biết lắng nghe ý kiế của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép, lịch sự Các hành vi, cử chỉ lịch sự( tôn trọng người nói khi giao tiếp, chú ý nhìn vào mắt người nói, lắng nghe, đặt câu hỏi đúng lúc, không ngắt ngang người nói Mạnh dạn, tự tinchia sẻ suy nghĩ, chấp nhận sự khác nhau giữa các ý kiến BẢN THÂN Vui hội trăng rằm -Ngày tết trung thu + Ngày 15/8 âm lịch + Các hoạt động trong ngày tết trung thu: làm đèn lồng, làm bánh trung thu, tập múa lân, tập văn nghệ, không khí nhộn nhịp trong ngày tết. -Các địa điểm tổ chức tết trung thu +Trường mầm non, thôn, cơ quan làm việc của ba, mẹ. Các loại bánh, các loại quả +Bánh trung thu, bánh dẻo, kẹo + quả bưởi, quả táo, quả lê, qua na. Các hoạt động + Người lớn tập múa lân, tập văn nghệ + Trẻ em đi chơi tết, người lớn dẫn đi chơi. + không khí vui tươi, nhộn nhịp Tôi cần gì để lớn lên, khỏe mạnh - Sự lớn lên của bé( trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, biết đi, đi học trường mầm non - Sự yêu thương chăm sóc của người thân trong gia đình và ở trường - Dinh dưỡng hợp lý và giữ gìn sức khỏe - Môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng MẠNG HOẠT ĐỘNG BẢN THÂN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Khám phá xã hội - Trò chuyện, khám phá về chức năng các giác quan và các bộ phận giác quan của cơ thể- trò chơi rèn luyện các giác quan - Phân biệt lợi ích của các thực phẩm với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể Làm quen với toán - Thực hành trên đối tượng: Xác định vị trí không gian so với bản thân, so với người khác - Đo chiều cao của bản thân các bạn PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Dinh dưỡng và sức khỏe - Trò chuyện về cơ thể khỏe mạnh và một số biểu hiện khi ốm đau, một số nơi nguy hiểm cho bản thân - Trò chuyện về lợi ích của luyện tập, ăn đủ chất và giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe - Thực hành giữ gìn vệ sinh cơ thể: Rửa tay, rửa mặt, đánh răng. Luyện tập vận động - Vận động cơ bản: Đi thăng bằng trên ghế thể dục, đi trên dây, đi trong đường hẹp - Vận động tinh: Luyện tập cử động khéo léo bàn tay, ngón tay: Cài cúc áo, chải đầu, xúc cơm… PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Trò chuyện và kể về ngày sinh nhật của bé - Làm chuyện tranh về các giác quan, về những gì bé thích, về môi trường xanh sạch, đẹp, về các thức ăn cần cho bé - Nhận biết chữ cái a, ă, â, trò chơi hãy tìm đúng chữ cái, tập phát âm tên của bạn - Đọc thơ “Đôi mắt” “Tay ngoan” - Nghe kể chuyện: “Câu chuyện của tay trái và tay phải” - Đóng kịch: “Giấc mơ kì lạ” PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Âm nhạc - Hát và vận động theo nhạc: Khuôn mặt cười, Vì sao mèo rửa mặt, Mời bạn ăn - Nghe hát: Em là bong hồng nhỏ, nắm tay thân thiết, năm ngón tay ngoan - Trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh tìm bạn, tai ai tinh Tạo hình - Vẽ chân dung bạn trai, bạn gái, vẽ những gì bé thích, nặn hình người, làm trang phục của bé từ các nguyên vật liệu khác nhau PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- KỸ NĂNG Xà HỘI - Trò chuyện, quan sát thực tế tìm hiểu những trạng thái, cảm xúc của người khác và biểu lộ sự quan tâm bằng lời nói, cử chỉ, hành động qua trò chơi đóng vai - Trò chuyện về những người chăm sóc bé, các công việc tự phục vụ bản thân - Trò chuyện về các hành vi, cử chỉ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau khi giao tiếp với bạn bè - Trò chơi làm theo người chỉ huy, ai chăm chú nhất TUẨN 1 CHỦ ĐỀ VUI HỘI TRĂNG RẰM Thời gian thực hiện: từ ngày 16-20/9/2013 MỤC TIÊU CHUNG 1.Phát triển thể chất Chỉ số 3. