Giáo án Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

I. MỤC TIÊU:

 1. Phát triển thể chất:

- Trẻ nhận biết lợi ích của việc tập thể dục, môi trường sống trong sạch đối với sức khỏe. Biết thực hiện các bài tập đi thăng bằng trên ghế thể dục, đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát. Biết phối hợp nhịp nhàng các vận động với các giác quan.

- Biết 4 nhóm thực phẩm, tác dụng của chúng đối với sức khỏe; thực hành ăn nhiều nhiều loại thức ăn khác nhau và đa dạng thức ăn; thực hành bé tập làm nội trợ.

- Biết chơi một số trò chơi vận động giúp rèn luyện cơ thể.

- Biết lợi ích của môi trường (không khí, cây xanh) đối với sức khỏe.

- Trò chuyện qua tranh về cơ thể khỏe mạnh và một số biểu hiện khi ốm đau, một số nơi nguy hiểm cho bản thân và cách phòng tránh.

 2. Phát triển nhận thức:

- Trẻ biết được quá trình lớn lên của trẻ (trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, biết đi, đi học trường MN), sự chăm sóc của những người thân trong gia đình và cô giáo.

- Biết tên một số loại thức ăn, các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể.

- Phân loại 4 nhóm thực phẩm.

- Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.

- Biết về tầm quan trọng của đôi mắt.

 3. Phát triển ngôn ngữ:

- Nghe kể chuyện về tình cảm yêu thương chăm sóc của bố mẹ, cô giáo với bé, giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống, luyện tập sức khỏe: Giấc mơ kỳ lạ, Mẹ.

- Nhận biết và phân biệt chữ cái a, ă, â. Biết chơi trò chơi với chữ cái.

