Cô niềm nở đón trẻ vào lớp .Kiểm tra sức khoẻ của trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về trang phục của trẻ để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ.
- Trò chuyện theo nhóm: Một số loại cây ăn quả gần gũi quen thuộc với trẻ, một số hoa cảnh ngày Tết.
- Thể dục sáng : Tập theo nhạc bài “Dậy sớm” “ Tiếng chú gà trống chọi”
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: Rau quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V.7 Kế hoạch hoạt động tuần / ngày (tuần 7)
Tên HĐ
Hoạt động giáo dục
Thứ 2 (Thể dục)
Thứ 3 (Văn học)
Thứ 4 (Âm nhạc)
Thứ 5 (Nhận biết tập nói)
Thứ 6 (Nhận biết phân biệt)
Đón trẻ
TD sáng
- Cô niềm nở đón trẻ vào lớp .Kiểm tra sức khoẻ của trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về trang phục của trẻ để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ.
- Trò chuyện theo nhóm: Một số loại cây ăn quả gần gũi quen thuộc với trẻ, một số hoa cảnh ngày Tết.
- Thể dục sáng : Tập theo nhạc bài “Dậy sớm” “ Tiếng chú gà trống chọi”
HĐ học
Tung bóng bằng hai tay
Chơi: con bọ dừa
Thơ: đi chợ tết
Rửa mặt, lau mặt
Dạy vận động bài: hái hoa
Nghe: màu hoa
Thơ: tết là bạn nhỏ
Bánh trưng xanh
*Trò chuyện về ngày Tết
Di màu hoa
*VS nêu gương
HĐ ngoài trời
- Quan sát thiên nhiên: tiết trời mùa xuân.
- Chơi vận động : Gieo hạt
- Chơi tự chọn
HĐ
góc
- Trò chơi thao tác vai : Bán hoa quả, thực phẩm ngày Tết
- Góc nghệ thuật : di màu một số bánh, kẹo.
- Xem sách tranh truyện, kể truyện theo tranh về một công việc chuẩn bị cho ngày Tết.
- HĐ với đồ vật: ghép tranh rau, củ , quả….
HĐ chiều
* Con bọ rùa
* Rửa mặt, lau mặt
* Thơ Tết là bạn nhỏ
*Trò chuyện về ngày Tết
* VS nêu gương
Soạn hoạt động học theo ngày: (tuần 7)
Ngày/
Tên HĐ
Nội dung
Mục đích, yêu cầu
Chuẩn bị
Gợi ý hoạt động
Lưu ý
Thứ 2
Thể dục
1/2/2010
VĐ: Tung bóng bằng hai tay
KT :Trẻ biết cách cầm bóng, tung bóng lên trên.
KN : Trẻ tung được bóng lên cao bằng hai tay.
Phát triển cơ tay, chân toàn thân cho trẻ .
TĐ : Trẻ hào hứng tham gia tập luyện.
5-7 quả bóng
HĐ 1: Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn đi các kiểu chân, về 2 hàng ngang.
HĐ 2:Trọng động
* BT PTC: Tập với bài “ Nào cùng tập thể dục” .
* VĐ cơ bản: Cô giới thiệu VĐ : Tung bóng bằng hai tay.
Làm mẫu lần 1: cô Mỵ vừa làm gì? Cô tung bóng bằng mấy tay.
Lần 2, 3 cô vừa làm vừa nói cách thực hiện động tác cho trẻ quan sát và biết cách làm.
Cho 1 hoặc 2 trẻ làm thử.(trẻ chưa làm được cô làm mẫu và hướng dẫn lại cho cả lớp)
Cho từng cặp trẻ lên tập(mỗi trẻ làm ít nhất 2 lần ).
Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ. Khuyến khích trẻ tích cực tập luyện.
HĐ 3: Trò chơi “ Phi ngựa”
Cho cả lớp giả cưỡi ngựa, chạy quanh lớp1, 2 lần.
Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp đọc bài thơ “ Hoa kết trái”.
Thứ 3
Văn học
2/2/2010
Thơ “Đi chợ Tết”
KT :Trẻ biết tên một số loại cây ăn quả.
KN : Trẻ nói được những đặc điểm đặc trưng về màu sắc của hoa, quả của một số cây ăn quả quen thuộc có trong bài thơ.
Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
Trẻ đọc thuộc bài thơ
TĐ : Trẻ luôn có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Trẻ hào hứng tham gia trả lời câu hỏi của cô và thích đọc thơ cùng cô.
Tranh chợ hoa, bé đi chợ Tết cùng bố mẹ, trình chiếu trên power point
Tranh minh hoạ bài thơ
HĐ 1: Cô cùng trẻ trò chuyện về những công việc chuẩn bị Tết (cô mở máy chiếu cho trẻ quan sát một tranh) .
Cô giới thiệu bài thơ: Đi chợ Tết
HĐ 2:
Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ 1, 2 lần
Các con vừa nghe cô Mỵ đọc bài thơ gì?
Trong bài thơ có những nhân vật nào?
Bạn nhỏ cho em búp bê đi đâu?
Bạn nhỏ nói với em búp bê thế nào? ( cô đọc câu thơ trích dẫn)
GD trẻ khi được bố mẹ cho đi chợ Tết thì không sợ, không chạy lăng xăng, dễ bị lạc…..
