Giáo án Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Ngày hội của cô (Tuần 11)

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết dùng sức của đôi tay, vai để ném túi cát đi xa, ném đúng hướng thẳng về phía trước, chạy được 10m.

- Rèn kỹ năng vận động qua tập bài tập phát triển chung.

- Luyện kỹ năng ném và chạy cho trẻ.

 - Vui vẻ, hợp tác cùng các bạn trong nhóm chơi trò chơi

II. Chuẩn bị:

- Kẻ 2 đường thẳng song song cách nhau 50 cm

- Túi cát: 6 cái

III. Hướng dẫn hoạt động:

 

doc22 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Ngày hội của cô (Tuần 11), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: Chủ đề: Nghề nghiệp Chủ đề nhánh: Ngày hội của cô Từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 11 năm 2013 Thứ 2 ngày 18 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTTC: TD Ném xa bằng 1 tay, chạy 10m I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết dùng sức của đôi tay, vai để ném túi cát đi xa, ném đúng hướng thẳng về phía trước, chạy được 10m. - Rèn kỹ năng vận động qua tập bài tập phát triển chung. - Luyện kỹ năng ném và chạy cho trẻ. - Vui vẻ, hợp tác cùng các bạn trong nhóm chơi trò chơi II. Chuẩn bị: - Kẻ 2 đường thẳng song song cách nhau 50 cm - Túi cát: 6 cái III. Hướng dẫn hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động 1: trò chuyện về nghề nghiệp trong xã hội Cho trẻ hát bài cô và mẹ. Sau đó trò chuyện với trẻ về chủ đề. Hoạt động 2: Khởi động - Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy xen kẽ chuyển đội hình 3 hàng Hoạt động 3: Bài tập phát triển chung - Tay: Đưa ra trước lên cao - Chân: Ngồi khụy gối - Bụng: Cúi gập người về trước - Bật: Tách chân, khép chân Hoạt động 4: Ném xa bằng 1 tay - Đội hình 2 hàng ngang cách nhau 4 m * Bây giờ chúng mình cùng luyện tập vận động ném xa bằng 1 tay, chạy 10m. - Cô làm mẫu 2 lần - Lần 1: Giới thiệu tên bài tập. - Lần 2: Phân tích động tác - Hỏi lại tên bài tập? * Trẻ thực hiện: - Cho 2 trẻ nhanh nhẹn lên tập - Lần lượt cho 2 trẻ lên tập luyện - Cô quan sát sửa sai, động viên trẻ - Những trẻ yếu kém tập 2 lần - Cho 2 đội thi đua tập. - Củng cố lại bài tập. * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng Hoạt động của trẻ - Trẻ hát và trò chuyện cùng cô - Trẻ đi mũi chân, gót chân…. - 3 x 8 nhịp 3 x 8 nhịp 2 x 8 nhịp 2 x 8 nhịp - Đứng 2 hàng quay mặt vào nhau - Quan sát cô làm mẫu - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Ném xa bằng 1 tay, chạy 10m. - Trẻ tập - Thi đua luyện tập - Trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Quần áo TCVĐ: Ô tô và chim sẻ Chơi theo ý thích ( Soạn và dạy cho thứ 2, 4 và thứ 6) I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đó là quần áo, biết quần áo do nghề nào làm ra, biết chơi trò chơi vận động. - Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ. - Trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ. II. Chuẩn bị: - Một bộ quần áo dài. III. Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1: Quan sát quần áo - Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”? - Cô và các con vừa hát xong bài gì? - Cô công nhân làm gì? * Quan sát cái quần: - Cô đưa quần ra cho trẻ quan sát? - Các con xem đây là cái gì? => Đúng rồi đây là cái quần. - Cái quần dùng để làm gì? - Cho trẻ sờ vào quần và hỏi: Đây là quần dầy hay mỏng? - Vì sao phải mặc quần dầy? * Quan sát cái áo: - Còn đây là cái gì? - Cái áo dùng để làm gì? - Cái áo này có đặc điểm gì? - Vì sao phải mặc áo dầy và tay dài? - Cô con mình vừa quan sát cái gì? - Quần áo là sản phẩm của nghề nào? => Cô con mình vừa quan sát quần áo, quần áo là sản phẩm của nghề may. Quần áo để cho chúng mình mặc hàng ngày vì vậy các con phải biết giữ gìn quần áo sạch sẽ nhé! 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Ô tô và chim sẻ” - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần? - Cô quan sát trẻ chơi 3. Hoạt động 3: Chơi tự do - Trẻ chơi theo ý thích? - Cô quan sát, bao quát trẻ chơi - Trẻ hát cùng cô - Bài “Cháu yêu cô chú công nhân” - Dệt may áo mới - Trẻ quan sát - Cái quần - Trẻ quan sát - Dùng để mặc - quần dầy - Trẻ trả lời - Cái áo - Dùng để mặc - Áo dầy và tay dài - Trẻ trả lời - Quan sát quần áo - Nghề may - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chơi trò chơi TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ từ, cụm từ: - Thợ may - Máy khâu - Dệt vải ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………… Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Kiến thức, kỹ năng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..... Thứ 3 ngày 19 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNT: MTXQ Ngày nhà giáo Việt nam I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt nam, ngày hội của các thầy cô giáo. - Ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc. - Kính trọng cô giáo, người lớn tuổi, chăm ngoan học giỏi. - Tăng cường Tiếng Việt: Giáo viên; Nghề giáo; Học sinh. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ các bạn tặng hoa cô giáo. - Vòng thể dục 9 cái. - Giấy , hoa, hồ dán. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày 20/11 - Cô cùng trẻ hát bài cô giáo - Các con vừa hát bài hát nói về ai? - Hàng ngày các con đến trường được cô giáo dạy bảo những gì? - >Cô giáo là người dạy các con hát múa kể chuyện đọc thơ , cô còn dạy các con cách nói năng giao tiếp, dạy các con hiểu biết về thiên nhiên cuộc sống con người, cô còn chăm lo cho các con từng bữa ăn giấc ngủ… - Cho trẻ quan sát tranh công việc của cô giáo và đàm thoại theo nội dung bức tranh - Cô giáo còn gọi là nghề gì? -> Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề trong xã hội. bởi vì nghề giáo viên là nghề trồng người đào tạo ra những nhân tài cho đất nước , những con người có đạo đức ,có năng lực để xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Để ghi nhớ công ơn của các thầy cô giáo, hàng năm cứ đến ngày 20/ 11 tất cả mọi người đều hướng về các thầy giáo cô giáo - Ngày 20/ 11 là ngày gì? - Vì sao lại lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt nam => Hàng năm cứ đến ngày 20/11 cả nước lại mít tinh kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam. .