Giáo án Chủ đề nhánh: Cơ thể của bé
• Đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp
• Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường “Bản thân”
• Điểm danh
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề nhánh: Cơ thể của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 5
Chủ đề nhánh:
CƠ THỂ CỦA BÉ
Từ 23 /09/2013 đến 27/09/2013
Thứ
HĐ
Thứ hai
23/09/2013
Thứ ba
24/09/2013
Thứ tư
25/09/2013
Thứ năm
26/09/2013
Thứ sáu
27/09/2013
SÁNG
Đón trẻ
Điểm danh
Đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp
Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường “Bản thân”
Điểm danh
Thể dục sáng
Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi
| Hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o…o”
Trọng động:
| Tay – vai 2: Đưa tay ra phía trước, đưa lên cao.
| Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên, chân phải thẳng.
| Bụng – lườn 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên.
| Bật 2: Bật tách, khép chân.
Hồi tỉnh
| Trò chơi “Uống nước”
Hoạt động học
PTTC
VĐCB: Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục
TCVĐ: Thi đi nhanh
PTNN
Thơ “Thỏ Bông bị ốm”
PTTM
Trọng tâm:
Dạy hát “Tay thơm tay ngoan”
Kết hợp:
Nghe hát “Năm ngón tay ngoan”
TC ÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
PTNT
Luyện tập nhận biết số lượng 3, nhận biết số 3. Luyện tập so sánh chiều rộng.
PT TC – XH
Bé biết làm gì giỏi?
Hoạt động ngoài trời
Quan sát tranh chủ đề
TT: Thơ “Thỏ Bông bị ốm”
TC: Thi hái củ cà rốt
Quan sát tranh chủ đề
TT:: Dạy hát “tay thơm tay ngoan”
TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Quan sát tranh chủ đề
TT: Luyện tập nhận biết số lượng 3, nhận biết số 3. Luyện tập so sánh chiều rộng.
TC: Bắt chước tạo dáng
Quan sát tranh chủ đề
TT: Bé biết làm gì giỏi?
TC: Tìm bạn thân
Quan sát tranh chủ đề
TT: Đi bằng mép bàn chân trong đường hẹp
TC: Bắt chước tạo dáng
Làm quen Tiếng Việt
- Ngón tay
- Bàn tay
- Cánh tay
- Bàn chân
- Đôi Giầy/ đôi dép
- Đôi tất (vớ)
- Vui /cười
- Buồn bã/ Khóc
- Cái nón
- Quần áo
- Váy
Ôn tập các từ trong tuần
Hoạt động góc
Góc học tập: Xem tranh, xếp hột hạt, ghép tranh, chơi các trò chơi dân gian theo chủ đề.
Góc phân vai: Trẻ đóng vai người bán hàng, cha mẹ mua thức ăn cho con. Tổ chức sinh nhật cho bạn. Đóng vai người đi siêu thị mua đồ dùng cá nhân…
Góc xây dựng: Xây dựng gian hàng bán thức ăn, bán đồ dùng cá nhân.
Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé dán, xem tranh, hát những bài hát theo chủ đề.
Góc thiên nhiên: Chơi làm vệ sinh nơi ở
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Đón trẻ
Điểm danh
Đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp
Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường “Bản thân”
Điểm danh
Hoạt động học
PTTC
Củng cố
VĐCB: Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục
TCVĐ: Thi đi nhanh
PTNN
Truyện “Gấu con bị đau răng”
PTTM
Vẽ bàn tay
(mẫu)
Nghỉ
Hoạt động chơi
- Cho trẻ chơi các trò chơi “Bạn đang nói về ai?”
- Hoạt động góc theo ý thích.
An Hảo, ngày tháng năm 2013
Duyệt GVCN
Trần Thị Phương Diễm
Thứ hai, ngày 23 tháng 09 năm 2013
HỌP MẶT ĐÓN TRẺ
Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi.
Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề bản thân.
Điểm danh.
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN:
Đi học đúng giờ
Giờ học tập trung chú ý.
Giúp cô làm những việc nhỏ.
* Cô chuẩn bị các hoạt động trong ngày.
THỂ DỤC SÁNG
Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi.
Hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o…”
TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi.
