I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Phát triển các vận động cơ bản.
- Phát triển sự phối hợp vận động và các giác quan trong vận động.
- Trẻ có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với thiên nhiên.
2. Phát triển nhận thức
- Biết tên gọi của cây và các bộ phận chính : rễ,thân,lá.
- Quan sát,so sánh và nhận xét những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét của 2 loại cây.
- Biết lợi ích của cây và vì sao cây cần được sự chăm sóc,bảo vệ.
- Trẻ biết có nhiều loại rau,cách ăn rau khác nhau (nấu chín ,ăn sống.)
- Biết tên gọi ,đặc điểm rõ nét,lợi ích của một số loại rau,quả
- Trẻ biết có nhiều loại hoa - quả,cách chăm sóc và bảo vệ; biết cách ăn quả : rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt
3. Phát triển ngôn ngữ
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, màu sắc, hình dáng.
- Cung cấp và củng cố thêm vốn từ cho trẻ.
- Biết đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi mạch lạc.
- Biết diễn đạt yêu cầu mong muốn của mình bằng lời.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: Thực vật – Tết và mùa xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT – TẾT VÀ MÙA XUÂN
*******************
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Phát triển các vận động cơ bản.
- Phát triển sự phối hợp vận động và các giác quan trong vận động.
- Trẻ có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với thiên nhiên.
2. Phát triển nhận thức
- Biết tên gọi của cây và các bộ phận chính : rễ,thân,lá.
- Quan sát,so sánh và nhận xét những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét của 2 loại cây.
- Biết lợi ích của cây và vì sao cây cần được sự chăm sóc,bảo vệ.
- Trẻ biết có nhiều loại rau,cách ăn rau khác nhau (nấu chín ,ăn sống.)
- Biết tên gọi ,đặc điểm rõ nét,lợi ích của một số loại rau,quả…
- Trẻ biết có nhiều loại hoa - quả,cách chăm sóc và bảo vệ; biết cách ăn quả : rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt…
3. Phát triển ngôn ngữ
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, màu sắc, hình dáng.
- Cung cấp và củng cố thêm vốn từ cho trẻ.
- Biết đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi mạch lạc.
- Biết diễn đạt yêu cầu mong muốn của mình bằng lời.
4. Phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội
- Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn, bảo vệ môi trường sống.
- Có một số kĩ năng,thói quencần thiết để bảo vệ môi trường sống:chăm sóc bảo vệ cây xanh và cảnh quan thiên nhiên.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường (không vứt rác bừa bãi).
5. Phát triển thẩm mĩ
- Biết sử dụng những màu sắc, đường nét…để tạo ra những sản phẩm tạo hình trang trí quanh lớp.
- Biết yêu thiên nhiên, cảnh đẹp quanh mình.
CÁC CHỦ ĐỀ DỰ KIẾN
THỜI GIAN
CÁC NGÀY LỂ HỘI
CHỦ ĐỀ PHÁT SINH HOẶC SỰ KIỆN XÃ HỘI
1. Tết và mùa xuân
28/01/2013-02/02/2013
-Tết nguyên đán
2. Một số loại cây xanh
18/02/2013-23/02/2013
3. Một số loại quả
25/02/2013-02/03/2013
4. Một số loại hoa
04/03/2013-09/03/2013
5. Một số loại rau
11/03/2013-16/03/2013
Chủ đề nhánh
Tuần 1: Từ ngày 28/01 – 01/02/2013
MẠNG NỘI DUNG
Tết và mùa xuân
Những món ăn ngày tết
- Trẻ biết được một số món ăn được chuẩn bị để đón tết
Những hoạt động trong những ngày tết.
- Trẻ biết được những hoạt động trong những ngày tết như: Đi thăm ông bà, đi công viên,…
MẠNG HOẠT ĐỘNG
* Tạo hình:
Làm thiệp tặng cô.
* Âm nhạc:
- Dạy hát: Sắp đến tết rồi
- Nghe hát: Mùa xuân ơi
- TCAN: Tai ai tinh
* Làm quen MTXQ
- trò chuyện về tết nguyên đán.
