1- Đón trẻ -Chơi tự chọn- Thể dục sáng- Điểm danh
2- Hoạt động ngoài trời :
- Quan sát cây bàng.
- Trò chơi vận động : Trời nắng, trời mưa.
a- Yêu cầu :
- Trẻ biết tên cây bàng, lợi ích của cây: Cây cho bóng mát ở sân trường.
+Cây xanh giữ cho môi trường trong lành, không khí mát mẻ.
- Trẻ biết kết hợp cùng cô, bạn, chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa”.
-Nghe lời cô khi dạo chơi ngoài trời.
b- Chuẩn bị :
- Đầu tóc quần áo, giầy dép cô và trẻ gọn gàng . Sân sạch sẽ.
-Địa điểm quan sát cây bàng.
C –Hướng dẫn :
Quan sát có mục đích: Quan sát cây bàng.
-Cô đặt câu hỏi: “đây là cây gì ?” “ Thân cây đâu?”, “ Thân cây có màu gì?”, “ Lá cây đâu ?”. “ Lá cây có màu gì?”, “ Cây trồng để làm gì?”. Cô nói cho trẻ biết: Cây trồng cho bóng mát và bảo vệ môi trường, có cây không khí sẽ trong lành hơn. Giáo dục trẻ bảo vệ cây trồng
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5237 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề nhánh: Một số con vật sống trong rừng (Tuần 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:(14/1-18/1/2013
“Chủ đề nhánh: Một số con vật sống trong rừng”
Thứ hai ngày 14 tháng 01 năm 2013
1- Đón trẻ -Chơi tự chọn- Thể dục sáng- Điểm danh
2- Hoạt động ngoài trời :
- Quan sát cây bàng.
- Trò chơi vận động : Trời nắng, trời mưa.
a- Yêu cầu :
- Trẻ biết tên cây bàng, lợi ích của cây: Cây cho bóng mát ở sân trường.
+Cây xanh giữ cho môi trường trong lành, không khí mát mẻ.
- Trẻ biết kết hợp cùng cô, bạn, chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa”.
-Nghe lời cô khi dạo chơi ngoài trời.
b- Chuẩn bị :
- Đầu tóc quần áo, giầy dép cô và trẻ gọn gàng . Sân sạch sẽ.
-Địa điểm quan sát cây bàng.
C –Hướng dẫn :
Quan sát có mục đích: Quan sát cây bàng.
-Cô đặt câu hỏi: “đây là cây gì ?” “ Thân cây đâu?”, “ Thân cây có màu gì?”, “ Lá cây đâu ?”. “ Lá cây có màu gì?”, “ Cây trồng để làm gì?”. Cô nói cho trẻ biết: Cây trồng cho bóng mát và bảo vệ môi trường, có cây không khí sẽ trong lành hơn... Giáo dục trẻ bảo vệ cây trồng…
-Trò chơi vận động: Trời nắng, trời mưa.
(Qui định một chỗ làm nhà để trú mưa)
+Cách chơi: Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Trời nắng, trời mưa”. Đến mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau ta chạy thôi! Cô cùng trẻ chạy vào nhà.
Cho trẻ chơi vài lần.
- Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3 Hoạt động chung :
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
- BTPC: TẬP VỚI DÂY NƠ
- VĐCB: TRƯỜN DƯỚI HAI GẬY
- TCVĐ : GẤU DẠO CHƠI TRONG RỪNG
I. YÊU CẦU :
- Trẻ tập theo cô các động tác của bài: Tập với dây nơ.
- Tập cho trẻ biết trườn dưới hai gậy, không chạm gậy.
- Trẻ hứng thú với trò chơi: Gấu dạo chơi trong rừng.
II. CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Hai gậy, vạch chuẩn. Dây nơ đủ trẻ hoạt động.
- Một số quả để gấu nhặt.
* Nội dung tích hợp:
- Môi trường xung quanh: Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống trong rừng…
- Văn học: Thơ “Con voi”
III. HƯỚNG DẪN:
- Ổn định : Đọc thơ bài “Con voi”
-Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng…
Hoạt động 1 : Khởi động : Trẻ đi bình thường -chạy -nhanh dần – chạy nhanh – chậm dần – Lấy nơ- đứng thành vòng tròn.
Hoạt động 2: Trọng động :
A - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG :TẬP VỚI DÂY NƠ
-Động tác 1: Hô hấp :Thổi nơ
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm nơ thả xuôi .
1- Giơ nơ lên cao trước mặt, hít thật sâu và thổi nơ thật mạnh cho nơ bay bay.
2-Về tư thế chuẩn bị.
