Giáo án Chủ đề: Trường mầm non của bé (thời gian thực hiện: 3 tuần)

- Vận động: Tung bóng lên cao và bắt bóng

- Vận động: Đi bằng mép ngoài bàn chân; đi khuỵu gối

+ Trò chơi: Tung và bắt bóng; Tung đồ chơi cho bạn.

- Vận động: Bật xa 50 cm

- Vẽ chân dung cô giáo của bé.

- Vẽ bạn thân, lớp học, đồ chơi bé yêu thích

- Tô màu mặt nạ trung thu

 

doc48 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: Trường mầm non của bé (thời gian thực hiện: 3 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG -----------------*---------------- Chủ đề: Trường mầm non của bé Thời gian thực hiện: 3 tuần Từ ngày 16/09/2013 – 04/10/2013 Giáo viên : Nguyễn Thu Chung Trương Nguyệt Anh Bùi Sao Chi Lớp : A1 MGL NĂM HỌC : 2012 - 2013 THỜI KHÓA BIỂU KHỐI MẪU GIÁO LỚN Năm học : 2012-2013 Thứ Nội dung Sáng Chiều 2 Thể dục- Văn học Giới thiệu TC mới 3 Khám phá khoa học Rèn nếp vs, kĩ năng 4 Làm quen chữ viết Làm bài tập toán 5 Làm quen với toán Làm bài tập chữ cái 6 Tạo hình - Âm nhạc Vệ sinh lớp học Nêu gương bé ngoan Chủ đề 1: Trường mầm non của bé Thời gian thực hiện: 3 tuần ( 16/09 – 04/10/2013) * Chủ đề nhánh: Bé vui trung thu ( 1 tuần). Lớp học của bé ( 1 tuần). Các cô, các Bác trong trường Mầm non ( 1 tuần) Mục tiêu nội dung của chủ đề: Lĩnh vực Mục tiêu Nội dung Lưu ý Phát triển thể chất - Có kĩ năng đi bằng mép bàn chân, đi khuỵu gối. Tung, bắt bóng - Vận động: Tung bóng lên cao và bắt bóng - Vận động: Đi bằng mép ngoài bàn chân; đi khuỵu gối + Trò chơi: Tung và bắt bóng; Tung đồ chơi cho bạn. CS1: Bật xa 50 cm - Vận động: Bật xa 50 cm CS7: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền; hình vẽ - Vẽ chân dung cô giáo của bé. - Vẽ bạn thân, lớp học, đồ chơi bé yêu thích - Tô màu mặt nạ trung thu CS 8: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn - Xé và dán đồ chơi ngoài trời ở trường mầm non. - Làm mặt nạ trung thu: Dán dây xúc xích. Dán đèn ông sao, làm đèn lồng CS 15: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh. - Ôn lại qui trình rửa tay trong hoạt động chiều Phát triển tình cảm quan hệ xã hội CS 47: Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động - Trò chuyện để hiểu tại sao phải biết chờ theo thứ tự xắp xếp, chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động. Trò chơi: Xếp hàng thứ tự CS 50: Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè - Trò chuyện, thảo luận như thế nào là thân thiện, đoàn kết - Tổ chức cho trẻ chọn nhóm chơi, nhóm bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau trong học tập, vui chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi, học theo nhóm; Giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ CS 54: Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn - Trò chuyện về ý nghĩa những lời chào hỏi. -Thực hiện nội qui của lớp: Biết chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn: Cô giáo, các cô bác trong trường, phụ huynh. Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng hoàn cảnh giao tiếp.). Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp - Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ - Truyện: Bạn mới; Sự tích đêm rằm trung thu - Thơ: Con vào lớp lớn. - Đồng dao: Ông sảo ông sao - Nói rõ ràng. - LQCV: Làm quen các nét chữ; Làm quen chữ o; ô; ơ. Trò chơi với cữ: o; ô; ơ - Trò chuyện với Bác Lao công; bảo vệ - Trò chuyện về lớp học của Bé - Trò chuyện về ngày tết trung thu CS 78: Không nói tục, chửi bậy - Thảo luận về tác hại của việc chửi bậy CS 83: Có một số hành vi như người đọc sách. - Hướng dẫn trẻ cách giở sách truyện theo đúng trình tự. - Dạy trẻ cách “ đọc” sách truyện theo tranh: Đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách - Xem sách tranh Phát triển nhận thức CS 100: Hát đúng bài hát, giai điệu trẻ em - Hát vận động đúng giai điệu lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát: Chào hỏi; Bài ca đi học; Trường cháu Hoa Hồng; Rước đèn dưới ánh trăng; Cô giáo là cô tiên - Trò chơi âm nhạc: luyện thanh, luyện tai nghe. - Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc - Nghe nhạc, nghe hát: Lời mẹ dặn; Đêm trung thu Tổ chức các trò chơi: Tai ai tinh, nhạc sĩ tài ba. - Nhận biết con số phù hợp trong phạm vi 5 - Ôn số lượng và chữ số trong phạm vi 3. Ôn so sánh độ lớn của 3 đối tượng. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng - Chỉ ra được khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật theo yêu cầu - Toán: Ôn nhận biết các khối Gọi tên và chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật - Thi tìm và tạo ra các đồ vật có dạng khối - Tổ chức các trò chơi: xây dựng công trình bằng khối yêu cầu, nặn khối, tìm khối. CS 109: Gọi tên được các ngày trong tuần theo thứ tự - Kể tên các ngày trong tuần ( thứ). Nhận biết (chụp hình chữ, số) và gắn đúng ( thứ, ngày) vào bảng lịch tuần của lớp theo thứ tự các ngày trong tuần - Trò chuyện về các ngày trong tuần KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1. Kế hoạch tuần 1 Bé vui Trung thu (Từ 16/09 đến ngày 20/09/ 2013) Hoạt động Thứ hai 16/9/2013 Thứ ba 17/9/2013 Thứ tư 18/9/2013 Thứ năm 19/9/2013 Thứ sáu 20/9/2013 Đón trẻ Thể dục sáng - Cô ân cần, niềm nở đón trẻ vào lớp. Chú ý quan sát để nắm bắt tình trạng của trẻ trong ngày. - Cho trẻ làm bảng chủ điểm và đèn lồng con cá trang trí lớp học. - Cho trẻ chơi đồ chơi theo ý thích của trẻ (cho trẻ chơi lắp ghép, chơi tô màu tranh, chơi xếp hình….) - Chuẩn bị tâm thế vào hoạt động. - Hướng dẫn trẻ tập với vòng theo nhạc ở dưới sân trường (trước và sau đó giáo viên có thể cho trẻ chơi một số trò chơi nhỏ) Hô hấp : Hít vào, thở ra Bụng /Lưng : Đứng nghiêng người Sang hai bên Tay : Co duỗi từng tay kết hợp kiễng chân Bật : Trước, sau Chân : Nhảy lên đưa hai chân sang ngang - Tập aerobic theo nhạc “Alibaba”. Trò chuyện sáng * Trò chuyện với trẻ về ngày Tết Trung thu: - Trung thu diễn ra vào mùa nào trong năm? - Tết trung thu thường có nhân vật nào? - Loại bánh được ăn vào dịp tết trung thu? - Các con thích được nhận quà gì trong ngày tết trung thu? Hoạt động học VĂN HỌC: Truyện: Sự tích đêm rằm trung thu THỂ DỤC: - Đi bằng mép bàn chân, đi khụy gối KPKH: Trò chuyện về ngày tết Trung thu LQCV: Làm quen với các nét chữ LQVT: Trò chuyện về các ngày trong tuần ÂM