TH: Bước chân trái lên phía trước, chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái giả làm tiếng gà gáy ò ó o. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về TTCB. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên.
Trọng động:
- Tay vai 2 : Tay đưa ra phía trướ, đưa lên cao..
CB: Đứng thẳng, khép chân, 2 tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
+ Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía trước (như nhịp 1).
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8: thực hiện như trên, chân phải bước sang bên.
. - Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên
CB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng, tay đưa ngang (lòng bàn tay sấp)
+ Nhịp 2: Khuỵu gối trái, chân phải thẳng, 2 tay đưa trước (lòng bàn tay sấp)
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8: Đổi bên và thực hiện như trên.
- Bụng – lườn 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên..
CB: Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người.
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước rộng, 2 tay đưa lên cao.
+ Nhịp 2: Nghiêng người sang bên trái
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8: thực hiện như trên.
- Bật 2: Bật tách khép chân
CB: Đứng khép chân, tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bật 2 chân sang ngang, 2 tay đưa ngang.
+ Nhịp 2: Bật 2 chân khép, 2 tay thả xuôi người.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Như nhịp 2
Nhịp 5,6,7,8: thực hiện như trên.
3. Hồi tỉnh:
* Cho trẻ chơi trò chơi “Uống nước” vài lần.
HOẠT ĐỘNG HỌC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI:
VĐCB: ĐI BƯỚC DỒN NGANG TRÊN GHẾ THỂ DỤC
TCVĐ: THI ĐI NHANH
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ hiểu cách bước trên ghế, trẻ biết bước dồn ngang đúng tư thế theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ biết thực hiện lần lượt và đứng về cuối hàng sau khi thực hiện.
- Các trẻ rèn được sức khỏe và sự nhanh nhẹn, khóe léo của tay và chân.
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi và chơi đúng theo yêu cầu của cô.
- Giáo dục trẻ có tính kỹ luật trật tự trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Sân rộng bằng phẳng.
- Trống lắc, nhạc: Nắng sớm, thật đáng yêu, mừng sinh nhật.
- Truyện “ Không nghe lời dặn”.
- Rối minh họa cho câu chuyện .
- Trò chơi: 4 sợi dây dài khoảng 0,5m, vẽ hai đường thẳng song song dài 3m, rộng 0,25m. Hai khối hộp nhỏ.
III. Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Ổn định – khởi động:
- Cô cho trẻ hát bài “Cái mũi”
- Các con vừa hát bài hát rất hay, hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện nói về cô bé Li Li nhé các con!
- Mẹ Li Li bị ốm nặng phải nằm ở nhà liền gọi Li Li đến và bảo: Hôm nay con chịu khó đi hái nấm nhé! Nhưng con phải cẩn thận kẻo gặp Chó Sói đấy! Chó Sói có……….Chưa nghe mẹ nói hết câu, Li Li nhanh nhảu đáp: Mẹ cứ yên tâm! Con biết mặt Chó Sói rồi mà!Nói rồi, Li Li chào mẹ rồi chạy vào rừng. Li Li gặp một con vật có bộ lông màu xám. Con vật cất giọng ôn tồn:Chào cháu ! Bác có quà cho cháu, lại đây với bác nào!Li Li nghe nói được cho quà thì thích lắm liền tiến lại gần. Chợt cô Thỏ Nâu đi ngang qua thấy vậy liền gọi to: Bạn ơi! Chó Sói đấy! Chạy mau! Li Li hốt hoảng chạy thục mạng. Ngoảnh lại đằng sau, Li Li thấy Chó Sói đang đuổi theo
- Các con ơi! Các con có muốn cứu bạn Li Li không?
- Vậy chúng ta cùng tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh rồi đến cứu bạn nhé các con!
+ HH 2: “Thổi bóng bay”
2. Hoạt động 2: Trọng động.
A. Bài tập phát triển chung.
- Tay vai 2 : Tay đưa ra phía trướ, đưa lên cao..
. - Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên
- Bụng – lườn 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên..
- Bật 2: Bật tách khép chân
B. VĐCB:
- Các con ơi! Để cứu được bạn Li Li chúng ta phải đi cẩn thận qua chiếc cầu rất dài, do đó chúng ta phải “Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục” Bây giờ các con xem cô đi trước nhé!
