Giáo án Chủ đề: Ngôi trường của bé

Biết một số món ăn thông thường ở trường Mần Non.

-Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt của trường Mầm Non: khăn, bàn chải, ca cốc

-Biết ăn uống đủ chất và đủ lượng ; biết giữ an toàn trong khi chơi.

-Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động: nặn, xé, dán,

-Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận dộng: bật, tung,bắt bóng và các trò chơi vận động, phát triển tố chất nhanh khéo, nhảy xuống từ độ cao 40cm(cs 2)

-Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận trên cơ thể, phát triển sự phối hợp của các giác quan: tay, mắt, vận động nhịp nhàng.

-Biết giư vệ sinh thân thể và vệ sinh chung của lớp.

 

doc19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: Ngôi trường của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : NGÔI TRƯỜNG CỦA BÉ KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ :TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực Mục tiêu Nội dung Phát triển thể chất -Biết một số món ăn thông thường ở trường Mần Non. -Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt của trường Mầm Non: khăn, bàn chải, ca cốc… -Biết ăn uống đủ chất và đủ lượng ; biết giữ an toàn trong khi chơi. -Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động: nặn, xé, dán,… -Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận dộng: bật, tung,bắt bóng và các trò chơi vận động, phát triển tố chất nhanh khéo, nhảy xuống từ độ cao 40cm(cs 2)… -Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận trên cơ thể, phát triển sự phối hợp của các giác quan: tay, mắt, vận động nhịp nhàng. -Biết giư vệ sinh thân thể và vệ sinh chung của lớp. -Biết được 1 số món ăn thông thường trong trường mầm non -Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non -Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống(sinh hoạt):rửa tay trước khi ăn,sau khi đi vệ sinh,biết chào mời trước khi ăn, không nói chuyện trong khi ăn… -Phối hợp các bộ phận trên cơ thể 1 cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động như:đi, chạy, bò, tung bắt bóng -Thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân -Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trưường, lớp mầm non Phát triển nhận thức -Biết tên, địa chỉ của trường lớp trẻ đang học. -Trẻ biết tên và công việc của cô giáo. -Biết một số sở thích của bạn. -Biết nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban. -Biết công việc của người lớn trong trường Mầm Non, cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, bác cấp dưỡng… -Biết các loại đồ dùng, đồ chơi của lớp, biết tên các bạn trong lớp, mạnh dạng khi giới thiệu về bản thân. -Biết tô các nét cơ bản và tô đúng trình tự. -Nhận biết số lượng và mối quan hệ về số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết các chữ số từ 1-5. -Xác định vị trí (Trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của 1 vật so với một vật khác(cs 108) -Trẻ biết nhận xét và phân loại đồ dùng, đồ chơi theo chất liệu công dụng. -Múa hát tập thể, vỗ tay theo nhịp, phách những bài hát