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m Chỉ số 16. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày 2.Phát triển nhận thức Chỉ số 104. Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 Chỉ số 118. Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình 3.Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp Chỉ số 64. Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ Chỉ số 78. Không nói tục, chửi bậy 4.Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: Chỉ số 34. Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày 5.Phát triển thẩm mĩ: Chỉ số 6. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ Chỉ sô 100: Hát đúng giai điệu bài hát về chủ đề: Khuôn mặt cười, mời bạn ăn, vì sao mèo rửa mặt MẠNG NỘI DUNG -Ngày tết trung thu + Ngày 15/8 âm lịch + Các hoạt động trong ngày tết trung thu: làm đèn lồng, làm bánh trung thu, tập múa lân, tập văn nghệ, không khí nhộn nhịp trong ngày tết. -Cácđịa điểm tổ chức tết trung thu trường mầm non, thôn, cơ quan làm việc của ba, mẹ. Các loại bánh, các loại quả +bánh trung thu, bánh dẻo, kẹo + quả bưởi, quả táo, quả lê, qua na. Các hoạt động + Người lớn tập múa lân, tập văn nghệ + Trẻ em đi chơi tết, người lớn dẫn đi chơi. + không khí vui tươi, nhộn nhịp II/ MẠNG HOẠT ĐỘNG * Làm quen với toán: - Đếm số lượng, phân biệt kích thước to-nhỏ. - Ghép tranh, chọn tranh về trung thu, đếm, gắn số lượng tương ứng. * Khám phá khoa học: - Khám phá về tết trung thu, tìm hiểu đặc điểm của hội múa lân, ánh trăng đêm rằm, về các loại lồng đèn. - Biết ngày rằm trung thu là ngày bao nhiêu, ý nghĩa của ngày tết trung thu * Tạo hình - Trang trí lồng đèn, vẽ đèn ông sao, nặn bánh kẹo. * Âm nhạc: - Hát, múa mừng hội trăng rằm. - Hát: rước đèn dưới ánh trăng, - Nghe: Vườn trường mùa thu. Chiếc đèn ông sao - Vận động: Vận động theo nhạc. - TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. . PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN THẨM MỸ PHÁT TRIỂN TC-XH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TẾT TRUNG THU PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Thơ: Trăng sáng. - Xem tranh, sách về trung thu, đọc tranh truyện. -Trò chuyện về đêm trung và các hoạt động trong ngày trung thu - Trẻ kể được các câu chuyện theo sự hướng dẫn của cô -Biết trình bày ý tưởng của mình bằng lời nói cho các bạn và cô hiểu - Truyện: Sự tích chú cuội - Tung bắt bóng - Trò chơi: Cáo và Thỏ - Tập được các bài tập phát triển chung -Dinh dưỡng: trẻ ăn ngủ đúng giờ giấc, ăn hết suất, biết tên các món ăn và các chất dinh dưỡng có trong món ăn * TCĐV: Cửa hàng bán bánh kẹo trung thu, lồng đèn. - Gia đình. * Góc xây dựng: Xây nhà văn hóa thiếu nhi. * Khám phá thiên nhiên: In bánh trung thu, khám phá về các loại lồng đèn. - Trẻ yêu thích ngày tết truyền thống của dân tộc, của thiếu nhi, đoàn kết tham gia các