Giáo án Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Cháu yêu chú bộ đội (Tuần 14)

 I. Mục đích yêu cầu:

- Cháu biết bật từ trên cao xuống, đúng tư thế.

- Phát triển cơ chân, cho trẻ, rèn sự khéo léo, chú ý cho trẻ. Phát triển thể chất cho trẻ.

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

 II. Chuẩn bị:

- Ghế thể dục cao 25 – 30 cm.

- Bóng 2 quả.

- Sân bãi sạch sẽ.

 III.Tổ chức hoạt động:

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15985 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Cháu yêu chú bộ đội (Tuần 14), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Chủ đề: Nghề nghiệp Chủ đề nhánh: Cháu yêu chú bộ đội ( Từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12 năm 2013) Thứ 2 ngày 9 tháng 12 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTTC: TD VĐCB: Bật sâu 25 – 30cm TCVĐ: Chuyền bóng I. Mục đích yêu cầu: - Cháu biết bật từ trên cao xuống, đúng tư thế. - Phát triển cơ chân, cho trẻ, rèn sự khéo léo, chú ý cho trẻ. Phát triển thể chất cho trẻ. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. II. Chuẩn bị: - Ghế thể dục cao 25 – 30 cm. - Bóng 2 quả. - Sân bãi sạch sẽ. III.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: : Khởi động - Cho trẻ hát bài: Cháu thương chú bộ đội cùng cô. - Các con vừa hát bài hát nói về ai? - Các con có biết chú bộ đội làm những công việc gì hay không nào? Các chú bộ đội phải ngày đêm canh gác, vùng trời, vùng biển, vùng biên cương cho đất nước để cho chúng ta được học hành, vui chơi. Các con có yêu quý chú bộ đội không nào? - Vậy các con sẽ làm những gì cho các chú vui? À đúng rồi các con phải chăm ngoan học giỏi để các chú vui nhé. - Bây giờ cô sẽ cho lớp mình làm những chú bộ đội luyện tập rèn sức khỏe nhé! - Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy,theo nhạc) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều. 2. Hoạt động 2 : Trọng động * Bài tập phát triển chung: - Tay vai : Đưa ra trước, gập khuỷu tay - Chân :Bật lên trước, ra sau.(6/4N) -Bụng : Nghiêng người sang bên. (4/4N) - Bật: Bật tại chỗ *Vận động cơ bản: “bật từ trên cao 30 -35 cm xuống”: - Trẻ điểm số tách hàng thành 2 hàng ngang đối diện nhau: - Nhìn xem trước mặt các con có gì? - Các con biết không hôm nay cô sẽ cho các con làm các chú bộ đội thực hiện bài tập “ Bật từ trên cao 30- 35 cm xuống” - Các con muốn biết thực hiện như thế nào thì các con chú ý nhé! - Cô thực hiện mẫu 1 lần phân tích + Chuẩn bị: Cô đứng tự nhiên trên ghế. 1. cô đưa tay ra trước. 2. đưa tay ra sau., đồng thời gối hơi khuỵu 3. Nhún chân và bật lên cao, khi rơi chạm đất bằng 2 đầu bàn chân, gối hơi khuỵu, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng. - Mời 2 cháu lên thực hiện - Cho lần lượt cả lớp thực hiện. - Cô chú ý sửa sai kịp thời. - Mời cháu thực hiện tốt , chưa tốt lên thực hiện *Trò chơi vận động “Tung bóng” - Bây giờ là phần trò chơi vận động “Tung bóng” - Cô nêu cách chơi: - Cho trẻ chơi vài lần. *HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu. - Lớp hát cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ tập các động tác khởi động cùng cô Trẻ tập cùng cô - Tập 4 lần 4 nhịp - Tập 6 lần 4 nhịp - Tập 4 lần 4 nhịp. - Bật 5 lần. - Trẻ chuyển thành 2 hàng ngang đối diện nhau - Ghế thể dục - Trẻ nhắc tên vận động - Trẻ xem cô thực hiện mẫu - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe Trẻ chơi - Trẻ thực hiện các động tác hồi tỉnh HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QS : Sân trường TC: Trời nắng, trời mưa CTD ( Soạn và dạy cho thứ 2, 3, 4) I. Mục đích-yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết sân trường có những gì, biết chi trò chơi. 