về cô, bạn, trường, lớp Mầm Non. -Biết tên, địa chỉ trường, lớp mà mình đang học -Biết phân biệt các khu vực trong trường và công việc của mọi người trong trường -Biết tên và 1 vài đặt điểm nổi bật của các bạn trong lớp -Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu: hình dạng, màu sắc,kích thước, chất liệu. Phát triển ngôn ngữ -Bày tỏ nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lới nói: mở rộng kỹ năng giao tiếp như: trò chuyện, thảo luận, kể chuyện… -Phát âm chuẩn, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lới với những người xung quanh. -Trẻ biểu lộ hiểu biết của bản thân: buồn, vui, khen, chê… -Hay đặt câu hỏi để tìm hiểu hoặc làm rõ thông tin (cs 112) -Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động (cs 62) -Có hành vi, giữ gìn và bảo vệ sách (cs 81) -Biết viết chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới (cs 90) -Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói -Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt và trả lời các câu hỏi -Kể về các hoạt động trong lớp, trong trường có trình tự, logic -Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về trường, lớp mầm non -Nhận biết kí hiệu chữ viết qua các từ -Biết giao tiếp bằng lời nói rõ ràng mạch lạc, lễ phép -Mạnh dạn, vui vẻ trong giao tiếp Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội -Trẻ yêu quý trường, lớp Mầm Non, kính trọng cô giáo và các cô bác trong trường. -Trẻ yêu quý các bạn cùng lớp và các bạn trong trường. -Sử dụng 1 số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống (cs 77) -Không nói tục chửi bậy (cs 78) -Phát triển kỹ năng hợp tác, chia sẻ với các bạn. -Trẻ biết xưng hô, chào hỏi lễ phép với mọi người, vui chơi hòa thuận với bạ bè. -Biết tưởng tượng để vẽ và xé dán những bức tranh đẹp có nội dung về trường Mầm Non. -Yêu trường, yêu lớp. thích giao tiếp với bạn bè, quan tâm giúp đỡ bạn. -Có thói quen chào hỏi, xin lỗi và xung hô lễ phép với người lớn( cs 54) -Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân (cs 58) -Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện (cs 75) -Biết kính trọng, yêu quí cô giáo, các cô bác trong trường, hợp tác với các bạn trong lớp. -Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp -Biết giữ giàn bảo vệ môi trường:Dẹp dọn ngăn nắp đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi xong,không vứt rác,bẻ cây… -Biết thực hiện 1 số qui định của lớp, của trường Phát triển thẩm mĩ -Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp. -Biết thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong tô, vẽ tranh, xé dán về trường Mầm Non. -Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp. -Thể hiện bài hát về trường Mầm Non một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc. -Biết cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình giản (cs 7) -Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp -Thể hiện bài hát về trường mầm non 1 cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc -Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình vể trường, lớp, đồ dùng, đồ chơi, cảnh vật, cô giáo, các bạn trong lớp…1 cách hài hoà cân đối B.CHUẨN BỊ: -Tranh ảnh, truyện, sách về trường ,lớp, các hoạt động của cô, trẻ, của các thành viên trong trường mầm non….. -Lựa chọn một số trò chơi,bài hát, câu chuyện…liên quan đến chủ đề -Bút sáp, đất nặn, giấy vẽ, giấy báo….