Giáo án Chủ đề nhánh: Em yêu cây xanh (Tuần 1)

1- Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh

2-Hoạt động ngoài trời :

-Quan sát cây bàng

- Trò chơi vận động: Cắp hạt bỏ giỏ.

I. YÊU CẦU :

-Trẻ nhận biết và nói đúng tên của cây? Chỉ đúng và nói được lá của cây? Màu sắc của lá cây? Lợi ích của việc trồng cây? Giáo dục trẻ không bẻ cây non, chăm sóc và tưới cây

-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi : Cắp hạt bỏ giỏ.

 II . CHUẨN BỊ ;

 -Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ.

 - Sân tập thoáng mát.

-Một số hạt nhỏ: Hạt mãng cầu, hạt nhãn, viên sỏi.

 III. HƯỚNG DẪN :

 a- quan sát có mục đích :Quan sát cây bàng.

 Cô dẫn trẻ xuống sân đến gần cây bàng cô đố trẻ : “Đố bạn nào biết đây là cây gì ?” “ Lá cây đâu?” “ Lá cây có màu gì?” “ Trồng cây có lợi ích gì?” Giáo dục trẻ không bẻ cành, ngắt hoa, giúp cô chăm sóc cây xanh

b- Trò chơi vận động : Cắp hạt bỏ giỏ.

-Cách chơi:

Cô hướng dẫn trẻ cách chơi: Hai bàn tay nắm lại, các ngón tay đan vào nhau, ngón trỏ duỗi thẳng( Trẻ nào không tự làm được, cô trực tiếp cầm tay trẻ làm rồi cho trẻ tập phối hợp vận động giữa hai ngón tay trỏ với nhau) Sau đó cô cho trẻ tập “ Cắp hạt bỏ giỏ” bằng cách: Dùng hai ngón tay trỏ gắp lấy hạt rồi bỏ vào rổ( Hộp) vừa làm vừa nói “Cắp hạt bỏ giỏ”.