- Một số bài thơ về văn minh lịch sự trong giao tiếp: Là bé ngoan.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 20885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH ------------oOo----------- I. MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: - Trẻ nhận biết lợi ích của việc tập thể dục, môi trường sống trong sạch đối với sức khỏe. Biết thực hiện các bài tập đi thăng bằng trên ghế thể dục, đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát. Biết phối hợp nhịp nhàng các vận động với các giác quan. - Biết 4 nhóm thực phẩm, tác dụng của chúng đối với sức khỏe; thực hành ăn nhiều nhiều loại thức ăn khác nhau và đa dạng thức ăn; thực hành bé tập làm nội trợ. - Biết chơi một số trò chơi vận động giúp rèn luyện cơ thể. - Biết lợi ích của môi trường (không khí, cây xanh) đối với sức khỏe. - Trò chuyện qua tranh về cơ thể khỏe mạnh và một số biểu hiện khi ốm đau, một số nơi nguy hiểm cho bản thân và cách phòng tránh. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ biết được quá trình lớn lên của trẻ (trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, biết đi, đi học trường MN), sự chăm sóc của những người thân trong gia đình và cô giáo. - Biết tên một số loại thức ăn, các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể. - Phân loại 4 nhóm thực phẩm. - Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6. - Biết về tầm quan trọng của đôi mắt. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Nghe kể chuyện về tình cảm yêu thương chăm sóc của bố mẹ, cô giáo với bé, giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống, luyện tập sức khỏe: Giấc mơ kỳ lạ, Mẹ. - Nhận biết và phân biệt chữ cái a, ă, â. Biết chơi trò chơi với chữ cái. - Một số bài thơ về văn minh lịch sự trong giao tiếp: Là bé ngoan. 4. Phát triển tình cảm xã hội: - Biết về ngày 20 – 10, nhớ ơn đấng sinh thành, làm một số hành động để đền ơn cha mẹ… - Trò chơi đóng vai: Gia đình, mẹ con, cô giáo. Làm thiếp chúc mừng người thân, bạn bè trong ngày lễ, sinh nhật. - Làm trực nhật cùng các bạn. 5. Phát triển thẩm mĩ: - Vẽ các thực phẩm bé thích, cắt dán nhãng biểu tượng quá trình lớn lên của bé, những gì làm cho cơ thể khỏe mạnh. - hát: Mời bạn ăn, Em là hoa hồng nhỏ, Thật đáng chê, Mừng sinh nhật, Năm ngón tay ngoan. - Biết một số vật dụng làm đẹp và bải vệ mắt. - CSSK: Đôi mắt. - Làm thiếp tặng bạn, người thân trong dịp lễ, sinh nhật. - Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? - Nhận biết mối qua hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6. - Trò chuyện về ngày 20 – 10. LQCC: a, ă, â. Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh Phát triển ngôn ngữ. Phát triển tình cảm – xã hội. Phát triển thể chất. Phát triển thẩm mĩ. Phát triển nhận thức. Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? Dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe. Môi trường không ô nhiễm và an toàn. Chơi thân thiện với bạn bè. Sự yêu thương chăm sóc của người thân. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG: - Phân biệt lợi ích của MT sạch và MT bẩn đối với sức khỏe. - Phân biệt một số hành vi tốt và không tốt về bảo vệ môi trường: Chăm sóc cây, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, làm ô nhiễm môi trường. - Tránh một số vật dụng, một số nơi nguy hiểm. - Phân biệt 4 nhóm thực phẩm. - Biết lợi ích của việc ăn ngủ, tập thể dục hợp lí đối với sức khỏe. - Cơ thể khỏe mạnh và một số biểu hiện khi ốm đau, cách giữ gìn sức khỏe phù hợp với thời tiết. - Cách bảo vệ mắt. - Hợp tác với bạn trong mọi hoạt động. - Học hỏi và chia sẻ với người khác. - Quá trình lớn lên của bản thân. - Sự yêu thương chăm sóc nuôi dưỡng và dạy dỗ của người thân trong gia đình và trong trường MN. - Ý nghĩa ngày 20 – 10. - Tôi yêu quý và nhớ ơn mọi người, cố gắng học giỏi hơn. II. MẠNG NỘI DUNG: IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 07: Từ ngày 19/10 à 23/10/2009 Thứ Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Điểm danh 13h-13h30 Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. Trò chuyện với trẻ về lớp học, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, cô giáo và các bạn trong lớp, về ngày 20 – 10; trẻ chơi tự do. Điểm danh. Thể dục đầu giờ 13h30-14h Khởi động: trẻ đi vòng tròn kết hợp đi theo các kiểu, chạy nhẹ nhàng trở về 3 hàng dọc à thành 3 hàng ngang. Trọng động: Bài tập phát triển chung: Tập với bài “Chim câu trắng” Hồi tĩnh: Động tác hồi tĩnh theo nhạc. Hoạt động có chủ đích 14h- 14h30 Đôi mắt. Làm thiếp tặng mẹ nhân ngày 20 – 10. Bé lớn lên như thế nào? Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6. LQCC: a, ă, â. Hoạt động góc 14h30 – 15h15 Góc xây dựng: xây công viên, hàng rào, cây xanh, sân chơi. Góc phân vai: Bác sĩ, Bếp ăn dinh dưỡng, lớp học. Góc sách: Xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh về các bạn, làm Album các bạn, ghép hình các bộ phận của cơ thể, dán hình các giác quan và các đồ vật liên quan đến giác quan đó. Góc nghệ thuật: tô màu tranh các bạn, vẽ các bạn, thêm vào các bộ phận còn thiếu. Góc học tập: Tô màu, in chữ số, tô chữ chấm mờ, in, tô màu tên các bạn, tên trẻ. Góc thiên nhiên/khoa học: trẻ chăm sóc cây, gieo hạt, trẻ tập đo chiều cao, đoán giọng nói của ai? Hoạt động ngoài trời 15h15 – 15h45 Tham quan siêu thị mắt kính. - Trẻ vẽ bằng phấn các đồ dùng dùng để bảo vệ mắt. Đọc thơ: Mẹ (Đoàn Thị Lam Luyến) - chơi với cát, lá cây, phấn… . Trò chuyện về cách bảo vệ cái tai. - TC: Tìm bạn thân. Trò chuyện về cách phòng bệnh, tai nạn với trẻ. - TC: Chạy tiếp cờ. Chơi với giấy, cát, lá cây. HĐcuối ngày – Trả trẻ 15h45-16h30 - Ôn bài. - Làm quen bài mới. Làm quà tặng mẹ. GD bảo vệ môi trường. Bài hát : Năm ngón tay ngoan. Nêu gương bé ngoan cuối tuần. Thứ 2 ngày 19 tháng 10 năm 2009 Hoạt động phát triển thể chất Đôi mắt đẹp của bé I. Mục đích – yêu cầu: - Nhận biết chức năng và tầm quan trọng của đôi mắt đối với cơ thể bé. - Biết cách bảo vệ đôi mắt trước các mối nguy hiểm xung quanh: ánh nắng chói, vật nhọn, va đập.v.v… - Biết cách giữ vệ sinh đôi mắt và phát hiện, phòng ngừa một số bệnh về mắt. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ. - Phát triển khả năng tự tin thuyết trình trước lớp. - Biết sử dụng các đồ dùng bảo vệ mắt. II. Chuẩn bị: - Một số hình ảnh các tật về mắt - Một số hình ảnh đồ dùng bảo vệ mắt: kiếng mát, nón che nắng - Các hình vẽ các hành động đúng và hành động sai trong việc bảo vệ đôi mắt. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Đôi mắt nằm ở đâu? - Đàm thoại về bài hát. - Trò chơi: vẽ thêm bộ phận còn thiếu: Cô có một tờ giấy lớn, trên tờ giấy có vẽ khuôn mặt của trẻ còn thiếu một số bộ phận: tóc, tai, mắt, miệng. (Hình nào cũng thiếu mắt và một bộ phận khác) - Các con vừa vẽ thêm bộ phận nào? - Trò chuyện về đôi mắt: vị trí, chức năng, tầm quan trọng và cách giữ vệ sinh, bảo vệ đôi mắt. à Giáo dục trẻ phải biết bảo vệ mắt, luôn giữ gìn vệ sinh, rửa mắt thừơng xuyên, đeo kính chống bụi, ăn những thức ăn chứa nhiều vitamin A. * Hoạt động 2: Ai đúng, ai sai: - Trò chuyện và giới thiệu với trẻ về một số biện pháp nhằm bảo vệ đôi mắt trước: nắng, gió, ánh sáng. - Khi ra nắng phải làm gì? - Khi đi ngoài gió phải làm gì để bảo vệ mắt? - Khi thiếu ánh sáng có nên đọc sách và làm những công việc tỉ mỉ đòi hỏi phải có ánh sáng không? Vì sao? - Nếu đọc sách thiếu ánh sáng có tốt cho mắt không? - Khi xem ti vi, phải ngồi cách xa bao nhiêu để bảo vệ đôi mắt? - Trò chơi: Ai đúng, ai sai. - Cô nhận xét và công bố kết quả mỗi đội. * Hoạt động 3: Ai có kính đẹp: - Các con hãy bảo vệ mắt khi ra nắng, gió nhé! - Làm sao để bảo vệ bây giờ? - các bạn đã có kính đeo mắt chưa? - Chúng ta sẽ làm cho mình chiếc kính đeo mắt thích không? * Hoạt động 4: Tham quan siêu thi mắt kính: - Hát : “Tóm được rồi” - Cho một số trẻ lên vẽ thêm các hình còn thiếu. Trong khi các bạn vẽ, các bạn ở dưới đọc bài thơ: đôi mắt để làm gì? Trong thời gian đọc một bài thơ, các bạn ở trên phải hoàn thành khuôn mặt mà trẻ vẽ thêm. - Xem tranh cách bảo vệ mắt: khi đi nắng, gió, tiếp xúc với ánh sang. - Đeo kính mát. - Trả lời theo hiểu biết. - Không nên. Vì ảnh hưởng đến mắt…. - Không tốt. - 3m. - Chia trẻ làm hai nhóm, mỗi nhóm đứng trước vạch xuất phát. Trẻ đầu tiên của mỗi hàng sẽ chọn một bức tranh, sau đó vượt qua chướng ngại vật, đi trên băng ghế thể dục, đi hết băng ghế, chạy tới bảng, trên bảng có chia 2 phần cho 2 đội, mỗi phần có một mặt cười và một mặt khóc. Hình chỉ hành động đúng để bên mặt cười, hình chỉ hành động sai để bên mặt khóc. Sau đó chạy về đứng cuối hàng và trẻ tiếp theo thực hiện cho đến hết. - Đeo kính. - Trẻ trả lời. - Trẻ lấy tấm bìa mẫu, in hình các chiếc kính, mũ, nón trên giấy bìa để vẽ, cắt, dán tạo thành kính đeo mắt, mũ, nón che nắng. Sau đó trang trí bằng các nguyên vật liệu cho đẹp mắt. - Trẻ xem đoạn phim quảng cáo về một số siêu thị mắt kính. Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2009 Hoạt động phát triển tình cảm xã hội Làm thiếp tặng mẹ nhân ngày 20 – 10 I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết ý nghĩa ngày 20 – 10. - Biết làm thiếp tặng mẹ, trang trí theo ý thích của mình. - Biết hát và vận động một số bài hát, bài thơ về mẹ, bà, chị. - Rèn kỹ năng khéo léo, chú ý và ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ nhớ ơn ông bà, cha mẹ, những người thân xung quanh. Yêu quý bản thân, biết giữ gìn vệ sinh, an toàn cho bản thân. II. Chuẩn bị: - Giấy bìa, giấy màu,viết chì, viết màu, hoa, lá khô, hồ, kéo, dây len. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày 20 – 10: - Đàm thoại về bài hát. - Khi mẹ đi vắng con thường làm gì? - Có nhớ mẹ không? Vì sao con thấy nhớ mẹ mỗi khi mẹ vắng nhà? à Đúng vậy! Mỗi chúng ta ai cũng thấy nhớ mẹ mỗi khi mẹ đi vắng, vì ai cũng yêu mẹ của mình hết, vì mẹ là người luôn lo lắng, chăm sóc con khi con còn bé và khi lớn lên cũng thế. Mẹ rất yêu thương chúng ta. Vậy chúng ta phải làm gì để mẹ không buồn lòng? à Chúng ta phải biết vâng lời mẹ, giúp mẹ làm những việc vừa sức: nhặt rau, giữ em bé, quét nhà…nhớ chưa nào? - Con có biết hằng năm có những ngày nào dành cho mẹ, cho chị, cho bà không? - Đó là những ngày nào? - Hôm nay là ngày gì các con biết không? - Ngày 20 – 10 là ngày