I. Mục đích yêu cầu
- Cháu biết bò trong đường dích dắc, không chạm vạch.
- Phát triển cơ chân, tay, bụng cho trẻ, rèn sự khéo léo, chú ý cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Đường dích dắc rộng khoảng 45cm có 4 điểm dích dắc.
- Bóng, chậu.
- Sàn tập sạch thoáng.
III. Tổ chức hoạt động:
19 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9339 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Nghề xây dựng (Tuần 13), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Chủ đề: Nghề nghiệp
Chủ đề nhánh: Nghề xây dựng
( Từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 12 năm 2013)
Thứ 2 ngày 2 tháng 12 năm 2013
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTC: TD
VĐCB: Bò trong đường dích dắc
TCVĐ: Ném bóng vào rổ
I. Mục đích yêu cầu
- Cháu biết bò trong đường dích dắc, không chạm vạch.
- Phát triển cơ chân, tay, bụng cho trẻ, rèn sự khéo léo, chú ý cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Đường dích dắc rộng khoảng 45cm có 4 điểm dích dắc.
- Bóng, chậu.
- Sàn tập sạch thoáng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động
-Các con ơi! Bây giờ cô và các cùng nhau tập thể dục để cho khoẻ nhé!
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy,theo nhạc) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều.
2. Hoạt động 2 : Trọng động
* Bài tập phát triển chung:
- Tay vai : Đưa tay ra trước, gập khuỷu tay
- Chaân :Đứng nhún chân, khuỵu gối.
-Bụng : Đứng cúi người về trước.
- Bật 2: Bật tiến về trước.
*Vận động cơ bản: “Bò trong đường dích dắc”:
- Trẻ điểm số tách hàng thành 2 hàng ngang đối diện nhau:
- Nhìn xem trước mặt các con có gì?.
- Các con biết không hôm nay cô sẽ cho các con thực hiện vận động “ Bò trong đường dích dắc”
- Các con muốn biết thực hiện như thế nào thì các con chú ý nhé!
- Cô thực hiện mẫu lần 1: Không phân tích, giới thiệu tên bài tập.
- Cô thực hiện mẫu lần 2: Phân tích động tác.
- Hỏi trẻ tên bài tập?
- Mời 2 cháu lên thực hiện
- Cho lần lượt cả lớp thực hiện.
- Cô chú ý sửa sai kịp thời.
- Mời cháu thực hiện tốt , chưa tốt lên thực hiện. Củng cố lại bài dạy.
*Trò chơi vận động “Ném bóng vào chậu”.
- Bây giờ là phần trò chơi vận động “Ném bóng vào châu”
- Cô nêu cách chơi:
- Cho trẻ chơi vài lần.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu.
- Trẻ tập các động tác khởi động cùng cô
Trẻ tập củng cô
- Tập 4 lần 4 nhịp
- Tập 4 lần 4 nhịp
- Tập 6 lần 4 nhịp
- Trẻ bật 3 – 4 lần
- Trẻ chuyển thành 2 hàng ngang đối diện nhau
- Đường dích dắc
- Trẻ xem cô thực hiện mẫu
- Bò trong đường dích dắc.
- Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện các động tác hồi tỉnh
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS: Cái chiếu
TC: Chuyền bóng
Chơi tự do
( Soạn và dạy cho thứ 2, 3, 4)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết đó là cái chiếu, biết cái chiếu dùng để làm gì? trẻ biết chơi trò chơi vận động.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng.
II. Chuẩn bị:
- Một cái chiếu
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát “Cái chiếu”
- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”?
- Cô và các con vừa hát xong bài gì?
- Bài hát nói về ai?
- Chú công nhân đang làm gì?
- Cô công nhân dệt may gì?
- Cô đưa chiếu ra cho trẻ quan sát?
- Đây là cái gì?
=> Đúng rồi đây là cái chiếu.
- Cái chiếu được làm bằng chất liệu gì?
- Cái chiếu dùng để làm gì?
- cái chiếu là sản phẩm của nghề nào?
- Cô con mình vừa quan sát cái gì?
=> Cái chiếu là sản phẩm của nghề … chiếu được làm bằng cói dùng để ngủ, ăn cơm. Vì vậy các con phải biết giữ gìn cái chiếu cẩn thận nhé!
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “chuyền bóng”
Cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần?