- Làm mẫu lần 1( không phân tích)
- Làm mẫu lần 2: Giải thích:
+ TH: Trẻ đứng ở một đầu ghế, mắt nhìn đầu ghế kia, tay chống hông, chân phải bước ngang lên trước một bước nhỏ, thu chân trái sát mép chân phải, tiếp tục bước chân phải lên trước và thực hiện tiếp như trên. Nếu bước chân trái trước thì thu chân phải sát mép chân trái
- Ai cho cô biết cô vừa làm gì nào?
- Chọn 2 cháu khá thực hiện thử
- Lần 1 cho cả lớp thực hiện (cô chú ý theo dỏi sửa sai cho trẻ để thực hiện bài tập chính xác hơn)
- Lần 2 thi đua: Cô chia lớp ra làm 2 đội, mỗi đội 5 bạn, đội nào thực hiện nhanh hơn đội đó sẽ thắng
C. TCVĐ: “Thi đi nhanh”
- Cách chơi: - Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 sợi dây.
+ Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc ở một đầu đường thẳng, đầu kia đặt khối hộp nhỏ. Buộc 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dây. Lần lượt cho 2 trẻ đứng đầu hàng xỏ chân vào dây. 2 trẻ đầu tiên xuất phát cùng một lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm sợi dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị giẫm vạch là thắng cuộc.
Lưu ý: Chỉ cần lần đầu xuất phát cùng nhau, trẻ số 1 về hàng trước thì trẻ số 2 tiếp tục đi lên. Cô giáo khuyến khích các nhóm đi nhanh và chạy nhanh.
* GDTT: tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều rất quan trọng. Mắt để nhìn, tay để nghe, mũi để thở và ngửi, tay để cầm nắm… Vậy các con cần phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể của mình nhé!
3. Hoạt động 3: Hồi tỉnh:
- Trò chơi “ Uống nước”.
(Cho trẻ chơi vài lần)
* Nhận xét cắm hoa
- Cả lớp hát
- Trẻ ngồi 4 hàng ngang
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- Dạ muốn
- Di chuyển vòng tròn
- Đứng 4 hàng ngang
- 2 lần x 8 nhịp
- 4 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 hàng ngang đối diện
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát bạn làm mẫu
- Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thi đua
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
- Trẻ cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Mục đích yêu cầu:
Dạy trẻ thuộc thơ, đọc thơ diễn cảm, nhớ tên nhân vật trong bài thơ, thể hiện tình cảm khi đọc thơ: lúc rên rỉ, lúc kêu la, lúc hoảng hốt…
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn cho trẻ nói cả câu.
Giáo dục trẻ biết ăn chín, uống sôi, giữ gìn sức khỏe.
II. Chuẩn bị:
- Rối chú thỏ bông
- Tranh bài thơ Thỏ Bông bị ốm trên máy vi tính.
- Trống lắc
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát
- Cho cả lớp nghe hát “thật đáng yêu”
- Trò chuyện với trẻ về cách ăn chín, uống sôi.
- Giới thiệu bài thơ “Thỏ bông bị ốm” của tác giả Phạm Hổ.
2. Hoạt động 2: Bé đọc thơ!
- Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm.
- Cô đọc lần 2: Kết hợp trên máy vi tính + Giảng nội dung
+ Giảng nội dung: Bài thơ kể về bạn Thỏ Bông bị bệnh, luôn miệng kêu la. Thỏ mẹ đã đưa Thỏ Bông đến bệnh viện khám. Và nguyên nhân là vì Thỏ Bông ăn quả sống, uống nước không nấu nên Thỏ Bông bị đau bụng.
Cả lớp đọc thơ.
Từng tổ đọc thơ.
Nhóm đọc thơ.
Cá nhân đọc thơ.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Thi hái củ cà rốt”
- Cô cho 2 đội chơi, mỗi đội 4 bạn, hai đội thi nhau làm những chú Thỏ bật qua các vòng , lên hái những củ cà rốt mang về cho đội của mình,Trong vòng 1 bài hát, đội nào mang về nhiều củ cà rốt nhất là đội chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi và phân thắng thua.
