I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên một số nghề và sản phẩm của nghề đó.
- Trẻ vẽ được một số sản phẩm của một số nghề.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng cầm bút, tô màu, đánh nền cho trẻ.
- Trẻ vẽ phối hợp các nét xiên, ngang, cong, thẳng, tròn để tạo ra sản phẩm của một số nghề.
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô
- 4 tranh vẽ về sản phẩm của một số nghề:
Tranh 1: Sản phẩm của nghề nông.
Tranh 2: Sản phẩm của nghề thợ mộc.
Tranh 3: Sản phẩm của nghề may.
Tranh 4: Sản phẩm của nghề xây dựng.
- Nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”, “Yêu cô thợ dệt”, “Lớn lên cháu lái máy cày”, .
- 4 bảng để trẻ treo sản phẩm.
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6601 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: Nghề nghiệp (thực hiện 4 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
Thực hiện 4 tuần-2 nhánh:18/11 -> 13/12/2013.
Thứ
Tuần1
(18 /11 > 06/12)
Nghề của bố mẹ.
Nhánh 2: 3 Tuần
(09/12 > 13/12)
Một số nghề phổ biến trong xã hội.
Thứ 2
-Bố mẹ bé làm nghề gì? .
Khám phá về ngày 20-11của cô giáo
Khám Phá Về Quá Trình Trồng Lúa Của Bác Nông Dân
Khám phá về ngày 22-12 của chú bộ đội
Thứ 3
VĐ: Ném bóng và bắt bóng = 2 tay khoảng cách xa 4 m .
Đập và bắt bóng = 2 tay.
Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian .
Ném xa bằng 1 tay.
Thơ : “ Cái bát xinh xinh”
Thơ :Bó hoa tặng cô.
Hạt gạo làng ta.
“ Chú bộ đội hành quân trong mưa”.
Thứ 4
Nhận biết, phân biệt khối vuông ,khối chữ nhật.
Nhận biết, phân biệt khối cầu ,khối trụ
Đếm đến 8, nhận biết nhóm có 8 đối tượng, nhận biết chữ só 8.
Phép đo- Đo 1 vật bằng các thước đo khác nhau
Thứ 5
LQCC. E, Ê
TTCC: e, ê
LQCC: u,ư,
TTCC:u,ư.
Vẽ trang trí cái đĩa. (Đề tài)
Xé dán quà tặng cô giáo.( ý thích)
Cắt dán hình ảnh của 1 số nghề nông (ý thích)
Vẽ qùa tặng chú bộ đội. (Đt)
Thứ 6
VTTT “ Cháu yêu cô chú công nhân”
NH: ”
1. DH: Cô giáo miền xuôi, NH: Bụi phấn.
2. VĐ: LL cháu lái máy cày. NH: Ngày mùa. TC: Bé tập làm ca sĩ
3. NH: Màu áo chú bộ đội.VĐ: Chú bộ đội đi xa. TC: Ai đoán giỏi.
GIÁO ÁN : HĐH TẠO HÌNH
Chủ đề : Nghề nghiệp
Đề tài : Vẽ sản phẩm của một số nghề.
Loại tiết : Đề tài.
Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi).
Số lượng : Cả lớp.
Thời gian : 30 - 35 phút.
Ngày dạy : 12/11/2012.
Người dạy : Đặng Hồng Xuyến.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên một số nghề và sản phẩm của nghề đó.
- Trẻ vẽ được một số sản phẩm của một số nghề.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng cầm bút, tô màu, đánh nền cho trẻ.
- Trẻ vẽ phối hợp các nét xiên, ngang, cong, thẳng, tròn để tạo ra sản phẩm của một số nghề.
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô
- 4 tranh vẽ về sản phẩm của một số nghề:
Tranh 1: Sản phẩm của nghề nông.
Tranh 2: Sản phẩm của nghề thợ mộc.
Tranh 3: Sản phẩm của nghề may.
Tranh 4: Sản phẩm của nghề xây dựng.
- Nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”, “Yêu cô thợ dệt”, “Lớn lên cháu lái máy cày”, ...
- 4 bảng để trẻ treo sản phẩm.
2. Đồ dùng của trẻ
- Giấy vẽ, màu sáp, màu nước, màu dạ, bút nhũ, bàn ghế ngồi.