- Cô quan sát trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cho trẻ chơi theo ý thích?
- Cô quan sát, bao quát trẻ chơi
- Trẻ hát cùng cô
- Bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Nói về cô chú công nhân
- Đang xây nhà cao tầng
- Dệt may áo mới
- Trẻ quan sát
- Cái chiếu
- Được làm bằng cói
- Dùng để ngủ, ăn cơm
- Quan sát cái chiếu
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Dạy trẻ từ, cụm từ: - Nhà sàn
- Cầu thang.
- Bậc thang
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Sỹ số trẻ:……………
…………………………………………………………………………………………
Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cảm xúc,thái độ,hành vi:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiến thức, kỹ năng:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....
Thứ 3 ngày 3 tháng 12 năm 2013
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNT: KPKH
Trò chuyện tìm hiểu về nghề xây dựng
I. Mục đích - Yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết kể tên công việc và đồ dùng của nghề xây dựng.
- Trẻ biết được một số công việc chính của các bác thợ xây. Dụng cụ, sản phẩm của nghề xây dựng
- Biết cách chơi trò chơi: nhìn hành động đoán tên nghề, ai tinh mắt nhanh tay.
2. Kỹ năng:
- Trẻ nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ, phân biệt công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề xây dựng.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Hiểu cách chơi, luật chơi của các trò chơi. Phối hợp với bạn thực hiện các thao tác chơi và nối được dụng cụ sản phẩm của nghề.
3. Thái độ:
- Trẻ biết kính yêu người lao động và yêu quý các sản phẩm của nghề.
- Trẻ hứng thú, đoàn kết với bạn khi tham gia các hoạt động.
- Tăng cường tiếng Việt: Thợ xây, Kĩ sư; Xây dựng.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng :
- Hình ảnh về công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề xây dựng.
- 2 bức tranh nối đồ dùng dụng cụ, sản phẩm của nghề xây dựng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1. Gây hứng thú:
Cô và các con cùng chơi một trò chơi nhé. Trò chơi: “Ngôi nhà của bé”
- Các con vừa chơi trò chơi nói về gì?
- Ai làm ra ngôi nhà nhỉ?
- Các con nhìn thấy các chú thợ xây ở đâu?
- Ai biết gì về công viêc của các chú thợ xây?
2. Nội dung chính:
* Nghề xây dựng: xem tranh công việc của các chú công nhân xây dựng.
- Trộn vữa
+ Trong bức tranh chú thợ xây làm công việc gì?
+ Các con có biết chú đã sử dụng những dụng cụ gì không?
+ Chú đã sử dụng cái gì để trộn vữa?
+ Có phải cái xẻng để trộn vữa không?
(Cho trẻ xem hình ảnh cái xẻng, xô)
=> À, chú đã dùng xẻng để trộn và xô để đựng đấy các con ạ.
+ Chú trộn vữa như thế nào?
( Cho trẻ làm động tác trộn vữa)
- Xây tường
+ Ai còn biết chú thợ xây còn làm những công việc gì nữa?
+ Chú sử dụng dụng cụ gì để xây?
+ Ai nhắc lại tên dụng cụ mà chú dùng để xây?
=> Để xây được bức tường chú đã dùng nguyên vật liệu là gạch, vữa và sử dụng dao xây để xây đấy.
( Cho trẻ xem hình ảnh dao xây)
- Trát tường
+ Khi xây xong đã ở được chưa?
+ Chú thợ xây làm việc gì nữa?
+ Để trát được các chú đã dùng những dụng cụ nào?
- Cho trẻ xem hình ảnh dụng cụ dao bay, bàn xoa)
+ Các con có biết chú trát như thế nào không?
( Cho trẻ làm động tác trát vữa lên tường)
- Lăn sơn
+ Muốn cho ngôi nhà thêm đẹp các chú công nhân còn làm gì?
+ Ai còn biết chú làm gì để cho ngôi nhà thêm đẹp?
+ Chú dùng cái gì để lăn sơn?
+ Chú lăn sơn như thế nào nhỉ?
- Cho trẻ xem hình ảnh chú thợ xây lăn sơn
( Cho trẻ làm động tác lăn sơn)
=> Sau khi xây được ngôi nhà xong, để ngôi nhà thêm đẹp và hoàn thiện các chú đã lăn sơn cho ngôi nhà thêm đẹp đấy
+ Các chú xây nhà để làm gì?
