Giáo án Chủ đề nhánh: Cơ thể bé kế hoạch ngày

I.Mục đích, yêu cầu:

 - Kiến thức: Nhằm phát triển cơ tay cho trẻ

 - Kỹ năng: Trẻ biết đập và bắt bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng.

 - Thái độ: Trẻ hứng thú khi luyện tập

 - Giáo dục: Trẻ thường xuyên luyện tập cho cơ thể khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sân rộng bằng phẳng, sạch sẽ

- Học sinh: Mỗi trẻ 1 quả bóng

III. Hướng dẫn:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề nhánh: Cơ thể bé kế hoạch ngày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/9/2011 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 26/9/2011 CHỦ ĐỀ BẢN THÂN:KẾ HOẠCH TUẦN 5 CHỦ ĐỀ NHÁNH: CƠ THỂ BÉ KẾ HOẠCH NGÀY Tiết 1: LVPTTC: Tên bài vận động: Đập bắt bóng I.Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức: Nhằm phát triển cơ tay cho trẻ - Kỹ năng: Trẻ biết đập và bắt bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng. - Thái độ: Trẻ hứng thú khi luyện tập - Giáo dục: Trẻ thường xuyên luyện tập cho cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Sân rộng bằng phẳng, sạch sẽ Học sinh: Mỗi trẻ 1 quả bóng III. Hướng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Khởi động: Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Một đoàn tàu”, tàu chạy chậm, chạy nhanh, tàu lên dốc, tàu xuống dốc, tàu vào đường cua GV hướng dẫn trẻ đi các kiểu đi, xếp đội hình thành vòng tròn. 2. Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập bài thể dục nhịp điệu “ Ồ sao bé không lắc” 3 lần. b. Vận động cơ bản: Giáo viên giới thiệu bài vận động “ Đập bắt bóng” - Giáo viên tập mẫu lần 1: Tập liên hoàn động tác - Giáo viên tập mẫu lần 2: Vừa tập vừa phân tích động tác - Cô cho 2 cháu lên tập mẫu - Cô cho cả lớp cùng tập, cô quan sát khuyến khích trẻ tập “Đập bắt bóng” đúng, không làm rơi bóng - Cô cho từng cặp thi đua nhau đập bắt bóng không làm rơi bóng, cô nhắc nhở các cháu khi tập không tranh giành bóng của bạn. * Củng cố: Cho 2 cháu tập lại cho cả lớp quan sát * Giáo dục: Hàng ngày các cháu tập “Đập bắt bóng” giúp đôi tay khỏe mạnh, khéo lẽo. Ngoài ra đập và bắt bóng còn giúp phát triển cơ tay. c. Trò chơi vận động: - Giáo viên giới thiệu trò chơi: “Nu na nu nống” - Giáo phổ biến luật chơi và hướng dẫn cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi vui vẻ * Củng cố: Hỏi trẻ nhắc lại tên trò chơi * Giáo dục trẻ khi chơi đoàn kết, trẻ yêu thích trò chơi 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng rồi ra chơi - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát - 2 Trẻ thực hiện - Trẻ cả lớp thực hiên - Lần lượt 2 Trẻ tập thi đua - 2 cháu thực hiện lại bài tập - Trẻ lắng nghe và trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện trò chơi - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện Phát triển ngôn ngữ: Thơ: Ước mơ của tý I. Yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Trẻ biết phải ăn uống đầy đủ chất và năng tập luyện thể dục để choc ơ thể khỏe mạnh, thông minh, học giỏi để đạt được những ước mơ mình mong muốn. - Trẻ biết thể hiện ngữ điệu, điệu bộ của nhân vật trong bài thơ - Trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. - Rèn sự tự tin mạnh dạn của trẻ - Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ chất và chăm tập thể dục II. Chuẩn bị: Giáo viên: Thuộc bài thơ, tranh minh họa nội dung thơ, mô hình ngã tư đường phố Học sinh: Ghế ngồi, quần áo, mũ cảnh sát giao thông III. Hoạt động học: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định: - Giáo viên nhịp cho trẻ hát bài “ 5 ngón tay ngoan” - Đàm thoại theo nội dung bài hát; Bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể chúng ta? - Chúng ta có mấy bàn tay? - Mỗi bàn tay có mấy ngón? - Các cháu ạ bài hát “5 ngón tay ngoan” là nói về đôi bàn tay của các cháu mỗi bàn tay đều có 5 ngón tay, bàn tay đã giúp chúng ta làm mọi việc, biết vệ sinh sạch sẽ, biết múa hát cho ông bà bố mẹ vui 2. Dạy bài thơ: - Giáo viên giới thiệu bài thơ “ Ước mơ của Tý” - Giáo viên đọc bài thơ lần 1 - Cô vừa đọc cho các cháu nghe bài thơ gì? - Các cháu ạ bạn Tý trong bài thơ bạn ấy học rất giỏi, bạn Tý đang khoe với mẹ sau này lớn sẽ đi làm cảnh sát để đứng gác ở ngã tư đường để giúp mọi người qua đường an toàn. Trong bài thơ có từ cười “ha ha” tức là cười rất to sảng khoái phấn khởi vui sướng - Giáo viên đọc thơ lần 2: Bạn Tý có ước mơ lớn lên sẽ làm gì? - Dạy trẻ đọc thơ cùng cô 3 lần - Các cháu vừa đọc bài thơ nói về ước mơ của ai ? - Cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân đọc - Bạn Tý muốn làm cảnh sát để làm gi? - Khi có tín hiệu đèn đỏ chúng ta phải làm gì? - Khi được mẹ khen tý cười thế nào? - Muốn làm chú cảnh sát các cháu phải làm gì? * Các cháu vừa đọc bài thơ gì? * Giáo dục trẻ muốn làm chú cảnh sát các cháu phải chăm ngoan, học giỏi, năng tập thể dục, vệ sinh cơ thể tay, chân sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất, cơ thể khỏe mạnh, học giỏi mới đi làm chú cảnh sát. 3. Trò chơi: Em đi qua ngã tư đường phố Giáo viên phổ biến luật chơi và hướng dẫn cách chơi; Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi Củng cố: Hỏi trẻ tên trò chơi, giáo dục trẻ qua trò chơi. - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ đọc thơ 3 lần - Trẻ trả lời - Trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện trò chơi - Trẻ trả lời

File đính kèm:

  • docThe duc day thay khoi truong.doc