* Nhận xét - cắm hoa
- Lớp hát.
Cả lớp đọc thơ.
Từng tổ đọc thơ.
Nhóm đọc thơ.
Cá nhân đọc thơ.
* Trẻ cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
ĐỀ TÀI
CÁNH TAY
BÀN TAY
NGÓN TAY
BAO TAY/GĂNG TAY
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nghe, hiểu và nói được các từ: cánh tay, bàn tay, ngón tay.
- Trẻ biết trả lời và đặt câu hỏi: Tay đâu? Tay dùng để làm gì? Đây là gì?
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn các đôi bàn tay sạch sẽ, không chơi đất cát.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh về các công việc làm bằng đôi bàn tay như rửa chén, lặt rau, viết bài…
Trống lắc, đàn, bảng nỉ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu.
* Cô tập trung trẻ lại gần cô. Cô cho cả lớp đọc thơ “tay ngoan”.
- Các con vừa đọc bài thơ có tên là gì?
2. Hoạt động 2: Truyền thụ.
+ Cho trẻ làm quen với từ “cánh tay”, “bàn tay”, “ngón tay”..
- Cô nói “Tay đâu? Tay đâu?”
- Cô nói “cánh tay” (3 lần). Cho các cháu lặp lại theo cô “cánh tay” (3 lần).
Cả lớp lặp lại (3 lần).
Nhóm
Tổ
- Cô chỉ vào bàn tay và nói cho trẻ biết “đây là bàn tay”, cho trẻ nói theo cô “bàn tay” (3 lần). Cho các cháu lặp lại theo cô “bàn tay” (3 lần).
Cả lớp lặp lại (3 lần).
Nhóm
Tổ
- Cô chỉ vào bàn tay và nói cho trẻ biết “một bàn tay có 5 ngón tay, đây là các ngón tay”, cho trẻ nói theo cô “ngón tay” (3 lần). Cho các cháu lặp lại theo cô “ngón tay” (3 lần).
Cả lớp lặp lại (3 lần).
Nhóm
Tổ
- Cô hỏi trẻ để trẻ trả lời.
+ Cơ thể người có bao nhiêu cánh tay?
+ Có bao nhiêu bàn tay?
+ Trên mỗi bàn tay có bao nhiêu ngón tay?
- Cô cho trẻ xem một số tranh về các hành động của mọi người khi viết bài, rửa chén bát, cầm micro… và nói cho các cháu nghe cho các cháu nói theo.
+ Ví dụ: Tay dùng để cầm bút.
Tay dùng để cầm thức ăn
Tay dùng để …
Cho cả lớp nói theo cô.
- Sau đó cô hỏi các cháu : “Tay dùng để làm gì?”.
- Muốn bảo vệ tay chúng ta phải làm gì?
- Cô nói câu dài cho trẻ nói theo “Mang bao tay để bảo vệ tay”.
- Cô cho trẻ xem tranh một số hành động không được làm như chơi đất cát, móng tay dài, lấy tay chạm vào nước nóng, điện…
- Trẻ đọc thơ.
- Tay ngoan.
- Trẻ giơ tay lên và nói “Tay đây! Tay đây!”
Cả lớp lặp lại (3 lần).
Nhóm
Tổ
Cả lớp lặp lại (3 lần).
Nhóm
Tổ
Cả lớp lặp lại (3 lần).
Nhóm
Tổ
- Cơ thể người có 2 cánh tay.
- Có 2 bàn tay.
- Trên mỗi bàn tay có 5 ngón tay.
- Trẻ trả lời.
- Giữ đôi tay luôn sạch, không chơi cát, mang bao tay…
- Trẻ trả lời.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ chơi tự nguyện hứng thú, chơi theo ý thích của mình, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Trẻ hiểu nội dung các góc chơi, chơi đúng chủ đề “bản thân”.
- Thông qua vai chơi trẻ biết được một số ứng xử phù hợp, vị trí của trẻ với bạn bè. Bảo vệ cơ thể.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi, không nói chuyện ồn ào, không tranh giành đồ chơi với nhau. Chơi xong trẻ biết cất dọn đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Nghệ thuật: giấy, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn viết chì, viết màu và các vật liệu tự nhiên cho trẻ tạo hình, nhạc cụ cho trẻ hát múa về các bài hát.