+ Ngoài xây nhà các chú công nhân còn xây gì?
Sản phẩm nghề: Cô cho trẻ xem hình ảnh khách sạn, trường học, bệnh viện…
=> GD trẻ: Các cô chú thợ xây đã xây dựng nên những ngôi nhà đẹp cho chúng mình ở, xây trường học cho các con học. Ngoài ra các cô chú còn xây dựng bệng viện, khách sạn…làm đường, làm cầu để bắc qua những con sông để cho giao thông đi lại thuận tiện. Vì vậy các con yêu quý và giữ gìn ngôi nhfa ngôi trường của chúng mình thêm sạch đẹp.
* Mở rộng: Ngoài nghề xây dựng mà cô và các con vừa tìm hiểu ra, trong xã hội còn một số nghề khác nữa đấy. Ai biết kể cho cô và các bạn nghe nào?
- Cho trẻ xem hình ảnh nghề thợ may, nghề nông, làm tóc, bác sĩ…
- Giáo dục : Các con ạ trong xã hội có rất nhiều nghề và nghề nào cũng rất cao quý, có ích cho xã hội. Vì vậy các con phải biết kính yêu những người lao động và những sản phẩm mà họ làm ra.
3. Củng cố ôn luyện, kết thúc
* Ôn luyện: Trò chơi 1: “Ai tinh mắt nhanh tay”.
- Cách chơi: Các con sẽ ngồi thành 4 nhóm, mỗi nhóm có một bảng trong đó có hình ảnh chú công nhân xây dựng. Nhiệm vụ của các con là sẽ phải tìm và nối những hình ảnh nói đến công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề và chỉ nối một lần.
- Luật chơi: Thời gian chơi sẽ được diễn ra trong vòng một bản nhac. Đội nào nối đúng và được nhiều thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét kết quả và chuyển hoạt động.
- Trẻ chơi
- Về ngôi nhà ạ.
- Chú thợ xây
- Ở gần lớp mình.
- Trẻ xem.
- Chú trộn vữa
- Xẻng, xô…
- Xẻng ạ
- Đúng ạ.
- Trẻ làm động tác
- Xây ạ
- Gạch, dao bay, vữa…
- Dao bay
- Chưa ạ.
- Trát vữạ.
- Dao bay, bàn xoa
- Trẻ làm động tác
- Lăn sơn
- Trẻ làm động tác
- Để ở ạ.
- Xây khách sạn, xây trường hoc bệnh viện…
- Có ạ
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ nghe.
Trẻ nghe cách chơi.
- Trẻ chơi
- Trẻ ra.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS: Thóc gạo
TCVĐ: Kéo co
Chơi tự do
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết được đâu là thóc, đâu là gạo, biết được thóc gạo là sản phẩm của nghề nào, biết chơi trò chơi vận động.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục quý trọng thóc gạo.
II. Chuẩn bị:
- Một bát thóc, một bát chấu, một bát gạo.
- Một sợi dây thừng dài 5-6 m.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát “Thóc, gạo”
- Cô mang bát thóc ra cho trẻ quan sát?
- Cô có bát gì đây?
=> Đúng rồi đây là bát thóc.
- Các con xem hạt thóc có đặc điểm gì?
- Bên trong vỏ cám có gì?
- cô đưa 1 bát vỏ chấu, 1 bát gạo ra cho trẻ quan sát?
- Cô chỉ vào bát vỏ chấu và hỏi trẻ: Đây là gì?
=> Đây là vỏ chấu đấy các con ạ!
- Cô chỉ vào bát gạo và hỏi trẻ: Còn đây là gì?
- Các thấy hạy gạo có đặc điểm gì?
- Cô con mình vừa quan sát gì?
- Các con có biết thóc, gạo là sản phẩm của nghè nào không?
=> Thóc, gạo là sản phẩm của nghề nông đấy. Để có hạt gạo ăn các bác nông dân rất vất vả không quản mưa nắng cày bừa, gieo mạ, cấy lúa, bón phân cho cây lúa để cây lúa trổ bông trĩu nặng, cho chúng ta những hạt gạo trắng ngần như thế này đấy. Vậy các con có quý trọng các bác ngôn dân, những người đã làm ra hạt gạo cho chúng ta ăn hàng ngày nhé!