gì? à Đúng rồi! Hôm nay là ngày 20 – 10, là ngày phụ nữ Việt Nam đó con. Vào ngày này, mọi người ai cũng thể hiện lòng nhớ ơn của mình với mẹ, bà… những người phụ nữ đã nuôi nấng, dạy dỗ ta khôn lớn nên người. - Thế con đã chuẩn bị quà gì tặng mẹ, tặng bà chưa? - Con tặng mẹ quà gì nào? * Hoạt động 2: Món quà của bé: - Mình sẽ làm quà tặng mẹ nhân ngày 20 – 10 nhé! - Mình sẽ làm gì bây giờ? - Cô thấy mình nên làm một tấm thiệp chúc mừng sẽ rất hay và ý nghĩa nữa, chắc mẹ của chúng ta sẽ vui lắm. các con thấy thế nào? - Cô có chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu đe chúng ta làm thiệp nè. Các con hãy sử dụng những nguyên liệu này để làm, trang trí 1 tấm thiệp thật đẹp để tặng cho người phụ nữ mà con yêu quý nhất nhé! * Hoạt động 3: Những khúc nhạc yêu thương: - Nãy giờ con làm gì? - Con sẽ tặng ai nhân ngày 20 – 10 năm nay? - Nhận xét cách làm của trẻ, khuyến khích trẻ làm chưa đẹp. Nhớ khi tặng thiệp chúc mừng này thì hãy nói cho 1 câu chúc sức khỏe, và thành đạt đến người thân nhé! - Hôm nay đã là ngày 20 – 10 rồi. chúng ta cũng hát một bài thật hay dành tặng cho tất cả những người phụ nữ đã yêu thương ta và để tỏ lòng nhớ ơn của mình đến họ nhé! - Cơ thể chúng ta là do cha, mẹ cho, vậy các con phải nhớ phải biết yêu quý, trân trọng bản thân mình và quý trọng mọi người. Phải biết biết giữ gìn vệ sinh thân thể luôn sạch sẽ, không nơi chơi những nơi nguy hiểm như sông, hồ,……….. * Hoạt động 4: Vệ sinh tay. - Hát bài “Mẹ đi vắng”. - Trẻ trả lời theo suy nghĩ. - ………. - Vâng lời mẹ, giúp mẹ làm việc…. - Ngày 08 – 03 và ngày 20 – 10. - Ngày Phụ nữ Việt Nam. - trẻ trả lời. - …………. - Đồng ý! - Trẻ chia thành 2 nhóm, tự chọn nguyên liệu và trang trí một tấm thiệp chúc mừng. Hướng dẫn trẻ viết câu chúc mừng nhân ngày 20 – 10. - Hoạt động trong 10 phút. - Làm thiệp. - Trẻ trả lời theo suy nghĩ. - Cùng hát bài: Cho con. - Ra ngoài thực hành rửa tay. Đánh giá cuối ngày: Thứ 4 ngày 21 tháng 10 năm 2009 Hoạt động phát triển nhận thức Bé lớn lên như thế nào? I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết được quá trình lớn lên của bé. - Biết được sự yêu thương, chăm sóc của người thân, cô giáo đối với trẻ. - Biết được một số điều kiện cần thiết để bé lớn lên: Thực phẩm, môi trường trong lành, sạch sẽ, tập thể thao rèn luyện sức khỏe. - Phát triển tình cảm yêu thương, quý trọng người thân, cô giáo, bạn bè. - Phát triển óc quan sát, tư duy: chú ý và ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, ăn uống đều độ, kết hợp rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường; yêu quý người thân, cô giáo. II. Chuẩn bị: - Tranh quá trình lớn lên của trẻ, tranh ảnh, đồ chơi rau củ quả...(4 nhóm thực phẩm). III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Quá trình lớn lên của bé (tình thương cúa người thân, quá trình lớn lên) - Vì sao chúng ta phải ăn uống? --> Đúng rồi! Chúng ta phải ăn đầy đủ thức ăn thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh được. Thế em bé khi chưa thể ăn thức ăn thì bé đã ăn gì cho mau lớn? - Tóm lời trẻ. - Thế ngoài ăn uống con có biết con lớn lên như thế nào không? - Yêu cầu trẻ sắp xếp quá trình lớn lên của bé. - Nhận xét cách sắp xếp của trẻ. - Cùng trò chuyện quá trình lứn lên của bé. (Xem trên máy: quá trình lớn lên của bé). * Hoạt động 2: Những thực phẩm dành cho bé(4 nhóm thực phẩm, môi trường) - Chúng ta cần ăn những loại thức ăn