* Làm quen với toán:
- Nhận biết nhóm có số lượng 7.
Phát triển thẩm mĩ
Phát triển nhận thức
Phát triển thể chất
Tết và
mùa xuân
Phát triển
ngôn ngữ
* Dinh dưỡng ,sức khỏe
- Trò chuyện về các loại thực phẩm.
- Tự phục vụ, chăm sóc bản thân
- Rửa tay,trước, sau khi ăn, đánh răng
- Luyện tập hành vi văn minh trong ăn uống
*Vận động:
- bật xa – ném xa.
- Chơi trò chơi vận động:
Mèo và chim sẻ.
Phát triển tình cảm xã hội
- Đàm thoại, trò chuyện về ngày tết nguyên đán, những hoạt động bé thích trong ngày tết
Chơi trò chơi xây dựng: Xây công viên
Tham gia các hoạt động và cùng chơi với bạn
Cất dọn đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi
ĐÓN TRẺ- HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN
I. YÊU CẦU
- Cô niềm nở đón trẻ tận tay phụ huynh, rèn trẻ đến lớp biết chào cô, cha mẹ, khách đến thăm trường, các bạn trong lớp.
- Trẻ có thói quen phục vụ: Cất mũ, dép đúng nơi quy định.
- Cô chú ý quan tâm đến trạng thái sức khỏe, tình cảm của trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân, ăn mặt gọn gàng đầu tóc, tay chân sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
- Phòng học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và một số đồ chơi, sách truyện, đồ chơi bằng nhựa cho trẻ chơi theo ý thích.
III. HƯỚNG DẪN
- Trẻ đến lớp cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào ba mẹ. Biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, biết chào khách, bạn đến thăm lớp.
- Rèn trẻ có thói quen phục vụ bản thân, nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân ăn mặt gọn gàng, sạch sẽ.
- Cô gợi ý để trẻ tự chọn đồ chơi, chọn hoạt động trẻ yêu thích. Dạy trẻ một số trò chơi đơn giản,, chuẩn bị đồ dùng học tập cùng cô.
THỂ DỤC SÁNG
I. YÊU CẦU
- Trẻ tập đúng động tác theo yêu cầu của cô.
- Thực hiện đúng theo hiệu lệnh, chuyển đội hình vòng tròn, kết hợp nhịp nhàng.
II. CHUẨN BỊ
- Sân bãi sạch sẽ
- Cô thuộc các động tác thể dục.
III. HƯỚNG DẪN
1. Khởi động
- Đội hình vòng tròn
2. Trọng động
- Đội hình vòng tròn
Bài tập phát triển chung
Hô hấp: Thổi bóng
Tay vai 2: Thay đổi theo tháng
Bụng 1:
Bật 1:
3. Hồi tĩnh
- Đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng, chơi trò chơi uống nước cam.
TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH
I. YÊU CẦU
- Trẻ biết quan tâm đến các bạn vắng mặt.
- Biết tự kể về một số loại cây mà trẻ biết.
II. CHUẨN BỊ:
- Câu hỏi trò chuyện cùng trẻ, sổ theo dõi trẻ.
- Lớp học trang trí theo chủ điểm.
III. HƯỚNG DẪN
- Cô gợi ý trò chuyện nội dung chủ điểm, điểm danh bằng nhiều hình thức, trẻ biết quan tâm đến các bạn vắng mặt, ngày thứ 2 đầu tuần cô dành 5 -7 phút để trẻ tự kể các bộ phận trên cơ thể trẻ.
- Cô gợi ý trẻ tự kể, đưa ra một số tiêu chuẩn thi đua khích lệ trẻ bước vào tuần học mới một cách hào hứng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. YÊU CẦU
- Trẻ biết một số yêu cầu khi quan sát, biết gọi tên, đặc điểm của đối tượng.
- Hứng thú cùng cô hoạt động, biết trả lời những câu hỏi của cô.