* Quan sát tranh: Bé tặng hoa cô giáo Ngày 20/11 các bạn nhỏ rủ nhau đi hái những bông hoa mang về tặng cô giáo - Cho trẻ đọc bài thơ ngày 20/ 11 Hoạt động 2: Dán hoa tặng cô - Ngày mai là đến ngày 20/11 rồi các con đã có món quà gì để tặng cô giáo? Chúng mình cùng dán những bó hoa thật đẹp để tặng cô giáo nhân ngày 20/11 - Chia trẻ thành 3 đội xếp thành 3 hàng dọc khi có hiệu lệnh thì 3 bạn đầu hàng bật liên tục qua vòng tròn lên dán 1 bông hoa sau đó về cuối hàng đứng, bạn thứ 2 tiếp tục… cứ như vậy trong khoảng thời gian 2 phút đội nào dán được nhiều bông hoa thì đội đó thắng cuộc - Luật chơi: mỗi bạn chỉ được dán 1 bông hoa - Cho trẻ chơi 1 lần - Đếm kết quả của mỗi đội * Kết thúc: - Cho trẻ mang những bông hoa vừa dán đi tặng cô giáo Hoạt động của trẻ - Cô giáo -Trẻ kể - Nghề giáo viên - Ngày nhà giáo Việt Nam - Để tỏ lòng ghi nhớ công lao của các cô giáo - Tặng cô bông hoa đẹp - Đọc 1 lần - Trẻ trả lời - Nghe cách chơi - Nghe luật chơi - Thi đua dán hoa HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cái cuốc TCVĐ: Gieo hạt CTD: Chơi theo ý thích ( Soạn và dạy cho thứ 3 và thứ 5) I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đó là cái cuốc, biết cái cuốc dùng để làm gì, biết chơi trò chơi vận động. - Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ và phát triển ngô ngữ cho trẻ. - Giáo duc trẻ biết giữ gìn đồ dùng. II. Chuẩn bị: - Một cái cuốc III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. hoạt động 1: Quan sát cái cuốc - Cô đưa cái cuốc ra cho trẻ quan sát? - Các con xem đây là cái gì? => Đúng rồi đây là cái cuốc đấy. - Cái cuốc dùng để làm gì? - Cô chỉ vào cán cuốc và hỏi trẻ: Đây là cái gì? - Cán cuốc được làm bằng chất liệu gì? - Cô chỉ vào bàn cuốc và hỏi trẻ: Còn đây là gì? - Bàn cuốc được làm bằng chất liệu gì? - Cái cuốc là dụng cụ của nghề nào? - Cô con mình vừa quan sát cái gì? => Cái cuốc là dụng cụ rất quan trọng trong nghề nông, nghề xây dựng. Vì vậy các con phải biết giữ gìn và bảo quản cái cuốc nhé! 2. Hoạt động 2: Trò chơi “Gieo hạt” - Cô phổ biến luật chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2- 3 lần? - Cô quan sát, hướng dẫn trẻ chơi. 3. Chơi tự do: - Trẻ chơi theo ý thích - Cô quan sát, bao quát trẻ chơi. - Trẻ quan sát - Cái cuốc - Trẻ lắng nghe - Cuốc đất, giẫy cỏ - Cán cuốc - Làm bằng tre - Bàn cuốc - Làm bằng sắt - Nghề nông, nghề xây dựng - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe cô hướng dân cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chơi trò chơi ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………… Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Kiến thức, kỹ năng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ 4 ngày 20 tháng 11 năm 2013 Nghỉ 20/11 Thứ 5 ngày 21 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH Ptnt:TOÁN TOÁN: So sánh chiều dài của 3 đối tượng I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - KT: Trẻ biết sắp xếp theo tứ tự về chiều dài của 3 đối tượng. - KN: Rèn khả năng nhanh nhẹn, trí thông minh cho trẻ. - GD: Trẻ có ý thức, hào hứng trong giờ học và chơi. - Tăng cường tiếng Việt: Dài nhất; Ngắn hơn; Ngắn nhất. II. CHUẨN BỊ. - Mỗi trẻ 3 cái thước có độ dài và màu sác khác nhau (thước màu đỏ dài nhất, màu xanh dài hơn, màu vàng ngắn nhất.) - Đồ của cô giống trẻ có kích thước to hơn, cô chuẩn bị thêm 3 đoạn dây len màu có độ dài khác nhau. Chuẩn bị quần áo thật để làm mô hình bán hàng. - Hát “cháu yêu cô chú công nhân” III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú, ổn định tổ chức. - Hôm nay lớp mình rất vui được các cô đến thăm, cô con mình tặng các cô một tràng pháo tay nào? - Các con ơi! hôm nay cô thấy một cửa hàng bán