Cô cho trẻ đọc cùng cô nhiều lần ( Đọc theo tranh trên máy chiếu)
Cho trẻ đọc theo nhóm, cá nhân trẻ.(Cô lắng nghe giúp đỡ và sửa sai cho trẻ.
HĐ 3: Nhận xét biểu dương trẻ
Thứ 4
Âm nhạc
3/2/2010
TT: VĐ “Hái hoa”
KH: Nghe bài
“ Màu hoa”
KT: Trẻ biết tên bài hát, tên nhạc sĩ.
Trẻ biết thêm một số loại hoa mùa xuân.
KN: Trẻ hiểu nội dung bài hát.
Hát thuộc bài hát, hát đúng giai điệu.
TĐ: Trẻ hào hứng, tích cực tham gia tro chơi, trẻ tự tin vào bản thân mình
Tranh ảnh một số loại hoa: hồng, cúc, đào,....
dụng cụ âm nhạc: sắc xô, trống, đàn…..
HĐ 1: Cô cùng trẻ xem tranh một số loại hoa ( cô gợi hỏi trẻ để trẻ gọi tên các loại hoa)
HĐ 2: Giới thiệu bài hát
“ Hái hoa”- Thu Hiền
Cô cùng trẻ hát bài hát 1 lần.Các con vừa nghe hát bài gì? Của nhạc sĩ nào?
Cô hát và làm động tác minh hoạ theo lời bài hát.
Cô hưóng dẫn trẻ làm động tác không hát.
Cô cho trẻ hát và VĐ cùng cô nhiều lần.
Cô cho trẻ hát và VĐ theo tổ nhóm cá nhân. ( dùng dụng cụ âm nhạc).
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Cô cho trẻ hát và VĐ lần cuối:
Các con còn biết hình thức nào VĐ cho bài bát ( cô giới thiệu một số hình thức: vỗ tay, dập chân.....
HĐ 3 : Nghe – Màu hoa :
Cô giới thiệu bài hát và hát cho trẻ nghe 1, 2 lượt. Cô vừa hát bài hát gì? Trong bài hát có những màu hoa nào?
Cô giáo đưa bạn nhỏ đi đâu?
Cô hát lần 3 cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ hát cùng cô.
HĐ 4: Nhận xét biểu dương.
Thứ 5 Nhận biết tập nói
4/2/2010
Bánh chưng xanh
KT: Trẻ biết gọi tên , biết những nguyên liệu chính của bánh chưng xanh.
KN: Trẻ gọi được tên , nói được đặc điểm của bánh chưng, thành phần chính của bánh chưng xanh .
Trẻ hiểu ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết.
Trả lời rõ ràng những câu hỏi của cô.
Trẻ
TĐ: Trẻ biết giúp cha mẹ một số công việc đơn giản trong ngày Tết.
Ăn nhiều ánh chưng.
1 đoạn video đang gói bánh chưng ; bánh chưng vuông (thật)
trình diễn trên power point.
HĐ1: Cô cho trẻ quan sát trên máy chiếc video gói bánh chưng.
Các con đang được xem gì?
Để gói bánh chưng cần những nguyên liệu gi? (gạo nếp, đỗ vàng, lá rong....)
Bánh chưng thường có trong những ngày nào? (Ngày Tết)
HĐ 2 :* Quan sát và trò chuyện về bánh chưng:
Đây là bánh gì ? Bánh chưng có dạng hình gì ?
( hình hộp chữ nhật)
Ai biết bánh chưng gồm những phần nào ? (phần ngoài – lá bánh ; phần trong – nhân bánh – cơm nếp, đỗ, thịt....)
Cô cho trẻ quan sát bánh chưng từ ngoài vào trong và cho trẻ gọi tên từng phần.
Các con thấy bánh chưng ăn có vị như thế nào ?( thơm của gạo nếp, đỗ ; ngọt , béo của thịt, gạo.....)
Cô cho trẻ nếm bnáh chưng và nói cảm giác cảm nhận được.
HĐ 3 : Cô cùng trẻ hát bài Sắp đến Tết rồi
Thứ 6
Nhận biết
phân biệt
5/2/2010
Di màu cành đào
KT: Trẻ biết gọi tên hoa đào và một số loại hoa.
KN: Trẻ cầm bút đúng cách, di chuyển bút màu sang hai bên hoặc xoay tròn
Trẻ phân biệt được một số loại bánh…….
Trẻ biết cách cử động điều chỉnh sự khoé léo của của bàn tay và các ngón tay để khi di màu .
Trẻ phân biệt được màu vàng, xanh, đỏ.
TĐ: Trẻ thích thú , tập trung di màu.
2 mẫu của cô
Một số tranh hoa đào và các hoa khác
HĐ1: Cô cùng trẻ hát bài “Mùa xuân” Mùa xuân có những loại hoa nào?
Cho trẻ quan sát gọi tên một số loại hoa ( cô chú ý hơn về hoa đào)
HĐ 2: Cô hướng dẫn trẻ cách di màu
Cho trẻ quan sát mẫu của cô (Đây là hoa gì? Có màu gì?)
Cô làm mẫu lần 1.
Cô làm mẫu lần 2 chậm và phân tích để trẻ nắm được cách chọn màu di màu hoa.
Cô cho trẻ làm bài: Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
Cô bao quát hướng dẫn trẻ.
HĐ 3: Trưng bày SP
File đính kèm:
- rau hoa qua NT T7.doc