3. Địa điểm: Trong lớp
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức, giới thiệu bài.
- Cho trẻ lại gần cô, giới thiệu đại biểu.
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng” đối đáp bạn trai và bạn gái.
- Các con vừa đọc bài đồng dao gì?
- Những nghề gì được nhắc đến trong bài đồng dao?
- Nghề nông làm ra sản phẩm gì?
- Nghề thợ xây làm ra sản phẩm gì?
- Nghề thợ may làm ra những sản phẩm gì?
- Nghề thợ mộc làm ra những sản phẩm gì?
- Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề đều làm ra một sản phẩm khác nhau. Nhưng nghề nào cũng làm cho đất nước mình giàu đẹp, xã hội mình phồn vinh, gia đình mình hạnh phúc đấy.
2. Dạy nội dung chính:
- Cô Nga: Có tin, có tin: Cô vừa nhận được tin trường mầm non Mai Lâm tổ chức triển lãm tranh vẽ về sản phẩm của các nghề để chào mừng ngày 20/11 đấy. Lớp mẫu giáo lớn A2 có muốn tham gia không?
- Cô Nga đã vẽ được rất nhiều tranh về sản phẩm của các nghề để dự triển lãm đấy. Cô tặng các con này.
2.1. Cho trẻ quan sát tranh:
- Cô và các con cùng xem cô Nga tặng lớp mình tranh vẽ gì nhé!
* Tranh 1: Sản phẩm của nghề nông.
- Đây là tranh vẽ gì?
- Đó là sản phẩm của nghề gì?
- Màu sắc của bức tranh như thế nào?
- Cô dùng nguyên vật liệu gì để tô?
- Cách bố cục tranh như thế nào?
* Tranh 2: Sản phẩm của nghề thợ mộc.
- Còn tranh này vẽ gì? Đây là sản phẩm của ai đấy?
- Cô sử dụng nguyên vật liệu gì để tô?
- Bức tranh này được vẽ như thế nào?
* Tranh 3: Sản phẩm của nghề may.
- Các con xem tranh vẽ gì đây?
- Ai đã làm ra quần áo cho các con mặc?
- Cô tô bằng nguyên vật liệu gì đây?
- Để bức tranh thêm đẹp cô còn dùng bút nhũ để trang trí khuy áo, đường nẹp quần, nơ cho mũ nữa đấy.
* Tranh 4: Sản phẩm của nghề xây dựng.
- Cô Nga tặng lớp mình tranh gì đây?
- Đây là ngôi nhà mấy tầng?
- Còn đây là ngôi nhà gì?
- Ai đã xây nên ngôi nhà?
- Ngôi nhà được cô vẽ bằng những nét gì?
- Ngoài ngôi nhà ra trong bức tranh cô còn vẽ gì đây?
- Cô vẽ bằng nguyên vật liệu gì?
- Các con thấy bức tranh được cô Nga vẽ như thế nào?
* Cô chốt lại: cho trẻ quan sát tổng thể 4 bức tranh.
- Ngoài sản phẩm của những nghề này các con còn biết sản phẩm của nghề gì nữa?
* Các con có muốn vẽ những bức tranh đẹp về sản phẩm của các nghề để tham dự triển lãm không?
- Cô hỏi một số trẻ ý định thích vẽ sản phẩm của nghề gì?
- Thế sản phẩm của nghề đó thì con sẽ vẽ những gì? Vẽ như thế nào?
- Con dùng nguyên vật liệu gì để vẽ?
2.2. Cho trẻ về bàn ngồi vẽ.
- Cô nhắc trẻ cách cầm bút bằng tay phải, đầu không cúi sát bàn. Khi vẽ lấy bút màu đậm vẽ các nét trước. Sau đó tô màu và đánh nền.
- Cô bao quát chú ý trẻ yếu để hướng dẫn trẻ vẽ.
- Bật nhạc nhẹ khi trẻ vẽ.
2.3. Trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Đã đến giờ mang tranh đi dự triển lãm rồi. Các con từng bàn mang bài lên để treo nào.
- Các con nhận xét gì về những bức tranh?
- Con thấy bài của bạn như thế nào?
- Vì sao con thích bài đó?
3. Kết thúc
- Cô nhận xét chung và khen ngợi trẻ.
- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Trẻ chào.
- Trẻ đọc đồng dao đối đáp.
- Trẻ trả lời.
- Hỏi 3 - 4 trẻ trả lời.
- Hỏi 3 - 4 trẻ trả lời.
- Hỏi 3 - 4 trẻ trả lời.
- Có ạ.
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ về bàn ngồi vẽ.
- Trẻ mang bài lên để gài.
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ hát.
DH: CÔ GIÁO MIỀN XUÔI
NH: BỤI PHẤN
TCÂN: THỎ NGHE HÁT NHẢY VÀO CHUỒNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát, hiểu nội dung bài hát. Trẻ hát bài hát với tình cảm tha thiết, yêu thương.
- Trẻ thích nghe cô hát, hiểu nội dung bài nghe hát.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc, chơi 1 cách hứng thú.
- Thông qua bài dạy hát và nghe hát, giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng thầy cô.
II. Chuẩn bị:
- Đàn, trống lắc, rối thỏ, gấu.
- Vẽ 5 vòng tròn cho trẻ chơi trò chơi.
- Tranh bài hát, nhạc nền bài nghe hát.
- 1 vài mũ múa hình chú Thỏ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu.
- Rối thỏ: Chào bạn gấu! Bạn đang làm gì vậy?
- Rối Gấu: Chào bạn! Mình đang tưới nước cho hoa mau có bông.
- Thỏ: Bạn tưới nước cho hoa mau có bông để làm gì vậy?
- Gấu: Bạn không nhớ là sắp đến ngày 20 tháng 11 sao? Mình muốn có một bông hoa thật đẹp để tặng cô nhân ngày Tết thầy cô. Thế bạn đã chuẩn bị gì để tặng cho thầy cô chưa?
- Thỏ: Ấy chết, mình quên mất, mình phải chuẩn bị gì để tặng cô đây bạn Gấu?
- Vậy bạn hãy chuẩn bị một bài hát để tặng cho cô đi.
- Thỏ: thế mình hát bài gì bây giờ?
- Gấu: Hôm nay lớp cô Diễm có dạy hát rất hay, Mình sẽ đến đấy học chung với bạn, mình cũng muốn hát cho cô giáo mình nghe.
- Thỏ: Được đó, chúng ta đi nhanh đi!
- Cô giáo: Các con ơi! Hôm nay cô sẽ dạy cho các con 1 bài hát nói về cô giáo trẻ rất hay, đó là bài “Cô giáo miền xuôi” của tác giả Hoàng lân. Các con hãy cùng lắng nghe cô hát bài hát này nhé!
2. Hoạt động 2: Dạy hát.
- Cô hát lần 1: Cùng đàn, thể hiện tình cảm.
* Giảng nội dung:
- Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề, nhưng nghề nào cũng giúp ích cho xã hội. Trong đó nghề giáo viên là nghề cao quí, và cao quí hơn nữa là tấm lòng yêu nghề mến trẻ của cô giáo miền xuôi, cô không ngại khó khăn đã đến dạy học cho các bạn thiếu nhi ở miền núi với tất cả tấm lòng yêu thương. Cô đã chăm sóc, dạy dỗ các bạn ngày càng ngoan hơn và các bạn ấy vô cùng yêu cô giáo của mình.
- Bài hát thật hay đúng không các con. Các con hãy lắng nghe cô hát lại bài hát này nhé!
- Cô hát lần 2: Khuyến khích trẻ hát theo.
| Đàm thoại:
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Bài hát do ai sáng tác?
- Bài hát nói đến ai vậy các con?
- Cô giáo dạy ở đâu?
- Cô dạy cho các bạn những gì?
- Còn các con, khi đến trường các con được cô dạy cho những gì?
- Chúng ta cùng hát thật hay bài hát này nhé!
- Cả lớp hát (2 lần)
- Nhóm hát
- Tổ hát.
- Cá nhân hát.
3. Hoạt động 3:Nghe hát “Bụi phấn”
- Ngoài cô giáo ra thì còn có thầy giáo cũng yêu quí các con như cô giáo vậy, vì thế cũng có rất nhiều bài hát nói về công ơn của thầy giáo. Cô có 1 bài hát rất hay muốn giới thiệu cho các con. Các con hãy lắng nghe và đoán xem bài hát này là bài hát gì nhé!
