Giáo án Chủ điểm: Bản thân (lớp: mầm)

1. Phát triển thể chất :

- Có kỷ năng thực hiện một số vận động như tung bóng, đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, bật tiến về phía trước phối hợp nhịp nhàng.

- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày (bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt ).

- Biết lợi ích của bốn nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe của bản thân.

- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau.

- Nhận biết và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân.

2. Phát triển nhận thức :

- Trẻ nhận biết được hình tròn, hình tam giác.

- Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh.

- Nhận biết được hình vuông, hình chữ nhật.

- Có khả năng nhận biết được số lượng trong phạm vi 3.

 

doc54 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ điểm: Bản thân (lớp: mầm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THÁNG CHỦ ĐIỂM: BẢN THÂN Lớp : Mầm MỤC TIÊU : 1. Phát triển thể chất : - Có kỷ năng thực hiện một số vận động như tung bóng, đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, bật tiến về phía trước phối hợp nhịp nhàng. - Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày (bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt …). - Biết lợi ích của bốn nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe của bản thân. - Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau. - Nhận biết và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân. 2. Phát triển nhận thức : - Trẻ nhận biết được hình tròn, hình tam giác. - Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh. - Nhận biết được hình vuông, hình chữ nhật. - Có khả năng nhận biết được số lượng trong phạm vi 3. 3. Phát triển ngôn ngữ : - Biết bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận của mình với môi trường xung quanh, với mọi người qua lời nói, cử chỉ và điệu bộ. - Biết sử dụng các từ ngữ để kể chuyện và giới thiệu về bản thân, về những sở thích và hứng thú. Biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi người. - Mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói với mọi người xung quanh thích giúp đỡ bạn bè và người thân. 4. Phát triển tình cảm xã hội : - Biết cảm nhận cảm xúc khác nhau của mình và của người khác. - Biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Hiểu được khả năg của bản thân, biết coi trọng và làm theo các qui định chung của gia đình và lớp học. - Biết cách ứng xử với bạn bè và người lớn, phù hợp với giới tính của mình. - Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn, của người khác chơi hòa đồng với bạn. - Biết giữ gìn bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp, quy định ở trường, ở lớp, ở nơi công cộng. 5. Phát triển thẩm mỹ : - Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có bố cục màu sắc hài hòa - Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc vể chủ đề bản thân. II. MẠNG NỘI DUNG: TUẨN 1: TÔI LÀ AI - Tôi có thể phân biệt được với các bạn qua một số đặt điểm cá nhân: họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính và những người thân trong gia đình của tôi. - Tôi khác các bạn về hình dạng bên ngoài, khả năng trong các hoạt động và sở thích riêng của bản thân. - Tôi tôn trọng và tự hào về