*Lưu ý: Để trẻ hứng thú với trò chơi, lúc ban đầu cô nên cho trẻ gắp những hạt có kích thước lớn và dễ gắp( Mẩu giấy vo tròn lại, hòn sỏi to ) Sau khi trẻ đã thành thục hơn, cô cho trẻ gắp những hạt bé, trơn, khó( Hạt mãng cầu, hạt nhãn, viên bi ) Có thể tổ chức với hình thức thi đua giữa các tổ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8566 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề nhánh: Em yêu cây xanh (Tuần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: Em yêu cây xanh. TUẦN 1(18/02- 22/ 02/2013) Thứ hai ngày 18 tháng 02 năm 2013 Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 2-Hoạt động ngoài trời : -Quan sát cây bàng - Trò chơi vận động: Cắp hạt bỏ giỏ. I. YÊU CẦU : -Trẻ nhận biết và nói đúng tên của cây? Chỉ đúng và nói được lá của cây? Màu sắc của lá cây? Lợi ích của việc trồng cây? Giáo dục trẻ không bẻ cây non, chăm sóc và tưới cây… -Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi : Cắp hạt bỏ giỏ. II . CHUẨN BỊ ; -Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ. - Sân tập thoáng mát. -Một số hạt nhỏ: Hạt mãng cầu, hạt nhãn, viên sỏi. III. HƯỚNG DẪN : a- quan sát có mục đích :Quan sát cây bàng. Cô dẫn trẻ xuống sân đến gần cây bàng cô đố trẻ : “Đố bạn nào biết đây là cây gì ?” “ Lá cây đâu?” “ Lá cây có màu gì?” “ Trồng cây có lợi ích gì?”…Giáo dục trẻ không bẻ cành, ngắt hoa, giúp cô chăm sóc cây xanh… b- Trò chơi vận động : Cắp hạt bỏ giỏ. -Cách chơi: Cô hướng dẫn trẻ cách chơi: Hai bàn tay nắm lại, các ngón tay đan vào nhau, ngón trỏ duỗi thẳng( Trẻ nào không tự làm được, cô trực tiếp cầm tay trẻ làm rồi cho trẻ tập phối hợp vận động giữa hai ngón tay trỏ với nhau) Sau đó cô cho trẻ tập “ Cắp hạt bỏ giỏ” bằng cách: Dùng hai ngón tay trỏ gắp lấy hạt rồi bỏ vào rổ( Hộp) vừa làm vừa nói “Cắp hạt bỏ giỏ”. *Lưu ý: Để trẻ hứng thú với trò chơi, lúc ban đầu cô nên cho trẻ gắp những hạt có kích thước lớn và dễ gắp( Mẩu giấy vo tròn lại, hòn sỏi to…) Sau khi trẻ đã thành thục hơn, cô cho trẻ gắp những hạt bé, trơn, khó( Hạt mãng cầu, hạt nhãn, viên bi…) Có thể tổ chức với hình thức thi đua giữa các tổ. c-Trẻ chơi tự do . Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ . 3-Hoạt động chung : PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG -BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: CÂY CAO, CÂY THẤP -VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: BÒ THEO ĐƯỜNG THẲNG CÓ MANG VẬTTRÊN LƯNG - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: BÉ VÀ CON CÁO I- YÊU CẦU : -Trẻ tập theo cô nội dung bài tập . -Trẻ “Bò theo đường thẳng có mang vật trên lưng” theo sự hướng dẫn của cô. - Kết hợp cùng cô ,bạn chơi trò chơi vận động “Bé và con cáo” II- CHUẨN BỊ : * Đồ dùng dạy học : - Vạch chuẩn. Mũ giả làm cáo. * Nội dung tích hợp : - Môi trường xung quanh:Trò chuyện về: một số cây xanh mà trẻ biết… III- HƯỚNG DẪN : * Ổn định : Chơi trò chơi “Mưa rơi” * Trò chuyện với trẻ về một số cây xanh mà trẻ biết… Hoạt động 1: Khởi động : -Trẻ làm các động tác khởi động : Đi bình thường -chạy chậm -nhanh dần –nhanh –chậm dần –đứng lại thành vòng tròn. Hoạt động 2 : Trọng động A - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: CÂY CAO, CÂY THẤP -Động tác hô hấp: Trẻ giả thổi bóng bay, hít mạnh vào và thổi mạnh ra vài lượt. * Động tác 1: Cây cao. -Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi. 1- “ Cây cao”.Trẻ đưa hai tay lên cao hít vào thật sâu. 2- Từ từ thở ra.hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị. “Tập 2 lần” * Động tác 2: Hái hoa (Tay và lưng, bụng) *Tư thế chuẩn bị: Như trên 1- Cúi khom người về phía trước. Tay phải vờ ngắt hoa. 2- Đứng thẳng lên nói: Hoa đẹp quá. “ Tập 4 lần” * Động tác 3: Cây thấp ( Chân) -Tư thế chuẩn bị: Như động tác 1 1- “Cây thấp” Ngồi xổm xuống. 