NHẠC: - Hát + VĐ (TT): Rước đèn dưới trăng TẠO HÌNH: Vẽ, tô màu mặt nạ Hoạt động ngoài trời HĐCMĐ Quan sát, cảm nhận thời tiết mùa thu. TCVĐ: Chạy tiếp cờ HĐCMĐ Trò chuyện về không khí đón tết trung thu TCVĐ: Mèo đuổi chuột HĐCMĐ Vẽ đèn lồng, bánh trung thu TCVĐ: Chạy đổi chỗ HĐCMĐ Quan sát cây trong sân trường vào mùa thu. TCVĐ: Người thay thế HĐCMĐ Khám phá khoa học: chìm – nổi TCVĐ: Chuyền bóng Chơi tự chọn: - Chơi với đồ chơi ngoài trời - Chơi với bóng, vòng, phấn, lá cây, thuyền giấy. Hoạt động góc 1. Góc đóng vai: + Gia đình: Đưa con đi chơi tết trung thu, bày mâm ngũ quả trong ngày tết trung thu + Bé tập làm nội trợ: Nấu các món ăn giàu chất dinh dưỡng như canh cá, canh khoai tây cà rốt,... + Siêu thị A1: Bán các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bán ba lô, cặp sách,... 2. Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi trong trường mầm non. 3. Góc học tập- Sách: - Xem tranh truyện, biết cách cầm sách, giở sách - Kể chuyện theo tranh. - Xếp chữ cái bằng các nét và hột hạt, chơi Đôminô về chữ cái, nặn chữ cái o, ô, ơ chữ số 1, 2, 3 … xếp các khối theo ý thích. 4. Góc khám phá khoa học: - Trẻ làm các thí nghiệm : chìm – nổi 5. Góc âm nhạc: - Múa hát theo băng nhạc những bài hát của ngày Tết Trung thu: Rước đèn dưới ánh trăng, đếm sao, chiếc đèn ông sao,...... - Đọc những bài thơ, đồng dao: Chú Cuội, Ông sảo ông sao... 6. Góc tạo hình (Góc trọng tâm) - Nội dung: Làm đèn lồng con cá - Kĩ năng: + Trẻ biết phối hợp màu sắc để tô vảy cá + Trẻ biết sử dụng kéo để cắt theo đường viền, có kĩ năng dán hình cắt vào đĩa giấy để làm mình của con cá + Biết liên kết, hợp tác trong nhóm chơi để tạo ra sản phẩm. - Chuẩn bị: Giấy vẽ hình các bộ phận của con cá, đĩa giấy dùng 1 lần, hồ dán, kéo, màu sáp, giấy màu ( Đánh giá chỉ 7: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền; hình vẽ) Đánh giá chỉ số 7 Hoạt động chiều Vận động nhẹ sau ngủ dậy ( Trò chơi dung dăng dung dẻ; lộn cầu vồng, gieo hạt nảy mầm…) Đồng dao: Ông sảo ông sao Rèn nếp vệ sinh rửa tay (Đánh giá chỉ số 15: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn) Tổ chức sự kiện : Vui hội trăng rằm Làm bài tập toán + Vệ sinh lớp học + Nêu gương bé ngoan Đánh giá chỉ số 15 2. Kế hoạch tuần 2 Lớp học của bé (Từ 23/9/2013 đến ngày 27/9/2013) Hoạt động Thứ hai 23/9/2013 Thứ ba 24/9/2013 Thứ tư 25/9/2013 Thứ năm 26/9/2013 Thứ sáu 27/9/2013 Đón trẻ Thể dục sáng - Cô và trẻ cùng trò chuyện và trang trí bảng chủ điểm: trẻ vẽ tranh, tô màu các đồ dùng trong lớp học - Làm bảng “khám phá chủ đề”: cùng đưa ra các câu hỏi cần tìm hiểu về chủ đề và những điều trẻ đã biết về chủ đề. - Cho trẻ chơi đồ chơi theo ý thích của trẻ (chơi lắp ghép, xếp hình, tô màu tranh.) - Chuẩn bị tâm thế vào hoạt động. * Vận động theo nhạc: " Trường chúng cháu là trường mầm non" Hô hấp : Gà gáy Bụng : Cúi gập người phía trước Tay : Đưa trước lên cao Bật : chụm tách chân Chân : Đưa trước khuỵu gối * Bài tập aerobic “Alibaba” Trò chuyện sáng * Trò chuyện về lớp học của bé: - Các con có biết địa điểm lớp A1 ở đâu không? - Lớp mình có những cô giáo nào? - Lớp có những đồ chơi