- Cô hát lần 1:
- Đó là bài hát gì, bạn nào biết?
- Đó là bài hát “Bụi phấn” của nhạc sĩ Vũ Hoàng và nhà thơ Lê Trung Lộc sáng tác. Bài hát nói đến công ơn của thầy giáo như biển trời, thầy dạy dỗ cho chúng ta hằng ngày đến khi nhìn lại mái tóc của thầy đã bạc vì năm tháng vất vả dạy dỗ học sinh. Vì thế các con phải cố gắng chăm ngoan, để không phụ lòng thầy cô nha các con!
- Cô hát lần 2: Khuyến khích trẻ hát theo.
4. Hoạt động 4:
{ Trò chơi “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 5 vòng tròn. Các cháu làm các chú thỏ đưa thư. Thỏ vừa đi vừa hát, khi nghe cô lắc trống nhẹ thì thỏ đi chậm. Khi nghe cô lắc trống mạnh thì đã đến nơi, các chú thỏ sẽ nhảy vào vòng tròn, nếu chú thỏ nào nhảy vào sau hay không tìm được nhà để đưa thư thì chú thỏ đó bị phạt nhảy lò co quanh lớp
* Nhận xét cắm hoa.
- Trẻ chú ý cô.
- Trẻ nghe cô hát.
- Cô giáo miền xuôi.
- Tác giả Hoàng Lân.
- Nói đến cô giáo ở đồng bằng.
- Cô giáo dạy ở miền núi.
- Cô dạy hát, cô dạy múa.
- Trẻ trả lời.
- Cả lớp hát (2 lần)
- Nhóm hát
- Tổ hát.
- Cá nhân hát.
- Trẻ đoán.
- Trẻ chơi.
- Trẻ cắm hoa
MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN Ở ĐỊA PHƯƠNG
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết một số nghề trong xã hội, biết được dụng cụ và sàn phẩm mà các ngành nghề làm ra. Biết ích lợi của các nghề mang lại cho con người.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ miêu tả các ngành nghề bằng ngôn ngữ mạch lạc.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí lao động, có ước mơ và ngyện vọng lớn lên sẽ làm nghề nào đó có ích cho bản thân và xã hội. Biết giữ gìn sản phẩm do người lao động làm ra.
II. Chuẩn bị:
- Đàn, trống lắc, rối Thỏ.
- Tranh nông dân gặt lúa. Tranh công nhân quét lớp. Tranh nghề giáo viên.
- Một số lô tô dụng cụ các nghề cho trẻ chơi trò chơi.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định – Giới thiệu
- Lớp hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Rối Thỏ: Các bạn vừa hát bài hát nói về cô thợ dệt, vậy đố các bạn. Các bạn có biết các cô chú công nhân làm việc ở đâu không?
- Đúng rồi! Các cô chú công nhân làm việc ở các nơi, các ngành nghề khác nhau trong xã hội, à để xem các ngành nghề đó là những nghề gì, có giúp ích gì cho xã hội hay không. Hôm nay chúng mình hãy nhờ cô nói cho chúng mình biết về một số nghề trong xã hội nhé!
- Chúng ta hãy ngồi học thật ngoan nào!
- Các con ơi! Ở đây cô có 3 bức tranh vẽ các nghề khác nhau, các con hãy quan sát và thảo luận cùng nhau xem đó là những nghề gì nha!
2. Hoạt động 2:
- Cô cho cháu vài phút thảo luận.
- Các con vừa quan sát nghề nào vậy?
* Nghề nông.
- Bạn nào nói về nghề nông?
- Nghề nông là nghề làm ruộng, người làm ruộng được gọi là bác nông dân. Bác làm công việc cày ruộng, trồng lúa, trồng rau, chăn nuôi.
- Các con có biết bác nông dân cày ruộng để làm gì không?
- Bác cày đất để cho đất xốp mềm rồi dẫn nước vào đồng ruộng, kế tiếp gieo cấy mạ, chăm sóc, bón phân cho cây lúa, khi lúa chín thì Bác phải làm sao?
- Cô bác nông dân gặt lúa xong rồi đem về nhà máy tuốt lúa nè! Để có được hạt gạo chúng ta ăn, cô bác lại một lần nữa xay lúa thành gạo.