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích. 3. Giáo dục: - Trẻ biét giữ gìn đồ chơi. II. Chuẩn bị: - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng. - Địa điểm quan sát sạch sẽ. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ. - Cho trẻ hát bài “Vui đến trường” ra ngoài sân? 2. Hoạt động 2: QSCMĐ: “Sân trường” - Các con hãy quan sát xem trên sân trường có những gì? => Đúng rồi trên sân trường có rất nhiều cây cối, đồ chơi như: cầu trượt, nhà bóng… - Cô hướng trẻ đi đến chỗ cầu trượt cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: + Đây là cái gì? + Cầu trượt có đặc điểm gì? => Cầu trượt có bậc thang để đi lên, 2 bên mép cầu thanh có tay vịn để khi chúng mình đi lên không bị ngã - Cô chỉ vào ống trượt và hỏi: + Còn đây là cái gì? + Các con có thích chơi cầu trượt không? => Chơi cầu trượt rất vui nhưng các con phải chơi đoàn kết, không được xô đẩy nhau các con nhớ chưa? - Tương tự với đồ chơi khác cô cũng cho trẻ quan sát và hỏi trẻ như vậy. 3. Hoạt động 3: TC: Trời nắng trời mưa - Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi? tiếp. - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi 4. Hoạt động 4: Chơi tự do - Cho tẻ chơi theo ý thích *Kết thúc: Cho trẻ đi vệ sinh rồi vào lớp. - Trẻ vừa đi vừa hát - Có cây cối, có đồ chơi => Trẻ lắng nghe cô nói + Cầu trượt + Trẻ nói => Trẻ nghe + Ông trượt - Có ạ => Nhớ rồi ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ chơi theo ý thích TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ từ, cụm từ: - Gõ - Cầm - Nắm ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………… Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Kiến thức, kỹ năng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..... Thứ 3 ngày 10 tháng 12 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNT: MTXQ Tìm hiểu về ngày 22/12 I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được ngày 22/ 12 là ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.biết được công việc của các chú bộ đội. - Trả lời được các câu hỏi của cô một cách rõ, ràng, mạch lạc. - Phát triển nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ. Giáo dục trẻ biết yêu quí các chú bộ đội. - Tăng cường tiếng Việt: Bộ đội bộ binh; Bộ đội hải quân; Tăng gia. II. Chuẩn bị: - Tranh hình ảnh hoạt động của các chú bộ đội. - Tranh lô tô - Giấy, bút màu III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú - Lớp hát và vận động bài “ Cháu thương chú bộ đội” - Bài hát nói về ai các con? - À, đúng rồi vậy các con có biết sắp đến ngày gì không? - Đúng rồi sắp đến ngày 22 / 12 rồi đó các con . ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Vậy cô và các con cùng tìm hiểu về ngày 22/12 nhé! *Hoạt động 2: Trò chuyện tìm hiểu về ngày 22/12 - À, các con ơi! Ngày 22 /12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là ngày lễ kỉ niệm của các chú bộ đội đã vì đất nước, vì nhân dân giữ gìn đất nước, bảo vệ hòa bình. Vì thế ai cũng yêu thương và kính trọng các chú bộ đội. - Ai là người giữ bình yên đất nước cho các con đi học hôm nay? -À, đúng rồi nhờ có chú bộ đội ngày đêm canh gác