gì? Có những bạn nào? - Giáo dục trẻ: luôn yêu quí lớp học và giữ gìn lớp học. - Trò chuyện về ý nghĩa những lời chào hỏi. ( Đánh giá chỉ số 54: Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn) Đánh giá chỉ số 54 Hoạt động học VĂN HỌC: Thơ: Con vào lớp lớn THỂ DỤC: Tung bóng lên cao và bắt bóng KPKH: Lớp học của bé LQCC: Làm quen với nhóm chữ o, ô, ơ LQVT: Ôn số 1, 2, 3, số lượng trong phạm vi 3. Ôn so sánh độ lớn của 3 đối tượng ÂM NHẠC: Hát (TT): Bài ca đi học TẠO HÌNH: Xé và dán đồ chơi ngoài trời trong trường mầm non Hoạt động ngoài trời HĐCMĐ - Quan sát thời tiết TCVĐ - Chạy đổi chỗ QSCMĐ - Quan sát khung cảnh bên ngoài của lớp học. TCVĐ - Thi tiếp nước HĐCMĐ - Vẽ lớp học của bé TCVĐ - Nhảy lò cò theo đôi HĐCMĐ - Tham quan vườn hoa của trường TCVĐ - Mèo đuổi chuột HĐCMĐ - Thí nghiệm trộn màu để tạo ra màu mới TCVĐ - Kéo co Chơi tự chọn: - Chơi với đồ chơi ngoài trời - Chơi với bóng, vòng, phấn, lá cây. Hoạt động góc 1. Góc đóng vai: + Gia đình: Gia đình của bé đưa bé đi mua thực phẩm, tổ chức sinh nhật cho con + Bé tập làm nội trợ: Nấu các món nhiều chất dinh dưỡng: canh trứng, cá basa sốt cà chua, canh rau ngót, trứng đúc thịt,... + Siêu thị : Bán các loại thực phẩm, đồ ăn cho động vật 2. Góc xây dựng: (Góc trọng tâm) Nội dung: Xây dựng lớp học của bé Kĩ năng: : + Trẻ biết phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và làm việc đúng nhiệm vụ của mình. + Trẻ biết sử dụng các các loại vật liệu khác nhau để xây lớp học, không phá đồ chơi của bạn + Biết liên kết, hợp tác trong nhóm chơi để tạo ra sản phẩm. + Biết nội dung kết cấu của công trình: có hàng rào, cổng, khu vui chơi, khu lớp học, cây cảnh, ghế đá,... Chuẩn bị: Các đồ chơi khối xốp, gạch, cây, hoa, mô hình đồ chơi trong trường mầm non (Đánh giá chỉ số 50: Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè) 3. Góc học tập - Sách: - Trẻ có kĩ năng xem tranh truyện, biết cách cầm sách, giở sách, biết “ Đọc” sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. - Xếp chữ cái bằng các nét và hột hạt, chơi Đôminô về chữ cái, ghép nét thành chữ cái o, ô, ơ - Đồ chữ cái, tìm chữ trong bài thơ, xếp chữ theo từ, chữ số 1, 2, 3, xếp các khối theo ý thích. 4. Góc tạo hình: - Cho trẻ tô vẽ, xé dán lớp học của bé - Vẽ và tô màu tranh về các bạn trong lớp 5. Góc âm nhạc - Múa và hát các bài hát trong chủ điểm trường mầm non : Trường chúng cháu là trường mầm non, trường mầm non Hoa Hồng,.... 6. Góc khám phá khoa học: - Thí nghiệm trộn màu, tạo ra màu mới. 7. Góc trò chơi dân gian : - Trò chơi ô ăn quan, bắn bi, chuyền, gẩy chun… - Nu na nu nống, chi chi chành chành… Đánh giá chỉ số 50 Hoạt động chiều (Đánh giá chỉ số 47: Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động) Vận động nhẹ sau ngủ dậy ( 5 chú vịt,2 chú lính chì, đồ tượng, chèo thuyền...) Giới thiệu trò chơi mới : Nhìn mặt nhau đi Rèn kỹ vệ sinh rửa tay, rửa mặt Ôn nhóm chữ o, ô, ơ Làm bài tập toán -Nêu gương bé ngoan - Vệ sinh lớp học Đánh giá chỉ số 47 3. Kế hoạch tuần 3 Các cô bác trong trường của bé ( Từ ngày 30/9 đến ngày 04/10) Hoạt động Thứ hai 30/09/2013 Thứ ba 01/10/2013 Thứ tư 02/10/2013 Thứ năm 03/10/2013 Thứ sáu 04/10/2013 Đón trẻ Thể dục sáng - Cho trẻ chơi đồ chơi theo ý thích của trẻ (chơi lắp ghép, xếp hình, tô màu tranh.) - Chuẩn bị tâm thế vào hoạt động. * Vận động theo nhạc: " Cháu nhớ trường mầm non" Hô hấp : Gà gáy Bụng : Cúi gập người phía trước Tay : Đưa trước lên cao Bật : chụm tách chân Chân : Đưa trước khuỵu gối * Bài tập aerobic “Alibaba” Trò chuyện sáng * Cô đặt ra các câu hỏi cho trẻ: - Khi bước vào đến cổng trường các con nhìn thấy ai đầu tiên? (Bác bảo vệ) - Bác bảo vệ làm những công việc gì? ( Trẻ kể theo ý hiểu của trẻ. Sau đó cô khái quát lại cho trẻ biết công việc của bác bảo vệ.) - Công việc của bác có ý nghĩa như thế nào? - Giáo dục trẻ: luôn yêu và thêm quý trọng công vệc của bác bảo vệ Hoạt động học VĂN HỌC: Truyện: Bạn mới THỂ DỤC: Bật xa 50cm KPKH: Trò chuyện về bác bảo vệ, (lao công) LQCC: Trò chơi với nhóm chữ o, ô, ơ LQVT: Ôn nhận biết các khối ÂM NHẠC: Hát + VĐ(TT): Trường cháu Hoa Hồng TẠO HÌNH: Vẽ chân dung cô giáo của bé Hoạt động ngoài trời HĐCMĐ - Thí nghiệm: Ai tắt nến? TCVĐ - Chạy tiếp cờ HĐCMĐ - Ai đoán giỏi ? (Đoán tên các bác trong trường mầm non theo mô tả công việc) TCVĐ - Trời nắng, trời mưa. HĐCMĐ - Vẽ theo ý thích TCVĐ - Bắt chước tạo dáng QSCMĐ - Đọc truyện cho trẻ nghe: Giúp bạn TCVĐ - Đồ tượng HĐCMĐ - Làm thí nghiệm Cầu vồng đổi màu TCVĐ - Gắp cua bỏ giỏ Chơi tự chọn: - Chơi với đồ chơi ngoài trời - Chơi với bóng, vòng, phấn, lá cây. Hoạt động góc 1. Góc đóng vai: + Gia đình: Bố mẹ chăm sóc cho con, đưa con đi học ,đi chơi công viên.... + Bé tập làm nội trợ: Bé tập làm bác đầu bếp. + Siêu thị A4: Bán các mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, thức ăn của động vật 2. Góc xây dựng: (Góc trọng tâm) - Nội dung: Xây dựng trường mầm non Hoa Hồng - Kỹ năng: - Trẻ biết phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và làm việc đúng nhiệm vụ của mình. - Trẻ biết sử dụng các các loại vật liệu khác nhau để xây nhà, xây mô hình lớp học, không phá đồ chơi của bạn - Biết liên kết, hợp tác trong nhóm chơi để tạo ra sản phẩm. - Biết nội dung kết cấu của công trình: Có các phòng, lớp học, sân chơi, đồ chơi, cây cảnh, ghế đá. Biết liên kết các chi tiết đó - Chuẩn bị: Các đồ chơi xây dựng: Khối gỗ, hàng rào, gạch, hoa, cỏ cây, ... Đồ chơi lắp ghép 3. Góc học tập - Sách: - Xem truyện tìm và gạch chân chữ cái đã học ở trong truyện - Trẻ có kĩ năng xem tranh truyện, biết cách cầm sách, giở sách - Xếp chữ cái bằng các nét và hột hạt, chơi Đôminô về chữ cái, nặn chữ cái o, ô, ơ. Ôn chữ số 1, 2, 3 và chơi với các khối (Đánh giá chỉ số 83: Có một số hành vi như người đọc sách) 4. Góc khám phá khoa học: - Cho trẻ làm thí nghiệm Cầu vồng đổi màu 5. Góc tạo hình: - Trẻ vẽ nặn, xé dán, làm bức tranh chung của nhóm về chủ đề trường mầm non bằng các chất liệu từ thiên nhiên 6. Góc âm nhạc: - Múa hát theo băng nhạc về chủ đề trường mầm non: Trường cháu Hoa Hồng, cô và mẹ,.... Đánh giá chỉ số 83 Hoạt động chiều Vận động nhẹ sau ngủ dậy( Lộn cầu vồng, gieo hạt, cây cao – cỏ thấp ) Giới thiệu trò chơi mới : Ai nhanh hơn Ôn tiếng anh Edu play - Thảo