- Làm ra hạt gạo trãi qua nhiều giai đoạn rất vất vả. Vì thế khi ăn cơm các con phải ăn như thế nào?
- Cô cho cả lớp đọc thơ “hạt gạo làng ta”
* Nghề công nhân quét rác.
- Con nghĩ gì về nghề vệ sinh môi trường?
- Công việc của cô chú công nhân vệ sinh là gì?
- Các cô chú công nhân làm việc ở đâu?
- Tại sao khi làm việc các cô chú phải đeo khẩu trang?
- Các cô chú công nhân cần những dụng cụ gì để làm việc.
- Quần áo các cô chú công nhân mặc như thế nào?
- Các con thấy sản phẩm của cô chú công nhân quét rác làm ra là gì?
- Con phải làm gì để thể hiện sự yêu quý, kính trọng các cô chú công nhân vệ sinh.
- Để đường phố luôn sạch đẹp, cô chú công nhân phải dọn dẹp rất vất vả đó các con. Vậy các con phải biết bỏ rác đúng nơi quy định nhé!
* Nghề giáo viên:
- Có người thường nói
“Muốn sang thì bắt cầu kiều,
Muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy”
- Vậy bạn nào có biết thầy giáo làm nghề gì không?
- Đây là tranh cô giáo, cô giáo trong tranh đang làm gì thế?
- Cô giáo cần những dụng cụ gì để làm công việc dạy học.
- Cô giáo dạy con những điều gì?
- Thế nghề giáo viên giúp ích gì cho xã hội?
- A! Đúng rồi, nghề giáo rất cần thiết cho xã hội. Nhờ có cô giáo dạy dỗ mà các con biết được những điều hay và trở thành người tốt, có ích cho xã hội, trở thành con ngoan, cháu ngoan Bác Hồ.
- Nãy giờ cô vừa cho các con tìm hiểu về những nghề nào rồi?
- Ngoài những nghề đó ra các con còn biết những nghề nào nữa?
- Tất cả những nghề đó đều có quan hệ với nhau, rất cần thiết và giúp ích cho xã hội chúng ta.
- Nãy giờ mình đã tìm hiểu rất nhiều nghề trong xã hội, thế các con hãy kể cho cô và các bạn nghe về nghề của bố mẹ con đi!
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
- Cô cho 2 trẻ lên (hay cho 2 đội thi đua) tranh mẫu có vẽ hình ảnh các cô chú công nhân các ngành nghề để tìm đồ dùng, dụng cụ cho đúng nghề đó.
* Giáo dục tư tưởng:
- Trong xã hội, tất cả mọi người đều phải làm việc và mỗi người đều làm các công việc khác nhau có người lao động bằng chân tay, có người lao động bằng trí óc nhưng tất cả đều phục vụ cho lợi ích của xã hội. Vậy các con phải kính trọng nhớ ơn các cô chú công nhân, nông dân. Và phải biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi khi sử dụng xong phải biết cất dọc đúng nơi quy định.
* Nhận xét cắm hoa
- Lớp hát.
- Dạ
- Trẻ ngồi 3 nhóm.
- Để làm ruộng.
- Bác phải gặt lúa.
- Ăn hết cơm trong chén, không làm rơi vãi.
- Trẻ nêu cảm nghĩ của mình.
- Quét dọn vệ sinh đường phố, tưới cây, chăm sóc cây.
- Tránh hít bụi bẩn, ảnh hưởng sức khỏe.
- Mặc đồng phục màu xanh, tay dài, có mang găng tay. Chân mang ủng.
- Một môi trường sạch đẹp.
- Con sẽ không vứt rác bừa bãi, để rác trong bọc hoặc thu gom lại một chỗ cho cô chú đỡ mệt hơn.
- Dạy học.
- Dạy học.
- Thước, bảng, tập, vở.
- Cô giáo dạy con hát múa, kể chuyện, đọc thơ.
- Trẻ nói.
- Trẻ kể.
em.
- Trẻ chơ
- Trẻ cắm hoa.
THƠ “BÓ HOA TẶNG CÔ”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, khi đọc thơ trẻ biết thể hiện tìn cảm của mình.