hoạt dộng cùng các bạn Thứ 2 ngày 16/9/2013 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BÓNG CỦA BÉ YÊU MỤC TIÊU: Kiến thức: Trẻ biết được các nét đặc trưng của mùa thu. Biết được các loại hoa quả có trong mùa thu. Qua giờ học trẻ làm được động tác “Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m” Trẻ nắm được cách thực hiện các trò chơi ở buổi chơi Kỹ năng: Trẻ thực hiện được động tác ném và bắt bóng bằng tay, không làm rơi bóng Rèn luyện các nhóm cơ tay vai khả năng định hướng trong không gian của trẻ được tốt trẻ có thể hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày Trẻ thực hiện tốt các vai của mình ở các góc chơi Giáo dục trẻ yêu thích môn học Giáo dục trẻ yêu quí quang cảnh, các loại hoa quả có trong mùa thu. Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tính mạnh dạn. Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi, không được chạy nhảy từ góc này sang góc khác. Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể đầu tóc gọn gàng. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ có nội dung về đêm trung thu. Bóng, sân tập Đồ chơi đầy đủ cho các góc chơi. III. TIẾN HÀNH: *. Hoạt động 1: Đón trẻ - thể dục sáng - Đón trẻ: Cho trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, trò chuyện cới trẻ về ngày lễ trung thu - Thể dục sáng: tập kết hợp lời bài hát “Bình minh” Khởi động : Đồng hồ báo thức Lần 1 ¯Đồng hồ vừa báo thức --- > đến hết bài Cháu chuyển từ 3 hàng dọc thành vòng tròn, vừa đi vừa vỗ tay theo nhịp bước đi Lần 2: ¯Đồng hồ vừa báo thức ----- > sáng sáng rồi: Hai tay chống hông đi nhón mũi chân ¯Một hai một hai cùng nhau đếm ---- > đếm cho đều: Đi thường kết hợp vỗ tay ¯Tập tay tập chân tập --- > hít ra cho đều bạn ơi Tay chống hông đi bằng gót chân ¯Mình đưa một tay về phía trước --- > đứng thẳng ngườI: Đi thường kết hợp vỗ tay ¯Mình dang rộng tay --- > cho đều bạn ơi: Đi bằng mép chân, hai tay chống hông ¯Một hai một hai cùng nhau bước --- > trên sân trường bạn ơi: Chạy thường kết hợp vỗ tay ¯Nhạc dạo: chuyển về 3 hàng ngang : dãn hàng cách nhau một cánh tay Trọng động : Tập bài “Bình minh” ♪ : Aùnh nắng ........ cánh tròn ĐT : 2 tay giang ngang đưa cao ngang đầu (hít vào) hạ tay xuống nhẹ nhàng (thở ra) – tập 2 lần ♪ bình minh đã....... đến trường ĐT : 2 tay gập trước ngực mũi tay chạm vai N2 : 2 tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau N3 : Như nhịp 1 N4 : Về tư thế chuẩn bị(chân nhún kiễng gót theo nhip ) – tập 4 lần ♪ : Aùnh nắng lấp lánh ............ cánh tròn N1 : 2 tay chống hông bước chân trái sang ra một bước N2 : Khuỵu gối trái, chân phải thẳng N3 : Như nhịp 1 N4 : Về TTCB (tập 4 lần) – mỗi bên 2 lần ♪ : Bình minh đã ........... đến trường Bước chân trái sang ngang , 2 tay gập chéo trước ngực N2 : 2 tay đưa lên cao nghiêng sang trái, tay thẳng N3 : Như N1 N4 : Về TTCB (tập 4 lần) – mỗi bên 2 lần ♪ : Aùnh nắng lấp lánh .......cánh tròn N1 : Chân trái bước sang trái, 2 tay giang ngang lòng bàn tay ngửa N2 : Quay người sang trái 90o , 2 tay chống hông N3 : Như nhịp 1 N4 : Về TTCB (tập 4 lần – mỗi bên 2 lần) ♪ : Bình minh đã ............. đến trường N1 : Bật tách 2 chân dang ngang – 2 tay dang ngang N2 : Bật khép 2 chân, 2 tay giơ lên cao N3 : Như nhịp 