“Tập3-4 lần”
- Động tác 2:Lưng bụng
*Tư thế chuẩn bị:như động tác 1
1- Cúi xuống gần chạm nơ xuống đất .
2-Về tư thế chuẩn bị .
“Tập 4 lần”
-Động tác 3: Chân
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm nơ để trên vai, khuỷu tay sang ngang.
1 –Ngồi xổm vẫy vẫy nơ trước mặt.
2- Về tư thế chuẩn bị .
“Tập 2 lần”
B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : TRƯỜN DƯỚI 2 GẬY
“Khoảng cách từ vạch chuẩn tới gậy khoảng 3m.”
-Cô giới thiệu tên bài, cô vận động mẫu:
+Lần 1 vận động mẫu không phân tích động tác.
+Lần 2: Cô phân tích động tác.
-Tư thế chuẩn bị: Cô ở tư thế nằm áp sát người xuống sàn nhà ngay sát vạch chuẩn.
Khi có hiệu lệnh cô co chân phải, tay trái đưa thẳng về phía trước. Chân phải đẩy mạnh đưa thân về phía trước. Đồng thời co chân trái lấy đà, tay phải thẳng, tay trái gập trước ngực. Trườn sát không nhô cao, chân nọ tay kia, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, tới gậy trườn qua hai gậy, không chạm gậy, trườn qua hẳn rồi đứng lên, đi sau lưng trẻ về chỗ của mình.
-Mời lần lượt 2 trẻ một lên trườn.
-Mời lần lượt từng cá nhân trẻ lên trườn“Cô sửa sai cho trẻ ,khuyến khích trẻ trườn cho đúng và nói “Trườn dưới gậy”.
-Hỏi trẻ tên bài vận động?.
c- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : GẤU DẠO CHƠI TRONG RỪNG
- Cô hướng dẫn cách chơi: Cô đứng một phía của sân chơi. Một cô ra đóng vai giả làm “gấu”, bắt chước gấu đi khệnh khạng.
Một cô khác đọc thơ, (trẻ chú ý lắng nghe và đọc theo)
“ Có một chú gấu
Dạo chơi trong rừng
Nhặt hoa kiếm quả
Rất lâu, rất lâu
Mỏi chân ngồi nghỉ”
Trong khi cô và trẻ đọc thơ :Gấu vừa đi vừa giả vờ nhặt hoa, nhặt quả. Sau đó ngồi xuống:
“Gió thổi hiu hiu
Gấu ta ngủ gật”
Và giả vờ ngủ gật.
“Các bạn đến bên
Đánh thức gấu dậy”
Cô cùng trẻ rón rén đi đến bên “Gấu”.
“Gấu ơi dậy thôi
Đuổi mau cho kịp”
Đến câu cuối, “Gấu” dậy gầm gừ( Tín hiệu để trẻ chạy). Cô cùng các cháu chạy, “Gấu” đuổi theo.
- Cô cùng trẻ chơi 2 lần .
Hoạt động 3 : Hồi tĩnh : trẻ đi nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút .
* Kết thúc : trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước khoảng 15 phút.
4. HOẠT ĐỘNG GÓC
I. YÊU CẦU :
-Trẻ tập đóng vai bác sỹ thú y và chữa bệnh cho các con thú.
- Cô hướng dẫn cho trẻ xếp các khối gỗ, gạch khít sát cạnh nhau làm chuồng cho các con thú.
-Hướng dẫn trẻ cách giở sách không bị rách. Trẻ nhận biết một số con vật sống trong rừng mà trẻ biết.
-Cô hướng dẫn trẻ cách ngồi tô màu, cách cầm viết: Ngồi ngay ngắn, mắt cách vở vừa phải, không xa quá, không cúi mặt xuống gần vở quá sẽ hại mắt. Hướng dẫn trẻ cầm viết chì sáp bằng ba ngón tay phải, tay trái để nhẹ nhàng bên mép vở để giữ vở không sê dịch. Dạy trẻ tập tô.
II. CHUẨN BỊ :
- Bàn ghế, dụng cụ y tế để trẻ đóng vai bác sỹ.
- Các khối gỗ đủ trẻ hoạt động.
- Tranh, lô tô vẽ một số con vật sống trong rừng.
- Bàn ghế đủ trẻ ngồi, vở có vẽ sẵn mẫu con voi... viết chì sáp đủ cho các trẻ tô.
III. HƯỚNG DẪN :
- Góc phân vai: Bác sỹ thú y.
- Góc xây dựng :xếp chuồng thú.
- Góc học tập: Xem tranh và lô tô về một số con vật sống trong rừng.