- Phân vai: đồ dùng nấu ăn, đồ dùng gia đình, đồ dùng cà nhân…
- Xây dựng: Hàng rào, gạch, nhà, cổng, cây xanh, bàn ghế
- Học tập: Tập tô, tranh đôminô, tranh ghép hình, bảng thun học toán, viết chì, gom…
- Góc thiên nhiên: Cây xanh, nước tưới, bình tưới, sọt rác, chổi..
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu.
- Lớp hát “Tay thơm tay ngoan”.
- Các con nhìn xem! Hôm nay lớp chúng mình có them một bạn mới vào học chung với các con. Bây giờ các con hãy lắng nghe bạn ấy giới thiệu về mình nha!
- Rối: Chào các bạn! Mình tên là bé Na, mình rất vui, hôm nay được chơi chung với mọi người. Mình rất thích vui chơi kết bạn. Ước mơ sau này mình sẽ trở thành cô giáo, vừa rồi mình có nghe các bạn hát một bài hát thật hay. Bài hát có tên là gì thế các bạn?
- Tay là một bộ phận trên cơ thể chúng ta. Vậy ngoài tay ra thì trên cơ thể chúng ta còn có những bộ phận nào nữa?
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ chúng?
- Các bạn thật là giỏi, mình sẽ nhờ cô cho các bạn chơi thật nhiều trò chơi vui nhé!
- Cô: Đã đến giờ vui chơi, các con nghe cô giới thiệu các trò chơi ở các góc nhé!
2. Hoạt động 2: Cô giới thiệu các góc chơi.
* Góc phân vai: Các con chơi phòng mạch của bác sĩ, bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, ra toa thuốc. Đóng vai y tá lấy thuốc, phát thuốc cho bệnh nhân. Chơi đóng vai cha mẹ đưa con đi khám bệnh, chơi nấu ăn, dọn buổi tiệc mừng sinh nhật cho con.
* Góc xây dựng: C/c sẽ xây dựng ngôi nhà của bé, có hàng rào, cây xanh, có lối đi vào cổng, có đồ dùng phục vụ sinh hoạt gia đình.
* Góc nghệ thuật: Các con nặn búp bê, chân dung bạn trai, bạn gái mà con thích. Trang trí bánh sinh nhật, hát những bài hát về chủ đề.
* Góc học tập: Các con chơi lô tô, đôminô về chủ đề. Xem tranh, ảnh, đọc kể những câu chuyện như cậu bé mũi dài, gấu con bị đau răng…
* Góc thiên nhiên: Các con sẽ tưới nước cho cây, nhặt lá vàng, bắt sâu…
- Cô nhắc trẻ chơi ngoan, không giành đồ chơi, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng.
* Quá trình chơi.
- Cô cho các cháu đọc thơ “đồ chơi của lớp” về góc chơi và phân công công việc.
- Cô lắc trống cho các cháu bắt đầu chơi và cùng tham gia chơi với các cháu.
{ Tích hợp trò chơi dân gian: Trong khi các cháu chơi ở các góc thì cô cho 5 trẻ chơi “Trời mưa”.
- Luật chơi: Ai không tìm được gốc cây sẽ bị loại.
- Cách chơi: Cô xếp 4 cái ghế thành hình vòng cung. Khi có hiệu lệnh “trời mưa”, mỗi trẻ phải trốn vào 1 gốc cây (là 1 cái ghế). Trẻ vừa đi vừa hát, khi cô giáo ra hiệu lệnh “trời mưa” và gõ trống dồn dập, trẻ phải chạy nhanh để tìm cho mình “1 gốc cây” trú mưa (ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không tìm được “gốc cây” sẽ bị loại.
* Nhận xét góc chơi.
- Cô đến từng góc chơi quan sát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Hết giờ, cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ chơi ngoan cắm hoa.
- Trẻ cất đồ chơi.
- Chủ đề bản thân.
- Trẻ trả lời.
- Bài hát “Tay thơm tay ngoan”.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ vui chơi.
- Trẻ vui chơi.
- Trẻ cắm hoa.