2- Về tư thế chuẩn bị. “ Tập 4 lần” B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : BÒ THEO ĐƯỜNG THẲNG CÓ MANG VẬT TRÊN LƯNG - Cô giới thiệu tên bài vận động. Cô yêu cầu cả lớp nhắc lại tên bài. -Cô vận động mẫu: + lần 1: không phân tích động tác. +Lần 2: Cô phân tích động tác: “Cô chuẩn bị ở tư thế bò thấp ngay vạch chuẩn, tay áp sát xuống sàn nhà, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng. Cô để bao cát nhỏ trên lưng. Khi bò tay phải cô đưa lên, đồng thời khuỷu chân trái cô đưa lên, tay trái cô đưa lên đồng thời khuỷu chân phải cô đưa lên. Cứ thế cô bò nhịp nhàng kết hợp chân nọ, tay kia, không rơi vật trên lưng. Bò tới đích, đưa tay lên lưng lấy bao cát xuống, đứng lên, bỏ bao cát vào rổ, về chỗ của mình. -Mời lần lượt 2 trẻ một lên bò. -Mời lần lượt từng cá nhân trẻ lên bò. “Cô sửa sai. Lưu ý tư thế chân và tay nhịp nhàng, khi bò không để rơi vật trên lưng. Khuyến khích trẻ nói : “Bò có mang vật trên lưng”. -Hỏi trẻ tên bài vận động? C- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: BÉ VÀ CON CÁO - Mục đích: Tập luyện vận động. Rèn luyện phản xạ nhanh. -Tiến hành: -Trẻ cùng cô vừa đi vừa giả vờ như đang hái dâu. Một cô giáo khác đóng vai cáo, nấp sau cánh cửa. Cô đóng vai cáo đọc to: Trẻ vào rừng dạo Khắp nơi đầy quả Đi hái quả dâu Trong đất, trong cỏ. Cành khô răng rắc… Trẻ nhỏ, trẻ nhỏ, Hãy chạy cho nhanh Cáo đi kiếm ăn… Đọc đến đó cô đóng giả cáo chạy ra khỏi chỗ nấp, đuổi bắt trẻ. Trẻ chạy nhanh về nhà. Cáo đi khỏi. trò chơi lại tiếp tục. Trẻ chơi vài lượt. - Hoạt động 3 : Hồi tĩnh : - Trẻ nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút. * Kết thúc : Trẻ nghỉ đi vệ sinh, uống nước. Chuyển hoạt động. 4- Hoạt động góc : I –Yêu cầu : - Trẻ đóng vai cô bán hàng, tập bán cây trồng… - Trẻ tập xếp hàng rào vườn cây xanh theo mẫu cô hướng dẫn. - Trẻ giở tranh không rách, tập nhận biết một số cây xanh và nói tên được tên cây? Lá và hoa… - Trẻ tập di màu lá cây theo cô hướng dẫn. II - Chuẩn bị : -Góc phân vai: Chuẩn bị một số cây xanh để trẻ bán. -Góc xây dựng: Chuẩn bị một số khối gạch, gỗ, cây xanh, đủ trẻ hoạt động. -Góc học tập: Chuẩn bị một số tranh, lô tô có vẽ một số cây xanh. -Góc nghệ thuật: Bàn, ghế, vở có vẽ sẵn lá cây, bút sáp màu… Đủ trẻ hoạt động. III –Hướng dẫn : - Góc phân vai: Bán một số cây xanh. - Góc xây dựng : xếp hàng rào vườn cây xanh. - Góc học tập: Xem tranh lô tô về một số cây xanh. - Góc nghệ thuật: Di màu lá cây. *Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác . 5 - Vệ sinh – Ăn trưa 6- Ngủ trưa 7 - Vệ sinh – quà xế . 8- Sinh hoạt chiều : Trò chơi dân gian : Chi chi chành chành. 9 - Trả trẻ . ______________________________________________________ Thứ ba ngày 19 tháng 02 năm 2013 Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 2-Hoạt động ngoài trời : -Quan sát cây xoài. - Trò chơi vận động : Cắp hạt bỏ giỏ. I.YÊU CẦU : -Trẻ nhận biết và tập nói được tên cây? Lá cây ?Hoa ,quả “Nếu có” -Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi : Cắp hạt bỏ giỏ. II.CHUẨN BỊ ; -Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ. - Sân tập thoáng mát, sạch sẽ. -Cô chuẩn bị một số hạt: Hạt na, hạt mãng cầu, hòn sỏi… III. HƯỚNG DẪN : a -quan sát có mục đích :Qua sát cây xoài. -Cô dẫn trẻ đến địa điểm cần quan sát :đố trẻ “Đây là cây gì?” “Đây là cái gì?”(chỉ lá cây hỏi trẻ) . “Lá cây màu gì?” “Cây xoài trồng để làm gì?” “ Khi ăn xoài phải như thế nào?”