- Góc nghệ thuật: Tô màu con voi.
Kết thúc : cô cho trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa tay… chuyển hoạt động.
5.VỆ SINH – ĂN TRƯA
6. NGỦ TRƯA
7. VỆ SINH – QUÀ XẾ
8. SINH HOẠT CHIỀU : Kể cho trẻ nghe câu truyện “Thỏ ngoan”
9. TRẢ TRẺ .
Thứ ba ngày 15 tháng 01 năm 2013
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát cây mận.
- Trò chơi vận động :Nu na nu nống .
YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết, chỉ đúng và nói đúng :Tên cây ? Lá cây ? Lợi ích của việc trồng cây?
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi :Nu na nu nống..
CHUẨN BỊ:
-Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ.
- Sân tập thoáng mát, sạch sẽ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
HƯỚNG DẪN :
a.quan sát có mục đích : Quan sát cây mận.
- Cô dẫn trẻ xuống sân đến địa điểm cần quan sát : Đố trẻ: đây là cây gì? Cái gì đây nữa ? “Chỉ vào lá cây ,thân cây ?” .Cây trồng để làm gì? “Trẻ nhận biết tập nói: tên của cây ?, lá cây ? Lợi ích của việc trồng cây?”. Cô hỏi trẻ quả mận có ăn được không? Khi ăn phải như thế nào? Giáo dục trẻ bảo vệ cây non: không bẻ cành giẫm đạp lên vườn hoa cây cảnh ở sân trường …
b- Trò chơi vận động : Nu na nu nống .
- Cô nhắc tên trò chơi, luật chơi – Luyện tập cho trẻ chơi vài lần.
c.Trẻ chơi tự do .
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3-Hoạt động chung :
THƠ
CON VOI
I.YÊU CẦU :
-Trẻ nói đúng tên bài thơ,đọc thơ cùng cô.Trẻ trả lời được một số câu hỏi theo yêu cầu của cô.
II.CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
- Giáo án điện tử.
* Nội dung tích hợp :
- Môi trường xung quanh : Trò chuyện về “Một số con vật sống trong rừng…”
- Giáo dục âm nhạc : hát bài “ Voi làm xiếc”
III.HƯỚNG DẪN:
* Ổn định : Hát bài: Voi làm xiếc.
* Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống trong rừng…
Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe.
-Cô giới thiệu tên bài thơ. Cô đọc diễn cảm bài thơ “ Con voi” cho trẻ nghe vài lượt.Minh họa bằng hình ảnh trên màn hình rộng. (Giải thích từ khó: Sau rốt. Là sau đuôi voi là hết, không còn bộ phận nào của con voi sau đuôi voi nữa)
-Hoạt động 2 : đàm thoại .
“ Cô vừa đọc bài thơ nói về con gì?”
“ Cái gì ở con voi đi trước?”
“ Hai chân trước đi làm sao?”
“ Đi sau là hai chân nào?”
“Cái gì đi sau rốt?”
- Cô mời lần lượt các trẻ trả lời . “Yêu cầu trẻ nói được tên bài thơ và trẻ trả lời các câu hỏi theo nội dung bài thơ”.Tập cho trẻ nói rõ ràng, rành mạch, tròn câu, đủ ý.
-Hoạt động 3 : Trẻ đọc thơ
-Mời lớp đọc thơ 2 lần.
-Cô mời từng nhóm 3-4 trẻ lên đọc thơ.
- Mời lần lượt từng trẻ lên đọc thơ. “ Cô sửa khi trẻ đọc thơ sai, luyện ngôn ngữ cho những trẻ nói ngọng, đớt. Tập cho trẻ đọc thơ đúng ,rõ ràng,truyền cảm.
- Mời lớp đọc 1-2 lần nữa .
- Hỏi trẻ tên bài thơ ?
-Giáo dục trẻ khi đi thăm quan vườn thú phải đứng xa, không được lại gần sẽ nguy hiểm…
* Kết thúc : Cô cùng trẻ vừa đọc thơ vừa làm động tác minh họa cho bài thơ Con voi vài lượt.
-Trẻ nghỉ giải lao đi vệ sinh, uống nước giữa hai hoạt động khoảng 15 phút.
4 Hoạt động góc
I. YÊU CẦU :
-Trẻ biết nhập vai chơi, chữa bệnh cho các con thú. Cô hướng dẫn trẻ khám bệnh, nói chuyện nhẹ nhàng với mọi người.
- Trẻ xếp các khối gỗ, gạch khít sát cạnh nhau làm chuồng cho các con thú.