-------------------------------------------------------------
CHIỀU
ĐÓN TRẺ
HOẠT ĐỘNG HỌC
CỦNG CỐ
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI:
VĐCB: ĐI BƯỚC DỒN NGANG TRÊN GHẾ THỂ DỤC
TCVĐ: THI ĐI NHANH
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn luyện cho trẻ cách bước dồn ngang trên ghế, trẻ biết bước dồn ngang đúng tư thế theo sự hướng dẫn của cô. Trẻ biết thực hiện lần lượt và đứng về cuối hàng sau khi thực hiện.
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo của tay và chân, rèn khả năng giữ thăng bằng trên cao.
- Giáo dục trẻ có tính kỹ luật trật tự trong giờ học
II. Chuẩn bị:
- Sân rộng bằng phẳng
- Trống lắc, nhạc: Thật đáng yêu, mừng sinh nhật.
- 2 Ghế thể dục.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định – Giới thiệu và khởi động.
- Các con ơi! Các con có thấy chiếc cầu tre đó không? (Cầu tre là chiếc ghế thể dục, cô thiết kế phía dưới ghế như có một dòng sông).
- Muốn qua cầu không bị té chúng ta phải đi như thế nào?
- Các con nêu ra rất nhiều cách, cô cũng có một cách đi qua cầu rất an toàn, các con xem cô đi nhé!
- Đi như thế được gọi là cách đi gì các con biết không?
- Đúng rồi! Cách đi này các con đã được học chưa?
- Thế thì chiều hôm nay chúng ta cùng thực hiện lại bài tập này nhé!
- Trước tiên cô mời các con cùng tập thể dục cho đôi chân mình khỏe mạnh nha!
* Khởi động: cho cả lớp đi các kiểu đi.
+ HH 2: “Thổi bóng bay”
2. Hoạt động 2: Trọng động.
A. Bài tập phát triển chung.
- Tay vai 2 : Tay đưa ra phía trướ, đưa lên cao..
. - Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên
- Bụng – lườn 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên..
- Bật 2: Bật tách khép chân
B. VĐCB:
- Cô nhờ một, hai cháu thực hiện.
* Cô cho cả lớp thực hiện (cô chú ý theo dõi sửa sai cho trẻ để thực hiện bài tập chính xác hơn).
- Lần 2 thi đua: Cô chia lớp ra làm 2 đội, mỗi đội 5 bạn, đội nào thực hiện nhanh hơn đội đó sẽ thắng. Cô chuẩn bị cho trẻ một gánh thức ăn, yêu cầu trẻ giao thức ăn qua bên sông. Bạn thứ nhất gánh thức ăn qua cầu, đặt đồ chơi vào rổ của đôi, sau đó đi ngược lại giao quang gánh cho bạn thứ 2, bạn thứ hai tiếp tục thực hiện như thế.
C. TCVĐ: “Thi đi nhanh” (chơi như buổi sáng)
3. Hoạt động 3: Hồi tỉnh:
- Trò chơi “ Uống nước”.
(Cho trẻ chơi vài lần)
* Nhận xét cắm hoa
- Dạ thấy.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát cô thực hiện.
- Đi bước dồn ngang.
- Dạ rồi.
- Dạ.
- 2 lần x 8 nhịp
- 4 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 hàng ngang đối diện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thi đua
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
- Trẻ cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
I. Mục đích yêu cầu:
- Thông qua trò chơi học tập trẻ tập quan sát và nói về một bạn trong lớp. Trẻ hiểu thông tin qua lời nói của bạn khác.
- Phát triển ngôn ngữ cho các cháu, tập kĩ năng hợp tác trong khi chơi.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi, không nói chuyện ồn ào, không tranh giành đồ chơi với nhau. Chơi xong trẻ biết cất dọn đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Nghệ thuật: giấy, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn viết chì, viết màu và các vật liệu tự nhiên cho trẻ tạo hình, nhạc cụ cho trẻ hát múa về các bài hát.
- Phân vai: đồ dùng nấu ăn, đồ dùng gia đình, đồ dùng cà nhân…
- Xây dựng: Hàng rào, gạch, nhà, cổng, cây xanh, bàn ghế
- Học tập: Tập tô, tranh đôminô, tranh ghép hình, bảng thun học toán, viết chì, gom…
- Góc thiên nhiên: Cây xanh, nước tưới, bình tưới, sọt rác, chổi..