. Giáo dục trẻ bảo vệ cây không bẻ cành bứt hoa.. b- Trò chơi vận động : Cắp hạt bỏ giỏ. - Cô nhắc tên trò chơi ,luật chơi – Luyện tập cho trẻ chơi được thành thạo . c-Trẻ chơi tự do . -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ . 3- Hoạt động chung : TRUYỆN QUẢ THỊ I YÊU CẦU : -Trẻ biết tên câu truyện và tên nhân vật, hành động của các nhân vật trong câu truyện. II CHUẨN BỊ : * Đồ dùng dạy học : - Tranh truyện kể và giáo án điện tử minh họa truyện quả thị. * Nội dung tích hợp : - Môi trường xung quanh : Trò chuyện về “Một số cây xanh mà trẻ biết…” - Giáo dục âm nhạc : hát bài “ Quả”. III HƯỚNG DẪN : * Ổn định : Hát bài : Quả. * Trò chuyện với trẻ về một số cây xanh mà trẻ biết … Hoạt động 1: Cô kể chuyện - Cô kể lần 1 diễn cảm đúng nội dung câu chuyện. .khi kể nhấn mạnh tên các nhân vật “Quả Thị áo xanh- Bạn vịt lạch bạch đến gọi… -Mèo cào cào vào cây Thị gọi… -Một bà cụ đi ngang qua nói: Thị ở đâu mà thơm thế nhỉ?...” -Kể lần 2+3: minh họa các nhân vật cô kể trên màn hình rộng. Hoạt động 2 : đàm thoại . -“Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì ?”, “ Có một quả gì đang ngủ ở đâu?” “Khi gọi quả thị bạn Vịt làm sao?” “ Bạn Mèo gọi quả thị như thế nào?” “Ai đi ngang qua gốc cây thị?” “ Bà cụ nói làm sao?” “Nghe bà cụ nói quả thị như thế nào?” Hoạt động 3: - Cô kể lần 4 không dùng tranh minh họa . -Hỏi trẻ tên câu chuyện? Giáo dục trẻ: “ Yêu quí và chăm sóc cây xanh để cây che bóng mát và ra hoa, kết quả cho môi trường thêm tươi đẹp, quả chúng ta có thể ăn được, tốt cho sức khỏe…” * Kết thúc : Trẻ giải lao đi vệ sinh, uống nước nghỉ giữa hai hoạt động khoảng 15 phút. 4- Hoạt động góc : I –Yêu cầu : - Trẻ biết tên cây, giá tiền và bán cho người mua hàng…hướng dẫn trẻ biết bỏ riêng từng chủng loại cây: Cây xanh, cây ăn trái để khi bán thuận tiện hơn. - Trẻ biết cầm khối gỗ bằng tay phải, xếp dựng đứng các viên gạch làm hàng rào để rào cây xanh. - Trẻ nhận biết và nói tên đúng tên một số cây mà trẻ biết. -trẻ tập cầm viết chì sáp màu và di màu trong hình lá cây. II - Chuẩn bị : -Góc phân vai: Chuẩn bị một số cây xanh để trẻ bán. -Góc xây dựng: Chuẩn bị một số khối gạch, gỗ, cây xanh, đủ trẻ hoạt động. -Góc học tập: Chuẩn bị một số tranh, lô tô có vẽ một số cây xanh. -Góc nghệ thuật: Bàn, ghế, vở có vẽ sẵn lá cây, bút sáp màu… Đủ trẻ hoạt động. III –Hướng dẫn : - Góc phân vai: Bán một số cây xanh. - Góc xây dựng : xếp hàng rào vườn cây xanh. - Góc học tập: Xem tranh lô tô về một số cây xanh. - Góc nghệ thuật: Di màu lá cây. *Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác . 5 - Vệ sinh – Ăn trưa 6- Ngủ trưa . 7 - Vệ sinh – quà xế . 8- Sinh hoạt chiều: Kể truyện quả thị cho trẻ nghe” 9 - Trả trẻ . _____________________________________________________________ Thứ tư ngày 20 tháng 02 năm 2013 Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh . Hoạt động ngoài trời : -Quan sát phân biệt: Lá to, lá nhỏ. - Trò chơi vận động : Bé và con cáo. I.Yêu cầu : - Trẻ phân biệt được lá nào to, lá nào nhỏ. - Trò chơi vận động : Bé và con cáo. II.Chuẩn bị : - Đầu tóc , quần áo , giầy dép cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ . III. Hướng dẫn : a- Quan sát phân biệt : Lá to, lá nhỏ. -Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ quan sát hai thứ lá :bàng, lá mận. +Cô đố trẻ : “Đố bạn nào biết đây là lá gì?” “ Lá nào to, lá nào nhỏ ?”