Trẻ trồng thêm cây xanh cho mát.Tập xếp thêm đường đi.
-Trẻ giở sách không bị rách. Trẻ nhận biết một số con vật sống trong rừng mà trẻ biết. Trẻ tìm và chọn tranh lô tô đúng con vật như cô yêu cầu, dán lên bảng.
-Cô hướng dẫn trẻ cách ngồi tô màu, cách cầm viết: Ngồi ngay ngắn, mắt cách vở vừa phải, không xa quá, không cúi mặt xuống gần vở quá sẽ hại mắt.Hướng dẫn trẻ cầm viết chì sáp bằng ba ngón tay phải, tay trái để bên mép vở để giữ vở không sê dịch. Tô nhẹ nhàng không lem ra ngoài.
II. CHUẨN BỊ :
- Bàn ghế, dụng cụ y tế để trẻ đóng vai bác sỹ.
- Các khối gỗ, cây xanh đủ trẻ hoạt động .
- Tranh, lô tô vẽ một số con vật sống trong rừng.
- Bàn ghế trẻ ngồi. Vở có vẽ sẵn mẫu con voi, viết chì sáp đủ cho các trẻ tô.
III. HƯỚNG DẪN :
- Góc phân vai: Bác sỹ thú y.
- Góc xây dựng :xếp chuồng thú.
- Góc học tập: Xem tranh và lô tô về một số con vật sống trong rừng.
- Góc nghệ thuật: Tô màu con voi.
Kết thúc : cô cho trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa tay…chuyển hoạt động.
5-Vệ sinh- Ăn trưa
6- Ngủ trưa .
7 - Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều: Quan sát tranh sư tử, con gấu.
9 - Trả trẻ .
________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 16 tháng 01 năm 2013
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh .
Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát thời tiết trong ngày : mưa hay nắng ?
-Trò chơi vận động : Bóng tròn to.
a-Yêu cầu :
-Trẻ biết thời tiết hôm nay : Mưa hay nắng ? Mưa thì trời như thế nào?(Trời có nhiều nước rơi xuống), Nắng thì trời như thế nào ?(Nắng vàng khắp nơi)…
-Kết hợp cùng cô và bạn chơi trò chơi vận động :Bóng tròn to.
-Sân tập sạch sẽ thoáng mát .
b-Chuẩn bị :
- Đầu tóc, quần áo, giầy dép cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ.
c-Hướng dẫn :
- Quan sát có mục đích: quan sát thời tiết. Trẻ biết thời tiết hôm nay mưa hay nắng?
“ Mưa thì bầu trời như thế nào ? Nắng thì bầu trời như thế nào ?”
Giáo dục trẻ không ra ngoài trời khi trời mưa hoặc nắng to…
-Trò chơi vận động : Bóng tròn to.
Cô nhắc lại tên trò chơi , luật chơi, cô cùng trẻ chơi vài lượt.
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ.
Hoạt động chung :
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
CON VOI, CON GẤU
*Trò chơi: Bắt chước dáng đi của con gấu.
I. YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết, chỉ và nói đúng tên một số con vật sống trong rừng, một vài đặc điểm đặc trưng của con vật . Luyện ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng.
-Trẻ hứng thú với trò chơi “ Bắt chước dáng đi của con gấu.”
II.CHUẨN BỊ :
*Đồ dùng dạy học :
-Giáo án điện tử.
- Tranh lô tô một số con vật sống trong rừng: Voi. Khỉ. gấu.
* Nội dung tích hợp :
-Văn học: thơ “Con voi”
III. HƯỚNG DẪN
*Ổn định: Chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng.”
*Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống trong rừng…
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết “Con voi, con gấu”
-Cô có rất nhiều tranh vẽ rất đẹp các con nhìn kỹ và xem trong tranh là con gì, sống ở đâu nhé?
-Cô lần lượt đưa từng tranh ra cho cả lớp quan sát. Trẻ tự nói tên những con vật trẻ biết.
-Mời từng trẻ lên nhận biết và tập nói.VD trẻ nhận biết con voi: Yêu cầu trẻ chỉ và nói đúng một số câu hỏi khái quát về con vật:
“ Đây là con gì?”
“sống ở đâu?”
“ Thân hình voi làm sao?”
“Tai voi có đặc điểm gì?”
“ Con đã nhìn thấy con voi chưa?”
“Thấy ở đâu?”…
+ Phần chi tiết: Yêu cầu trẻ chỉ và nói được “ đầu voi, mắt voi, voi có hai mắt, tai voi, vòi voi, mình voi, đuôi voi..”. Yêu cầu trẻ nói voi ăn gì? ( Voi ăn chuối, mía, ăn cỏ…) “Sống ở đâu?”