- Phát triển ngôn ngữ, trẻ biết đọc thơ một cách diễn cảm
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng cô, biết vâng lời thầy cô.
II. Chuẩn bị:
- Rối Sóc, thỏ.
- Tranh bài thơ, mô hình rời.
- Mảnh ghép cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh.
- Trống lắc, Máy casset
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu:
- Rối Sóc: Chào bạn thỏ, bạn đi đâu đó?
- Rối Thỏ: Chào bạn Sóc, tôi đi mua hoa.
- Sóc: bạn mua hoa để làm gì vậy?
- Thỏ: Bạn không biết gì sao, gần đến 20 tháng 11 rồi, tôi sẽ tặng cho cô tôi những bông hoa thật xinh.
- Sóc: Ngày 20 tháng 11 là ngày gì, mà phải tặng hoa cho thầy cô.
- Thỏ: Hả, ngày 20 tháng 11 mà bạn cũng không biết là ngày gì sao? Đó là ngày lễ lớn dành cho tất cả các thầy cô đó.
- Sóc: Thế à, tôi cũng muốn tặng cô, một lúc nữa tôi ra công viên hái hoa, không cần phải đi mua cho tốn tiền.
- Thỏ: bạn Sóc ơi, không được đâu, hoa ở công viên là của tất cả mọi người, cô đã dạy chúng ta không được hái hoa ở những nơi công cộng.
- Sóc: Cảm ơn bạn đã nhắc nhở mình, vậy tôi và Thỏ cùng đi ra chợ mua hoa đi nhé!
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ.
- Các con đã nghe câu chuyện của 2 bạn, bạn Thỏ và Sóc đang định làm gì?
- Sóc định hái hoa ở đâu?
- Tại sao bạn thỏ ngăn bạn, như thế đúng hay sai?
- Bạn Thỏ thật ngoan, biết vâng lời cô. Đó là nhờ ai dạy bảo?
- Ngoài ra cô còn dạy các con những điều gì?
- Nhờ công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo mà đã có rất nhiều người trở thành người có ích cho xã hội. Đã có rất nhiều bài thơ, câu chuyện ca ngợi công ơn của các thầy cô. Có 1 bài thơ nói về tình cảm của những bạn nhỏ dành cho cô giáo mình do chú Ngô Quân Miệng sáng tác, để xem bài thơ đó như thế nào các con lắng nghe cô đọc nhé.
- Cô đọc thơ lần 1: Mô hình rời.
* Giảng nội dung: Vào ngày lễ của các mẹ, cô, chị. Để thể hiện tình cảm của mình các bạn nhỏ đã rủ nhau hái hoa mang về tặng cho cô giáo. Những bông hoa đầy màu sắc của hoa cúc vàng, hoa bìm bìm tím, hoa cối xay, nụ giông riềng, tất cả đều thể hiện tình cảm của các bạn nhỏ.
- Các con có biết bài thơ tên gì không?
- Cô đọc thơ lần 2: Diễn cảm + Mô hình rời
* Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Ngày 8 tháng 3 là ngày gì?
- Ngày này dành cho ai?
- Các bạn nhỏ bày tỏ tình cảm của mình với cô giáo như thế nào?
- Tình cảm của các bạn nhỏ trong bài thơ thật đáng quý, còn các con sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình?
- Bài thơ thật hay, các con hãy cùng cô đọc lại bài thơ này nhé!
- Cả lớp
- Nhóm
- Cá nhân
* Giáo dục tư tưởng: Trong xã hội có rất nhiều nghề tạo ra sản phẩm, hàng hóa,… nhưng nghề giáo viên là nghề rất cao quý, đã đào tạo ra những người phục vụ cho đất nước. Để nhớ ơn thầy cô các con sẽ làm gì?
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi.
* Trò chơi: “ghép tranh”
- Luật chơi: Bạn quay về phải đánh vào tay bạn tiếp theo. Bạn tiếp theo mới được thực hiện.
Cô chuẩn bị các mảnh ghép của tranh bài thơ, cho 2 đội chơi, mỗi đội 3 cháu, cho các cháu lên ghép từng mảnh ghép. Hết thời gian, đội nào thực hiện nhanh, đúng đội đó chính xác.
* Nhận xét - cắm hoa
- Mua hoa tặng cô vào ngày 20 tháng 11.
- Trong công viên.