1 N4 : Về tư thế chuẩn bị 3. Hồi tĩnh : Tập kết hợp bài con công ¯Nhạc dạo: Hai tay đưa cao quá đầu (tay mềm), hít sâu sau đó cúi người chân thẳng hai tay đánh chéo nhau (thở ra) thực hiện liên tục 4 lần ¯ Con công hay múa nó múa làm sao nó rụt cổ vào nó xòe cánh ra: Hai tay chống hông, chân phải làm trụ, chân trái đá về trước 3 lần sau đó đổi chân phải (thực hiện mỗi bên hai lần) ¯Nó đỗ cành đa nó kêu líu ríu nó đỗ cành mít nó kêu vịt chè nó đỗ cành tre nó kêu bè muống nó đỗ dưới ruộng nó kêu tầm vông Quay nữa thân trên, hai tay đánh theo thân tư thế từ trên xuống qua trái -> xuống dưới -> qua phải -> lên trên (thực hiện liên tục hai lần rồi đổi bên) ¯ Con công hay múa nó múa làm sao nó rụt cổ vào nó xòe cánh ra: Hai tay đưa cao lắc người từ từ ngồi xuống rồi từ từ đứng lên (thực hiện cho đến hết nhạc). - Ổn định lớp, điểm danh, chuẩn bị các hoạt động *.Hoạt động 2: Bé biết gì về mùa thu (Hoạt động ngoài trời) Cô nhắc nhở trẻ sửa quần áo đầu tóc gọn gàng, dặn trẻ đi ra sân đi nhẹ nhàng không chạy nhảy lung tung. Giờ hoạt động ngoài trời hôm nay cô cùng các con tìm hiểu mùa thu; trò chơi Tín hiệu; chơi tự do. Cô và trẻ cùng tìm hiểu về mùa thu - Cô cho trẻ xem bức tranh và hỏi trẻ bức tranh nói về mùa gì trong năm? - Đàm thoại với trẻ về mùa thu như: + Mùa thu thời tiết ra sao? (Mát mẻ ) + Bầu trời mùa thu như thế nào? (trong xanh ) + Lá cây mùa thu ra sao? (Vàng úa) + Mùa thu cây cối như thế nào (Rụng hết lá) + Mùa thu có ngày lễ hội gì? (Ngày hội đến trường, ngày tết trung thu + Ngày nào là ngày tết trung thu? (ngày 15/8 âm lịch) + Vậy ngày tết trung thu bố mẹ thường mua cho các con những gì? (bánh kẹo, lồng đèn) + Các con có thích tết trung thu không ? (có) + Vậy mùa thu có những loại hoa quả nào? (trẻ kể) Trò chơi : Chơi tín hiệu Cô giải thích cách chơi luật chơi Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi tự do trong sân với bạn Kết thúc: Cho trẻ vệ sinh tay chân. *.Hoạt động 3: Bé thích chơi bóng (Hoạt động chung) Ổn định: Cho trẻ hát bài: Quả bóng Tổ chức các hoạt động: Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn và đi với các kiểu chân khác nhau Trọng động: Bài tập phát triển chung: Thở 1(2L x 8N) Chân1 (2L x 8N) Tay 4(4L x 8N) Bụng 2(2L x 8N) Bật 1(2lần x 8N) Động tác tay 4: Tay gập trước ngực quay cẳng tay và đưa ngang. - TTCB: Đứng chân rộng bằng vai 2 tay gập trước ngực - ĐT: Hai tay quay tròn trước ngực 4 nhịp và đưa ra ngang tiếp tục thực hiện 4 nhịp nữa xong hạ tay xuống về TTCB Vận động cơ bản: - Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ dạy các con bài tập Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m - Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích - Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích + Chuẩn bị: Đứng chân rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng + Động tác: Cô cầm bóng bằng hai tay ném mạnh cho cô giáo đứng đối diện cách 4m và cô bắt bóng bằng hai tay khi cô đối diện ném về cho cô. - Lần 3: Cô làm mẫu trọn vẹn - Trẻ thực hiện: + Mời 2 trẻ xung phong lên tập + Lần lượt trẻ lên tập(Cô theo dõi sửa sai) + Gọi 2 trẻ tập đúng đẹp lên tập Trò chơi vận động: - Bây giờ cô và các con chơi trò chơi Cáo và thỏ Cô giải thích cách chơi luật chơi: + Một bạn làm cáo còn tất cả các bạn khác làm hang và thỏ. Các bạn làm hang xếp thành vòng tròn, các bạn làm thỏ phải nhớ đúng hang của mình. Còn các chú thỏ vừa đi kiếm ăn vừa hát 2 tay đưa lên đầu vẫy vẫy nhảy đi kiếm ăn thì cáo xuất hiện “ườm gườm” đuổi bắt thỏ, khi nghe tiếng cáo Thỏ chạy ngay về hang của mình. Con thỏ nào bị bắt phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó đổi vai chơi cho nhau. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi thả lỏng Kết thúc: - Cho cả lớp đọc bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến *. Hoạt động 4: Bé vui chơi cùng bạn(Hoạt động góc ) - Ổn định: Cho trẻ hát bài “Rước đèn dưới ánh trăng ” - Đàm thoại với trẻ về bài hát - Trong bài hát các bạn nhỏ làm gì?(Rước vui theo trăng , phá cỗ). - Các bạn nhỏ thường phá cỗ, rước đèn vào dịp nào? (vào ngày 15/8). - Ngày 15/8 là ngày gì? Ngày tết trung thu của các bạn thiếu niên nhi đồng. Hôm nay cô cũng có rất nhiều góc chơi nói với các vật dụng chuẩn bị cho tết trung các con có muốn khám phá cùng cô không? - Cô giới thiệu về góc chơi + Góc phân vai: Chơi bán hàng, gia đình. + Góc xây dựng: Xây dựng cửa hàng bán bánh trung thu, lồng đèn, kẹo bánh và hoa quả + Góc nghệ thuật (Góc trọng tâm): Vẽ, tô màu, nặn, tạo sản phẩm theo chủ đề, tô màu trang trí lồng đèn, hát nghe các bài về tết trung thu. + Góc học tập: Xem tranh truyện theo chủ đề ngày tết trung thu, thơ “Trăng Sáng” hát các bài về trung thu, ghéo tranh so hình tranh bù chỗ thiếu, tìm chữ cái tô màu chữ cái o, ô trong bài thơ về trung thu + Góc thiên nhiên: Lau lá tưới nước cho vườn cây của lớp, thí nghiệm. Giáo dục trẻ khi chơi các con chơi đúng vai của góc mình không chạy từ góc này sang góc khác phải giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong phải cất đồ chơi gọn gàng Về góc chơi: Cô cho trẻ về góc chơi và bao quát nhắc nhở trẻ Góc nghệ thuật: *. Chuẩn bị: - Giấy A 4, bút màu, chì - Đất nặn, hột hạt *. Tiến hành: - Cho trẻ về góc chơi, trẻ tự thảo luận bạn nào thích và có khiếu phần nào thì làm phần đó - Trẻ nặn, xé dán , làm lồng đèn, xếp hột hạt một số loại bánh kẹo hoa quả trong ngày trung thu - Trẻ biết trung bày sản phẩm của mình, của bạn - Một số bạn thì nghe nhạc hát, múa các bài hát về trung thu *.Hoạt động 5: Bé thích chải đầu (Hoạt động chiều ) - Cô đặt câu đố cho trẻ trả lời Cô đọc câu đố: Khi nào tóc rối hãy dùng đến tôi (cái lược ) Cái lược dùng để làm gì? (chải đầu ) - Đàm thoại với trẻ về câu đố Vậy các con chải đầu vào lúc nào? (ngủ dậy, khi tóc rối) Để giúp các con chải đầu nhanh, gọn gàng hơn. Hôm nay cô dạy các con thao tác Chải đầu - Cô hướng dẫn cho trẻ thực hiện Với tóc dài, chia tóc làm hai phần, chải từ đỉnh đầu xuống, chải nhẹ nhàng từ chân tóc đến ngọn tóc, nếu tóc rối thì gỡ từ từ rồi chải như bình thường. Với tóc ngắn thì chải từ đỉnh đầu xuống, rẽ ngôi cho tóc. - Cho trẻ lên àm thử - Lần lượt cho trẻ thực hiện - Cô nhận xét - Cho trẻ chơi ự chọn Vệ sinh cá nhân Nêu gương cuối ngày Tiêu chuẩn bé ngoan BC : Bé chăm đọc bài BN : Bé không nói tục BS : Bé biết chải đầu đúng lúc, đúng cách 1. Yêu cầu: - Trẻ biết thực hiện tốt theo các tiêu chuẩn bé ngoan và một số nội qui của lớp - Trẻ biết tự nhận xét mình đạt hay chưa đạt? Tại