(Trẻ nhận biết tranh này xong cô cất đi đưa tranh khác cho trẻ khác nhận biết, tập nói) Lần lượt trẻ nào cũng được nhận biết và tập nói. “Cô yêu cầu trẻ nói rõ ràng, rành mạch, tròn câu đủ ý.”
*So sánh hai con vật: Voi và gấu.
+Giống nhau……(Đầu, mình, chân, đuôi. Sống trong rừng)
+Khác nhau…….(Voi có vòi, voi to lớn, chân voi to, tai voi to…Gấu không có vòi, lông gấu phủ kín mình dày và dài, gấu nhỏ hơn voi…)
*Giáo dục trẻ: “Các con vật như :Voi, gấu, hổ, khỉ…Rất nguy hiểm đối với người. Khi đi chơi ở công viên hay sở thú, nếu nhìn thấy những con vật đó phải đứng xa nhìn, không lại gần hàng rào nơi có con vật. Vì lại gần chúng có thể đánh hoặc cào…gây thương tích, không an toàn cho người.”
Hoạt động 2: Trò chơi “Tìm nhanh theo yêu cầu”
-Trẻ để rổ tranh lô tô trước mặt: Tìm đúng tranh theo yêu cầu của cô, giơ lên, nói tên con vật trong tranh, để xuống theo theo hiệu lệnh. “Cho trẻ tìm tranh vài lượt”.
* Đọc thơ: Con voi chuyển hoạt động.
Hoạt động3: Bắt chước dáng đi của con gấu.
-Cô cho trẻ bắt chước dáng đi khệnh khạng của con gấu và đọc “Chú gấu nâu, đi lấy mật, trong rừng sâu, gấu bị ngã, gấu đau chân, thương gấu quá, thương gấu quá!” Lúc gấu bị ngã, tất cả trẻ ngồi xuống sàn nhà, giả bộ xoa chân.
*Trẻ chơi 2 lần.
Kết thúc : trẻ đi vệ sinh , rửa tay chân , uống nước “ khoảng 15 phút”
4. Hoạt động góc:
I. YÊU CẦU :
-Trẻ thực hiện tốt vai bác sỹ thú y chữa bệnh cho các con thú. trẻ khám bệnh. Giao tiếp nhẹ nhàng với mọi người.Trả lời một số câu hỏi của cô theo nội dung hoạt động.
- Trẻ xếp các khối gỗ, gạch khít sát cạnh nhau làm chuồng cho các con thú. Trẻ biết nhốt mỗi chuồng là một loại thú riêng không nhốt chung các con thú. Trẻ trồng thêm cây xanh cho mát. Xếp thêm đường đi.
-Trẻ giở sách không bị rách. Trẻ biết tên một số con vật sống trong rừng mà trẻ biết. Trẻ tìm và chọn tranh lô tô đúng con vật như cô yêu cầu, dán lên bảng, nói tên con vật đó.
-Trẻ đã biết ngồi ngay ngắn, mắt cách vở vừa phải, không xa quá, không cúi mặt xuống gần vở quá sẽ hại mắt.Trẻ cầm viết chì sáp bằng ba ngón tay phải, tay trái để bên mép vở để giữ vở không sê dịch. Trẻ tập tô nhẹ nhàng không lem ra ngoài.
II. CHUẨN BỊ :
- Bàn ghế, dụng cụ y tế để trẻ đóng vai bác sỹ.
- Các khối gỗ, cây xanh đủ trẻ hoạt động …
- Tranh, lô tô vẽ một số con vật sống trong rừng.
- Bàn ghế trẻ ngồi. Vở có vẽ sẵn mẫu con voi. Viết chì sáp màu đủ cho các trẻ tô.
III. HƯỚNG DẪN :
- Góc phân vai: Bác sỹ thú y.
- Góc xây dựng :xếp chuồng thú.
- Góc học tập: Xem tranh và lô tô về một số con vật sống trong rừng.
- Góc nghệ thuật: Tô màu con voi.
Kết thúc : cô cho trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa tay…chuyển hoạt động
Vệ sinh – Ăn trưa.
Ngủ trưa.
Vệ sinh - Quà xế.
Sinh hoạt chiều: Hát “Voi làm xiếc”
9 Trả trẻ.
Thứ năm ngày 17 tháng 01 năm 2013
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát đồ chơi ngoài trời: “Quan sát xích đu con rồng”
- Trò chơi vận động : Lộn cầu vồng.
I. YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và tập nói được tên: Xích đu con rồng, trẻ biết không xô đẩy bạn khi lên xích đu…
- Trẻ kết hợp cùng bạn chơi trò chơi “ Lộn cầu vồng”
II. CHUẨN BỊ ;
-Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
- Sân tập thoáng mát .
III. HƯỚNG DẪN :
a- quan sát có mục đích: .
-Cô dẫn trẻ đến gần xích đu và đố trẻ: Đây là cái gì? “Cô và hướng dẫn trẻ cách trèo lên ngồi chơi và giáo dục trẻ: Ngồi ngoan, thẳng người khi xích đu đưa qua lại, không đứng lên hoặc nghiêng người khi xích đu đang hoạt động dễ gây tai nạn.Giáo dục trẻ không tranh giành nhau khi trèo lên xích đu.
b- Trò chơi vận động : Lộn cầu vồng.
- Cô nhắc tên trò chơi, cách chơi. Cho trẻ chơi 4-5 lần.
c- Trẻ chơi tự do .
Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3- Hoạt động chung
GIÁO DỤC ÂM NHẠC :
DẠY HÁT: VOI LÀM XIẾC
VĐTN: VOI LÀM XIẾC.
NGHE HÁT : INH LẢ ƠI
I- YÊU CẦU :
-Trẻ hát và vỗ tay theo lời bài hát cùng cô.
- Trẻ làm một số động tác của bài : “ Voi làm xiếc” cùng cô.
-Trẻ nghe cô hát và làm một số động tác minh họa theo lời bài hátm “Inh lả ơi”
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
- Đàn , trống lắc cho cô và trẻ .
-Nhạc bài hát : Voi làm xiếc.
* Nội dung tích hợp :
- Môi trường xung quanh : Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng…
-Văn học: Thơ “ Con voi”
III- HƯỚNG DẪN :
* Ổn định : Cho trẻ đọc thơ bài “Con voi”.
* Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống trong rừng…
Hoạt động 1: DẠY HÁT “ VOI LÀM XIẾC”
- Cô đàn trẻ đoán tên bài hát.
- Cô hát mẫu cho trẻ nghe :1-2 lần .
- Mời cả lớp hát: 1-2.
- Mời từng nhóm nhỏ lên hát.
-Mời từng cá nhân trẻ lên hát. “Cô sửa sai”
- Mời lớp hát lại lần nữa.
HOẠT ĐỘNG 2: VẬN ĐỘNG THEO NHẠC “VOI LÀM XIẾC”
-Cô vận động mẫu 1 lần.
-Lớp vận động cùng cô 2 lần.
*Giáo dục trẻ “voi là động vật sống trong rừng, nhưng khi thuần hóa, nuôi dưỡng voi, voi biết làm xiếc, voi kéo gỗ làm nhà… giúp cho người.
HOẠT ĐỘNG 3: NGHE HÁT: INH LẢ ƠI.
-Cô hát cho trẻ nghe 1 lần . Múa kèm minh họa .
- Lần 2-3 cô khuyến khích trẻ múa minh họa cùng cô.
* Kết thúc : Trẻ đi vệ sinh ,uống nước. “khoảng 15 phút”.
4- Hoạt động góc:
I –Yêu cầu :
-Trẻ nhập vai bác sĩ thú y,khám bệnh,chữa bệnh cho các con thú. Khi cô hỏi, trẻ biết trả lời được một số câu hỏi của cô rõ ràng hơn.
- Trẻ xếp nhiều chuồng cho các con thú ở. Trẻ biết nhốt mỗi chuồng là một loại thú riêng không nhốt chung các con thú. Trẻ trồng thêm cây xanh cho mát. Xếp thêm đường đi. Trả lời được một số câu hỏi của cô.
- Trẻ biết tên một số con vật sống trong rừng, biết chúng thích ăn gì? Chúng có đặc điểm gì riêng biệt( Hình dạng, tiếng rống, gầm, kêu...) Trẻ tìm và chọn tranh lô tô đúng con vật như cô yêu cầu, dán lên bảng, nói tên con vật đó.
-Trẻ đã biết ngồi ngay ngắn, tay trái giữ vở không sê dịch. Trẻ tập tô nhẹ nhàng không lem ra ngoài. Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô.
II. CHUẨN BỊ :
- Bàn ghế, dụng cụ y tế để trẻ đóng vai bác sỹ.
- Các khối gỗ, cây xanh đủ trẻ hoạt động …
- Tranh, lô tô vẽ một số con vật sống trong rừng.
- Bàn ghế trẻ ngồi. Vở có vẽ sẵn mẫu con voi. Viết chì sáp màu đủ cho các trẻ tô.