- Biết được đặc điểm, hình dáng, ích lợi của từng đối tượng quan sát.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh, vật thật, trò chơi,… cho đối tượng quan sát phù hợp với từng chủ đề.
- Đồ dùng phục vụ trò chơi vận động.
- Câu hỏi đàm thoại cho từng đối tượng quan sát.
III. HƯỚNG DẪN
1. Quan sát có mục đích:
- Nêu đặc điểm, hiện tượng, màu sắc.
- Biết ích lợi của vật đó.
2. Trò chơi vận động:
* Gieo hạt.
* Chuyền bóng.
KẾ HOẠCH TUẦN
Tuần 1: Tết và mùa xuân
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện điểm danh
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô hướng dẫn trẻ cát đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.
- Trò chuyện về ngày tết nguyên đán
- Cho trẻ chơi tự do
TDBS
- Hô hấp 2: Thổi bóng bay
- Tay vai 3: Hai tay đưa sang ngang.
- Chân 2: Đứng dậm chân tại chổ.
- Bụng 1: Đứng chân rộng bằng vai, cúi người về trước , tay chạm ngón chân.
- Bật 1: Bật tại chổ.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát tranh vẽ hoa mai
- Quan sát tranh vẽ hoa đào
- Quan sát tranh những món ăn ngày tết
- Quan sát vườn hoa
TCVĐ: Tạo dáng
-TCDG: Nu na nu nống
Hoạt động có chủ đích
PTTC
Vận động
bật xa – ném xa.PTNT
MTXQ
trò chuyện về tết nguyên đán.
PTTM
Tạo hình
Vẽ hoa đào ngày tết.
PTNT
LQVT
Ôn số lượng 7. Nhận biết số lượng 7
PTTM
Hát: “Sắp đến tết rồi”
PTNN
Văn học
thơ: “ tết đang vào nhà”.
Hoạt động góc
- Góc phân vai : Cửa hàng bánh kẹo.
- Góc xây dựng: Xây Công viên.
- Góc nghệ thuật: Vẽ hoa đào, hoa mai.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây trong sân trường.
Chơi tập buổi chiều
- Trò chơi:
- Ôn bật xa – ném xa.
- Trò chơi:
Tạo dáng
- Làm quen nhóm có số lượng 7
- Trò chơi :
Rồng rắn lên mây
- Làm quen bài hát:“Sắp đến tết rồi”.
- Trò chơi : Rồng rắn lên mây
- Làm quen bài thơ:“ tết đang vào nhà”.
- Trò chơi: Rồng rắn lên mây
Ôn bài Cô giáo của con.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
Góc phân vai
- Cửa hàng bánh kẹo.
- Trẻ biết thực hiện được vai chơi của mình.
- chơi tốt các trò chơi
- Bàn ghế một số loại bánh kẹo
- Trẻ về góc tự thao tác vai chơi của mình.
- Cô theo dõi và giúp đở trẻ thực hiện tốt vai chơi của mình
Góc xây dựng
- Xây Công viên..
- Trẻ biết cách xây trường học.
- Trẻ biêt xây một số công trình phụ: trồng cây xanh, một số đồ chơi ngoài trời.
- Gạch, cây xanh, hoa, một số đồ ngoài trời.
- Trẻ xây công trình theo sự sáng tạo.
Cô gợi ý giúp đở trẻ khi cần thiết
Góc học tập
Chơi ghép hình, lô tô, làm album một số hoạt động và món ăn ngày tết
- Trẻ biết cách sử dụng đồ chơi
- Bộ tranh ghép hình, bộ lô tô, tranh làm album
- Hướng dẫn cho trẻ cách chơi
Góc nghệ thuật
Vẽ hoa đào, hoa mai.
-Trẻ biết vẽ hoa đào, hoa mai
- BúT sáp màu, tranh cho vẽ tranh, một số họa tiết phụ như cây, lá,…
-Theo dõi và hướng dấn trẻ thực hiện đúng thao tác
Góc thiên nhiên
Chăm sóc cây trong sân trường
-Trẻ biết tưới cây, tỉa lá úa cho cây
- Bình tưới, kéo.