sao? - Giáo dục trẻ mạnh dạn, thật thà, nhận xét về mình, cố gắng để được gắn hoa bé ngoan 2. Chuẩn bị - Bảng gắn hoa- sổ theo dõi. - Các hoa rời cho trẻ gắn 3. Tiến hành Ổn định: cho trẻ ngồi theo tổ và hát bài Hoa Bé Ngoan Tiến hành: - Riêng ngày đầu tuần cô đọc tiêu chuẩn, sau đó cho trẻ nhăùc lại tiêu chuẩn vài lần , mời cá nhân nhắc tiêu chuẩn . - Các ngày sau Cô và trẻ cùng trò chuyện về các nội dung liên quan đến 3 tiêu chuẩn - Cho trẻ tự nhận xét mình nếu ngoan thì tự giác đứng lên - Cô nhận xét tổng hợp lại và nêu vài gương ngoan điển hình trong ngày. - Cho trẻ đi dán cánh hoa vào bông hoa của mình. Trẻ vừa đi vừa nhảy múa, vận động các bài hát liên quan đến giờ nêu gương - Nhắc nhở động viên trẻ chưa ngoan cần cố gắng - Cô và trẻ cùng nhận xét xem tổ nào hôm nay ngoan nhất thì được dán hoa tổ Trả trẻ - Cô trả cháu trực tiếp cho phụ huynh, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ trước khi ra về VI. ĐÁNH GIÁ - Giờ đón trẻ:.................................................................................................................... …………………………………………………………………………………………. - Thể dục sáng:………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. - Hoạt động ngoài trời:…………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………..... - Hoạt động học: ………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. - Hoạt động góc:………………………………………………….................................. ………………………………………………………………………………………………………… Thứ 3 ngày 17/9/2013 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC NGÀY HỘI CỦA BÉ MỤC TIÊU Kiến thức: Trẻ biết được ý nghĩa của chiếc lồng đèn. Trẻ biết tết trung thu là tết truyền thống của dân tộc, tết dành cho thiếu nhi, có nhiều lễ hội vui. Cháu nắm được cách thực hiện các trò chơi ở buổi chơi. Cháu làm được những chiếc lồng đèn đơn giản Kỹ năng: Trẻ phân biệt được các loại lồng đèn khác nhau. Phát triển tình cảm – thẩm mỹ, tình cảm xã hội cho trẻ, rèn tính mạnh dạn, tự tin. Trẻ thực hiện tốt các vai chơi của mình ở các góc chơi Trẻ phân biệt được các màu để thực hiện Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn chiếc lồng đèn. Giáo dục trẻ yêu thích, háo hức đón chờ tết trung thu. Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi, không chạy nhảy lung tung. Giáo dục trẻ cẩn thận khi làm. CHUẨN BỊ Những chiếc lồng đèn khác nhau Các loại lồng đèn, Tranh ảnh múa lân, cảnh bé cùng chị Hằng nga rước đèn. Đồ dùng đầy đủ cho các góc TIẾN HÀNH *. Hoạt động 1: Đón trẻ - thể dục sáng - Đón trẻ: Cô đón trẻ, gợi cho trẻ quan sát, chú ý trong lớp hôm nay có gì thay đổi và trò chuyện - Thể dục sáng: Tập kết hợp nhạc bài hát “Bình minh” - Ổn định lớp, điểm danh, chuẩn bị cho hoạt động trong ngày *Hoạt động 2: Lồng đèn của bé (Hoạt động ngoài trời) Cô nhắc nhở trẻ sửa quần áo đầu tóc gọn gàng, dặn trẻ đi ra sân đi nhẹ nhàng không chạy nhảy lung tung. Giờ hoạt động ngoài trời hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về chiếc lồng đèn; T/C nhảy vào nhảy ra; chơi tự do. Cô và trẻ ra sân: Cô và trẻ tìm hiểu về chiếc lồng đèn - Cô đưa ra chiếc lồng đèn ông sao và hỏi + Cô đố các con cô có gì đây? (Chiếc lồng đèn) Đàm thoại với trẻ về chiếc lồng đèn như: + Chiếc lồng đèn làm bằng