2.Hoạt động 2: VĐ: Kéo co
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần?
- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ chơi.
3. Chơi tự do:
- Trẻ chơi theo ý thích
- Cô quan sát, bao quát trẻ chơi.
- Trẻ quan sát
- Bát thóc
- Vỏ màu vàng, hạt nhỏ và dài
- Trẻ quan sát
- Vỏ chấu
- Bát gạo
- Hạt gạo nhỏ có màu trắng
- Quan sát “Thóc, gạo”
- Sản phẩm của nghề nông
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Sỹ số trẻ:……………
…………………………………………………………………………………………
Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cảm xúc,thái độ,hành vi:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiến thức, kỹ năng:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....
Thứ 4 ngày 4 tháng 12 năm 2013
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNN: THƠ
Em làm thợ xây
I. Mục đích yêu cầu
KT: Trẻ đọc thơ theo cô, biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, thể hiện tình cảm của mình khi đọc thơ.
KN: Luyện kĩ năng đọc thơ diễn cảm, trả lời câu hỏi mạch lạc cho trẻ.
TĐ: Giáo dục trẻ biết nghe lời cô giáo , yêu quý mọi người gần gũi quanh mình.
- Tăng cường tiếng Việt: Chú thợ; Thợ nề; Ngôi nhà.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Trẻ hát cùng cô bài hát: “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các con vừa hát bài hát nói về ai?
- Chú công nhân đang xây gì?
- Cô công nhân đang làm gì?
Các con có muốn sau này lớn lên được làm nghề như cô chú công nhân không nào?
- Có một em bé cũng muốn được làm chú thợ xây để xây nên những ngôi nhà đẹp. Mong muốn đó được tacsgiar Hoàng Dân viết nên bài thơ: Em tập làm thợ xây rất là hay. Hôm nay cô con mình cùng học bài thơ này nhé!
2. Hoạt động 2: Đọc thơ cho trẻ nghe.
- Cô đọc thơ lần 1: Giới thiệu tên bài, tên tác giả.
- Cô đọc lần 2: Kèm tranh minh họa
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Do ai sáng tác?
- Đàm thoại trích dẫn giảng giải
- Giảng nội dung bài thơ
? Em bé muốn làm gì?
Làm chú thợ để làm gì?
? Xây nhà cho ai?
Trích: “ Em làm chú thợ….cho cha”
- Để xem ngôi nhà xây như thế nào nha
Trích: “ Nhà xây đẹp ghê…như bác thợ nề”
? Ngôi nhà bé xây như thế nào?
Tay bé cầm dao, xây nhanh như bác thợ nề nên đã xây được ngôi nhà đẹp đấy các con ạ.
- Khi làm thợ xây nhà bé thấy như thế nào?
Các con được chơi xây nhà ở góc nào?
Giáo dục trẻ yêu quý nghề xây dựng.
3. Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ
- Cho cả lớp đọc thơ
- Nhóm đọc, tổ đọc, cá nhân đọc
Cô bao quát sửa sai động vên trẻ đọc thơ.
- Củng cố lại bài : Cho lớp đọc lại 1 lần hỏi lại tên bài, tên tác giả?
Kết thúc: Cho trẻ ra chơi.
- Trẻ hát cùng cô.
- Cô chú công nhân ạ.
- Nhà cao tầng ạ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Vâng ạ.
- Trẻ nghe.
- Em tập làm thợ xây.
- Hoàng Dân.
- Thợ xây
- Xây nhà
- Cho mẹ, cho cha
- Xây nhà đẹp ghê
- Vui ạ
- Xây dựng
- Trẻ nghe.
- 3 – 4 lần.
- Trẻ thay nhau đọc thơ
- Trẻ thực hiện
- Trẻ ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS: Cái chiếu
TC: Chuyền bóng
Chơi tự do
( Đã soạn ngày thứ 2)
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Sỹ số trẻ:……………
…………………………………………………………………………………………
Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cảm xúc,thái độ,hành vi:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiến thức, kỹ năng:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....