Theo dõi và hướng dấn trẻ thực hiện đúng thao tác
************
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một loại hoa có trong ngày tết nguyên đán.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh vẽ hoa mai.
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ hoa mai.
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của hoa mai (màu sắc, hình dáng, mùa hoa nở, cách chăm sóc cây hoa mai...)
- Khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc
- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa....
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Thi xem ai nhanh hơn”.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất
Thể dục
Đề tài: bật xa – ném xa..
1.Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết thực hiện 2 vận động liên tục tập trung chú ý vào thực hiện động tác
- Trẻ biết bật xa bằng 2 chân, biết dùng sức của 2 tay khi ném xa.
- Phát triển khả năng chú ý và khả năng nhanh nhẹn của trẻ.
- Giáo dục cháu có ý thức tự rèn luyện cho cơ thể khỏe mạnh.
2.Chuẩn bị:
- Túi cát, cờ.
3. Cách tiến hành:.
* Hoạt động 1: Đi đến nhà thiếu nhi
-Tạo tình huống cô tổ chức cho cả lớp cùng đến nhà thiếu nhi.
* Hoạt động 2: rèn luyện sức khỏe
a. Bài đồng diễn thể dục
Cô cùng trẻ đi đến nhà thiếu nhi: Cô cho trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp các kiểu chân: Hai tay chống hông đi bằng gót chân, hai tay đưa lên cao đi bằng mũi chân, chạy chậm, chạy nhanh sau đó chạy chậm lại và trở về hai hang ngang
*Bài tập phát triển chung: tập trên nền nhạc bài hát “
- Tay 3: Hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy (4l x 4n).
- Chân 2: Ngồi khuỵ gối (6l x 4n).
- Bụng 5: Ngồi duỗi chân quay người sang bên 90 độ (4l x 4n)
- Bật 2: Bật tiến về phía trước (4l x 4n).
*Vận động cơ bản: Bật xa, ném xa.
- Nhà thiếu nhi tổ chức trò chơi và mời các bạn tham gia vào trò chơi “Thi xem bạn nào giỏi”
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp với phân tích động tác: Đứng ở vạch xuất phát, bật về phía trước. sau đó đến chỗ có túi cát tay phải cầm túi cát đứng chân trước chân sau ném thẳng túi cát về phía trước cố gắng ném càng xa càng xa càng tốt. sau đó chạy lên nhặt túi cát để vào vị trí cũ.
- Cô cho một vài cháu lên thực hiện động tác.
- Cô nhận xét sửa sai.
- Cho lần lượt lên thực hiện động tác.
- Cô quan sát sửa sai cho cháu.
- Cô hỏi lại tên vận động.
- Cô cho cháu thi đua nhận xét.
* Hoạt động 3: Cùng tham gia trò chơi “Uống nước chanh”
- Cô giải thích cho trẻ cách chơi, luật chơi.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MTXQ
Đề tài: Trò chuyện về ngày tết nguyên đán
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ nhận biết các đặc điểm các đặc trưng của ngày tết.
- Biết ngày tết truyền thống của dân tộc việt nam và các phong tục tập quán của người việt nam.
- Biết các loại hoa quả, thức ăn, các hoạt động vui chơi giải trí trong ngày tết.
- Biết các hoạt động chuẩn bị đón tết.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ, khả năng chú ý quan sát, phân loại ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cung cấp từ :Tết nguyên đán, đêm giao thừa.
2. CHUẨN BỊ :
- Giáo án điện tử
- Sân khấu.
3. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1: Cùng đến nhà bạn gấu con.
- Cô tạo tình huống mời lớp cùng đến nhà bạn gấu con để cùng xem nhà bạn gấu chuẩn bị đón tết như thế nào.
* Hoạt động 2 : Cùng vui đón tết.
- Cô cho cháu xem nhà bạn gấu chuẩn bị đón tết như thế nào.