gì? + Dùng để làm gì? + Lồng đèn có nhiều vào ngày gì? + Ngoài lồng đèn ông sao còn những loại nào nữa? Trò chơi vận động: Nhảy vào nhảy ra - Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm từ 10- 12 trẻ. Mỗi nhóm chọn mỗi người để “Oẳn tù tì”, bên nào thắng, được đi trước gọi là nhóm 1. Nhóm 2 ngồi xuống thành vòng tròn rộng, nắm tay nhau để tạo thành “cửa ra vào”. Các “cửa” luôn giơ tay lên, hạ tay xuống để ngăn không cho người ở nhóm 1 vào. Mỗi trẻ ở nhóm 1đứng cạnh một cửa (đứng ngoài vòng tròn) để rình xem khi nào “cửa mở”(tay các bạn hạ xuống) thì nhảy vào, khi đang nhảy thì nói “vào”, khi đã ở trong vòng tròn thì nói: “Vào rồi”. Nếu 1 trẻ ở nhóm 1 đã nhảy qua “cửa” vào trong vòng tròn thì tất cả các “cửa” phải “mở ra” để cho các bạn ở nhóm 1 vào. Khi các bạn ở nhóm 1 đã vào hết, các “cửa” lại đóng lại và trẻ ở nhóm 1 tìm cách nhảy ra(nhảy ra cũng như khi nhảy vào). Khi nhảy vào, nhảy ra mà chạm chân vào tay người làm “cửa” và nhảy không đúng cửa của mình, hoặc số người trong nhóm nhảy vào chưa hết mà đã có người nhảy ra thì đều bị hỏng và mất lượt đi, phải ngồi thay cho nhóm kia đứng lên chơi. Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi tự do trong sân. Kết thúc: Cho trẻ đi vệ sinh tay chân *Hoạt động 3: Bé vui trung thu(Hoạt động chung) *. Cô và trẻ cùng hát bài “đêm trung thu”. - Cho trẻ xem siêu thị bán lồng đèn bày máy - Đàm thoại với trẻ về siêu thị + Các con thấy siêu thị bán lồng đèn có đẹp không. + Siêu thị có những loại lồng đèn gì? + Vậy các có thích mua lồng đèn không? + Mua lồng đèn để làm gì? + Ngày gì sắp đến vậy con nhỉ? (Ngày tết trung thu) Bây giờ các con cùng tìm hiểu xem tết trung thu vui như thế nào nha * Cô và trẻ cùng tìm hiểu về đem tết trung thu - Cô đố các con cô có bức tranh vẽ gì đây?(vẽ về đêm tết trung thu) - Đàm thoại với trẻ về bức tranh - Ngày tết trung thu diễn ra vào vậy ngày nào? - Nói cho trẻ biết ngày trung thu cũng là răm tháng 8, ngày 15/8 âm lich - Trung thu gần đến các con có tâm trạng như thế nào? - Đêm trung thu ở phía trên bầu trời có gì?(Có trăng sáng, có sao) - Đêm trung thu có gì nữa? (Có các bạn đang rước đèn) - Các bạn rước đèn có những loại lồng đèn nào?(Trẻ kể) + Cô có bức tranh gì nữa đây (Đêm trung thu) Đêm trung thu các bạn đang làm gì?(Đang ăn bánh kẹo, xem múa lân) Các con nhìn xem múa lân có đẹp không? + Bức tranh này vẽ gì nữa? (Đêm trung thu) - Đêm trung thu các bạn đang làm gì?(Đang múa hát, đang phá cỗ) * Nói cho trẻ biết hàng năm cứ vào ngày 15/8 âm lịch là ngày tết trung thu của các bạn thiếu niên nhi đồng. Đến ngày tết trung thu tất cả các bạn nhỏ đều được đi rước đèn, được múa hát, được phá cỗ ăn bánh kẹo dưới ánh trăng. - Giáo dục trẻ phải ngoan ngoãn, học giỏi, biết vâng lời thì sẽ được mọi người thương yêu, trong khi đi chơi trung thu thì không được nghịch phá. Trò chơi : Về đúng nhà Cô treo ở 3 góc với 3 cái lồng đèn khác nhau. Cô phát cho các bạn trong lớp các tấm thể có hình lồng đèn tương ứng với 3 loại lồng đèn trên Cho trẻ hát trời nắng trời mưa Khi đến về nhà mau thì trẻ phai nhanh chân tìm về đúng nôi nhà của mình Nếu bạn nào về không đúng nhà sẽ phải hát cho cả lớp nghe 1 bài Hoạ

File đính kèm:

  • docVUI HOI TRANG RAM.doc
Giáo án liên quan