luận về tác hại của việc chửi bậy. (Đánh giá chỉ số 78: Không nói tục,chửi bậy) -Trò chuyện, hướng dẫn trẻ 1 số việc nhẹ mà trẻ có thể tự làm giúp các cô ở lớp hoặc mẹ lúc ở nhà + Vệ sinh lớp học + Nêu gương bé ngoan Đánh giá chỉ số 78 IV. Kế hoạch hoạt động học từng ngày 1. Mở chủ đề: - Thời gian: Ngày 16/9/2013 - Cô cho trẻ vẽ tranh, tô chữ trang trí bảng chủ điểm: Tranh về các đồ chơi trong trường, cô giáo, các bạn, trung thu... - Cho trẻ làm bảng “Cùng bé tìm hiểu Trường mầm non”, lớp học của bé: cho trẻ đưa ra các câu hỏi và những điều bé đã biết về trường mầm non, về lớp học. - Cho trẻ xem băng hình “Ngày hội đến trường của bé”, nghe những bài hát trong chủ điểm ( Cô và mẹ, Đi học, Cô giáo miền xuôi...) 2. Thực hiện chủ đề: 2.1 Nhánh 1: Bé vui Trung thu (Thời gian thực hiện: từ ngày 16/9 đến ngày 20/9/2013) Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Phương pháp Lưu ý Thứ 2 (16/9/2013) Vận Động: - Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối - TC: Mèo đuổi chuột VĂN HỌC Truyện: Sự tích đêm rằm trung thu (Loại tiết đa số trẻ chưa biết) 1. Kiến thức: - Trẻ biết được kĩ thuật của vận động: Khi đi bằng mép ngoài bàn chân hai tay chống hông, giữ thăng bằng, chân nghiêng. Khi đi khuỵu gối, đầu gối hơi khuỵu xuống, lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước. - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi của trò chơi : Mèo đuổi chuột 2. Kĩ năng: - Biết điểm số 1,2 đến hết. Biết dồn tách hàng. - Tập chính xác, dứt khoát các động tác. - Phát triển tố chất khéo léo và khả năng giữ thăng bằng cho trẻ. 3. Thái độ : - Trẻ tập trung chú ý, có kỉ luật trong hoạt động. - Hứng thú, tích cực tham gia trò chơi. 4. Nội dung tích hợp: Âm nhạc, văn học: Trẻ thuộc bài thơ 1.Kiến thức: -Trẻ biết tên truyện. Nhớ được tên nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu được nội dung của câu chuyện “Sự tích đêm rằm trung thu” 2.Kĩ năng: -Trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc - Biết đặt tên mới cho truyện 3. Thái độ Trẻ thể hiện niềm vui khi được đón trăng rằm. Biết thể hiện tình yêu với thiên nhiên, yêu những người gần gũi với mình. 4. Tích hợp: - Ân nhạc: Thùng thà thùng thình - Sân tập rộng, thoáng, không có chướng ngại vật. - 2 lá cờ. - Mũ mèo và mũ chuột * Sơ đồ tập: - BTPTC: * 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 - VĐCB + Đội hình tập € € € €   € € € € € € Màn hình máy tính có hình ảnh đêm trăng tròn. - Tranh minh họa cậu truyện. 1. Bước 1: Ổn định tổ chức Tập trung trẻ dưới sân tập. 2.Bước 2: Nội dung chính a. Khởi động: Đi vòng tròn và đi các kiểu chân ( đi mũi chân, gót chân, chạy nhanh, chạy chậm. ) Về 2 hàng dọc điểm số1,2. Bạn số 2 chuyển để thành 4 hàng. b. Trong động *Bài tập phát triển chung. Tay :Tay đưa lên cao (2LX 8N) Chân: Tay đưa lên cao, khuỵ ngối (3LX 8N) Bụng:Tay đưa cao nghiêng người 2 bên (2LX 8N) Bật: Tiến phía trước (2LX 8N) * Vận động cơ bản - Cô giới thiệu tên bài tập: Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối - Cô làm mẫu 2 lần và phân tích ở lần 2 CB: chân đứng rộng bằng vai 2 tay chống hông, đứng trước vạch xuất phát. khi có hiệu lệnh ( 2/3 ) cô đi bằng mé chân, đồng thời gối hơi khuỵ mắt nhìn thẳng đến lá cờ đi quay lại sau đó về cuối hàng - Lần 3: Nhấn mạnh kĩ thuật của động tác. - Cho 2 trẻ lên làm thử/ cả lớp NX. - Trẻ thực hiện: mỗi trẻ thực hiện ( 2-3 lần). Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Sau khi trẻ tập xong, cô hỏi trẻ về tên bài tập, cho 1 đến 2 trẻ lên tập lại. * Trò chơi VĐ: Mèo đuổi chuột - Cô đưa mũ nhân vật ra rồi hỏi trẻ: Đây là mũ dùng để chơi trò chơi gì? Bạn nào nhắc lại cách chơi và luật chơi của trò chơi mèo đuổi chuột? - Cô nhắc lại tên trò chơi, cách chơi và luật chơi - Phân vai chơi - Tổ chức cho trẻ chơi (2 - 3 lần). Sau mỗi lần chơi cô nhận xét chơi và đổi vai chơi cho trẻ c. Hồi tĩnh: đi nhẹ nhàng hít thở sâu 3. Bước 3: Kết thúc tiết học. - Cho trẻ cùng cô thu dọn sân tập. 1. Bước 1: Ổn định tổ chức – vào bài: - Cho trẻ đứng thành hình tròn nắm tay nhau hát bài: Rước đèn dưới ánh trăng - Cô cho trẻ ngồi và hỏi bài hát các con vừa hát cũng nói đến điều gì? - Cho trẻ nói suy nghĩ của mình 2. Bước 2: Nội dung chính - Giới thiệu truyện:  “Sự tích đêm Trung Thu”. - Cô kể diễn cảm lần 1 :Hỏi trẻ: - Cô vừa kể câu truyện gì ? - Cô kể diễn cảm lần 2: tranh minh họa ( Hoặc cho trẻ nhìn lên màn hình máy tính) - Giảng giải trẻ hiểu nội dung truyện: + Trong câu truyện nói đến điều gì? + Vào những ngày nào thì ông trăng tròn? + Bạn Tùng được ai kể truyện cho nghe? + Sau khi nghe xong câu truyện bạn Tùng được gi? - Dạy trẻ hiểu câu truyện hơn. *GD: Trẻ nhớ về truyền thống ngày lễ. gìn giữ biết kính trọng. 3. Bước 3: Kết thúc – chuyển hoạt động: - Cho trẻ hát : Thùng thà thùng thình Thứ 3 17/9/2013 KPKH: Trò chuyện về ngày Tết Trung thu 1. Kiến thức: - Trẻ biết thời điểm diễn ra Tết Trung thu, các nhân vật cổ tích: Chị Hằng, Chú Cuội, các sản phẩm: Bánh Trung thu, mâm ngũ quả, đồ chơi…, các hoạt động có trong ngày Tết Trung thu: Múa lân, phá cỗ… - Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày Tết Trung thu là ngày hội của các bạn nhỏ. 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng nhận xét, ghi nhớ ... - Trẻ diễn đạt mạch lạc ý kiến của mình. 3. Thái độ: - Háo hức mong chờ Trung thu đến. 4. Nội dung tích hợp: Âm nhạc - Máy chiếu, máy vi tính có các hình ảnh về Tết Trung thu. - Bánh Trung thu, đồ chơi : trống, mặt nạ... - Quả nhựa các loại. 1. Bước 1: Ổn định tổ chức: Cho trẻ chơi trò chơi: Chi chi chành chành, nu na nu nống 2. Bước 2: Nội dung chính * Tìm hiểu thời điểm diễn ra Trung thu: - Hỏi trẻ: Bây giờ đang là mùa gì? - Mùa này có đặc trưng gì? (Có lá vàng rụng, có cốm...) * Tìm hiểu các sản phẩm đặc trưng : - Hỏi trẻ : TT con thường thấy có những món ăn ; đồ chơi gì xuất hiện ? - Cho trẻ xem hình ảnh bánh TT, mâm ngũ quả, các loại đồ chơi... * Tìm hiểu các hoạt động có trong TT: - Cho trẻ xem băng hình múa lân, múa rồng, phá cỗ... * Mở rộng: Hỏi trẻ: Con còn biết ở đâu cũng có ngày TT như mình ko? - Cho trẻ xem những hình ảnh đón TT ở các địa phương, đất nước khác. * Củng cố: - Trò chơi 1: Trắc nghiệm (Chọn đáp án đúng hay sai và giải thích). VD: Trung thu có vào mùa đông. Đúng/sai? - Trò chơi 2: Thi bày mâm ngũ quả + Chia trẻ làm 2 đội. Mỗi đội có 1 mâm để bày mâm ngũ quả. + trẻ đứng thành hành dọc trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, trẻ chạy lên lấy 1 quả mang về bày. Đội nào mang về nhiều quả hơn sẽ chiến thắng. 