vùng trời, vùng biển đó các con. - Cho trẻ quan sát tranh các chú bộ đội bộ binh. -Cô có tranh ai đây các con? - Chú bộ đội mặc trang phục như thế nào? - Các chú đang làm gì? - Các chú bộ đội đang đi đâu đây? - Trên lưng chú đeo cái gì? - Các con hãy cùng đứng dậy làm chú bộ đội đi duyệt binh - Xem tranh và trò chuyện về chú bộ đội đang duyệt binh, đang trồng rau. - Vừa rồi các con được quan sát và trò chuyện về chú bộ đội bộ binh. Các chú mặc trang phục màu xanh lá cây, mũ có ngôi sao vàng, vai đeo súng. Hằng ngày các chú thường tập luyện: bắn súng, diễn tập, duyệt binh. Ngoài ra các chú còn tăng gia sản xuất trồng rau, nuôi lợn để tăng khẩu phần ăn hằng ngày, các chú bộ đội làm rất nhiều công việc, ngày đêm canh gác để bảo vệ tổ quốc . + Quan sát chú bộ đội hải quân: cô đọc câu đố “Mặc quần áo trắng, đứng gác ngoài đảo” - Đó là chú bộ đội gì? - À, đúng rồi cô có tranh ai đây? - Chú bộ đội hải quân đang làm việc ở đâu? - Chú bộ đội hải quân mặc quần áo màu gì? - Các chú bộ đội hải quân đang làm gì? - Đây là hình ảnh chú hải quân mặc trang phục quần áo màu trắng có viền màu xanh nước biển, mũ có màu trắng, trên vai cũng có quân hàm. Chú bộ đội hải quân làm việc ở ngoài hải đảo xa xôi và canh giữ vùng biển cho tổ quốc - Vậy khi lớn lên có bạn nào thích làm chú bộ đội không? - Làm chú bộ đội là làm những gì, các con cùng tập làm chú bộ đội nhé! - Cho trẻ tập đi đều 1-2, tập làm chú bộ đội đứng ngắm bắn súng, chú bộ đội đứng chào cờ …*Hoạt động 3: Trò chơi * Trò chơi “ Vẽ quà tặng chú bộ đội” Chia cháu thành 2 đội , và mỗi đội sẽ chọn và vẽ tặng chú bộ đội một món quà. - Luật chơi: Thời gian vẽ là 1 bài hát, đội nào vẽ nhanh và đẹp là đội đó thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Chú bộ đội - Chú bộ đội - Màu xanh - Duyệt binh - Ba lô - Trẻ quan sát đàm thoại cùng cô. - Trẻ nghe. - Trẻ trả lời - Bộ đội hải quân - Trên biển - Màu trắng - Duyệt binh - Trẻ bắt chước chú bộ đội đi duyệt binh - Trẻ xem tranh và trả lời - Trẻ chơi cùng cô - Trẻ chơi trò chơi HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Sản phẩm của nghề thợ may TC; Kết bạn Chơi tự do ( Soạn và dạy cho thứ 3, 5) I. Mục đích yêu cầu - KT: Trẻ biết tên, đặc điểm, chất liệu sản phẩm của nghề thợ may - KN: Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ. - GD: Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của nghề thợ may II. Chuẩn bị - Quần áo, mũ, tất - Trang phục gọn gàng sạch sẽ III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của trẻ Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: QS : Sản phẩm của nghề thợ may’’  - Cô cùng trẻ đọc bài thơ ‘‘Các cô thợ’’ - Cô lấy quần cho trẻ quan sát + Đây là cái gì? + Đây là quần gì? Quần dài hay ngắn? + Quần này để làm gì? + Quần làm bằng chất liệu gì? + Quần là sản phẩm của nghề gì? + Ngoài quần ra còn có những gì là sản phẩm của nghề thợ may? - Tương tự cô hỏi trẻ cái áo, mũ. - Cô giáo dục trẻ giữ gìn các sản phẩm của nghề thợ may. Hoạt động 2: TC: Kết bạn - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô bao quát trẻ chơi Hoạt động 3: ctd. - Cho trẻ chơi với đồ chơi ở sân trường - Trẻ đọc thơ - Trẻ quan sát - Cái quần - Quần dài - Để mặc - Bằng vải - Thợ may - Trẻ kể - Trẻ nói - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 3 – 4 lần - Trẻ chơi tự do. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………… Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Kiến thức, kỹ năng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..... Thứ 4 ngày 11 tháng 12 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNN: Thơ Chú giải phóng quân I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ, biết đọc thơ diễn cảm cùng cô. 2. Kỹ năng: Phát triển tai nghe và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Giáo dục: Trẻ yêu quý chú giải phóng quân. - Tăng cường tiếng Việt: Tiền tuyến; Ba lô; Mũ tai bèo. II. Chuẩn bị: - Tranh bài thơ III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú - Xúm xít, xúm xít? - Các con đang học ở chủ đề nhánh gì? - Các con có biết các chú bộ đội làm ở những lĩnh lực nào không? => Các con ạ các chú bộ đội mặc dù làm ở những lĩnh vực công việc khác nhau nhưng các chú đều có chung một nhiệm vụ là bảo vệ Tổ Quốc thân yêu của chúng ta. Hình ảnh của các chú bộ đội đã đi vào trong thơ ca của rất nhiều nhà thơ, nghệ sỹ - Cô được biết có một bài thơ rất hay nói về chú bộ đội đấy, các con có biết đó là bài thơ gì không? - đó là bài thơ “Chú giải phóng quân” do nhà thơ Cẩm Thơ sáng tác. 2. Hoạt động 2: Thơ “Chú giải phóng quân” - Cô đọc thơ lần 1: Diễn cảm - Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc thơ lần 2: Kèm tranh minh hoạ - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? => Bài thơ “Chú giải phóng quân” nói về chú bộ đội ngày xưa chú đi tiền tuyến đánh giặc Mĩ để dành lại hoà bình cho đất nước ta, em bé rất yêu quý và biết ơn chú giải phóng quân muốn xin chiếc mũ tai bèo làm cô giải phóng quân, vượt đèo Trường Sơn để góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho Quê hương, Đất nước. 3. Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn - Chú đi tiền tuyến về lúc nào? - Ba lô con cóc như thế nào? - Mũ tai bèo có đặc điểm gì? - Khi chú về cả nhà có mừng không? => Chú giải phóng quân đi tiền tuyến nửa đêm chú về, ba lô con cóc thì to, khi chú về cả nhà rất mừng vui và những điều đó giống với giấc mơ của em bé đã mơ. “Chú là chú em … Y như em đã mơ rồi đêm nao”. - Chú về kể chuyện như thế nào? - Chú đã kể chuyện gì? - Mĩ thua như thế nào? - Lúc đó em bé đã nghĩ gì? => Chú về kể chuyện Mĩ thua và khóc như trẻ con, chắp tay lạy má xin cơm ăn. “Chú về kể chuyện vui sao … Em mà có đói, chẳng hèn thế đâu”. - Em bé muốn xin chú giải phóng quân cái gì? - Em bé xin chiếc mũ tai bèo để làm gì? => Đúng rồi em bé muốn xin chú giải phóng quân chiếc mũ tai bèo để làm cô giải phóng giống như chú giải phóng quân vượt đèo Trường Sơn đi đánh giặc để giải phóng Quê hương, Đất nước. “Muốn xin chiếc mũ tai bèo … Làm cô giải phóng, vượt đèo Trường Sơn”. - Các con thấy bài thơ này có hay không? 4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc 2 lần sau đó cho tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ? - Các con thấy em bé trong bài thơ như thế nào? - Đang sốn trong một Đất Nước hoà bình tươi đẹp như vậy các con phải như thế nào? - Các con có yêu quý chú giải phóng quân không? - Vậy cô con mình cùng hát vang bài hát “Chú bộ đội” Để thể hiện tình cảm của chúng mình với các chú bộ đội nhé. - Cô và trẻ múa hát bài “Chú bộ đội”? - Cho cả lớp đọc lại bài thơ “Chú giải phóng quân”? - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Do ai sáng tác? => Các con ạ! Chúng ta được sống trong một Đất Nước hoà bìmh, tươi đẹp như ngày hôm naycũng là nhờ công ơn của các chú giải phóng