bản thân, tôn trọng và chấp nhận sự khác nhau và sở thích riêng của bản thân. - Tôi cảm nhận được những cảm xúc yêu ghét, tức giận, hạnh phúc và có ứng sử và tình cảm phù hợp. - Tôi quan tâm đến mọi người, hợp tác và tham gia cùng các bạn trong hoạt chung. TUẦN 2: CƠ THỂ TÔI - Cơ thể tôi do nhiều bộ phận khác hợp thành và tôi không thể thiếu một bộ phận nào. - Tôi có 5 giác quan, mỗi giác quan có chức năng riêng và sử dụng phối hợp các giác quan để nhận biết mọi thứ xung quanh. - Giữ gìn vệ sinh bảo vệ cơ thể và các giác quan. CHỦ ĐỀ : BẢN THÂN Tuần 3 : Tôi cần gì để lớn lên khỏe mạnh - Tôi được sinh ra và được bố mẹ, người thân chăm sóc, lớn lên (trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, biết đi, biết học trường mầm non). - Sự yêu thương và chăm sóc của người thân trong gia đình và ở trường. - Dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn sức khỏe và cơ thể khỏe mạnh. - Môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn. - Đồ dùng, đồ chơi và chơi hòa đồng với bạn. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG: Phát triển nhận thức Phát triển thẩm mỹ Làm quen với toán - Nhận biết hình tròn, hình tam giác. - Nhận biết hình vuông, hình chữ nhật. - Đếm và nhận biết số trong phạm vi 3. Khám phá khoa học - Bé tự giới thiệu về mình. - Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể trẻ và các giác quan. - Trò chuyện về các loại quần áo của trẻ. Tạo hình - Tô màu đồ dùng của bé. - Nặn vòng đeo tay. - Vẽ con lật đật (theo mẫu) Âm nhạc - Tay thơm tay ngoan. - Rửa mặt như mèo. - Mời bạn ăn. Nghe hát: Tổ ấm gia đình, cho con… Trò chơi : Bao nhiêu bạn hát, nghe giọng hát đoán tên bạn CHỦ ĐỂ : BẢN THÂN Phát triển thể chất : Phát triển ngôn ngữ Phát triển TC – XH Thể dục - Tung bóng cho cô. - Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Bật tiến về phía trước Giáo dục dinh dưỡng Biết giá trị dinh dưỡng của bữa ăn, lượng nước uống trong ngày, ăn đủ chất Làm quen văn học - Chuyện : Chú vịt xám - Chuyện : Câụ bé mũi dài - Thơ : Cái lưỡi Tổ chức các hoạt động vui chơi - Góc phân vai : Mẹ con, khám bệnh. - Góc xây dựng : Xây nhà của bé và xếp đường về nhà. - Góc học tập : sắp xếp đồ chơi tặng bạn, bạn có gì khác mình. - Góc nghệ thuật : Tô màu chân dung bé, xé giấy làm váy áo, quần. - Góc sách : Xem tranh ảnh về bé. - Tham gia các hoạt động với các bạn trong lớp - Cất dọn đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi xong. Giúp đỡ cô giáo vệ sinh lớp học - Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ khi ở trường. Chuẩn bị cho chủ đề: - Anh của bé, trang phục của bé trai, gái và một số đồ dùng . - Tranh vẽ về bé. - Lựa chọn một số bài thơ câu chuyện, bài hát, trò chơi… liên quan đến chủ đề. - Một số đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho trẻ chơi ở các góc. - Vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu làm đồ chơi, trang bị đồ dùng học tập cho các cháu KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN Tuần 2 Từ ngày 3 tháng 10 đến ngày 7 tháng 10 năm 2011. Chủ đề nhánh : Cơ thể tôi Thứ HĐ Hai Ba Tư Năm Sáu Trò chuyện sáng - Cô giáo vệ sinh lớp học sạch sẽ, đón trẻ vào lớp với khuôn mặt niềm nở, trò chuyện về chủ đề - Trò chuyện với trẻ về cơ thể và các giác quan của mình. Vì sao phải bảo vệ các giác