Thứ 5 ngày 5 tháng 12 năm 2013
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNT: TOÁN
So sánh chiều cao của 2 đối tượng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Rau cải củ
Trò chơi: Gieo hạt
Cô Thư soạn và dạy
Thứ 5 ngày 5 tháng 12 năm 2013
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNT: TOÁN
So sánh chiều cao của 2 đối tượng
I.Yêu cầu:
1.Kiến thức: Trẻ biết dùng mắt ước lượng để so sánh chiều cao của 2 đối tượng
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh và biết diễn tả bằng lời hết câu. Cao hơn, thấp hơn.
3.Giáo dục: Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học và yêu quí cô giáo.
- Tăng cường tiếng Việt: Chiều cao; Cao hơn; Thấp hơn.
II.Chuẩn bị:
- Cô: 2 ngôi nhà 1 cao, 1 thấp
2 cây xanh 1 cao, 1 thấp
-Trẻ : 2 cây (1 cây cao, 1 thấp)
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ hát”Cháu yêu cô chú công nhân”
- Cô chú công nhân làm những công việc gì?
- Trẻ kể về nghề nghiệp của bố mẹ mình.
Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều nghề mỗi nghề có công việc khác nhau song nghề nào cũng cao quí và đáng trân trọng.
2. Hoạt động 2: So sánh chiều cao của 2 đối tượng
- Cho trẻ quan sát 2 ngôi nhà.
- Ngôi nhà màu đỏ được ghép bằng những hình gì?
- Còn ngôi nhà màu xanh có những cửa sổ hình gì?
- 2 ngôi nhà này như thế nào?
- Cho trẻ nhận xét
- Vì sao con biết ngôi nhà đỏ cao hơn?
- Cho trẻ đọc
Cô chỉ nhà đỏ
Nhà màu xanh
- Cho trẻ so sánh 2 cây
- Cho trẻ so sánh
- Cho trẻ so sánh 2 bạn
- So sánh cô và 1 trẻ
3. Hoạt động 3: Tô màu tranh
- Tô màu đỏ cây cao, tô màu xanh cây thấp
- Trẻ hát và làm động tác
- Xây nhà dệt áo mới
Hình CN, V, Tròn, t.giác
- Không bằng nhau
- Ngôi nhà đỏ cao hơn
- Ngôi nhà xanh thấp hơn
- Ngôi nhà đỏ 3 tầng, ngôi nhà màu xanh 2 tầng.
- Cao hơn
- Thấp hơn
- Trẻ so sánh và nói kết quả so sánh
- Trẻ so sánh nói kết quả
- Trẻ tô màu tranh sau đó nêu kết quả tô được
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Sỹ số trẻ:……………
…………………………………………………………………………………………
Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cảm xúc,thái độ,hành vi:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiến thức, kỹ năng:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Rau cải củ
Trò chơi: Gieo hạt
Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết 1 số đặc điểm của rau cải củ ( là loại rau ăn củ, củ dài màu trắng…)
- Trẻ biết giá trị dinh dưỡng trong rau ( chứa nhiều vi ta min, chất đường )
- Trẻ chơi trò chơi đúng luật
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, lưu loát
3. Thái độ:
- Trẻ vui vẻ hợp tác trong nhóm chơi
- Trẻ thích trồng cây, chăm sóc cây xanh
II. Chuẩn bị:
- Rau củ cải
III. Hướng dẫn hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Quan sát rau cải củ
- Cô cùng trẻ hát bài cô giáo
- Hàng ngàycô giáo làm những công việc gì?
- Ngoài những giờ lên lớp dạy các con học tập vui chơi các cô giáo còn trồng rất nhiều loại rau để cung cấp thêm rau xanh cho bữa ăn. Các con có thích đi thăm vườn rau không?
- Cô kiểm tra sức khỏe cho trẻ
- Các cô đã gửi tặng lớp mình rất nhiều rau
- Đây là loại rau gì?
- Các con có nhận xét gì về rau cải củ?
- Lá rau như thế nào?
- Cho trẻ sờ thấy lá như thế nào?
- Củ cải ntn?
-> Đây là củ cải đường, loại rau này ăn củ rất ngọt
- Rau cải củ chế biến những món gì?
- Trong rau có chất dinh dưỡng gì?
- Đây là loại rau sạch. Các con biết rau ntn được gọi là rau sạch?
- Giáo dục trẻ ăn nhiều rau xanh
- Để có được những cây rau xanh tốt như thế này thì phải làm gì?