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi “Bạn đang nói về ai?”
- Cách chơi: chơi tập thể cả lớp.
+ Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Cô tả về một trẻ trong lớp nhưng không nói tên trẻ đó. Các trẻ khác đoán xem cô đang tả về bạn nào.
+ Mỗi trẻ quan sát đặc điểm riêng của một bạn nào đó. Cô gọi từng trẻ lên tả về bạn mình đã chọn (không nói tên bạn đó). Các trẻ khác nghe và đoán xem bạn được tả là ai. Trẻ có thể tả cô giáo để các bạn đoán.
2. Hoạt động 2: Trẻ chơi các góc.
- Cô cho các cháu đọc thơ “đồ chơi của lớp” về góc chơi và phân công công việc.
- Cô lắc trống cho các cháu bắt đầu chơi và cùng tham gia chơi với các cháu.
- Cô đến từng góc chơi quan sát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Hết giờ, cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ chơi ngoan cắm hoa.
- Trẻ cất đồ chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ cắm hoa.
NÊU GƯƠNG
Cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
Chấm vào sổ cho các cháu đạt 3 - 5 hoa.
Động viên các cháu đạt 1, 2 hoa
Hát “Đi học về”.
Đánh giá trẻ hằng ngày
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 24 tháng 09 năm 2013
HOẠT ĐỘNG HỌC
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI:
THƠ “THỎ BÔNG BỊ ỐM”
: HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
I. Mục đích yêu cầu:
Dạy trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ kể về chú thỏ Bông đã không nghe lời cha mẹ dặn, đi chơi rừng gặp gì cũng ăn, uống nước lã nên bị đau bụng.
Trẻ nhớ tên nhân vật trong bài thơ, đọc thơ diễn cảm, thể hiện tình cảm khi đọc thơ: lúc rên rỉ, lúc kêu la, lúc hoảng hốt…
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn cho trẻ nói cả câu, bước đầu làm quen cho cách đọc chữ từ trái sang phải.
Giáo dục trẻ biết ăn chín, uống sôi, giữ gìn sức khỏe.
II. Chuẩn bị:
- Rối chú thỏ bông
- Máy vi tính, file truyện bằng Powerpoint
- Trống lắc, Bảng nỉ, củ cà rốt cho các cháu chơi trò chơi.
- 10 vòng thể dục, rổ đựng.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu:
- Cho cả lớp nghe hát và vận động tự do theo nhạc bài hát “thật đáng yêu”
- Rối chú Thỏ: Chào các bạn, mình là thỏ Bông các bạn cho mình hỏi tí nhe các bạn hát bài hát gì vậy?
- Bài hát nghe hay quá, Bạn nhỏ trong bài hát biết tập thể dục, biết đánh răng để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh và bạn ấy được mẹ khen nữa,
. Các bạn nè, các bạn đã bao giờ bị bệnh chưa? Cảm giác lúc đó như thế nào?
- Những lúc bệnh như vậy có phải đi bác sỹ không?
- Mình đã từng bị bệnh, mẹ đã dắt mình đi bác sĩ khám bệnh, các bạn có biết mình bệnh vì sao không?
- Mình sẽ nói cho các bạn nghe nguyên nhân tại sao mình bị bệnh nha! Để ghi nhớ bài học này cho bản thân, mình đã nhờ chú Phạm Hổ viết thành 1 bài thơ đó các bạn. Bài thơ có tên là “Thỏ Bông bị ốm”, mình sẽ nhờ cô đọc cho các bạn cùng nghe nhé!
2. Hoạt động 2: Bé đọc thơ!
- Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm.
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh trên máy vi tính + Giảng nội dung
+ Giảng nội dung: Bài thơ kể về bạn Thỏ Bông bị bệnh, luôn miệng kêu la. Thỏ mẹ đã đưa Thỏ Bông đến bệnh viện khám. Bác sĩ đã khám bệnh cho Thỏ Bông và tìm ra nguyên nhân là do Thỏ Bông ăn quả sống, uống
File đính kèm:
- ban than 05 nam 2013.doc