nào để giúp cơ thể có thể lớn lên một cách khỏe mạnh? - Có mấy nhóm thực phẩm? Nhóm gì? - Giới thiệu với bé về tháp dinh dưỡng dành cho một người. - Ngoài ăn uống đủ chất, cơ thể chúng ta cần gì nữa? - Nước là không thể thiếu cho cơ thể chúng ta, nó rất quan trọng vì khong có nước thì các hoạt động: tiêu hóa, bài tiết, hô hấp không thể diễn ra, mất nước sẽ làm cho cơ thể chúng ta bị khô. - Vậy thế các bạn phải biết uống đủ nước cho cơ thể nhé! - Việc ăn uống đầy đủ còn phải kết hợp nghỉ ngơi hợp lí và rèn luyện cơ thể với một số bài tập thể dục, môi trường hoạt động, sinh sống phải trong lành, sạch sẽ nữa. - TC: “Thực phẩm của bé”. - Kiểm tra kết quả. * Hoạt động 3: Bé làm nội trợ: - Mang thực phẩm vào góc chế biến bữa ăn dinh dưỡng. - Hát bài: “Mời bạn ăn”. - Cùng cô trò chuyện về bài hát. Trẻ chia thành 3 nhóm. Sắp xếp quá trình lớn lên của bé: Bào thai --> sơ sinh --> biết ngồi --> biết đi --> đi học ở trường MN. - Trẻ kể những loại thức ăn mà trẻ thường ăn ở nhà. - 4 nhóm thực phẩm....... - trẻ nhận xét tháp dinh dưỡng. - Uống nước, tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lí, sống trong môi trong lành... - Trẻ chia thành 3 nhóm, lựa chọn thực phẩm cần thiết cho cơ thể. Mỗi nhóm phải chọn đủ 4 nhóm thực phẩm. đội nào nhanh và đúng là thắng cuộc. Đánh giá kết quả: Thứ 5 ngày 22 tháng 10 năm 2009 Hoạt động Làm quen với toán Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6. I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6. - Biết thêm bớt tạo nhóm có số lượng bằng nhau. - Rèn kỹ năng ghép đôi tương ứng, tạo số lượng bằng nhau. - Phát triển tư duy: chú ý và ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể, rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - Đồ dụng của cô và trẻ: 6 bạn trai, 6 mũ. - đồ dùng đồ chơi, nhóm thực phẩm. - Tranh có từ chứa chữ cái o, ô, ơ. - Chữ số từ 1 --> 6. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Bé làm nội trợ: - Đàm thoại về bài hát. - Tại sao chúng ta phải ăn? - Để cơ thể ta luôn khỏe mạnh, mau lớn, ít bệnh tật thì mình phải ăn như thế nào? --> Tóm lại và giáo dục trẻ ăn uống đủ chất, thường xuyên tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lí, vệ sinh thân thể. - Để xem mỗi bạn của lớp chúng ta có phải là 1 chuyên gia về dinh dưỡng không nhé! - Bây giờ hãy giúp cô đi chợ mua thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình. - Quan sát khi trẻ chơi. - Kiểm tra, nhận xét kết quả. * Hoạt động 2: Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6: - Bạn nào cũng là người nội trợ giỏi trong hội thi “Bé làm nội trợ”, nên bạn nào cũng có quà. - Yêu cầu trẻ xếp nhóm bạn trai ra thành 1 hàng ngang từ trái sang phải. - Xếp 5 nón tương úng 1 bạn trai – 1 nón. - Hỏi sự khác nhau về số lượng 2 nhóm. - Đếm lại số lượng 2 nhóm. - Yêu cầu trẻ thêm vào để số lượng 2 nhóm nhiều bằng nhau. - Nhấn mạnh cho trẻ biết: “5 thêm 1 là 6”. - Tiến hành thêm bớt tạo sự bằng nhau về số lượng trong phạm vi 6. * Hoạt động 3: Chữ số thông minh: - TC: “Tìm đúng nhà”. - Nhận xét sau mỗi lần chơi. * Hoạt động 4: Bé vào góc sử dụng vở Toán. - Hát “Mời bạn ăn” - Trẻ chia thánh 3 nhóm. Mỗi nhóm nhận 1 giỏ đi chợ. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là phải mua đủ 4 nhóm thực phẩm, mỗi loại thực phẩm có số lượng theo yêu cầu của cô: + Đội 1: Mua số lượng 4; + Đội 2: -----------------5; + Đội 3: -----------------6. đội nào nhanh và đúng là thắng cuộc và sẽ là “Người nội trợ giỏi”. - Trẻ hát “Bạn có biết tên tôi” lấy đồ dùng. - Trẻ xếp theo yêu cầu của cô. - Trẻ trả lời theo sự nhận biết của mình. - Tiến hành thêm bớt tạo sự bằng nhau. - Mỗi trẻ có 1 chữ số (1,2,3). 3 ngôi nhà mang 3 loại thực phẩm khác nhau với số lượng: 3 cà rốt, 4 cá, 5 hộp sữa. trẻ sẽ tìm về ngôi nhà sao cho có số lượng 6. - Trẻ chơi 3 lần. Đánh giá cuối ngày: Thứ 6 ngày 23 tháng 10 năm 2009 Hoạt động phát triển ngôn ngữ Làm quen chữ cái: A, Ă,  I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ nhận biết, phát âm đúng chữ cái a, ă, â. - Nhận biết chữ cái trong từ chỉ tên gọi thực phẩm, các bộ phận trên cơ thể, trong bài thơ... - Tạo tranh hoàn chỉnh theo chữ cái tương ứng (quá trình lớn lên của trẻ). - Rèn kỹ năng nhận biết chữ cái, tìm chữ cái trong từ trọn vẹn. - Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc. - Giáo dục trẻ biết phối hợp bạn bè khi chơi. II. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử LQCC a, ă, â. - Tranh bài thơ để trẻ tìm chữ cái a, ă, â. - Tranh rời có mang chữ cái để trẻ ghép hình. - Tranh lôtô về thực phẩm, các bộ phận trên cơ thể có chứa từ. - Đất nặn, bảng con, giấy màu, hồ dán, ... III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Làm qen chữ cái a, ă, â: - Đàm thoại về bài hát. - Trên cơ thể các con con những bộ phận nào? - Làm gì để cơ thể khỏe mạnh? --> Để xem những bạn nhỏ đã làm gì để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé! + LQCC: “A”. - Xem tranh rửa tay. Đọc từ “Rửa tay”. - Nhận biết cấu tạo của từ bằng cách ghép các chữ cái lại. - Làm quen chữ cái a. - Nhận biết cấu tạo chữ cái a. - Nhận biết nhiều kiểu chữ cái a khác nhau. + LQCC: “Ă”. - Xem tranh lau mặt. Đọc từ “Lau mặt”. - Nhận biết cấu tạo của từ bằng cách ghép các chữ cái lại. - Làm quen chữ cái ă. - Nhận biết cấu tạo chữ cái ă. - Nhận biết nhiều kiểu chữ cái ă khác nhau + LQCC: “”. (tương tự như lqcc a, ă). - Xem tranh tập thể thao. Đọc từ “Tập thể thao”. * So sánh: (điểm giống và khác nhau của các chữ cái: a – ă; ă – â). * Hoạt động 2: Bé tập quan sát: - TC: “Đoán chữ cái qua tranh”. Mỗi lần đoán đúng được tặng một tranh rời. - “Bé ôn chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â”. - Bao quát khi trẻ chơi. - Kiểm tra sau khi trẻ tìm xong và nhận xét kết quả. * Hoạt động 3: Nhà sáng tạo: trẻ tạo ra chữ cái a, ă, â bằng nhiều cách: viết, in, tô màu, xếp hột hạt.... - Trẻ hát bài: “Tóm được rồi” - Trẻ kể theo hiểu biết. - Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay, ăn uống đều độ.... - Trẻ đến máy tính để xem cùng cô. - Trẻ đọc từ và nhận biết chữ cái. - Trẻ làm quen chữ cái ă. - Làm quen chữ cái â. - Nhận ra điểm giống và khác nhau cúa các chữ cái. - Trẻ xem tranh: bé ăn, tập thể dục, rửa mặt, lau nhà, quét nhà... và đoán chữ cái có trong từ, sau đó kiểm tra lại bằng cách xem từ chỉ tên gọi của tranh. (Trên máy). Sau khi chơi xong trẻ mang tranh rời nhận được ghép lại thành 1 bức tranh: quá trình lớn lên của trẻ (tương ứng từng chữ cái có trong tranh). - Chia thành 2 đội. Mỗi đội có 1 bài thơ. Trẻ đọc thơ. Sau đó thi đua nhau tìm chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â có trong bài. Đội nào tìm được nhiều chữ cái hơn trong thời gian quy định là thắng cuộc. - Vào góc. Đánh giá cuối ngày: PHẦN KÝ DUYỆT TUẦN 07

File đính kèm:

  • docCD ban than tuan 3.doc
Giáo án liên quan