để trẻ vẽ nặn, gấp, xé dán…. -Đồ dùng, đồ chơi lắp ráp, xây dựng -Đồ chơi đóng vai cô giáo, cấp dưỡng, bác sĩ -Dụng cụ vệ sinh, trang trí trường ,lớp -Cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ I.PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT -Tung bóng lên cao và bắt bóng -Trò chơi: chi chi chành chành, lộn cầu vòng -Đập bóng xuống sàn và bắt bóng -Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng -Nhảy xuống từ độ cao 40cm (cs 2) II.PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC -Làm quen với trường mầm non -Tìm hiểu một số ĐDDC,trong trường mẫu giáo -Tìm hiểu về lớp học của bé -Tim hiểu về tết trung thu -Đếm số lượng trong phạm vi 5 -Tách gộp 2 nhóm trong phạ vi 5 -Mối quan hệ hơn kém trong phạm vị -Nhận biết và phân biệt các hình III.PHÁT TRIỂN THẪM MĨ -Vẽ: trường mầm non, đêm trung thu -Nặn :ĐDĐC trong lớp -Hát: vui đến trường -Hát:Ngày đầu tiên đi học IV.PHÁT TRIỂN TC-KNXH - Trường mầm non thân yêu -Trò chuyện và nói về tình cảm của trẻ với trường, lớp, cô giáo… -Tham gia các hoạt động ở trường lớp -Vệ sinh, sạch sẽ và sắp xếp ngăn nắp đồ dùng đố chơi -Chăm sóc góc tự nhiên, vệ sinh trường, lớp học -Thực hiện 1 số qui định của trường lớp -Dùng khăn mùi xoa lau mặt khi có mồ hôi V.PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ -Thơ: Bàn tay cô giáo,Trăng sáng -Làm quen với các nét co bản -LQ: o, ô ơ -Truyện :Mèo con và quyển sách KẾ HOẠCH TUẦN: 2 Từ 9/9->13/9/2013 CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: BÉ YÊU CÔ, MẾN BẠN Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh,TD sáng -Cô gợi hỏi trẻ 1 số câu hỏi về cô và các bạn -Đọc câu đố và trò chuyện về cô và các bạn -Xem hình ảnh về các bạn và cô -Chơi trò chơi “Lộn cầu vồng” -Gợi hỏi trẻ các góc chơi ở lớp -Điểm danh trẻ bằng hình thức gọi tên theo danh sách -Hô hấp 1, tay 2, chân 2, bụng 3, bật 1 Hoạt động học LVPTTC -Đập bóng xuống sàn và bắt bóng -Giáo dục trẻ giơ tay khi muốn lượt (CS 75) LVPTNN -Cô giáo em LVPTNT - Tìm hiểu 1 số đồ dùng, đồ chơi của trưòng mẫu giáo LVPTTM -Vẽ đồ dùng, đồ chơi trong lớp tặng bạn LVPTTC-KNXH -Rửa tay-lau tay Hoạt động ngoài trời -Quan sát sân trường -Trò chơi : “Dung dăng dung dẻ” -Chơi theo ý thích -Quan sát sân trường -Trò chơi :Mèo đuổi chuột -Chơi theo ý thích -Quan sát sân trường -Trò chơi : Tìm bạn thân -Chơi theo ý thích -Quan sát sân trường -Trò chơi :Nhận đúng tên mình -Chơi theo ý thích -Quan sát sân trường -Trò chơi :Lộn cầu vồng -Chơi theo ý thích Chơi và hoạt động ở các góc -Góc phân vai: Cô giáo em -Góc tạo hình : Nặn, cắt dán đồ dùng , đồ chơi trong lớp (CS 7) -Góc xây dựng : Xây ngôi trường -Góc thư viện : Xem tranh, truyện, làm truyện tranh về các dụng cụ học tập -Góc âm nhạc: Hát, biểu diễn một số bài hát về chủ điểm -Góc nội trợ: Nấu 1 số món ăn mà mình thích Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn Thịt xào thập cẩm + canh rau nấu thịt Thịt nạc, trứng rim mè + canh đu đủ nấu thịt Thịt kho đậu phụ + canh khoai ngọt nấu thịt Thịt bò xào đậu phụ + canh dưa leo nấu thịt Gà xào sả ớt + canh bí đao nấu thịt Cho trẻ đánh răng sau khi ăn, thay quần áo, ngủ trưa. Yaourt Uống sữa Yaourt Yaourt Uống sữa Hoạt động chiều - Trò chơi: Ai nhảy hay”. - Nêu gương - Ôn lại bài thơ “Cô giáo của em. - Nêu gương. -Trẻ tập đếm và nhận biết các chữ số từ 1->5 - Nêu gương. - Hát bài hát thuộc chủ đề. - Nêu gương. - Giải câu đố thuộc chủ đề. - Nêu gương. Vệ sinh, trả trẻ - Tắm, lau mình cho trẻ, trẻ tự mặc quần áo. - Chải tóc gọn gàng cho trẻ. - Trả trẻ: gợi ý, nhắc trẻ chào ba mẹ, trao đổi với phụ huynh (nếu có). KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ***** -Chủ đề nhánh 2: BÉ YÊU CÔ,MẾN BẠN -Lĩnh vực: Phát triển thể chất. - Hoạt động: Vận động. - Đề tài: Đập bóng xuống sàn và bắt bóng - Ngày dạy: Thứ hai, ngày 9/092013. *Chỉ số thực hiện : Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt ( CS 75: MC 1) I/ Hoạt động đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng: 1) Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: -Con biết về cô như thế nào ? -Con đã biết tên những bạn nào trong lớp? 2) Điểm danh: Cô gọi tên, điểm danh trẻ theo danh sách. 3) Thể dục sáng: Hô hấp 1, tay 2, chân 2, bụng 3, bật 1 a) Mục đích, yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết tập các động tác khởi động như đi các kiểu đi, chạy theo yêu cầu của cô. - Biết các bài tập vận động cơ bản. * Kĩ năng: - Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng bài tập với nhạc. - Kết hợp nhịp nhàng giữa tay và chân. - Rèn luyện cho trẻ kĩ năng nhanh nhẹn. * Giáo dục: - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh. b) Chuẩn bị: * Không gian tổ chức: Ngoài sân * Đồ dùng của cô: - Sân thể dục bằng phẳng. - Nhạc, 1 quả bóng - Quần áo gọn gàng. * Đồ dùng của trẻ: - Quần áo gọn gàng, 2 quả bóng c) Phương pháp: - Trò chuyện. - Quan sát. - Thực hành. d) Tiến hành hoạt động: 1. Khởi động: - Cho trẻ tập hợp thành 4 hàng dọc. - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp: đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh. - Cho trẻ về 4 hàng dọc, quay sang phải (4 hàng ngang) rồi dãn cách đều ra. 2. Trọng động: Cho trẻ tập với nhạc: - Hô hấp1: Gà gáy. - Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao. - Chân: 2 tay chống hông, đưa 1 chân ra trước. - Bụng: 3 tay chống hông , xoay người sang trái, phải 90. - Bật:1 Bật cao tại chỗ. 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ dồn hàng lại, đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng 2 – 3 vòng. - Kết thúc. II/ Hoạt động học: 1) Mục tiêu: a) Kiến thức: - Trẻ biết tung bóng và bắt bóng bằng 2 tay b) Kỹ năng: -Trẻ biết cách đập bóng xuống sàn và bắt bóng , khi chụp bóng không được chạm bóng vào mình. c) Giáo dục: -Trẻ trật tự trong giờ học, biết chú nói và chờ đến ý lắng nghe cô. -Trẻ giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt( CS 