quần áo rất đẹp đấy, cô con mình cùng hát vang bài “ cháu yêu cô chú công nhân” đi mua quần áo nào? + Các con đã đến cửa hàng quần áo rồi, các con hãy nhìn xem trong cửa hàng có những đồ gì? + Các con có biết những đồ dùng này do ai làm ra không? - Đúng rồi những cái quần, cái áo... là do các cô chú thợ may đã làm ra cho cúng ta mặc đấy. + Vậy các con phải làm gì đối với cô, chú thợ may? - Cô giáo dục trẻ yêu quý tôn trọng các nghành nghề trong xã hội. Hoạt đông 2: “so sánh chiều dài của 3 đối tượng.” a, Ôn so sánh chiều dài 2 đối tượng. - Các con ơi! Hôm nay cô con mình mua một ít đồ giúp cô bán hàng nhé? (mua 2 cái quần, 2 cái khăn) + Các con hãy nhìn xem cô con mình mua được cái gì? (cô cho trẻ so sánh) + Có bao nhiêu cái quần? (cho trẻ đếm) + Cái quần náy có màu gì? + Các con nhìn xem 2 cái quần này như thế nào với nhau? + Quần màu xanh như thế nào so với quần màu vàng? - Tương tự cô cho trẻ so sánh 2 cái khăn và hỏi trẻ. - Cô giáo dục trẻ chào hỏi khi đi mua bán hàng hoá. b, So sánh chiều dài 3 đối tượng. - Hôm nay các cô ở cửa hàng con tặng cho lớp mình mỗi bạn một móm quà, các con có muốn biết đó là móm quà gì không? - Dấu tay dấu tay? (trẻ đưa tay ra sau cầm rổ đồ dùng) - Tay đâu tay đâu? (Trẻ cầm rổ đưa tay ra trước) + Các con hãy nhìn xem trong rổ có gì? - Đúng rồi đấy là những cái thước mà các cô thợ may tặng cho lớp mình để lớp mình học may đấy. + Các con hãy xếp thước màu đỏ, thước màu xanh, thước màu vàng ra như cô nào? (xếp một đầu của 3 thước bằng nhau) + Các con thấy 3 cái thước này như thế nào? Có bằng nhau không? + Để biết được các thước không bằng nhau các con hãy xếp chồng thước màu xanh lên thước màu đỏ xem nào? + Thước màu xanh như thế nào so với thước màu đỏ? (cô làm động tác so sánh) + Vì sao thước màu xanh ngắn hơn thước màu đỏ? ( cô chỉ phầm thừa ra và nhắc trẻ) + Vậy thước màu xanh như thế nào so với thước màu vàng? ( cho trẻ chồng thước vàng lên thước xanh) + vì sao? ( cô chỉ phần thừa ra của thước xanh đối với thước vàng) + Các con nhìn xem 3 thước này thước màu nào dài nhất? + Thước màu xanh như thế nào? + Thước nào ngắn nhất? - Cô cho trẻ nhắc lại nhiều lần. giọi cá nhân trẻ nhắc lại độ dài của 3 đối tượng. - Các cô còn tặng cho lớp mình những đoạn dây len màu để cô đo tay áo cho các con đấy.(cô gọi 2 – 3 trẻ lên đo) + Các con thấy dây len đỏ do tay bạn như thế nào? - Tương tự cô cho trẻ đo dây xanh thì vừa, dây vàng thì thiếu. c, Luyện tập so sanh 3 đối tượng. * Thi xem ai nhanh. - Cho trẻ chọn thước thật nhanh theo yêu cầu của cô 2 – 3 lần. Cô quan sát trẻ. * Thi xem ai bật xa. - Cho 3 trẻ lên bật xa. - Các con hãy quan sát xem bạn nào bật xa nhất, bạn nào bật ngắn nhất nhé? - Cô cho trẻ nói khoảng cách mà 3 trẻ bật được; dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất. - Cô khuyến khích, giáo dục trẻ. Hoạt động chuyển tiếp. - Cho trẻ đọc thơ các cô thợ nhẹ nhàng ra ngoài. - Trẻ vỗ tay. - Trẻ hát và đi theo cô. - Quần áo, khăn, mũ... - Cô thợ may. - Yêu quý, tôn trọng - Vâng ạ. - Cái quần. - 2 cái quần. - Trẻ trả lời - Không bằng nhau. - Quần xanh dài hơn quần vàng - Trẻ trả lời. - Có ạ - Trẻ đưa tay ra sau - Tay đây. - Có thước, dây len mùa. - Trẻ xếp giống cô. - Không bằng nhau. - Trẻ chồng thước lên nhau - Thước xanh ngắn hơn thước đỏ - Thước đỏ thừa ra 1 đoạn. - Thước vàng ngắn hơn. - Thước xanh thừa ra 1 đoạn. - Thước màu đỏ - Ngắn hơn - Thước màu vàng - Trẻ nhắc lại - Trẻ lên đo - Thừa ra 1 đoan dây. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi hứng thú - Vâng ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc thơ ra ngoài. So sánh chiều cao của 2 đối tượng I.Yêu cầu: 1.Kiến thức: Trẻ biết dùng mắt ước lượng để so sánh chiều cao của 2 đối tượng 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh và biết diễn tả bằng lời hết câu.Cao hơn, thấp hơn. 3.Giáo dục: Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học và yêu quí cô giáo. - Tăng cường tiếng Việt: Cao hơn; Thấp hơn; To hơn. II.Chuẩn bị: - Cô: 2 ngôi nhà 1 cao, 1 thấp 2 cây xanh 1 cao, 1 thấp -Trẻ : 2 (1 cây cao, 1 thấp) III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: - Cho trẻ hát”Cháu yêu cô chú công nhân” - Cô chú công nhân làm những công việc gì? - Trẻ kể về nghề nghiệp của bố mẹ mình. Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều nghề mỗi nghề có công việc khác nhau song nghề nào cũng cao quí và đáng trân trọng. 2.Hoạt động 2: - Cho trẻ quan sát 2 ngôi nhà. - Ngôi nhà màu đỏ được ghép bằng những hình gì? - Còn ngôi nhà màu xanh có những cửa sổ hình gì? - 2 ngôi nhà này như thế nào? - Cho trẻ nhận xét - Vì sao con biết ngôi nhà đỏ cao hơn? - Cho trẻ đọc Cô chỉ nhà đỏ Nhà màu xanh - Cho trẻ so sánh 2 cây - Cho trẻ so sánh - Cho trẻ so sánh 2 bạn - So sánh cô và 1 trẻ 3.Hoạt động 3: Tô màu tranh - Chọn 2 đối tượng về chiều cao để tô màu cao thấp. - Trẻ hát và làm động tác - xây nhà dệt áo mới - Hình CN, V, Tròn, t.giác - Không bằng nhau - Ngôi nhà đỏ cao hơn - Ngôi nhà xanh thấp hơn - Ngôi nhà đỏ 3 tầng, ngôi nhà màu xanh 2 tầng. - Cao hơn - Thấp hơn - Trẻ so sánh và nói kết quả so sánh - Trẻ tô màu tranh sau đó nêu kết quả tô được HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cái cuốc TCVĐ: Gieo hạt CTD: Chơi theo ý thích ( Đã soạn ngày thứ 3) ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………… Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Kiến thức, kỹ năng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH Vẽ quà tặng cô giáo I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết vẽ những món quà để tặng cô giáo nhân ngày 20/11( Vẽ hoa, cặp sách, bút… ) 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng bố cục tranh, kỹ năng tô màu 3. Thái độ: - Biết kính yêu cô giáo II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ mẫu - Giấy vẽ, bút mầu cho trẻ III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động 1: Tạo hứng thú - Cô cùng trẻ hát bài “cô giáo” - Bài hát nói về ai? - Có ngày lễ nào giành cho cô giáo? - Đó là ngày gì? Sắp đến ngày 20/11 rồi các con có món quà gì tặng cô giáo, các con hãy vẽ những món quà thật đẹp để tặng cô giáo Hoạt động 2: thảo luận cách thực hiện - Cô cũng vẽ được món quà để tặng cô giáo rồi đấy, cô vẽ những món quà gì? - Để vẽ được chiếc cặp sách các con vẽ như thế nào? - Muốn vẽ chiếc khăn thì vẽ ntn? - Các con định vẽ gì để tặng cô giáo? Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cô nhắc trẻ tư thế ngồi cách cầm bút, bố cục tranh - Cô quan sát trẻ vẽ, gợi ý cách vẽ cho những trẻ yếu kém - Khuyến khích trẻ vẽ nhiều món quà khác nhau - Nhắc trẻ chọn mầu tô cho phù hợp Hoạt động 4: Trưng bầy và nhận xét sản phẩm - Cho trẻ mang bài lên trưng bầy - Cho 2-3 bạn lên nhận xét bài của mình của bạn - Cô nhận xét một số bài, khen những trẻ vẽ đẹp, động viên những trẻ vẽ chưa đẹp, cần cố gắng hơn IV. Kết thúc:- Cho trẻ mang quà tặng cô giáo Hoạt động của cô - Hát 1 lần - Nói về cô giáo - Ngày 20/11 - Ngày nhà giáo việt nam - Cặp sách, khăn tay, bó hoa - Trẻ trả lời - 2-3 trẻ trả lời - Ngồi ngay ngắn không tỳ ngực vào bàn, không cúi sát mặt xuống vở - Trẻ mang bài treo vào giá Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTTM: ÂM NHẠC NDTT: Dạy hát và vận động: Cô và mẹ NDKH: Nghe hát: Cô giáo miền xuôi Trò chơi: Ai nhanh hơn I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc bài hát cô giáo miền xuôi, biết múa cùng cô các động tác theo bài “cô giáo miền xuôi” - Trẻ nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô bài hát “ Em đi trong tươi xanh” - Trẻ húng thú chơi trò chơi, chơi đúng luật 2. Kỹ năng: - Phát triển tai nghe nhạc qua trò chơi - Rèn kỹ năng múa 3. Thái độ: - Trẻ thể hiện tình cảm yêu mến và biết ơn cô giáo - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô giáo II. Chuẩn bị: - Vòng thể dục ( 7 Cái ) - Đĩa nhạc III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động 1: Hát múa “cô giáo miền xuôi” - Cô đọc câu đố Ai dậy bé vẽ Múa hát vui chơi Ai thương yêu bé Như mẹ ở nhà - Cô giáo còn được gọi là nghề gì? - Các con còn biết nghề gì? => Trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau, mỗi nghề có công việc và ích lợi riêng, nghề dậy học là nghề cao quý nhất, vì nghề dậy học là nghề trồng người, đào tạo nhân tài cho đất nước, có rất nhiều bài hát ca ngợi nghề giáo viên, trong đó có bài “Cô và mẹ” - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần: Giới thiệu tên bài, tên tác giả. - Cô hát lần 2: Kèm vận động Hỏi tên bài, tên tác giả? - Lần 3 cho trẻ hát cùng cô giới thiệu nội dung - Cả lớp hát cùng cô - Cho tổ nhóm thay nhau hát và vận động. - Cô quan sát sửa sai cho trẻ. - Củng cố hát lại bài hát và hỏi lại tên bài, tên tác giả? Hoạt động 2: Nnghe hát: “ Cô giáo miền xuôi” - Cô hát cho trẻ nghe 1 – 2 lần Giới thiệu tên bài, tên tác giả. Hỏi lại tên bài tên tác giả? - Cho trẻ nghe băng một lần Hoạt động 3: Ttrò chơi: Ai nhanh hơn - Cô nói cách chơi, luật chơi - Tổ chức chơi: chơi 2-3 lần So sánh số trẻ chơi và số vòng tròn *. kết thúc: Cho trẻ ra chơi Hoạt động của trẻ - Câu đố nói về cô giáo - Nghề giáo viên - Trẻ kể - Nghe cô hát - Trẻ trả lời. - Trẻ hưởng ứng cùng cô. - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện. - Nghe cô hát - Trẻ trả lời. - Hưởng ứng cùng cô. - Nghe cô nói cách chơi, luật chơi - Thi đua chơi - Trẻ ra chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Quần áo TCVĐ: Ô tô và chim sẻ Chơi theo ý thích ( Đã soạn ngày thứ 2) TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn lại các từ học trong tuần ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY Sỹ số trẻ:…………… ………………………………………………………………………………………… Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cảm xúc,thái độ,hành vi: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Kiến thức, kỹ năng: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

File đính kèm:

  • docGA chu de nghe nghiep.doc