quân đã chiến đấu anh dũng để giành lại hoà bình cho Đất Nước. Vì vậy các con phải luôn biết ơn các chú bộ đội và luôn chăm ngoan học giỏi, vâng lời ông bà, bố mẹ nhé. * Kết thúc: - Cho trẻ đọc bài thơ “Chú giải phóng quân” đi ra ngoài. - Quanh cô, quanh cô - Cháu yêu chú bộ đội - Bộ đội hải quân, bộ binh, đặc công - Trẻ lắng nghe - Bài thơ “Chú giải phóng quân” - Cẩm thơ - Nửa đêm chú về - Ba lô con cóc to bè - Vành xòe - Có ạ! - Chú kể chuyện vui sao - Kể chuyện Mĩ thua - Mĩ thua cũng khóc như trẻ con - Có đói em cũng không hèn như thế - Xin chiếc mũ tai bèo - Làm cô giải phóng quân - Có ạ! - Trẻ đọc thơ - Dũng cảm - Chăm ngoan, học giỏi - Có ạ! - Trẻ hát múa cùng ô - Trẻ đọc - Chú giải phóng quân - Cẩm Thơ - Vâng ạ! - Trẻ đọc thơ sau đó đi ra ngoài HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QS : Sân trường TC: Trời nắng, trời mưa CTD ( Đã soạn ngày thứ 2) ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………… Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Kiến thức, kỹ năng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..... Thứ 5 ngày 12 tháng 12 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNT: Toán Một và nhiều I.Yêu cầu: 1.Kiến thức: Trẻ biết chia một số nhóm đồ vật thành một hoặc nhiều nhóm và đếm, biết so sánh số lượng một và nhiều của 2 nhóm đối tượng 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng tạo nhóm, kỹ năng so sánh và đếm cho trẻ. 3.Giáo dục: Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học. II.Chuẩn bị: - Cô: Một số nhóm đồ dùng có số lượng là 1-5 (5 khẩu súng, năm chiếc mũ , 3 chú bộ đội , 2 bộ trang phục bộ đôi). Ba rổ quả các loại -Trẻ : Mỗi trẻ 1 rổ có 5chú bộ đội bông hoa, 5 khẩu súng III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Nhận biết số lượng một và nhiều đối tượng Sắp đến ngày tết của các chú bộ đội rồi , các con có biết đó là ngày nào không cô cháu mình cùng trò chuyện tìm hiểu về các chú bộ đội nhé ! Các con hãy tìm đến doanh trại của các chú bộ đội đi + Có mấy chú bộ đội đang đứng gác ? Cô và cả lớp cùng kiểm tra lại và đếm 1..3 + Các chú có những đồ dùng gì ? + Có mấy khẩu súng ? + Có mấy chiếc mũ ? Bạn nào giỏi hãy lên đội mũ cho các chú nào.Vì thiếu mũ nên vẫn có chú không có mũ để đội, chúng mình cùng xem nhé ! 2.Hoạt động 2: Trẻ tạo nhóm có 1 và nhiều đối tượng. Cho trẻ xếp ra tất cả các chú bộ đội Xếp một khẩu súng tương ứng với 1 chú bộ đội + Có mấy khẩu súng ? + Số chú bộ đội và súng số nào nhiều hơn ? Vì sao ? Cô cho trẻ bớt dần số chú bộ đội và so sánh giữa một khẩu súng với số 1,2,3,4,5 chú bộ đội - Sau mỗi lần chia cô cho trẻ đếm số lượng 2 nhóm rồi so sánh - Tương tự cô làm ngược lại . Cô cho trẻ so sánh 1 chú bộ đội với nhiều khẩu súng. Xếp tất cả số súng Xếp 1 chú bộ đội đi gác + Có mấy chú bộ đội ? + Số bộ đội với số súng số nào nhiều hơn ?Vì sao ? + Con có đếm được bao nhiêu khẩu súng không ? Cho trẻ đếm rồi so sánh 2 nhóm 3.Hoạt động 3: - Cho trẻ chơi phân loại quả tặng chú bộ đội. Chi trẻ làm 3 nhóm mõi nhóm một mâm quả. Mỗi nhóm có các loại quả khác nhau. - Trẻ thảo luận tách nhiều nhóm theo dấu hiệu riêng và nhớ kết quả nhóm mình. Có 3 chú bộ đội Trẻ đếm cùng cô Trẻ đếm số súng 1…5 Có 5 chiếc mũ Có 1 khẩu súng Trẻ đếm và so sánh Trẻ thực hiện chia và đếm - -Xếp 5 khẩu súng -Xếp 1 chú bộ đội -Trẻ đếm và nêu kết quả - So sánh và nêu khết quả 3 nhóm chơi theo yêu cầu của cô sau đó