quan? Có nên leo trèo, lấy vật nhọn đưa vào cơ thể không? Vì sao? - Điểm danh Thể dục sáng - Tập thể dục với bài hát: “Gà gáy vang dậy bạn ơi” Hoạt động ngoài trời - Quan sát trò chuyện về thời tiết, cây cối, quang cảnh trường mầm non. - Làm quen, ôn luyện một số kiến thức đã học. - Chơi các trò chơi : “Tung cao hơn nữa”, “Lộn vầu vồng”, chơi tự do. Hoạt động chung CMĐHT - TD : Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - KPKH : Bé biết gì về các giác quan của mình. - LQVT : Trẻ nhận biết được hình vuông, hình chữ nhật. - TH : Nặn vòng đeo tay - LQVH : Truyện : “Cậu bé mũi dài” - AN : Vận động minh họa bài: “Rửa mặt như mèo”. - NH : Tổ ấm gia đinh - TC : Ai nhanh nhất Hoạt động góc : - Góc Phân vai : Cửa hàng ăn uống, Bác sĩ, Gia đình - Góc Xây dựng : Ghép hình “bé tập thể dục” - Góc Tạo hình : Vẽ, tô, dán cơ thể bé. Hát về bé. - Góc Học tập và sách : Xem tranh ảnh, nối các bộ phận của cơ thể - Góc Thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh, chơi với cát, nước, sỏi…. Hoạt động chiều - Trò chuyện với trẻ về cơ thể bé. - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. - Bình cờ. - Cô cho trẻ nhận biết hình vuông, hình chữ nhật. - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. - Bình cờ. - Cô kể chuyện : Cậu bé mũi dài - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. - Bình cờ. - Cô cùng trẻ đọc thơ “Cái lưỡi” - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. - Bình cờ - Cô cùng trẻ vẽ đồ chơi tặng bạn. - Tổ chức văn nghệ . Nhận xét lớp. - Bình cờ. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 2 ngày 3 tháng 10 năm 2011 A. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY I. ĐÓN TRẺ : - Trò chuyện chủ điểm : Bản Thân + Chủ đề nhánh : Cơ thể tôi - Điểm danh. II. THỂ DỤC SÁNG : - Tập với bài hát : “Gà gáy vang dậy bạn ơi” 1. Mục đích yêu cầu : - Hình thành thói quen tập thể dục buổi sáng đều đặn nhằm phát triển các cơ, tạo sự phát triển cân đối về thể chất ở trẻ. - Trẻ biết xếp hàng, giãn hàng, tập đúng, nhịp nhàng theo bài hát các động tác trong bài tập phát triển chung. 2. Chuẩn bị : - Sân tập sạch sẽ - Máy cacset, đĩa CD… 3. Thực hiện : Kết hợp liên hoàn các bước theo nhạc. Bước 1 : Khởi động - Trẻ đi vòng tròn khởi động nhịp nhàng với các nội dung: Đi bình thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh … - Xếp đội hình 2 hàng ngang. Bước 2 : Trọng động Trẻ nghe nhạc và tập nhịp nhàng theo cô các động tác của bài tập phát triển chung. - Động tác cơ hô hấp : Thổi nơ - Động tác tay vai : Hai tay đưa ra trước, hai tay đưa lên cao - Động tác chân : Đứng khuỵu chân - Động tác bụng lườn : Hai tay chống hông, quay người sang hai bên. - Động tác bật : Bật tiến về phía trước Bước 2 : Hồi tĩnh - Trẻ vung tay, thả lỏng, hít thở nhẹ nhàng. - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : 1. Mục đích – yêu cầu : - Trẻ được tắm nắng và hít thở không khí trong lành, thoã mãn nhu cầu vận động của trẻ. - Trẻ được quan sát thời tiết, cây cối, thiên nhiên và quang cảnh xung quanh sân trường. - Trẻ được ôn một số kiến thức đã học, làm quen một số kiến thức mới và chơi các trò chơi vận động. 2. Chuẩn bị : - Sân chơi sạch sẽ, một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời. 3. Thực hiện : - Trước khi ra sân, cô điểm danh