- Hỏi trẻ về những gì mà nhà bạn gấu chuẩn bị để đón tết (Trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh kẹo, chuẩn bị một số món ăn ngày tết.)
- Hỏi trẻ ở nhà bé đã chuẩn bị những gì để đón tết.
- Cho trẻ quan sát những hoạt động trong ngày tết.
- Hỏi trẻ ý định trẻ sẽ làm gì trong những ngày tết.
- Giáo dục trẻ phải biết chào hỏi khi khách đến nhà và biết cảm ơn khi nhận bao lì xi mừng tuổi.
* Hoạt động 3 : Bé làm thiệp chúc tết.
- Cô cho cháu làm thiệp chúc tết.
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ biết về góc chơi của mình và thỏa thuận vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : cửa hàng bánh kẹo
- Góc xây dựng: Xây công viên
- Góc học tập: Chơi ghép hình, lô tô, làm album một số hoạt động và món ăn ngày tết
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn: Bật xa, ném xa.
- Cô nhắc lại cách thực hiện và cho trẻ thực hiện lại. Chú ý rèn thêm cho những trẻ còn yếu.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ…
***************
Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2013
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số món ăn ngày tết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh hoa đào.
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của hoa đào (màu sắc, hình dáng, mùa hoa nở, cách chăm sóc cây hoa mai...)
- Khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc
- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa....
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Lộn cầu vồng”.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH
Đề tài: Vẽ hoa đào.
1. YÊU CẦU
- Trẻ hiểu ý nghĩa của hoa đào trong ngày tết
- Trẻ biết đặc điểm, màu sắc của hoa đào. Cách vẽ hoa đào, lá và cành hoa đào.
- Trẻ biết cách cầm chì màu và ngồi đúng tư thế
- Phát triển kĩ năng sáng tạo của trẻ, rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận để hoàn thành sản phẩm.
2. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: Một số hình ảnh của hoa đào trên máy vi tính
Tranh dũng để làm mẫu, nhạc không lời về chủ điểm
- Đồ dùng của trẻ: giấy A4, bút sáp màu
3. HƯỚNG DẪN
* Hoạt động 1:
- Cô tạo tình huống lớp được đi tham quan chợ hoa ngày tết.
- Cho trẻ quan sát hoa đào trên máy vi tính và làm đàm thoại cùng với trẻ đặc điểm, màu sắc của hoa.
- Làm mẫu, hướng dẫn cho trẻ cách vẽ một nhành hoa đào
- Hỏi về ý tưởng của trẻ khi vẽ một nhành đào.
- Nhắc nhở trẻ khi trang trí,vẽ, tô màu phải tô cho kín hình và không tô lem ra ngoài
- Cho trẻ trở về bàn và thực hiện.
2. Hoạt động 2: Bé khéo tay
- Cho trẻ vào bàn vẽ, nhắc nhở trẻ biết giữ vệ sinh khi thực hiện
- Cô quan sát giúp trẻ khi cần thiết
- Gợi ý nhắc nhở trẻ sáng tạo thêm cho sản phẩm của mình.
- Động viên trẻ yếu hoàn thành sản phẩm.
3. Hoạt động 3: Sản phẩm đẹp
- Cho trẻ mang sản phẩm lên
- Trẻ tự nhận xét sản phẩm của nhau
- Cô nhận xét sản phẩm đẹp, động viên những sản phẩm chưa hoàn thành.
- Cho trẻ mang sản phẩm đẹp lên tặng cô
* Nhận xét tiết học.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ biết lấy và sắp sếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Cửa hàng bánh kẹo.
- Góc xây dựng: Xây Công viên.
- Góc nghệ thuật: Vẽ hoa đào, hoa mai.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.Làm quen nhóm có số lượng 7
Cho trẻ quan sát và đếm một số nhóm một số đồ vật có số lượng 7.
2.Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ…
********************
Thứ tư ngày 30 tháng 1 năm 2013
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh những món ăn ngày tết
- Cho trẻ quan sát những món ăn thường có trong ngày tết.