III. HƯỚNG DẪN :
- Góc phân vai: Bác sỹ thú y.
- Góc xây dựng :xếp chuồng thú.
- Góc học tập: Xem tranh và lô tô về một số con vật sống trong rừng.
- Góc nghệ thuật: Tô màu con voi.
Kết thúc : cô cho trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa tay…chuyển hoạt động
Vệ sinh – Ăn trưa.
5 - Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa .
7 - Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều : Chơi trò chơi dân gian “ Tập tầm vông”.
9 - Trả trẻ .
____________________________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 01 năm 2013
1-Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát phân biệt lá to, lá nhỏ.
- Trò chơi vận động :Bong bóng xà phòng.
YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và nói đúng lá bàng to hơn lá mận .
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi :Bong bóng xà phòng .
CHUẨN BỊ:
-Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
- Sân tập thoáng mát .
HƯỚNG DẪN :
1 - quan sát có mục đích :Quan sát phân biệt lá to lá nhỏ.
- Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ quan sát hai thứ lá :bàng to ,và mận nhỏ. đố trẻ : “Đố bạn nào biết đây là lá gì?” “ Lá nào to, lá nào nhỏ ?”…Giáo dục trẻ không bẻ lá cây vì lá rất quan trọng cho cây. Cây mà không có lá cây không xanh tốt và cây sẽ chết.
2- Trò chơi vận động :Bong bóng xà phòng
- Cô nhắc tên trò chơi ,luật chơi – Thổi bong bóng cho trẻ đuổi theo bắt bóng…Cho trẻ đuổi bắt bóng vài lượt.
3- Trẻ chơi tự do .
Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
Hoạt động chung :
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
- BTPC: TẬP VỚI DÂY NƠ
- VĐCB: TRƯỜN DƯỚI HAI GẬY
- TCVĐ : GẤU DẠO CHƠI TRONG RỪNG
I. YÊU CẦU :
- Trẻ tập tốt các động tác của bài: Tập với dây nơ.
- Trẻ biết trườn dưới hai gậy, không chạm gậy. Đi lên chọn bánh màu đỏ về tặng bác Gấu.
- Trẻ hứng thú với trò chơi: Gấu dạo chơi trong rừng.
II. CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Hai gậy, vạch chuẩn. Dây nơ đủ cho cô và trẻ. Một số bánh màu đỏ, xanh. Gấu bông.
- Một số quả để gấu nhặt.
* Nội dung tích hợp:
- Môi trường xung quanh: Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống trong rừng…
- Văn học: Thơ “Con voi”
III. HƯỚNG DẪN:
- Ổn định : Đọc thơ bài “Con voi”
-Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng…
Hoạt động 1 : Khởi động : Trẻ đi bình thường -chạy -nhanh dần – chạy nhanh – chậm dần – Lấy nơ đứng thành vòng tròn.
Hoạt động 2: Trọng động :
A - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG :TẬP VỚI DÂY NƠ
-Động tác 1: Hô hấp :Thổi nơ
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm nơ thả xuôi .
1- Giơ nơ lên cao trước mặt, hít thật sâu và thổi nơ thật mạnh cho nơ bay bay.
2-Về tư thế chuẩn bị.
“Tập3-4 lần”
- Động tác 2:Lưng bụng
*Tư thế chuẩn bị:như động tác 1
1- Cúi xuống gần chạm nơ xuống đất .
2-Về tư thế chuẩn bị .
“Tập 4 lần”
-Động tác 3: Chân
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm nơ để trên vai, khuỷu tay sang ngang.
1 –Ngồi xổm vẫy vẫy nơ trước mặt.
2- Về tư thế chuẩn bị .
“Tập 2 lần”
B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : TRƯỜN DƯỚI 2 GẬY
“Khoảng cách từ vạch chuẩn tới gậy khoảng 3m.”
-Cô gợi ý trẻ nhớ lại tên bài. (Cô tổ chức cho trẻ trườn qua hai gậy lên tới đích chọn quả màu đỏ tặng bác Gấu.).
+Mời trẻ trườn giỏi lên trườn cho cả lớp xem.….
+Lần 2: Cô trườn mẫu lại và nhắc lại cách trườn
-Tư thế chuẩn bị: Cô ở tư thế nằm áp sát người xuống sàn nhà ngay sát vạch chuẩn.