75: MC 1) - Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin. 2) Chuẩn bị: a) Không gian tổ chức: Ngoài sân. b) Cô: - Sân sạch sẽ thoáng mát, 1 quả bóng c) Trẻ: - 2 quả bóng, trang phục gọn gàng 3) Phương pháp: - Trò chuyện. - Quan sát. - Thực hành. 4.Tổ chức hoạt động Nội dung học Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hát múa “Cô và mẹ” Cô và trẻ cùng hát múa “cô và mẹ Cả lớp thực hiện múa với cô 2. Phát tiển bài Khởi động : Đi, chạy nhẹ nhàng 1 – 2 phút. Làm mẫu cho trẻ bé làm theo, nhắc nhở trẻ lớn chăm chú tập theo cô. Có thể cho trẻ 5 tuổi thay cô điều hành các em nhỏ hơn. Cả lớp làm theo cô ở đội hình tự do. Trọng động : 15 – 20 phút. Bài tập phát triển chung Cô tập các động tác như -Hô hấp: Cả lớp làm theo cô ở đội hình tự do. -Gà gáy Vận động cơ bản “Tung bóng và bắt bóng” Tay vai Bụng lườn Chân : Bật – Cô làm mẫu: +Lần 1: Không giải thích +Lần 2 : Cô làm mẫu kết hợp với lời hướng dẫn ngắn gọn. - Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao. - Chân: 2 tay chống hông, đưa 1 chân ra trước. - Bụng: 3 tay chống hông , xoay người sang trái, phải 90. - Bật:1 Bật cao tại chỗ – Cả lớp đứng theo cô. Bạn nhỏ đứng bạn lớn đứng sau để dễ nhìn thấy cô làm mẫu – Trẻ quan sát. - Trẻ thực hiện : Nhóm lớp Trò chơi vận động : Chơi trò chơi : “Tìm bạn”. Cô làm mẫu và hướng dẫn cả lớp cùng chơi. Cả lớp cùng chơi Hồi tĩnh : Cô chơi với cả lớp trò chơi “Trời nắng, trời mưa” để chuẩn bị chuyển sang hoạt động khác. Cả lớp chơi trò chơi Trời nắng , trời mưa” theo sự hướng dẫn của cô : Tàu lên dốc, xuống dốc, vào ga… 3.Kết thúc -Cô vừa cho các con thực hiện bài tập gì? -Khi tung con cần chú ý đến những vấn đề gì? -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời 3)Hoạt động ngoài trời: Quan sát có mục đích “Quan sát sân trường” a/Mục tiêu: -Kiến thức:Trẻ biết gọi tên các đồ dùng, đồ chơi ở ngoài sân -Kĩ năng:Trẻ biết cách chơi với các ĐDDC ở sân trường -Gíao dục: Phải biết giữ gìn và bảo vệ đồ chơi b/Chuẩn bị: -Không gian tổ chức: Ngoài sân -Cô: Bố trí các đồ chơi -Trẻ: Tâm thế thoải mái c)Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, quan sát, trò chuyện d)Tiến hành hoạt động: 1.Ổn định: -Cô và trẻ cùng hát múa bài “Cô giáo” -Trò chuyện : +Vừa hát múa bài gì? +Bài hát nhắc đến ai? -Chơi tc trời tối trời sáng 2.Quan sát có mục đích : Quan sát sân trường -Con nhìn xem cô đứng cạnh cái gì nào?(cầu tuột) -Con hãy quan sát xem cầu tuột này có những đặc điểm gì ? -Cách chơi như thế nào? -Cho trẻ chơi thử -Khi chơi con chú ý điều gì? -Tương tự giới thiệu : Đc máy bay, con rồng -Giao dục trẻ :Không nên đùa giởn , xô đẩy bạn 3.Trò chơi “Dung dăng dung dẻ” -Cô giải thích luật chơi và cách chơi -Trẻ thưc hiện chơi mẫu -Trẻ chơi thật -Cô nhận xét và tuyên dương trẻ 4.Trẻ chơi tự do với các đồ chơi ở ngoài sân 4)Hoạt động góc: Góc tạo hình : Nặn dán đồ dùng , đồ chơi trong lớp -Góc xây dựng : Xây ngôi trường -Góc thư viện : Xem tranh, truyện, làm truyện tranh về các dụng cụ học tập -Góc âm nhạc: Hát, biểu diễn một số bài hát về chủ điểm a/Mục tiêu: -Kiến thức:Trẻ biết