- Trò chuyện với trẻ về đặc trưng các món ăn ngày tết.
- Giáo dục trong các món ăn, tác hại của việc ăn uống quá độ và không hợp vệ sinh trẻ vệ sinh trong ăn uống và các chất dinh dưỡng
2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “ gieo hạt”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
LQVT
Đề tài: Ôn số lượng 6. Nhận biết số lượng 7
1.Mục đích_yêu cầu:
- Trẻ biết được số lượng trong phạm vi 7.
- Nhận biết được chữ số 7
- Luyện kĩ năng đếm, so sánh, thêm bớt để tạo nhóm có số lượng 7
- Phát triển tư duy cho trẻ: khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Phát triển khả năng tập trung chú ý.
- Trẻ biết giữ gìn đồ chơi ở các góc.
- Trẻ ngồi học ngay ngắn.
2. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử
- Thẻ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
- Hoa sen, hoa cúc.
3. Cách tiến hành
* Hoạt động 1: Thư của búp bê
- Cô tạo tình huống búp bê gửi cho lớp một bắc thư, nhờ lớp mình giải dùm bài toán “Chọn nhóm bông hoa có số lượng 6”. Nếu các bạn giải được, búp bê sẽ tặng các bạn 1 món quà.
*Hoạt động 2: Món quà của búp bê
- Tạo tình huống lớp được tặng phần quà, cùng mở ra xem có những gì. (7 bông hoa)
- Cho cả lớp cùng đếm.
- Để biểu thị nhóm có 7 đối tượng tượng, ta dùng chữ số 7. Cho trẻ quan sát và giới thiệu đặc điểm chữ số 7 cho trẻ.
*Hoạt động 3: Bạn nào giỏi nhất?- Cho trẻ đọc đồng dao để dẫn trẻ đến nơi có rổ đồ dùng học tập.
- Cho trẻ xếp các hoa sen và hoa cúc trong rổ theo nhóm, đếm và tìm chữ số tương ứng.
- Thêm, bớt các đồ dùng để tạo nhóm có 7 đối tượng, chọn chữ số 7 tương ứng.
*Hoạt động 4: Cùng tham gia trò chơi.
a. Bạn nào chọn đúng
- Cho trẻ chọn trên máy vi tính nhóm có 7 đối tượng và chữ số tương ứng.
b.Trò chơi “ Tạo nhóm”
- Cho trẻ đọc bài đồng dao, khi có hiệu lệnh thì tạo nhóm theo yêu cầu của cô
*Hoạt động 4: Kết thúc Nhận xét - tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được vai chơi của mình.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Cấp dưỡng – cô giáo.
- Góc nghệ thuật: Làm thiệp tặng cô, vẽ cô giáo.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây trong sân trường
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Làm quen bài hát “Sắp đến tết rồi”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ…
********************
Thứ năm ngày 31 tháng 1 năm 2013
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số lễ hội đực tổ chức trong ngày tết nguyên đán.
I. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát vườn hoa
- Cho trẻ quan sát vườn hoa và kể tên một số loài hoa mà trẻ biết.
- Giới thiệu đặc điểm của một số loại hoa
- Giáo dục trẻ không hái hoa, phải biết yêu quý, chăm sóc các loại hoa, cây xanh.
2. Hoạt động 2: trò chơi dân gian “ Dung dăng dung dẻ”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
ÂM NHẠC
Đề tài: Bài hát “Sắp đến tết rồi”
1.Mục đích
- Trẻ biết được tên bài hát và tên tác giả bài hát.
- Trẻ biết hát đúng giai điệu bài hát và kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Phát triển khả năng chú ý và khả năng ghi nhớ của trẻ.
2. Chuẩn bị
- Trống lắc, phách tre
- Mũ chóp kín, búp bê.
3. Tiến hành
Hoạt động 1: Bé làm ca sĩ
- Trò chuyện cùng với trẻ:
+ Các bạn đang ở mùa nào?
+ Mùa xuân có lễ hội nào?