Hoạt động 2: Chơi trò chơi
* Gieo hạt
- Cô nói luật chơi cách chơi
- Cô và trẻ nhắc lại cách chơi luật chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu các nhóm chơi
- Cô bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ, nhắc trẻ chơi đoàn kết , giữ gìn vệ sinh môi trường
- Nhận xét buổi chơi
IV. Kết thúc:
- Cho trẻ vệ sinh rồi vào lớp
Hoạt động của trẻ
- Hát 1 lần
- Trẻ kể
- Rau cải củ
- Trẻ nhận xét
- Trẻ nêu nhận xét
- Xào, luộc
- Vi ta min, đường
- Trẻ trả lời
- Gieo hạt, trồng cây, chăm bón cho cây
- Trẻ nghe
- Trẻ nhắc lại cách chơi
- Thi đua chơi
- Lựa chọn theo ý thích
- Trẻ chơi cùng nhau
- Nghe cô nhận xét
- Trẻ thực hiện
Thứ 6 ngày 6 tháng 12 năm 2013
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTM: ÂN
NDTT: Hát vận động : Cháu yêu cô chú công nhân
NDKH : Nghe hát : Xe chỉ luồn kim
Trò chơi: Tai ai tinh
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” thể hiện niềm tự hào, niềm vui và lòng biết ơn cô chú công nhân
- Trẻ được biết dân ca quan họ Bắc Ninh qua bài “ Xe chỉ luồn kim”
2. Kỹ năng:
- Luyên kĩ năng hát và vận động cho trẻ.
- Qua trò chơi luyện tai nghe nhạc
3. Thái độ:
-Trẻ kính yêu cô chú công nhân. Quý trọng và giữ gìn sản phẩm lao động
II. Chuẩn bị:
- Xắc xô, băng đài
- Vòng thể dục
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Dạy hát và vận động: Cháu yêu cô chú công nhân
- Cô: hôm nay cô thấy lớp mình có nhiều bạn có áo len mới. Ai đã dệt nên chiếc áo len?
- Ai đã xây trường, lớp học cho chúng mình?
=>Chúng mình có ngôi trường đẹp để học là do các chú công nhân xây dựng lên, còn các cô thợ dệt lại dệt cho chúng mình những chiếc áo len, mũ len, đôi tất để chúng mình giữ ấm cơ thể. Các bạn nhỏ rất tự hào và biết ơn cô chú công nhân. Tình cảm đó được thể hiện qua bài hát:
“ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Lớp mình đã thuộc bài hát đó chưa?
- Cho trẻ hát cùng cô 1 – 2 lần
- Cô hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu kết hợp 1 lần
- Cả lớp hát và vận động 1-2 lần
- Các bạn nam hát và vỗ tay
- Các bạn nữ hát và vỗ tay
- Nhóm hát kết hợp vỗ tay
- Cá nhân
( Cô quan sát sửa sai cho trẻ )
Hoạt động 2: Nghe hát: Xe chỉ luồn kim
- Từ những sợi chỉ, sợi bông các cô thợ dệt không quản khó khăn mệt mỏi để dệt lên những chiếc khăn cho mọi người rửa mặt, áo len mũ len cho tất cả mọi người. Bài hát “ xe chỉ luồn kim “ đã nói lên công lao của các cô thợ dệt
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần
- Cho trẻ nghe băng 1 lần
Hoạt động 4: Tai ai tinh
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi: Chơi 3 lần ( Cô thay đổi hiệu lệnh chơi có thể hát, gõ sắc xô theo tiết tấu)
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi
IV. Kết thúc:
Cho trẻ ra chơi
Hoạt động của trẻ
- Cô công nhân
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát một lần
- Quan sát
- Các bạn nam hát
- Các bạn nữ hát
- Hai cá nhân
- Nghe cô hát
- Hưởng ứng cùng cô
- Nhắc lại cách chơi
- Thi đua chơi
- Làm chú thỏ nhảy ra ngoài
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS: Cái chiếu
TC: Chuyền bóng
Chơi tự do
( Đã soạn ngày thứ 2)
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Ôn lại tất cả các từ đã học trong tuần
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Sỹ số trẻ:……………
…………………………………………………………………………………………
Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cảm xúc,thái độ,hành vi:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiến thức, kỹ năng:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....
File đính kèm:
- GA chu de nghe nghiep(1).doc