. Lá có màu gì? “Cô nói cho trẻ biết: Lá là bộ phận không thể thiếu của cây, cây không có lá cây sẽ chết khô, vậy chúng ta không bứt lá, bẻ cành…Để cây lên xanh tốt, cây cho bóng mát, và ra hoa cho đẹp…” b - Trò chơi vận động : Bé và con cáo. -Cô nhắc lại tên trò chơi, cách chơi, luật chơi…Cô chơi cùng trẻ vài lần. c -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ 3-Hoạt động chung : HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT CÂY BÀNG VÀ CÂY XOÀI *Trò chơi vận động: Gieo hạt I. YÊU CẦU : -Trẻ nhận biết và nói đúng tên cây và một số bộ phận bên ngoài: Thân cây, rễ cây, lá cây, hoa, quả… -Trẻ hứng thú với trò chơi: Gieo hạt. II .CHUẨN BỊ : * Đồ dùng dạy học : *Giáo án điện tử. -Tranh vẽ và tranh lô tô : Cây bàng, cây xoài. *Nội dung tích hợp : -Trò chơi: Gieo hạt. III. HƯỚNG DẪN : * Ổn định : Trẻ chơi trò chơi: Mưa rơi. *Trò chuyện với trẻ về một số cây mà trẻ biết… Hoạt động 1: Quan sát xem tranh ảnh “ Cây bàng, cây xoài” -Cô có rất nhiều tranh vẽ rất đẹp các con nhìn kỹ và xem trong tranh là con gì nhé? -Trẻ quan sát, cô mời trẻ nào xung phong lên chỉ nói tên cây trên màn hình. Hoạt động 2: Trẻ nhận biết, tập nói. - Mời lần lượt từng trẻ lên nhận biết và tập nói. Yêu cầu trẻ chỉ và nói đúng đó là cây gì? Thân cây? Màu sắc của thân cây? lá cây? Màu sắc của lá cây? rễ cây? Trẻ chỉ và nói được một số bộ phận của cây trẻ nhìn thấy như: Hoa, quả…VD nhận biết cây xoài: (Cô yêu cầu trẻ nhận biết, nói tên và chỉ khái quát các phần của cây: Thân cây, rễ cây, lá cây, hoa, quả… và chỉ, nói chi tiết: “Thân cây có màu gì?” ,“Lá cây đâu?”, “Lá cây có màu gì? “ Cây có quả không?” “ Quả cây đâu?” “ Quả xoài chín có ăn được không?”, “ Cây có hoa không?”, “lợi ích của việc trồng cây?” , “ Môi trường sống của cây?” ( Ánh sáng mặt trời, đất và nước…). Xong cô cất tranh đi đưa tranh cây khác mời trẻ khác lên nhận biết tập nói tương tự như trên. -Trẻ nào cũng được nhận biết và tập nói. “Cô yêu cầu trẻ nói rõ ràng rành mạch, tròn câu đủ ý.” -Ngoài những cây vừa học cô cho trẻ xem thêm tranh một số cây khác như: Cây tre, cây chuối, cây dừa… -Trò chơi: Tìm nhanh theo yêu cầu: Trẻ để rổ tranh lô tô trước mặt và tìm nhanh các cây có trong tranh ở rổ. Giơ lên, nói tên cây, để xuống theo yêu cầu của cô.(Cho trẻ chơi vài lượt) -Giáo dục trẻ biết cây xanh cho bóng mát, bảo vệ môi trường. Giáo dục trẻ yêu quí cây xanh, giúp người lớn chăm sóc cây, tưới cho cây, không bẻ cành, ngắt hoa, không giẫm đạp lên vườn hoa, cây cảnh… + Đọc thơ: Tìm ổ.Chuyển hoạt động . * Hoạt động 3 : Trò chơi vận động: Gieo hạt. Lời Động tác Gieo hạt Cúi xuống, hai tay giả vờ gieo hạt. Nảy mầm Đứng lên. Một cây Giơ một tay lên cao. Hai cây Giơ hai tay lên cao. Một nụ Một bàn tay nắm vào. Hai nụ Hai bàn tay nắm vào. Một hoa Một bàn tay xòe ra. Hai hoa Hai bàn tay xòe ra. Một quả Một bàn tay nắm vào. Hai quả Hai bàn tay nắm vào. Gió thổi cây nghiêng Hai tay giơ lên cao, bàn tay thẳng, nghiêng người về hai phía. Lá rụng Ngồi xuống, hai tay đưa đi, đưa lại trên mặt đất. Cho trẻ tập 2-3 lần. * Kết thúc : trẻ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước. “ khoảng 15 phút” 4 – Hoạt động góc : I –Yêu cầu : -Trẻ biết bỏ riêng từng chủng loại cây: Cây xanh, cây ăn trái để khi bán thuận tiện hơn.Khi khách hàng cần mua loại cây nào trẻ nhớ tên, nói giá tiền, lấy tiền, đưa hàng, cảm ơn khách hàng. - Trẻ biết xếp dựng đứng các viên gạch làm hàng rào để rào cây xanh. Trẻ xếp thêm đường đi, ghế đá để dưới gốc cây. Trồng thêm cây, hoa ở ven đường đi cho đẹp. - Trẻ nhận biết và nói tên đúng tên một số cây trong tranh. Tìm đúng tranh gắn lên bảng theo yêu cầu. -Trẻ ngồi ngay ngắn, cầm viết chì sáp màu bằng tay phải. Di màu trong hình lá cây, trẻ nói được tên công việc mình làm. II - Chuẩn bị : - Góc phân vai: Chuẩn bị một số cây xanh để trẻ bán. -Góc xây dựng: Chuẩn bị một số khối gạch, gỗ, cây xanh, đủ trẻ hoạt động. -Góc học tập: Chuẩn bị một số tranh, lô tô có vẽ một số cây xanh. -Góc nghệ thuật: Bàn, ghế, vở có vẽ sẵn lá cây, bút sáp màu… Đủ trẻ hoạt động. III –Hướng dẫn : - Góc phân vai: Bán một số cây xanh. - Góc xây dựng : xếp hàng rào vườn cây xanh. - Góc học tập: Xem tranh lô tô về một số cây xanh. - Góc nghệ thuật: Di màu lá cây. *Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác . 5-Vệ sinh – Ăn trưa . 6- Ngủ trưa . 7-Vệ sinh - Quà xế . 8-Sinh hoạt chiều: Chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây”. 9-Trả trẻ . Thứ năm ngày 21 tháng 02 năm 2013 Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 2-Hoạt động ngoài trời : -Quan sát đồ chơi ngoài trời: “Quan sát xích đu con rồng” - Trò chơi vận động : Tập tầm vông. I. YÊU CẦU : -Trẻ nhận biết và tập nói được tên: Xích đu con rồng, trẻ biết không xô đẩy bạn khi lên xích đu… - Trẻ kết hợp cùng cô và bạn chơi trò chơi “Tập tầm vông” II. CHUẨN BỊ ; -Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ . - Sân tập thoáng mát . III. HƯỚNG DẪN : a- quan sát có mục đích: . -Cô dẫn trẻ đến gần xích đu và đố trẻ: “Đây là cái gì?” “Dùng để làm gì?” “Ghế ngồi đâu?” “Khi ngồi trên xích đu phải như thế nào?”… “Cô và hướng dẫn trẻ cách trèo lên ngồi chơi và giáo dục trẻ: Ngồi ngoan, thẳng người khi xích đu đưa qua lại, không đứng lên hoặc nghiêng người khi xích đu đang hoạt động dễ gây tai nạn.Giáo dục trẻ không tranh giành nhau khi trèo lên xích đu. b- Chơi trò chơi: Tập tầm vông. - Cô nhắc tên trò chơi, cách chơi. Cô cùng trẻ chơi trò chơi vài lần. c- Trẻ chơi tự do . Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ . 3- Hoạt động chung GIÁO DỤC ÂM NHẠC : - DẠY HÁT: CON CHIM HÓT TRÊN CÀNH CÂY - VẬN ĐỘNG THEO NHẠC: CON CHIM HÓT TRÊN CÀNH CÂY -NGHE HÁT: LÝ CÂY XANH I- YÊU CẦU :: -Trẻ nói đúng tên bài hát. Hát và vỗ tay theo lời bài hát cùng cô. -Làm một số động tác minh họa theo cô bài “ Lý cây xanh”. II- CHUẨN BỊ : * Đồ dùng dạy học : - Đàn , trống lắc cho cô và trẻ . -Nhạc bài hát : Lý cây xanh. * Nội dung tích hợp : - Môi trường xung quanh : Trò chuyện về một số cây xanh mà trẻ biết… III- HƯỚNG DẪN : * Ổn định : Cho trẻ chơi trò chơi: Trời tối, trời sáng. * Trò chuyện với trẻ về một số cây xanh mà trẻ biết… Hoạt động 1: DẠY HÁT “ CON CHIM HÓT TRÊN CÀNH CÂY” - Cô đàn trẻ đoán tên bài hát. - Cô hát mẫu cho trẻ nghe :1-2 lần . - Mời cả lớp hát lại cùng cô 1-2. - Mời từng nhóm nhỏ lên hát . -Mời từng cá nhân trẻ lên hát. “Cô sửa sai” - Mời lớp hát lại lần nữa . - Hỏi trẻ tên bài hát ? Hoạt động 2 : VẬN ĐỘNG THEO NHẠC : CON CHIM HÓT TRÊN CÀNH CÂY - Cô mở nhạc trẻ đoán tên bài hát ? -Cô cho trẻ nhắc lại tên bài . Cô hướng dẫn cách vận động theo nhạc . - Cô và trẻ vận động theo nhạc 2-3 lần . Hoạt động 3: Nghe hát “ Lý cây xanh -Cô mở nhạc, đàn hát cho trẻ nghe lần 1. -Lần 2 cô hát và minh họa theo lời bài hát( Khuyến khích trẻ múa minh họa cùng cô). * Kết thúc : Trẻ đi vệ sinh ,uống nước. “khoảng 15 phút”. 4- Hoạt động góc: I –Yêu cầu : -Trẻ biết bỏ riêng từng chủng loại cây: Cây xanh, cây ăn trái để khi bán thuận tiện hơn.Khi khách hàng cần mua loại cây nào trẻ nhớ tên, nói giá tiền, lấy tiền, đưa hàng, cảm ơn khách hàng. Trẻ nói đúng tên công việc mình đang làm, trả lời được một số câu hỏi của cô. - Trẻ biết trồng cây ăn trái, cây xanh riêng từng vườn, xếp dựng đứng các viên gạch làm hàng rào để rào vườn cây. Trẻ xếp thêm đường đi, ghế đá để dưới gốc cây. Trồng thêm cây, hoa ở ven đường đi cho đẹp. Trả lời được một số câu hỏi của cô theo yêu cầu. - Trẻ nói đúng tên một số cây trong tranh. Tìm đúng tranh gắn lên bảng theo yêu cầu. Trả lời được một số câu hỏi cô hỏi theo nội dung hoạt động. -Trẻ ngồi ngay ngắn, cầm viết chì sáp màu bằng tay phải. Di màu trong hình lá cây, trẻ nói được tên công việc mình làm. Trẻ có thể chọn màu lá theo ý sáng tạo của trẻ. II - Chuẩn bị : - Góc phân vai: Chuẩn bị một số cây xanh để trẻ bán. -Góc xây dựng: Chuẩn bị một số khối gạch, gỗ, cây xanh, đủ trẻ hoạt động. -Góc học tập: Chuẩn bị một số tranh, lô tô có vẽ một số cây xanh. -Góc nghệ thuật: Bàn, ghế, vở có vẽ sẵn lá cây, bút sáp màu… Đủ trẻ hoạt động. III –Hướng dẫn : - Góc phân vai: Bán một số cây xanh. - Góc xây dựng : xếp hàng rào vườn cây xanh. - Góc học tập: Xem tranh lô tô về một số cây xanh. - Góc nghệ thuật: Di màu lá cây. *Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác . 5 - Vệ sinh – Ăn trưa 6- Ngủ trưa . 7 - Vệ sinh – quà xế . 8- Sinh hoạt chiều: Cô hát cho trẻ nghe bài “Lý cây xanh”. 9 - Trả trẻ . ______________________________________________________ Thứ sáu ngày 22 tháng 02 năm 2013 1-Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 2-Hoạt động ngoài trời : -Quan sát phân biệt lá to ,lá nhỏ . - Trò chơi vận động : Bóng tròn to. YÊU CẦU : -Trẻ nhận biết và nói đúng lá bàng to hơn lá xoài . -Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi: Bóng tròn to. CHUẨN BỊ ; -Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ . - Sân tập thoáng mát . HƯỚNG DẪN : 1 - quan sát có mục đích :Quan sát phân biệt lá to lá nhỏ. - Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ quan sát ba thứ lá :bàng to ,và xoài, mận . đố trẻ : “Đố bạn nào biết đây là lá gì?” “ Lá nào to, lá nào nhỏ ?”…Giáo dục trẻ không bẻ lá cây vì lá rất quan trọng cho cây. Cây mà không có lá cây không xanh tốt và cây sẽ chết. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ cây… 2- Trò chơi vận động : Bóng tròn to. - Cô nhắc tên trò chơi, luật chơi /Cho trẻ chơi vài lượt. 3- Trẻ chơi tự do . Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ . 3- Hoạt động chung : PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG -BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: CÂY CAO, CÂY THẤP -VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: BÒ THEO ĐƯỜNG THẲNG CÓ MANG VẬTTRÊN LƯNG - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: BÉ VÀ CON CÁO I- YÊU CẦU : -Trẻ tập thành thạo bài cây cao, cây thấp. -Trẻ nhớ tên bài tập. Bò thấp, theo đường thẳng, không rơi vật trên lưng. Mắt nhìn thẳng về phía trước, phối hợp chân, tay nhịp nhàng. - Trẻ phản ứng nhanh với tín hiệu khi chơi trò chơi vận động “Bé và con cáo”. II- CHUẨN BỊ : * Đồ dùng dạy học : - Vạch chuẩn. Mũ giả làm cáo. * Nội dung tích hợp : - Môi trường xung quanh: Trò chuyện về: một số cây xanh mà trẻ biết… -GDÂN: Hát “Con chim hót trên cành cây”. III- HƯỚNG DẪN : * Ổn định : Hát “Con chim hót trên cành cây”. * Trò chuyện với trẻ về một số cây xanh mà trẻ biết… Hoạt động 1: Khởi động : -Trẻ làm các động tác khởi động : Đi bình thường -chạy chậm -nhanh dần –nhanh –chậm dần –đứng lại thành vòng tròn. Hoạt động 2 : Trọng động A - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: CÂY CAO, CÂY THẤP -Động tác hô hấp: Trẻ giả thổi bóng bay, hít mạnh vào và thổi mạnh ra vài lượt. * Động tác 1: Cây cao. -Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi. 1- “ Cây cao”.Trẻ đưa hai tay lên cao hít vào thật sâu. 2- Từ từ thở ra.hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị. “Tập 2 lần” * Động tác 2: Hái hoa (Tay và lưng, bụng) *Tư thế chuẩn bị: Như trên 1- Cúi khom người về phía trước. Tay phải vờ ngắt hoa. 2- Đứng thẳng lên nói: Hoa đẹp quá. “ Tập 4 lần” * Động tác 3: Cây thấp ( Chân) -Tư thế chuẩn bị: Như động tác 1 1- “Cây thấp” Ngồi xổm xuống. 