Khi có hiệu lệnh cô co chân phải, tay trái đưa thẳng về phía trước. Chân phải đẩy mạnh đưa thân về phía trước. Đồng thời co chân trái lấy đà, tay phải thẳng, tay trái gập trước ngực. Trẻ trườn sát không nhô cao, chân nọ tay kia, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, tới gậy trườn qua hai gậy, không chạm gậy, trườn qua hẳn rồi đứng lên, chọn quả màu đỏ tặng bác gấu, xong đi sau lưng trẻ về chỗ của mình.
-Tổ chức trườn thi cho từng cặp trẻ : Mời từng cặp hai trẻ lên trườn, với hình thức thi đua xem ai trườn đúng, nhanh, chọn đúng quả màu đỏ tặng bác gấu.
- Trẻ nào trườn chưa đạt cô cho trẻ trườn lại “Cô sửa sai cho trẻ ,khuyến khích trẻ trườn cho đúng và nói “Trườn dưới gậy”.
-Hỏi trẻ tên bài vận động?.
c- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : GẤU DẠO CHƠI TRONG RỪNG
- Cô hướng dẫn cách chơi: Cô đứng một phía của sân chơi. Một cô ra đóng vai giả làm “gấu”, bắt chước gấu đi khệnh khạng.
Một cô khác đọc thơ, (trẻ chú ý lắng nghe và đọc theo)
“ Có một chú gấu
Dạo chơi trong rừng
Nhặt hoa kiếm quả
Rất lâu, rất lâu
Mỏi chân ngồi nghỉ”
Trong khi cô và trẻ đọc thơ :Gấu vừa đi vừa giả vờ nhặt hoa, nhặt quả. Sau đó ngồi xuống:
“Gió thổi hiu hiu
Gấu ta ngủ gật”
Và giả vờ ngủ gật.
“Các bạn đến bên
Đánh thức gấu dậy”
Cô cùng trẻ rón rén đi đến bên “Gấu”.
“Gấu ơi dậy thôi
Đuổi mau cho kịp”
Đến câu cuối, “Gấu” dậy gầm gừ( Tín hiệu để trẻ chạy). Cô cùng các cháu chạy, “Gấu” đuổi theo.
- Cô cùng trẻ chơi 2 lần .
Hoạt động 3 : Hồi tĩnh : trẻ đi nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút .
* Kết thúc : trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước khoảng 15 phút.
4. Hoạt động góc :
I –Yêu cầu :
-Trẻ đã biết thực hiện các yêu cầu: khám bệnh,chữa bệnh cho các con thú. Biết kê đơn, đưa thuốc. Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô theo nội dung hoạt động rõ ràng hơn.
- Trẻ xếp hàng rào quanh chuồng các con thú. Trẻ biết nhốt mỗi chuồng là một loại thú riêng không nhốt chung các con thú. Trẻ trồng thêm cây xanh cho mát. Xếp thêm đường đi. Trả lời được một số câu hỏi của cô rõ ràng, lưu loát hơn.
- Trẻ biết tên một số con vật sống trong rừng, biết chúng thích ăn gì? Chúng có đặc điểm gì riêng biệt( Hình dạng, tiếng rống, gầm, kêu...) Trẻ tìm và chọn tranh lô tô đúng con vật như cô yêu cầu, dán lên bảng, nói tên con vật đó.
- Trẻ tập tô nhẹ nhàng không lem ra ngoài. Biết nói tên con vật mình tô, biết một vài bộ phận bên ngoài như: Đầu, vòi, tai, chân… Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô.
II. CHUẨN BỊ :
- Bàn ghế, dụng cụ y tế để trẻ đóng vai bác sỹ.
- Các khối gỗ, cây xanh đủ trẻ hoạt động …
- Tranh, lô tô vẽ một số con vật sống trong rừng.
- Bàn ghế trẻ ngồi. Vở có vẽ sẵn mẫu con voi. Viết chì sáp màu đủ cho các trẻ tô.
III. HƯỚNG DẪN :
- Góc phân vai: Bác sỹ thú y.
- Góc xây dựng :xếp chuồng thú.
- Góc học tập: Xem tranh và lô tô về một số con vật sống trong rừng.
- Góc nghệ thuật: Tô màu con voi.
Kết thúc : cô cho trẻ nghỉ đi vệ sinh, rửa tay…chuyển hoạt động
5 - Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa
7 Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều : Hát “Hoa bé ngoan”.
-Trẻ cắm hoa bé ngoan cuối tuần: Trẻ ngoan cô cho cắm hoa. Động viên trẻ chưa ngoan cố gắng ngoan hơn để được cắm hoa.
9 - Trả trẻ .
_____________________________________________________________
Giáo viên soạn
Ký duyệt BGH
Đỗ Minh Thuận
.
File đính kèm:
- T4NCVSTRONG RỪNG.doc