tên gọi các nguyên vật liệu, biết cách chơi với các nguyên vật liệu, biết thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc -Kĩ năng:Trẻ chơi thành thạo với các nguyên vật liệu, biết sắp xếp ngay ngắn đúng vị trí -Gíao dục: Phải thụ dọn gọn gàn khi chơi xong.Biết nhường đồ chơi cho bạn khi chơi.Biết và không chơi ở những nơi nguy hiểm, mất vệ sinh b/Chuẩn bị: -Không gian tổ chức:Lớp học -Cô: +Thẻ đeo,đất nặn, dĩa +Hình khối, cây xanh , ngôi trường, hoa, cỏ +1số tranh về chủ đề, giấy A4, kéo, hồ +Sân khấu, trang phục, dụng cụ âm nhạc -Trẻ:Tâm thế thoải mái c)Sử dụng phương pháp:Quan sát, thực hành d)Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định và gây hứng thú: Mở nhạc cho trẻ nghe bài "Cô và mẹ" 2. Giới thiệu góc chơi: - Cô giới thiệu đồ dùng trong ba thùng đồ chơi cũ. + Ở đây cô có 4 thùng đồ chơi. Các con quan sát xem có những đồ chơi gì trong thùng này? + Với những đồ chơi này các con chơi được trò chơi nào ?(Chơi biễu diễn âm nhạc, chơi làm ca sĩ...) + Cô giới thiệu đồ dùng trong thùng đồ chơi mới: Các con quan sát xem có những đồ chơi gì trong thùng này? + Với những đồ chơi này các con chơi được trò chơi nào? (Chơi biễu diễn âm nhạc, chơi làm ca sĩ...) Các con cử một bạn mang thùng đồ chơi mình về góc, bạn nào thích chơi ở góc nào thì về góc đó, sau đó bầu nhóm trưởng. Giáo dục trẻ: Khi chơi không được dành đồ chơi, phải nhường nhịn, giúp đở bạn. 3. Trẻ về góc chơi: - Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ ở góc mới. -Giáo dục: Khi chơi không được tranh giành đồ chơi với bạn -Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn, đẹp hơn -Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi - Bầu nhóm trưởng, phát thẻ đeo ở góc, phân vai chơi. - Cô tham gia chơi cùng trẻ giúp trẻ chơi tích cực hơn. - Coâ gôïi yù ñaët caâu hoûi ñeå treû ñaët teân goùc chôi cuûa mình: - Cho trẻ đặt tên góc. Cô viết tên góc và cho trẻ đọc lại tên góc. 4. Kết thúc: Tập trung trẻ lại, cho trẻ nhắc lại các trò chơi trẻ đã chơi: Hôm nay con đã làm được những gì? Cô khen ngợi động viên trẻ: Các con chơi rất ngoan, ai cũng có sản phẩm ở góc mình. Khi chơi xong con phải làm gì? (cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, rửa tay bằng xà phòng) 5)Ăn dinh dưỡng: 6)Hoạt động chiều: -Ôn bài tập bài tập vận động “Đập bóng xuống sàn và bắt bóng" KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ***** -Chủ đề nhánh 2: BÉ YÊU CÔ,MẾN BẠN -Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Hoạt động: Đọc thơ - Đề tài: Thơ “Cô giáo của em - Ngày dạy: Thứ ba, ngày 10/09/2013. I/ Hoạt động đón trẻ, điểm danh, thể dục sáng: 1) Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: -Cô đọc câu đố về đồ dùng của cô và các bạn. -Trẻ lắng nghe và trả lời 2) Điểm danh: Cô gọi tên, điểm danh trẻ theo danh sách. 3) Thể dục sáng: Hô hấp 1, tay 2, chân 2, bụng 3, bật 1 II/ Hoạt động học: 1) Mục tiêu: a) Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, tên bài thơ, tên tác giả b) Kỹ năng: - Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ, hiểu nghĩa của từ khó: quấn quýt c) Giáo