2- Về tư thế chuẩn bị. “ Tập 4 lần” B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : BÒ THEO ĐƯỜNG THẲNG CÓ MANG VẬT TRÊN LƯNG - Cô gợi ý trẻ nhớ tên bài vận động. Cô yêu cầu cả lớp nhắc lại tên bài. -Vận động mẫu: + lần 1: Cô mời trẻ vận động giỏi lên vận động cho cả lớp xem. +Lần 2: Cô bò mẫu lại và phân tích động tác: “Cô chuẩn bị ở tư thế bò thấp ngay vạch chuẩn, tay áp sát xuống sàn nhà, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng. Cô để bao cát nhỏ trên lưng. Khi bò tay phải cô đưa lên, đồng thời khuỷu chân trái cô đưa lên, tay trái cô đưa lên đồng thời khuỷu chân phải cô đưa lên. Cứ thế cô bò nhịp nhàng kết hợp chân nọ, tay kia, không rơi vật trên lưng. Bò tới đích, đưa tay lên lưng lấy bao cát xuống, đứng lên, bỏ bao cát vào rổ, về chỗ của mình. -Cô chia làm hai đội. Mỗi đội có đường thẳng bò riêng của mình. Lần lượt các đội cử hai người một lên thi bò với đội bạn. -Mời trẻ bò chưa đạt lên bò“Cô sửa sai. Lưu ý tư thế chân và tay nhịp nhàng khi bò.Khuyến khích trẻ nói : “Bò theo đường thẳng có mang vật trên lưng”. - Mời trẻ bò giỏi lên bò lại lần nữa. -Hỏi trẻ tên bài vận động? C- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: BÉ VÀ CON CÁO - Mục đích: Tập luyện vận động. Rèn luyện phản xạ nhanh. -Tiến hành: -Trẻ cùng cô vừa đi vừa giả vờ như đang hái dâu. Một cô giáo khác đóng vai cáo, nấp sau cánh cửa. Cô đóng vai cáo đọc to: Trẻ vào rừng dạo Khắp nơi đầy quả Đi hái quả dâu Trong đất, trong cỏ. Cành khô răng rắc… Trẻ nhỏ, trẻ nhỏ, Hãy chạy cho nhanh Cáo đi kiếm ăn… Đọc đến đó cô đóng giả cáo chạy ra khỏi chỗ nấp, đuổi bắt trẻ. Trẻ chạy nhanh về nhà. Cáo đi khỏi. trò chơi lại tiếp tục. Trẻ chơi vài lượt. - Hoạt động 3 : Hồi tĩnh : - Trẻ nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút. * Kết thúc : Trẻ nghỉ đi vệ sinh, uống nước. Chuyển hoạt động. 4- Hoạt động góc : I –Yêu cầu : -Trẻ biết sắp xếp cây gọn gàng, bỏ riêng từng chủng loại cây: Cây xanh, cây ăn trái để khi bán thuận tiện hơn. Biết mời khách mua hàng. Khi khách hàng cần mua loại cây nào trẻ nhớ tên, nói giá tiền, lấy tiền, đưa hàng, cảm ơn khách hàng. Trẻ nói đúng tên công việc mình đang làm, trả lời được một số câu hỏi của cô thành thạo hơn. - Trẻ biết sắp xếp khu vườn để trồng cây ăn trái, cây xanh riêng từng nơi, xếp dựng đứng các viên gạch làm hàng rào để rào vườn cây. Trẻ xếp thêm đường đi, ghế đá để dưới gốc cây. Trồng thêm cây, hoa ở ven đường đi cho đẹp. Trẻ có thể xếp thêm cổng vào vườn. Nhà bảo vệ…Trả lời được một số câu hỏi của cô theo yêu cầu. - Trẻ giở tranh không rách. Tìm đúng tranh gắn lên bảng theo yêu cầu, nói được tên cây vẽ trong tranh mà mình gắn lên. Trả lời được một số câu hỏi cô hỏi theo nội dung hoạt động. Trẻ có thể nói được lợi ích của cây… -Trẻ ngồi thẳng, cầm viết chì sáp màu bằng tay phải. Di màu trong hình lá cây, trẻ nói được tên công việc mình làm. Trẻ có thể chọn màu lá theo ý sáng tạo của trẻ. Trẻ có thể tô nhiều lá cây với những màu khác nhau. II - Chuẩn bị : - Góc phân vai: Chuẩn bị một số cây xanh để trẻ bán. -Góc xây dựng: Chuẩn bị một số khối gạch, gỗ, cây xanh, đủ trẻ hoạt động. -Góc học tập: Chuẩn bị một số tranh, lô tô có vẽ một số cây xanh. -Góc nghệ thuật: Bàn, ghế, vở có vẽ sẵn lá cây, bút sáp màu… Đủ trẻ hoạt động. III –Hướng dẫn : - Góc phân vai: Bán một số cây xanh. - Góc xây dựng : xếp hàng rào vườn cây xanh. - Góc học tập: Xem tranh lô tô về một số cây xanh. - Góc nghệ thuật: Di màu lá cây. *Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác. 5 - Vệ sinh – Ăn trưa 6- Ngủ trưa . 7 - Vệ sinh – quà xế . 8- Sinh hoạt chiều : Hát “Hoa bé ngoan”. -Trẻ cắm hoa bé ngoan cuối tuần: Trẻ ngoan cô cho cắm hoa. Động viên trẻ chưa ngoan cố gắng ngoan hơn để được cắm hoa. 9 - Trả trẻ . Giáo viên soạn P Hiệu trưởng chuyên môn Đỗ Minh Thuận

File đính kèm:

  • docT1 CVNBHĐẸP.doc
Giáo án liên quan