trẻ, kiểm tra sĩ số, dặn dò trẻ trước khi ra sân, yêu cầu trẻ nhắc lại. 3.1 Hoạt động có chủ đích : a. Quan sát thời tiết, cây cối, thiên nhiên trong sân trường. - Cô cho trẻ vừa đi dạo vừa hát bài “Ồ sao bé không lắc”, hướng dẫn trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi: + Thời tiết hôm nay như thế nào? + Hôm nay, cô và các con sẽ cùng nhặt những chiếc lá rụng để tập xếp hình người nhé. b. Trò chuyện với trẻ về Cơ thể bé. 3.2 Trò chơi : a. Trò chơi vận động : - Cô giới thiệu và hướng dẫn trò chơi vận động “Tung cao hơn nữa” Cách chơi : Mỗi trẻ cầm một quả bóng đứng ra chỗ rộng . Trẻ tung bóng lên cao và cố gắng bắt bóng bằng hai tay. Vừa tung vừa đọc “ Quả bóng con con. Quả bóng tròn tròn. Bạn tung, em đỡ. Tung cao hơn nữa. Em bắt rất tài” - Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ. b. Trò chơi dân gian, tự do : - Cô giới thiệu và hướng dẫn trò chơi dân gian: “ Lộn cầu vòng”. Cách chơi : Từng đôi 1 đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang 2 bên theo nhịp. Cứ dứt mỗi tiếng, trẻ lại vung tay sang một bên. “ Lộn cầu vòng, nước trong nước chảy, có cô mười bảy, có chị mười ba, hai chị em ta cùng lộn cầu vòng”. Đọc đến tiếng cuối cùng thì cả hai cùng chui qua táy về một phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới., tiếp tục vừa đọc vừa vung tay. - Cô giới thiệu một số đồ chơi và hướng dẫn trẻ chơi như Chong chóng, nhặt lá xếp hình…. 4.Kết thúc : Cô tập trung trẻ, kiễm tra sĩ số, nhận xét và cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp. VI. HOẠT DỘNG CHUNG : HOẠT ĐỘNG I : THỂ DỤC Đề tài : ĐI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH 1. Mục đích yêu cầu : * Kiến thức : Trẻ biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. * Kỷ năng : - Luyện kỷ năng đi. - Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo của trẻ. Giáo dục: trẻ ý thức, chăm luyện tập. 2. Chuẩn bị : Sân sạch sẽ Tích hợp : Môn : Toán 3. Phương pháp : Quan sát, thực hành. 4. Tiến hành : a. Mở đầu hoạt động : - Trò chuyện với trẻ về chủ điểm, đến lớp các con được làm gì?Các con thích mặt trang phục gì khi đi học? Ăn những món ăn gì? Tập môn thể thao nào giúp cơ thể khỏe mạnh. b. Hoạt động trọng tâm : Hoạt động 1 : Khởi động : Trẻ đi, chạy chậm, chạy nhanh tuỳ theo xắc xô của cô. * Bài tập phát triển chung : - Tay : Tay đưa ra trước, gập trước ngực - Chân : Đứng đưa 1 chân ra trước lên cao. - Bụng : Đứng quay người sang 2 bên 900.. - Bật : Bật tiến về phía trước Hoạt động 2 : Trọng động : Vận động cơ bản : Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Cô làm mẫu kết hợp giải thích : Khi cô lắc sắc xô nhẹ thì mình đi nhẹ, khi lắc nhanh thì mình đi nhanh.. - Trẻ thực hiện: - Cô quan sát động viên trẻ kịp thời, cho trẻ thực hiện 2, 3 lần. Cho thi đua giữa các nhóm. - Trẻ hát bài “Quả bóng” Mỗi tổ cử 1 bạn tham gia thi đấu xem bạn nào giỏi, thực hiện đúng. c. Trò chơi : Bỏ giẻ - Nói cách chơi và luật chơi sau đó cho trẻ chơi vài lần - Hát bài : Tập đi đều Hoạt động 3 : Hồi tỉnh : Cả lớp nắm tay nhau thành vòng tròn vừa hát vừa chơi bóng tròn to Kết thúc : Cô nhận xét về kỹ năng thái độ quá trình trẻ thực hiện. Hoạt động II : MTXQ Đề tài : TÌM HIỂU VỀ CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ 1.1. Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết từng bộ phận trên cơ thể, biết chức năng của từng bộ phận. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ - Biết quan tâm đến sức khỏe, bảo vệ cơ thể của mình. 1.2.Chuẩn bị : - Cô : Một số hình ảnh về các bộ phận trên cơ thể. + Băng nhạc: bài “ Ồ sao bé không lắc, cái mũi” - Trẻ: Một số hình ảnh từng bộ phận trên cơ thể 1.3. Phương pháp : - Đàm thoại, Thực hành 1.4. Tiến hành : a. Mở đầu hoạt động : - Mở nhạc cho trẻ hát VĐ theo bài “ Cái mũi ”. Trẻ hát và nhún nhảy theo nhạc - Trò chuyện giới thiệu vào bài. b. Hoạt động trọng tâm : Hoạt động 1 : Trên cơ thể của chúng mình có gì? + Cho trẻ chỉ và kể tên các bộ phận trên cơ thể trong tranh. + Cho trẻ xác dịnh lại bộ phận đó nằm ở vị trí nào trện cơ thể? Hoạt động 2: Chức năng và cách bảo vệ cơ thể + Gợi hỏi trẻ: Đôi mắt để làm gì? Để bảo vệ đôi mắt ta phải làm gì? + Tương tự cho trẻ nêu chức năng của mũi, miệng, tay chân . - Giáo dục trẻ phải giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể để tránh các bệnh. - Giáo dục trẻ phải giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể để tránh các bệnh. Hoạt động 3 : Trò chơi “Ai nhanh nhất” - Cách chơi: Cô chuẩn bị các bộ phận cơ thể rời và hình bạn trai bạn gái. Cháu gắn các chi tiết lên thật nhanh và đúng vị trí. Hoạt động 4 : Trò chơi “Thi ai nhanh” - Cô yêu cầu trẻ làm theo hiệu lệnh của cô, chẳng hạn cô nói “Mắt” – trẻ nói “Để nhìn”…. c. Kết thúc : - Cô và trẻ cùng hát vận động bài “ Ồ sao bé không lắc” V. HOẠT ĐỘNG GÓC : 1. Góc Phân Vai : a. Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình. b. Chuẩn bị : - Bộ đồ chơi bác sĩ, áo quần, sổ khám, thuốc… c. Nội dung hoạt động : - Đóng vai Bác sĩ 2. Góc Xây dựng : a. Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết sắp xếp các hình khối để tạo thành hình bé b. Chuẩn bị : - Các khối gỗ, bộ lắp ráp. c. Nội dung hoạt động : - Ghép hình bé tập thể dục 3. Góc nghệ thuật : a. Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết tô, vẽ, dán 1 số bộ phận của cơ thể .Trẻ hát tự nhiên, rõ lời, kết hợp minh hoạ. b. Chuẩn bị : - Giấy,bút màu, tranh bé photo, kéo, hồ dán. Trống, lắc,1 số dụng cụ gõ đệm. c. Nội dung hoạt động : - Vẽ, tô, dán cơ thể bé. Hát về bé. 4. Góc Học tập – Sách : a. Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết bạn là ai. Biết nối thứ tự từng bộ phận với nhau. b. Chuẩn bị : - Ảnh của bé trong lớp. Tranh rời về bộ phận trên cơ thể bé. c. Nội dung hoạt động : - Xem tranh ảnh, nối các bộ phận của cơ thể 5. Góc Thiên nhiên : a. Mục đích yêu cầu : - Trẻ thích lao động, tưới cây, xới đất, chơi với cát, khi làm nhẹ nhàng, không làm vây bẩn áo, quần. b. Chuẩn bị: - Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi. c. Nội dung hoạt động : - Chăm sóc tưới cây Biện pháp thực hiện : Bước 1 : Mở đầu hoạt động - Cô cho cả lớp hát “Ồ sao bé không lắc”. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề Bản thân. - Cô giới thiệu một số góc và một số hoạt động tại các góc, nêu quy tắc vào các góc, yêu cầu trẻ nhắc lại và để trẻ vào góc chơi đã chọn. Bước 2 : Quá trình hoạt động - Trong quá trình hoạt động ở các góc, cô quan sát và hướng dẫn trẻ kịp thời, gợi mở cho trẻ các hoạt động chơi phong phú, đa dạng hơn. - Cụ thể: + Góc phân vai : - Cô giúp trẻ phân vai, trẻ biết thể hiện từng vai chơi. Cách tổ chức công việc cho từng thành viên. + Góc xây dựng : - Cô phân nhóm trưởng, phối hợp cùng các bạn để xây,cô nhắc nhở trẻ khi xây phải cẩn thận + Góc Nghệ thuật : - Trẻ ngồi quanh bàn vẽ tô màu theo hình vẽ cô đã chuẩn bị. Trẻ hát theo chủ điểm, chia nhóm hát múa tự nhiên. + Góc Học tập : - Trẻ biết nối các đồ dùng cho phù hợp.Tập trung trẻ vào một nhóm để xem tranh. Bước 3 : Kết thúc - Cô đi từng góc, gợi ý trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình (đã chơi gì, làm được gì, làm như thế nào?...) - Cho cả lớp tham quan góc xây dựng - Cô nhận xét chung. - Cả lớp hát bài “Ồ sao bé không lắc” - Trẻ thu dọn đồ chơi. VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : - Đón trẻ - Cho trẻ ôn lại bài lúc sáng đã học - Chơi tự do theo ý thích, bình cờ VII. VỆ SINH TRẢ TRẺ : - Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng. - Nêu gương cuối ngày. - Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày. B. ĐÁNH GIÁ : 1. Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày: 1.1. Nội dung tổ chức thực hiện tốt: 1.2. Nội dung trẻ chưa thực hiện được lý do: 2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng (có thể kết hợp với gia đình) Ý kiến của tổ chuyên môn( BGH) Giáo viên lập kế hoạch KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 3 ngày 4 tháng 10 năm 2011 A. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY I. ĐÓN TRẺ : - Trò chuyện chủ điểm : Bản Thân + Chủ đề nhánh : Cơ thể tôi - Điểm danh. II. THỂ DỤC SÁNG : - Tập với bài hát : Gà gáy vang dậy bạn ơi III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : 1. Hoạt động có chủ đích : - Trò chuyện với trẻ về cơ thể bé - Trẻ nhận biết phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới của bạn khác 2 Trò chơi : a. Trò chơi vận động : “Tung cao hơn nữa” b. Trò chơi dân gian : “ Lộn cầu vòng”. c. Chơi tự do : Chơi với Chong chóng, nhặt lá xếp hình…. VI. HOẠT DỘNG CHUNG : Hoạt động : Làm quen với toán Đề tài : NHẬN BIẾT HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT 1. Mục đích yêu cầu : * Kiến thức : Trẻ phân biệt, nhận biết được hình chữ nhật, hình vuông. * Kỷ năng : Phân biệt . * Giáo dục : Trẻ thích học toán 2. Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật. 3. Phương pháp: Trực quan thực hành. 4. Tiến hành: * Mở đầu hoạt động : Trò chuyện : Cho trẻ chơi trò chơi: “ Bốn mùa” Cô hỏi : Một năm có mấy mùa ? Mùa có ngày khai giảng và tết trung thu là mùa gì ? Mùa thu là mùa thứ mấy trong năm ? Cho trẻ tìm xung quanh lớp đồ dùng đồ chơi gì có số lượng 2 Đồ dùng đồ chơi có dạng hình vuông , chữ nhật. - Cho lớp Hát bài tập đếm Hoạt động trọng tâm : Hoạt động 1 : Ôn tập nhận biết các hình tạo lên các đồ vật - Cô cho trẻ quan sát xem các đồ vật đã chuẩn bị được xếp bằng những hình gì? Cho trẻ tìm hình tròn và nói tên bộ phận được xếp bằng hình tròn trong các đồ vật đó.