dục: -Phải luôn nghe lời cô dạy và phải luôn cố gắng học thật giỏi 2) Chuẩn bị: a) Không gian tổ chức: Lớp học. b) Cô: - Hình ảnh cô giáo, hình ảnh về nội dung bài thơ -2 bài thơ thiếu từ, băng từ có tên bài thơ c) Trẻ: - Hình ảnh theo bài thơ: Cô giáo , múa, hát, kể chuyện(số lượng 2 bộ) 3) Phương pháp: - Trò chuyện. - Quan sát. - Thực hành. 4.Tổ chức hoạt động Nội dung học Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Cô và trẻ cùng hát “Cô giáo” Cô và trẻ cùng hát , vỗ tay theo nhịp bài hát -Đàm thoại: +Con vừa hát bài gì? +Bài hát có nhắc đến ai? +Cô giới thiệu bài thơ, tên tác giả :Cô giáo của em Cả lớp cùng thực hiện với cô -Bài hát “cô giáo” -Nhắc đến cô giáo 2. Phát triển bài : *Cô đọc thơ trẻ nghe: *Trích dẫn + Đàm thoại: *Dạy trẻ đọc thơ: *Trò chơi :Gắn hình ảnh thay từ -Cô đọc lần 1 :Đọc diễn cảm +Cho trẻ tóm nội dung bài thơ +Cô tóm nội dung bài thơ -Cô đọc lần 2 +hình ảnh minh họa bài thơ -Cô giải thích từ khó : +Quấn quýt :Ở bên nhau không rời xa +Sản xuất :Tạo ra của cải vật chất -Đàm thoại : +Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai? Cho trẻ đọc tên bài thơ tìm chữ cái đã học? +Ở trường cô đã dạy những gì? +Các bạn khi đến lớp thì như thế nào? +Bố mẹ như thế nào? Cả lớp đọc 1 lần Mời trẻ đọc theo tổ 1 lần Mời nhóm đọc 1 lần từng đoạn. Gọi cá nhân đọc bài thơ ( 5 trẻ) - Chia lớp thành 2 đội Cô làm mẫu và giải thích cách chơi: Cô có 2 bài thơ thiếu từ mang hình ảnh và 2 rổ hình ảnh còn thiếu trong bài thơ - Hai đội xếp hàng dọc, khi hiệu lệnh bắt đầu 2 trẻ đứng đầu hàng sẽ chạy lên gắn hình ảnh thay từ cho câu thứ nhất, rồi chạy về cuối hàng, sau đó trẻ thứ 2 sẽ chạy lên gắn hình ảnh cho câu tiếp theo cứ thế cho đến hết bài thơ . Đội nào thay hình ảnh đúng , nhanh đội đó thắng. Đội thắng được cô và cả lớp tuyên dương. -Trẻ lắng nghe cô đọc thơ -Trẻ tóm nội dung bài thơ -Trẻ trả lời -Trẻ đọc thơ -Trẻ lắng nghe -Trẻ tiến hành chơi 3.Kết thúc -Bài thơ vừa mới học có tên là gì? -Ai đã sáng tác bài thơ này? -Con hãy tóm lại nội dung bài thơ? -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời 3)Hoạt động ngoài trời: Quan sát có mục đích “Quan sát sân trường” a/Mục tiêu: -Kiến thức:Trẻ biết tên 1 số loại hoa có ở sân trường -Kĩ năng:Trẻ biết đặc điểm của 1 số loài hoa ở sân trường -Gíao dục: Phải biết giữ gìn và chăm sóc bồn hoa b/Chuẩn bị: -Không gian tổ chức: Ngoài sân -Cô: Bố trí chổ bồn hoa -Trẻ: Tâm thế thoải mái c)Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, quan sát, trò chuyện d)Tiến hành hoạt động: 1.Ổn định: -Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Hoa búp, hoa nở” -Trò chuyện : +Vừa chơi trò chơi gì? +Hoa búp thì như thế nào, hoa nở thì như thế nào? -Chơi tc trời tối trời sáng 2.Quan sát có mục đích : Quan sát sân trường -Con nhìn xem cô đứng cạnh cái gì nào?