- Cô giới thiệu tên bài hát “Sắp đến tết rồi” của tác giả
- Cô hát chậm, to rỏ lời. Sau đó cô cho trẻ hát cùng cô từ 2- 3 lần từ đầu cho đến cuối bài hát
- Trong lúc trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho trẻ hát theo tổ, theo nhóm.
Hoạt động 2: Lằng nghe giai điệu
- Cô hát cho trẻ nghe bài: “Mùa xuân ơi”
- Cô nói nội dung bài hát sau đó hát cho trẻ nghe 1-2 lần . Khuyến khích trẻ vận động theo bài hát.
Hoạt động 3: Hoạt động 3: Trò chơi " Hát theo nốt nhạc"
Cô hướng dẫn trẻ cách chơi như sau: Cô có hai nốt nhạc một nốt nhạc xanh và một nốt nhạc đỏ, chúng mình cùng nhau chú ý xem khi nào cô giơ nốt nhạc xanh thì chúng mình hát nhỏ còn khi nào cô giơ nốt nhạc đỏ thì chúng mình hát to nhé.
- Cô cho trẻ chơi thử một lần, sau đó cùng nhau chơi.
- Lần sau cô đổi cách chơi: Khi nào cô giơ nốt nhạc xanh thì chúng mình vừa hát vừa vẫy tay sang hai bên còn khi nào cô giơ nốt nhạc đỏ thì các con vừa hát vừa vỗ tay.
Cô cho trẻ chơi
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ sử dụng ngôn ngữ của trò chơi trong khi chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc xây dựng: Xây trường học.
- Góc học tập: Chơi ghép hình, lô tô, làm album một số hoạt động và món ăn ngày tết
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây trong sân trường.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Làm quen thơ “Tết đang vào nhà”
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nội dung bài thơ.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ…
********************
Thứ sáu ngày 01 tháng 2 năm 2013
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số loại bánh mức trong ngày tết mà bé biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 2: Trò chơi dân gian “ Nu na nu nống”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do.
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LQVH
Đề tài: Thơ “Tết đang vào nhà”
1. Mục đích
- Trẻ nắm được tên và nội dung bài thơ.- Rèn luyện khả năng chú ý có chủ định; biết lắng nghe và đọc diễn cảm bài thơ.
- Giáo dục trẻ biết hòa đồng cùng với bạn khi tham gia trò chơi.
2. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử.
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: Lớp học của bé.- Trò chuyện cùng với trẻ: Các bạn đang mùa nào?Thời tiết của mùa xuân như thế nào? Dẫn vào bài thơ
* Hoạt động 2: Bé thi đọc thơ?- Giới thiệu tên bài thơ và tác giả- Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe bài thơ- Đọc lần 2 trên powerPoint- Trích dẫn đàm thoại: + Bài thơ nói về gì?
+ Không khí mùa xuân như thế nào?
+ Mẹ, bé và ông đang làm gì để đón tết đến?
Lớp đọc thơ cùng cô:
- Lớp đọc 1 – 2 lần.
- Tổ đọc (cô sửa sai).
- Nhóm – cá nhân.
- Cô có thể cho trẻ đọc với nhiều hình thức như đọc to nhỏ, hoặc mỗi đội đọc một đoạn, thể hiện điệu bộ theo ý trẻ.
- Lớp đọc lại cùng cô.
* Hoạt động 3: Bé và ngày tết- Trò chuyện cùng với trẻ về những gì mà bé đã chuẩn bị cho ngày tết.
Kết thúc
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được sự liên kết đơn giản giữa các góc chơi
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc xây dựng: Xây công viên
- Góc nghệ thuật: Vẽ hoa đào, hoa mai
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây trong sân trường
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn lại thơ “Tết đang vào nhà”
- Cho trẻ đọc lại bài thơ và đàm thoại cùng với trẻ.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ…
BGH KÝ DUYỆT
GIÁO VIÊN SOẠN
Bùi Yến Nhi
File đính kèm:
- tet mua xuan.doc