- Lần lượt từng nhóm kể. Hoạt động 2 : Nhận biết hình vuông, hình chữ nhật. Cho trẻ lấy rổ đồ chơi và ngồi thành hình chữ U. - Cô cho trẻ quan sát hình vuông và đọc to - Cô giới thiệu về hình vuông ( có 4 cạnh của hình vuông bằng nhau) - Tương tự cô giới thiệu hình chữ nhật. - Cho trẻ xếp các hình bằng que tính. - Nói lại cho trẻ biết: Hình vuông và chữ nhật có 4 cạnh, nhưng 4 cạnh của hình vuông bằng nhau, 4 cạnh của hình chữ nhật không bằng nhau. Cho trẻ xếp. Hoạt động 3 : - Luyện tập : Thi xem tổ nào nhanh. - Cho trẻ bật liên tục qua các hình mới học và lấy đồ chơi, tổ nào lấy được nhiều tổ đó thắng. - Cho trẻ chơi vài lần. Kết thúc hoạt động : Hát bài “Giờ học vừa xong”. V. HOẠT ĐỘNG GÓC: - Đóng vai Bác sĩ - Ghép hình bé tập thể dục - Vẽ, tô, dán cơ thể bé. Hát về bé. - Xem tranh ảnh, nối các bộ phận của cơ thể - Chăm sóc tưới cây VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : - Ôn lại một số kĩ năng chưa thực hiện được ở các hoạt động của buổi sáng. - Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích, tự do. - Rèn cho trẻ cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, giáo dục trẻ biết tự phục vụ bản thân. - Nêu gương cuối ngày. VII. VỆ SINH TRẢ TRẺ : - Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng. - Nêu gương cuối ngày. - Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày. B. ĐÁNH GIÁ: 1. Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày: 1.1. Nội dung tổ chức thực hiện tốt: 1.2. Nội dung trẻ chưa thực hiện được lý do: 2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng (có thể kết hợp với gia đình) Ý kiến của tổ chuyên môn (BGH) Giáo viên lập kế hoạch KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày 5 tháng 10 năm 2011 A. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY I. ĐÓN TRẺ : - Trò chuyện chủ điểm : Bản Thân + Chủ đề nhánh : Cơ thể tôi - Điểm danh. II. THỂ DỤC SÁNG : - Tập với bài hát : “Gà gáy vang dậy bạn ơi” III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : 1 Hoạt động có chủ đích: - Trẻ nặn được vòng đeo tay 2 Trò chơi: a. Trò chơi vận động : “Tung cao hơn nữa” b. Trò chơi dân gian : “Lộn cầu vồng”. c. Chơi tự do : Chơi với Chong chóng, nhặt lá xếp hình…. VI. HOẠT ĐỘNG CHUNG : HOẠT ĐỘNG : Tạo hình Đề tài : NẶN VÒNG ĐEO TAY 1. Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu để nặn - Củng cố kĩ năng lăn tròn, lăn dài, ấn bẹt, ấn lõm; kĩ năng gắn đính các phần, các bộ phận tạo sản phẩm và kĩ năng trưng bày sản phẩm. - Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo. - Giáo dục trẻ tập trung, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm; biết quan tâm đến bạn trong khi thực hành và biết được công dụng . 2. Chuẩn bị : - Các loại vòng nhựa. - Mẫu nặn gợi ý. 3. Phương pháp : Trực quan, dùng lời, thực hành. 4. Tiến hành : a. Mở đầu hoạt động: - Cho trẻ hát bài : “Mời bạn ăn” - Hôm nay có có một món quà tặng cả lớp. Cho một trẻ lên mở xem trong hộp quà có gì? (Vòng đeo tay). Cô trò chuyện dẫn dắt giới thiệu bài. - Hôm nay, cô sẽ cho lớp mình nặn vòng đeo tay nhé. Các con có thích không nào?. b. Hoạt động trọng tâm : Hoạt động 1 : Quan sát - Các con xem cô có gì đây nào? - Vòng có hình dạng, màu sắc như thế nào? - Vòng để đeo ở đâu? - Cho trẻ quan sát vòng đeo tay được làm bằng đất nặn. Cô trò chuyện về cách nặn. Hoạt động 2 : Cô làm mẫu: - Để nặn được cái vòng, trước tiên cô dùng đất nhào nặn cho mềm. Cô lăn dọc để thành cái vòng. Sau đó cô lấy hai đầu,cô gắn lại thế là thành cái vòng đeo tay rất đẹp. Hoạt động 3 : Trẻ thực hành - Cho trẻ chơi trò chơi “Nặn bánh” - Cô cho trẻ lấy đất nặn. - Cho trẻ dùng đất nặn thành cái vòng. - Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát, hướng dẫn và khuyến khích trẻ sáng tạo ra cái vòng của mình . - Cô động viên trẻ nặn nhiều cái vòng khác nhau. Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm: - Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Cho một số trẻ nhận xét sản phẩm. - Cô nhận xét chung. c. Kết thúc : Hát và vận động : “Bóng tròn to” V. HOẠT ĐỘNG GÓC : 1. Góc Phân Vai : - Đóng vai Bác sĩ 2. Góc Xây dựng : - Ghép hình bé tập thể dục 3. Góc nghệ thuật: - Vẽ, tô, dán cơ thể bé. Hát về bé. 4. Góc Học tập – Sách : - Xem tranh ảnh, nối các bộ phận của cơ thể 5. Góc Thiên nhiên : - Chăm sóc tưới cây VI/. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : - Ôn lại một số kĩ năng chưa thực hiện được ở các hoạt động của buổi sáng. - Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích, tự do. - Rèn cho trẻ cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, giáo dục trẻ biết tự phục vụ bản thân. - Nêu gương cuối ngày. VII/. VỆ SINH TRẢ TRẺ : - Vệ sinh tay chân sạch sẽ gọn gàng. - Trả trẻ đến tận tay phụ huynh B. ĐÁNH GIÁ : 1. Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày: 1.1. Nội dung tổ chức thực hiện tốt: 1.2. Nội dung trẻ chưa thực hiện được lý do: 2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng (có thể kết hợp với gia đình) Ý kiến của tổ chuyên môn (BGH) Giáo viên lập kế hoạch KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày 06 tháng 10 năm 2011 A. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY I. ĐÓN TRẺ : - Trò chuyện chủ điểm : Bản Thân + Chủ đề nhánh : Cơ thể tôi - Điểm danh. II. THỂ DỤC SÁNG : - Tập với bài hát : “Gà gáy vang dậy ban ơi” III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: 1. Hoạt động có chủ đích : - Hát và vận động bài: “Rửa mặt như mèo”. - Làm quen truyện “Cậu bé mũi dài” 2 Trò chơi : a. Trò chơi vận động : “Tung cao hơn nữa” b. Trò chơi dân gian : “Lộn cầu vồng”. c. Chơi tự do : Chơi với Chong chóng, nhặt lá xếp hình…. VI. HOẠT DỘNG CHUNG : HOẠT ĐỘNG : LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI : CẬU BÉ MŨI DÀI 1. Mục đích yêu cầu : * Kiến thức : Trẻ cảm nhận, hiểu nội dung câu chuyện. Phát triển trí tưởng tượng sáng tạo theo ngôn ngữ và khả năng của trẻ * Giáo dục : Trẻ biết yêu thương, kính trọng cô giáo, bạn bè 2. Chuẩn bị : - Mũ nhân vật, mũ hoa các loại, rối - Tranh kể chuyện. - Tranh nhân vật 3. Phương pháp : Trực quan đàm thoại 4. Tiến hành : Hoạt động 1 : Chơi trò chơi giới thiệu nhân vật - Cô cho trẻ đọc : Cái lỗ mũi Dùng để ngửi - Cái lỗ mũi - Hít thở , hít thở , hít thở… - Cô chỉ về phía xa và nói: Ai, ai kìa? Hoạt động 2 : Kể chuyện. - Cô đeo mặt nạ : - Chào các bạn! các bạn có biết tôi là ai không? Tôi là cậu bé mũi dài đấy. Các bạn đi theo tôi đi! Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về tôi nhé. Cô dắt trẻ đi, kết hợp đi, chạy, bật qua suối. A tới nhà rồi ! - Cô kể cho trẻ nghe hai lần. Hoạt động 3 : Đàm thoại Câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào? Khi trèo lên cây táo, vì cái mũi dài, cậu bé không trèo được. Cậu ước gì? Trong câu chuyện, cậu bé mũi dài cần gì nhất? Chú ong đã giúp cậu bé mũi dài hiểu được cái mũi có lợi ích gì? - Họa mi giúp bé mũi dài hiểu cái tai có lợi ích gì? - C

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP MAM BAN THANCHU.doc