(Bồn hoa) -Bồn hoa này có những loại hoa gì? -Màu sắc, hình dạng, mùi thơm như thế nào ? -Hoa có lợi ích gì? -Ngoài ra con còn biết những loại hoa nào? -Giao dục trẻ :Không nên ngắt hoa, hái hoa...và phải thường xuyên tưới nước cho hoa 3.Trò chơi “Mèo đuổi chuột” -Cô giải thích luật chơi và cách chơi -Trẻ thưc hiện chơi mẫu -Trẻ chơi thật -Cô nhận xét và tuyên dương trẻ 4.Trẻ chơi tự do : - Hôm nay cô có một số trò chơi cũng rất là vui. Nhưng các bạn phải chú ý lắng nghe xem cô có những trò chơi gì và các bạn hãy chọn góc chơi mình thích nhe. * Nhóm 1: chơi với thun -Dùng những sợi dây thun để xếp cánh hoa * Nhóm 2: Chơi trò chơi dân gian Kéo co: cô cần 10 bạn chơi ở góc này * Nhóm 3: Chơi trò chơi vận động Ném và bắt bóng: cô cần 6 bạn chơi. Cô quan sát ở từng góc chơi, nhắc nhở những cháu chơi chưa thành thạo. 4)Hoạt động góc: -Góc phân vai: Cô giáo em -Góc tạo hình : Cắt dán đồ dùng , đồ chơi trong lớp -Góc xây dựng : Xây ngôi trường -Góc thư viện : Xem tranh, truyện, làm truyện tranh về các dụng cụ học tập a/Mục tiêu: -Kiến thức:Trẻ biết tên gọi các nguyên vật liệu, biết cách chơi với các nguyên vật liệu, biết thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc -Kĩ năng:Trẻ chơi thành thạo với các nguyên vật liệu, biết sắp xếp ngay ngắn đúng vị trí.Trẻ biết đường cắt lượn sát theo nét vẽ (CS 7) -Gíao dục: Phải thụ dọn gọn gàn khi chơi xong.Biết nhường đồ chơi cho bạn khi chơi.Biết và không chơi ở những nơi nguy hiểm, mất vệ sinh b/Chuẩn bị: -Không gian tổ chức:Lớp học -Cô: +Thẻ đeo, trang phục + Kéo, giấy màu, hồ +Cây xanh, ngôi trường, hoa, cỏ........ +Tranh ảnh về chủ đề, kéo, hồ -Trẻ:Tâm thế thoải mái c)Sử dụng phương pháp:Quan sát, thực hành d)Tiến hành hoạt động: 1. Ổn định và gây hứng thú: Mở nhạc cho trẻ nghe bài "cô nuôi dạy trẻ" 2. Giới thiệu góc chơi: - Cô giới thiệu đồ dùng trong ba thùng đồ chơi cũ. + Ở đây cô có 4 thùng đồ chơi. Các con quan sát xem có những đồ chơi gì trong thùng này? + Với những đồ chơi này các con chơi được trò chơi nào ? + Cô giới thiệu đồ dùng trong thùng đồ chơi mới: Các con quan sát xem có những đồ chơi gì trong thùng này? + Với những đồ chơi này các con chơi được trò chơi nào? (Chơi đóng vai cô giáo và các bạn học sinh) Các con cử một bạn mang thùng đồ chơi mình về góc, bạn nào thích chơi ở góc nào thì về góc đó, sau đó bầu nhóm trưởng. Giáo dục trẻ: Khi chơi không được dành đồ chơi, phải nhường nhịn, giúp đở bạn. 3. Trẻ về góc chơi: - Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ ở góc mới. -Giáo dục: Khi chơi không được tranh giành đồ chơi với bạn -Cô quan sát từng góc chơi và gợi mở cho trẻ để làm tốt hơn, đẹp hơn -Cô quan sát các góc chơi và trò chuyện hướng dẫn trẻ chơi - Bầu nhóm trưởng, phát thẻ đeo ở góc, phân vai chơi. - Cô tham gia chơi cùng trẻ giúp trẻ chơi tích cực hơn. - Coâ gôïi yù ñaët caâu hoûi ñeå treû ñaët teân goùc chôi cuûa mình: - Cho trẻ đặt tên góc. Cô viết tên góc và cho trẻ đọc lại tên góc. 4. Kết thúc: Tập trung trẻ lại, cho trẻ nhắc lại các trò chơi trẻ đã chơi: Hôm nay con đã làm được những gì? Cô khen ngợi động viên trẻ: Các con chơi rất ngoan, ai cũng có sản phẩm ở góc mình. Khi chơi xong con phải làm gì? (cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, rửa tay bằng xà phòng) 5)Ăn dinh dưỡng: 6)Hoạt động chiều: -Ôn bài thơ “Cô giáo em”

File đính kèm:

  • docGIAO AN MAU.doc