3.Bước 3: Kết thúc: - Tuyên dương trẻ tham gia tích cực vào hoạt động - Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi cùng cô. Thứ 4 18/9/2013 LQCC: Làm quen các nét chữ 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết chính xác tên các nét chữ cơ bản. 2. Kỹ năng: - Trẻ phát âm đúng, chuẩn, rõ ràng. - Phân biệt đặc điểm các nét chữ. 3. Thái độ: - Trẻ tập trung chú ý trong giờ học. 4. Tích hợp: Âm nhạc - Các thẻ chữ to. - Mỗi trẻ 1 rổ đựng các thẻ có các nét chữ. 1, Bước 1: Ổn định tổ chức. - Cho trẻ hát: Ước mơ thần tiên 2, Bước 2: Nội dung chính - Cô giơ các nét chữ giới thiệu cho trẻ tên nét, cô phát âm và cho trẻ phát âm. + Trò chơi 1: giơ nét chữ theo yêu cầu của cô. Cô nói lấy nét chữ gì -> Trẻ giơ nét chữ đó và phát âm + Trò chơi 2: Thi xem ai nhanh. Cô có 3 vòng tròn rộng, mỗi vòng tròn có 1 nét chữ . Phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ. Trẻ vừa đi vừa hát, khi cô lắc xắc xô trẻ nhảy thật nhanh vào vòng tròn có chữ cái của mình. (Cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi thẻ chữ) 3. Bước 3: Kết thúc. Cho trẻ cùng cô cất đồ dùng, đồ chơi rồi chuyển hoạt động cho trẻ Thứ 5 19/9/2013 LQVT: Trò chuyện về các ngày trong tuần CS 109: Gọi tên được các ngày trong tuần theo thứ tự 1.Kiến thức: - Cung cấp cho trẻ biểu tượng về các ngày trong tuần. - Trẻ nắm được số lượng các ngày, trình tự các ngày trong tuần. - Nói được tên các ngày trong tuần theo thứ tự (ví dụ: thứ hai, thứ ba, v..v..) - Hình thành khái niệm: Hôm nay, hôm qua, ngày mai. - Biết chơi Tc theo yêu cầu của cô. 2. Kĩ Năng: - Rèn kỹ năng xắp xếp các ngày theo trình tự xuôi ngược. - Kĩ năng chú ý,ghi nhớ , quan sát. - Kĩ năng cho trẻ hoạt động theo nhóm. 3. Thái độ: - Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. - GD trẻ phải tích cực đi học đều không được nghỉ học tự do.Khơi gợi ở trẻ lòng ham muốn đến trường học. 4.Nội dung tích hợp:  - Toán, âm nhạc……. -Máy vi tính, máy chiếu. - Các thứ trong tuần: Thứ 2 đến chủ nhật, các hình ảnh tương ứng các môn học trong tuần. 1. Bước 1: Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ hát bài hát : “ Sunday, Monday” 2.Bước 2: Nội dung bài dạy. a/ Hđ1: Ôn : “ Các buổi trong ngày” - Bây giờ đang là thời điểm nào trong ngày? Trong một ngày có rất nhiều thời điểm? Các con biết trong một ngày có những thời điểm nào không? ( Cô cho trẻ xem power point các hình ảnh thời điểm) + Thời điểm bắt đầu trong ngày là buổi gì? Vì sao con biết đây là buổi sáng? + Buổi gì đây?  + Còn đây là thời điểm nào? Ông mặt trời ra sao? + Buổi gì tiếp theo? Bầu trời ntn? ( Một ngày có 4 buổi: nhưng các buổi này chưa sắp xếp đúng trình tự, cô nhờ các bạn sắp xếp hộ cô nhé) - Chia trẻ thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm các hình ảnh về thời điểm trong

File đính kèm:

  • docChu de Truong MN.doc
Giáo án liên quan