nêu kết quả so sánh của các nhóm Đếm đến 3 nhận biết nhóm có 3 đối tượng. I. Mục đích yêu cầu: Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng. Rèn kĩ năng đếm và nhận biết cho trẻ Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô : + Các đồ dùng xung quanh lớp : Chú bộ đội, mũ, súng. + 3 cái mũ, 3cái ba lô giống trẻ nhưng kích thướt lớn hơn. - Mỗi trẻ có 3 cái mũ bộ đội, 3 cái balô III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Ôn tâp nhận biết nhóm có số lượng 2 - Lớp hát bài “ Chú bộ đội” - Các con vừa bài hát nói về ai? - À, các con có thương chú bộ đội không? Vì sao? À, đúng rồi đó các con chú bộ đội rất vất vả, phải ngày đêm canh gác vùng trời, vùng biển cho quê hương, đất nước chúng ta đó các con.vì vậy các con phải nhớ ơn và yêu các chú bộ đội các con nhé! - Các con ơi xung quanh lớp mình có rất nhiều đồ dùng của chú bộ đội vậy các con hãy lên tìm cho cô nhóm đồ dùng nào có số lượng là 2 đi nào? - Sau mỗi lần trẻ tìm cô đếm lại và đặt thẻ số vào nhóm tương ứng. - Cho trẻ lên tìm nhóm có số lượng ít hơn 2 là 1 -Trẻ tìm, cô và cả lớp quan sát, nhận xét. - Các con ơi! Cô thấy lớp mình học rất ngoan bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một món quà nhé! Cô mời các con đi nhận quà - Cô mở băng bài “chú bộ đội” *Hoạt động 2 2: Đếm đến 3 , nhận biết nhóm có số lượng 3 - Nhìn xem trong rổ con có gì nào? -Vậy mũ và balô là đồ dùng của ai? -Các con hãy xếp hết nón cói ra thành 1 hàng ngang, xếp từ trái sang phải. -Xếp 2 cái ba lô đặt tương ứng với 1-1 với nhóm nón.. Con cũng xếp từ trái sang phải. -Đếm số lượng 2 nhóm. -Các con phát hiện ra điều gì? -Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy? Vì sao con biết? -Muốn cho nhóm ba lô nhiều bằng nhóm nón ta phải làm sao? -Cho trẻ đặt vào 1 cái ba lô vào. -Đếm lại nhóm ba lô. -2 nhóm lúc này như thế nào với nhau? Cùng bằng mấy? -Con tìm xem xung quanh lớp có những nhóm đồ dùng nào có số lượng là 3? -Trẻ tìm, cô và cháu quan sát nhận xét. -Các nhóm bạn vừa tìm có số lượng là mấy? -So với nhóm mũ , balô thì chúng như thế nào với nhau? Cùng bằng mấy? -Để chỉ nhóm có số lượng 3 người ta dùng thẻ số mấy? - Cô giới thiệu và đọc thẻ số, lớp đọc, cá nhân đọc. - Các con ơi các chú bộ đội chuẩn bị hành quân mà thiếu 1 cái balô vậy mình tặng cho các chú 1 cái ba lô nhé! -Trẻ cất 1 cái ba lô. 3 cái balô , con tặng cho chú bộ đội 1 cái các con còn mấy cái balô. - Có 1 chú bộ đội mới vào, chưa có ba lô các con hãy tặng cho các chú ấy 1 cái balô nhé! -Trẻ cất 1 cái ba lô . vậy có 2 cái balô con tặng 1 cái còn mấy cái vậy các con. -Bây giờ các con hãy tặng cái còn lại cho các chú bộ đội luôn đi. -Vậy mình còn cái balô nào không? -Các con hãy đem hết nhóm nón tặng cho các chú bộ đội luôn nhé! (vừa cất vừa đếm) -Cho trẻ đọc lại số 3. -Cho trẻ đi cất đồ dùng. * Hoạt động 3 3: Luyện tập - Trò chơi: Thi xem ai nhanh + Cách chơi: cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội sẽ lên chọn và gắn sao nhóm có số lượng 3. +Luật chơi: đội nào nhanh và đúng sẽ chiến thắng. * Trò chơi : Bé nói nhanh - Cách chơi: các con hãy lắng nghe cô nói va tìm số liền kề, ví dụ: cô nói số 2 thì các con nói số 3 hoặc số 1 thì các con nói số 2 - Lớp hát cùng cô - Nói về chú bộ đội - Trẻ trả lời - Trẻ lên tìm 2 mũ, 2 cây súng - Trẻ tìm 1 đồ dùng - Trẻ lấy đồ dùng về ngồi 3 hàng ngang - Có mũ và ba lô - Của chú bộ đội - Trẻ xếp hết mũ ra - Trẻ xếp 2 cái ba lô - Hai nhóm này không bằng nhau - nhóm ba lô ít hơn, ít hơn là 1.... - Thêm 1 cái ba ô - Trẻ đặt thêm 1 cái ba lô vào - Trẻ đếm - Trẻ trả lời - 3 ạ - Trẻ lên tìm - Trẻ trả lời - số lượng 3 - 3 ạ - Trẻ đọc - Trẻ cất - 2 ạ - còn 1 - Trẻ cất cái ba lô vào - Trẻ cất - Trẻ cất đồ dùng - Trẻ chơi trò chơi HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Sản phẩm của nghề thợ may TC; Kết bạn ( Đã soạn ngày thứ 3) TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ từ, cụm từ: - Sờ - Lăn - Ném ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………… Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Kiến thức, kỹ năng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..... Thứ 6 ngày 13 tháng 12 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTTM: ÂN Hát + VĐ: Làm chú bộ đội NH: Cháu thương chú bộ đội TC: Ai đoán giỏi I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức:- Trẻ lắng nghe cô hát, biết thể hiện bài hát cùng cô, biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng nghe và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Giáo dục:- Trẻ yêu quý chú bộ đội. II. Chuẩn bị: - Mũ múa. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: ổn định, gây hứng thú - Các con đang học ở chủ đề nhánh gì? - Các con co biết chú bộ đội làm trên những lĩnh vực nào không? - Các chú bộ đội làm trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Chú bộ đội bộ binh, chú bộ đội hải quân, công việc của các chú rất vất vả ngày đêm cach gác để bảo vệ Tổ quốc. - Cô được biết có một bài hát rất hay nói về chú bộ đội, các con có biết đó là bài hát gì không? - Đó là bài hát “Làm chú bộ đội” nhạc và lời Hoàng Long. Các con có muốn nghe bài hát này không? 2. Hoạt động 2: Dạy hát bài “Làm chú bộ đội” - Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Cô hát lần hai? - Cô vừa hát xong bài gì? - Nhạc và lời của ai => Bài hát nói về em bé rất thích làn chú bộ đội duyệt binh chân bước 1,2 và thích vác súng trên vai nữa đấy. - Các con có muốn hát bài hát này cùng cô không? - Cho cả lớp hát 2-3 lần? - Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? - Cho tổ nhóm, cá nhân lên hát? - Các con có muốn làm chú bộ đội giống như em bé trong bài hát không? - Vậy các con hày làm các chú bộ đội tý hon hát vang bài hát này nhé. - Cho cả lớp hát lại 1 lần? 3. Hoạt động 3: Nghe hát bài “Cháu thương chú bộ đội” - Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả? - Cô hát lần 2: Làm động tác minh hoạ - Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? - Do ai sáng tác? 4. Hoạt động 4: Trò chơi “Tai ai tinh” * cách chơi: Cho một trẻ lên dội mũ chóp kín, cho một bạn ở dưới lớp đứng lên hát một bài hát nào đó về chú bộ đội. Khi hát xong cho trẻ ngồi xuống, cô bỏ mũ chóp kín ra cho trẻ, cho trẻ đó đoán tên bạn vừa hát, hát bài gì? * Luật chơi: Trẻ đội mũ chóp kín mà không đoán được tên bạn hát, tên bài hát thì phải chơi lại. - Cho trẻ chơi 2-3 lần? * Kết thúc: - Cho trẻ đọc bài thơ “Chú giải phóng quân” đi ra ngoài - Bé tập làm chú bộ đội - Trẻ lắng nghe - Bài “Làm chú bộ đội” - Hoàng Long - Có ạ! - Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ lên hát - Có ạ! - Trẻ hát - Trẻ lắng nghe - Bài “Cháu thương chú bộ đội” - HoàngVăn Yến - Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi HOẠT ĐỘNG NGOÀI T

File đính kèm:

  • docGA chu de nghe nghiep(2).doc
Giáo án liên quan