- Bó hoa tặng cô.
- Bó hoa tặng cô.
- Chú Ngô Quân Miệng.
- Các bạn nhỏ hái hoa tặng cô nhân ngày 8 tháng 3.
- Ngày quốc tế phụ nữ.
- Dành cho ba, mẹ, chị, cô.
- Tặng cô 1 bó hoa thật xinh.
- Trẻ trả lời.
- Cả lớp đọc
-Tổ đọc.
-Cá nhân đọc.
- Học ngoan, vâng lời thầy cô.
- Trẻ chơ
- Trẻ cắm hoa.
Đề tài : Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau.
Nhận biết kết quả đo
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Luyện tập thao tác đo cho trẻ.
- Trẻ biết đo một đối tượng bằng các đơn vị dài khác nhau.
- Giáo dục trẻ thích học toán, có kỉ luật khi chơi.
II. CHUẨN BỊ :
- Mỗi trẻ 2 thước nhựa xanh, đỏ ,độ dài 2 thước khác nhau, một tranh vẽ một tấm ván , bút chì, phấn, thẻ số từ 1- 9
- Đồ dùng của cô giống của trẻ, kích thước hợp lí.
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG TRẺ
*HOẠT ĐỘNG 1:
- Cho cả lớp hát “Em yêu cây xanh”
- Trò chuyện về một số loại cây xanh, tác dụng ý nghĩa cua cây xanh đối với cuộc sống con người; cây cho bóng mát, xanh , đẹp, cho ta gỗ để làm nhà… .
Dẫn dắt giới thiệu bài.
*HOẠT ĐỘNG 2: * Luyện tập thao tác đo:
- Cho trẻ đo xem 2 thước xanh đỏ dài bằng mấy nắm tay.
Trẻ dùng 1 bàn tay nắm sát vào một đầu của thước để giữ thước trong lòng bàn tay, sau đó nắm tay còn lại vào thước sát với đầu kia. Rồi nhắc nắm tay thứ nhất ra và nắm tiếp vào thước sát với tay vừa nắm…cứ tiếp tục như thế cho đến hết thước. Trẻ vừa làm vừa đếm xem thước dài bao nhiêu nắm tay. Đo xong thước xanh lại đo thước đỏ tương tự.
* Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau:
- Cô cho trẻ so sánh để chọn ra thước dài hơn( thước màu đỏ)
- Cô và trẻ cùng đo xem tấm gỗ dài bằng bao nhiêu chiều dài thước màu đỏ. Cô nhắc trẻ đặt thước sát với mép đầu của hình tấm gỗ.( cô vừa làm vừa nhắc lại thao tác đo.). khi đo xong trẻ đọc kết quả của phép đo, rồi cho trẻ chọn thẻ số bằng kết quả phép đo( số 9) và giơ lên, sau đó đặt thẻ số vào cạnh thước màu đỏ. Cho trẻ dùng thước màu xanh( ngắn hơn) đo chiều dài của tấm gỗ đó một lần nữa, trẻ nói kết quả phép đo và chọn thẻ số bằng kết quả phép đo đặt cạnh thước màu xanh.
- Cho trẻ nói tấm gỗ dài bằng mấy lần thước màu đỏ, thước màu xanh? Tại sao không bằng nhau? Nếu trẻ không trả lời được cô nói cho trẻ thấy vì 2 thước không dài bằng nhau.
- Cho trẻ đo chiều rộng của bàn bằng 2 thước trên, nói kết quả và chọn số chỉ kết quả với mỗi lần đo.
- Cô cho trẻ hát – vận động bài “ lá xanh”
*HOẠT ĐỘNG 3: Chơi trò chơi: Đo doạn đường ra tới vườn cây dài bằng mấy bước chân trẻ.
Cô cho lần lượt một số trẻ lên đo đoạn đường đến vườn cây( mô hình). Mỗi một trẻ lên đo cô cho trẻ đọc kết quả.
Cô cho trẻ vận động bài “Em yêu cây xanh”
Trẻ hát
Trò chuyện
Trẻ thực hiện đo
Trẻ so sánh
Trẻ thực hiện thao tác đo.
Trả lời cô
Hát vận động
Chơi trò chơi..
Hát – vận động
File đính kèm:
- CHU DE MAM NON(2).doc